Wednesday 18 November 2020

Suy niệm Chúa Nhật thứ 34 thường niên Lễ Kitô Vua năm A

 

Tin Mừng Mt 25: 31-46:

"Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người.32 Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê.33 Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái.34 Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa.35 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước;36 Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han."37 Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống;38 có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc?39 Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu? "40 Đức Vua sẽ đáp lại rằng: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."41 Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: "Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó.42 Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống;43 Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm viếng."44 Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: "Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu? "45 Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy."46 Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời." (Mt 25: 31-46)

“Em trở về đây với Bướm Xuân,”

“Cho tôi mơ ước một đôi lần.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Hôm nay đây, Bướm Chúa của Mùa Xuân đã trở về với hình dạng của Đức Vua. Vua vũ trụ.Vua của mọi tâm hồn, như tình tự được thánh sử ghi nhanh ở trình thuật.

Trình thuật, nay có thánh sử rất Mát-thêu ghi về đoạn cuối cuộc sống công khai củaĐức Kitô, trước khi Ngài vào với nỗi thống khổ, và rồi sau đó, đã Phục Sinh, đểvực dậy hết muôn người.Thánh Mát-thêu làm công việc ấy bằng cung cách của người kể dụ ngôn về ngày sau hết, có phán xét. Đọc trình thuật hôm nay, hẳn rằng người nghe lại liên tưởng đến dụ ngôn của những chiên con và dê hiền. Phụng vụ Hội thánh lại dùng trình thuật hôm nay để mừng kính Đức Kitô Vua, tức Vị Chánh Án vào ngày phán xét cuối cùng.

Nhìn vào ngôn ngữ mà người Công giáo thường sử dụng xưa nay, thì chữ “Vua” không là từ ngữ dễnghe và dễ chấp nhận cho bằng danh xưng khác. Đã có lúc, danh xưng “Vua” của Đức Chúa được coi như một biểu ngữ nhằm nói lên các giá trị đạo đức hầu đối chọi với ý nghĩa rất chúa của các vua quan ở đời. Thời nay, người người thấy mình không dễ gì thấy được sự khác biệt giữa tính chất rất “vua” của tín hữu Đạo Chúa.

Trình thuật thánh Mátthêu hôm nay, Đức Giêsu được gán tặng bằng nhiều danh xưng nhưCon Người, Chúa Chiên (tựa như vua Đavít), Đức Vua, Đức Chúa, Người Con ngựtrên ngai vàng cùng Thiên Chúa Cha, vv… Bằng vào các danh xưng ấy, Đức Giêsu Kitô được con dân mọi người tôn kính như vị Chánh Án mọi dân tộc. Và hôm nay, người đọc sẽ thấy Ngài sử dụng quyền tài phán của Chánh Án. Đó là lý do mà thánh sử coi Ngài là “Đức Kitô rất Vua”. Và, điều đó ăn khớp với mọi hiểu biết của chúng ta khi nghĩ về vị Vua của vũ trụ. Bởi, Ngài chính là vị Chánh Án có trọng trách phán xét tất cả những gì con người làm, hoặc không làm.

Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicêa có nói Ngài sẽ đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Cũng thế, các bản văn tuyên tín khác cũng có nói dân con mọi người sẽ phải trả lời về những gì mình làm. Thánh Kinh của người Do Thái còn tỏ cho thấy “Ngày của Đức Chúa” là ngày mà vị Chánh án đứng lên để phán và xét. Thêm vào đó, truyền thống giáo hội còn dạy con dân phân biệt việc phán xét vào ngày chung cục cuộcđời của mỗi người với việc phán xét hết mọi người vào ngày thế tận. Nhưng, chẳng một ai, kể cả Đức Kitô, biết được thời điểm với nơi chốn xảy đến công cuộc phán xét chung cuộc ấy. Nên, việc này chỉ được kể bằng ngôn từ rất biểu trưng và thông thường rất dễ sợ.

Kể, bằng biểu trưng hay biểu tượng, là nói trước mọi việc trước khi việc ấy xảy đến. Và, trình thuật về sự việc này được giảng rao khắp nơi và khắp chốn, để người Do thái cũng như dân ngoại sẽ hồi hướng trở về. Cả Enoch lẫn Elijah cũng về lại. Ngàyấy sẽ là ngày Cánh Chung, Phản-Kitô sẽ ngự trị một thời gian. Và, không gian vạn vật sẽ chuyển đổi đến rối mù, lửa từ trong/ngoài địa cầu sẽ bốc cháy. Và rồi, có tiếng loa kèn phát lên báo hiệu sự sống lại của muôn loài và khi ấy Con Người cũng sẽ xuất hiện giữa mây trời, rất bảng lảng. Rồi, người người cứ như thểbảo nhau: ngày thế tận đã kề cận. Thế nhưng, lẽ thường tình của con người lại hay chống đối những chuyện như thế. Và, phần đông sẽ không tin rằng chuyện đó là sự thật như đinh đóng cột. Hay nhất là bảo: ta chẳng hiểu gì về việc ấy.

Chẳng hiểu, vì ngôn từ biểu tượng mà thánh Mát-thêu sử dụng chỉ để kể về một gặp gỡrất riêng tư thân tình giữa Đức Kitô và mỗi một người, khi ta chết. Vào lúc ấy, Ngài muốn biết, không chỉ mỗi việc cuộc sống của ta ra thế nào, nhưng còn nhắn nhủrằng ta đã làm gì cho lịch sử của con người, tức đóng góp được bao nhiêu cho nhân loại. Lúc thánh Mát-thêu viết lên trang sử này, lên giấy, ngài muốn tỏ bày lập trường để ta biết, là: mỗi người chúng ta cũng nên cải thiện lối hành xửcủa chính mình, ở đây. Bây giờ. Thánh nhân không mô tả những gì sắp đến cho bằng ngài muốn xác chứng những gì phải xảy ra, ngay bây giờ.

Thánh Mát-thêu diễn tả việc ấy qua ảnh hình và biểu tượng về chiên lành và dê hiền. Ở Do thái thời xưa, chiên lành chịu đựng cơn lạnh hay hơn dê hiền. Bởi thế nên, dê hiền cầnđược bảo vệ nhiều hơn. Bằng vào mầu sắc, chiên con thường mầu trắng. Còn, dê hiền lại là mầu đen. Ở dụ ngôn, chiên lành đứng bên phải, tức phía rất phải. Còn, dê hiền ở bên trái tức trái rõ đành rành. Đặc biệt hơn, bằng vào biểu tượng thánh sử viết, thì thú đàn ở phiá bên phải, vẫn phải lẽ. Còn dê hiền, là kẻ xấu nên mới trái. Thế nhưng, dưới tầm nhìn của Chúa, thú đàn dù có trái, vẫn rất phải.

Công việc của Chánh án, là tách chiên khỏi dê theo tiêu chuẩn nào đó. Tiêu chuẩn đây, không là 10 điều giáo luật, vì khi bị phán xét không ai bị cật vấn điều đó. Nhưng tiêu chuẩn phán xét, là phán đoán và xét nét về 6 công tác từ thiện rất cổ điển về lòng thương xót mà người Do thái có thói quen gọi đó là hành xử đầy yêu thương.Cũng chỉ là: lo cho cái ăn, thức uống, đón tiếp mời chào, cho áo mặc, trông nom chăm sóc và viếng thăm đỡ đần. Vấn đề là, người người được hỏi có làm thế trong đời mình không?

Thật ra,đó còn là nội qui cuộc sống cộng đoàn do thánh Mátthêu đặt, ở Tin Mừng chương 18: “Không được để con trẻ lạc lõng, mất mát. Không được để thành viên cộng đoàn bị bỏ rơi, cô độc”. Phán và xét, còn là hỏi: anh/chị có tuân giữ nội qui ấy không? Nếu có, anh/chị là chiên lành. Nếu không, anh/chị sẽ là dê hư. Ở đây, thánh Mát-thêu và -Đức Giêsu- đặt tầm quan trọng vào nội qui giản đơn ấy cho cộng đoàn Kitô hữu thời tiên khởi. Để sau này, sẽ không có ai bị án phạt về những gì mình đã làm hoặc định làm; mà về những gì mình quên làm và không bao giờ chịu làm những việc như thế.

Người tốt lành không làm việc đó vì họ thấy người có nhu cầu như chính người anh, người chị của mình. Đức Giêsu nói: nếu người làm điều tốt lành ít là cho người anh, người chị ấy của mình, thì tức là làm cho Chúa. Họ là người thân của Chúa. Ta làm cho người của Chúa, chứ không phải cho người của ta. Thế nên, phán xét tích cực là phán và xét xem ta có mừng đón vào nhà mình, những người của Chúa, thuộc gia đình Ngài, vì họ nhìn ta như là người trong số họ.

Khi nói đến việc phán xét nói chung, ta bao gộp tất cả mọi người. Vậy thì, “nội qui của cộng đoàn” không chỉ là cho người Do thái hoặc cho cộng đoàn Mátthêu thời tiên khởi hoặc những người thuộc giáo phái nào đó, thôi. Mà là, tất cả. Nội qui ấy, là để mọi người biết mà thực hiện. Nội qui được viết trong tâm khảm của mỗi người. Cho mọi văn hóa, sắc tộc. Mọi thời khắc của lịch sử nhân loại. Nội qui rất chung và sẽ có phán xét cũng rất chung như thế.

Chúa có cách để giáo huấn để họ hiểu rằng cuộc sống đích thực không cần lời nói, hoặc thể chế, dù thể chế ấy là Hội thánh. Chúa thiết lập trong ta bản năng riêng của mội người. Cho mỗi người. Bản năng ấy, giúp ta mở lòng ra với người đang thiếu thốn, có nhu cầu. Dù ta là người thế nào đi nữa, Chúa cũng sẽ phán và xét chính ta, về tất cả điều đó. Phán và xét, xem ta có làm những việc giùm giúp như thếkhông. Chính đó là ý nghĩa của phán xét chung.

Chương 28 cuối Tin Mừng, thánh Mathêu viết: Đức Giêsu truyền lệnh cho nhóm người bé nhỏcủa Ngài hãy ra đi mà trở nên đồ đệ của Ngài đến với muôn dân. Không cần biết họ thuộc sắc tộc nào. Có lý lịch ra sao. Họ từ đâu đến. Ngài dạy họ làm những việc như thế bằng cách quan sát xem họ có làm những điều Ngài dạy trong đời mình hay không. Tức, dạy họ sống biết giữ nội qui đề ra cho cộng đoàn của Ngài, như thánh Mátthêu từng ghi lại. Nếu họ làm theo điều Ngài dạy, thì Ngài sẽ ởvới họ suốt mọi ngày, cho đến ngày thế tận.

Đọc trình thuật hôm nay, có thể có người nghĩ là thánh Mátthêu muốn tách chia chiên khỏi dê, để dễ bề phân biệt. Nhưng sự thật, đó không là phân và tách mà là đến với nhau như đàn trẻ lạc được tìm thấy. Là, ra đi mà tìm đến với họ. Ra đi, để ởgiữa những người từng lỗi phạm nay bị bỏ rơi, quên lãng. Ra đi, giang tay mà chào đón tất cả mọi người, đưa họ về với hòa giải và hòa hoãn. Thế đó, không là tách chia, phân biệt. Mà là, thuộc về nhau. Ở với nhau. Mà là, tất cả ràng buộc vào với nhau để tiến vào với cộng đoàn Nước Trời Hội thánh.

Trong tâm tình cảm kích những điều thánh sửghi về Đức Kitô Vua, ta lại ngâm lên lời rằng:

“Em trở về đây để nắng hồng,

Hồn xưa còn đẹp ý xưa không?

Trăng tình chưa nguyện lời Hoa Bướm,

Em chẳng về đây để ngỏ lòng.”

(Đinh Hùng – Bướm Xuân)

Là Bướm Xuân hay Bướm của Mùa Xuân, Ngài vẫn là Vua Vũ Trụ, nơi lòng người. Nay, Ngài trở về để Bướm và Xuân nên một. Một thân. Một mình. Thứ Mình rất thánh của Chúa Xuân.

 

Thursday 12 November 2020

Suy niệm Chúa Nhật thứ 33 thường niên năm A

 

Bấy giờ Đức Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này:

"Quả thế, cũng như có người kia sắp đi xa, liền gọi đầy tớ đến mà giao phó của cải mình cho họ. Ông cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tuỳ khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi. Lập tức, người đã lãnh năm yến lấy số tiền ấy đi làm ăn buôn bán, và gây lời được năm yến khác. Cũng vậy, người đã lãnh hai yến gây lời được hai yến khác. Còn người đã lãnh một yến thì đi đào lỗ chôn giấu số bạc của chủ. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ đến tính sổ với các đầy tớ và thanh toán sổ sách với họ. Người đã lãnh năm yến tiến lại gần, đưa năm yến khác, và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã gây lời được năm yến khác đây." Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!" Người đã lãnh hai yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, ông đã giao cho tôi hai yến, tôi đã gây lời được hai yến khác đây." Ông chủ nói với người ấy: "Khá lắm! hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành! Được giao ít mà anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!" Rồi người đã lãnh một yến cũng tiến lại gần và nói: "Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế, tôi đâm sợ, mới đem chôn giấu yến bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy!" Ông chủ đáp: "Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ! Vậy các ngươi hãy lấy yến bạc khỏi tay nó mà đưa cho người đã có mười yến. Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài: ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng."

“Ta ngỡ mất, mà chưa đành đánh mất,”

“Bởi mùi hương ngự trị, cánh hoa tàn.”

(dẫn từ thơ VươngNgọc Long)

Mất tình/mất tiền, nào mấy sợ. Bởi, tình/tiền xưa nay còn đó vẫn rất hiền. Cái dễ mất nhất, là niềm tin Chúa gửi nơi lòng dạ con người từ xưa đến nay. Lòng dạ ấy nay đà thấy ở trình thuật, ngày Chúa nhật.

Trình thuật Chúa nhật về niềm tin để luột mất, là ý tứ và ý từ được thánh Mat -thêu đề cập đến qua dụ ngôn kể lại hôm nay. Dụ ngôn, nay kể về “yến bạc” giao cho các người đầy tớ để sinh lời. Dụ ngôn, nay mang nặng tình tiết nối tiếp truyện kể đọc tuần trước, cũng đề cập việc sử dụng và đầu tư của cải vào mọi chuyện.

Thời xưa,“yến bạc” là đơn vị đo lường trọng lượng. Đó, là đồng cân nặng nhất trong hệ thống cần lường. Yến bạc, được dùng để cân đo vàng/bạc, kim loại, và đồ đồng. Mãi về sau, con người mới dùng nó làm đơn vị tiền tệ. Với người Do thái, một yến bạc tương đương với 3,000 shekels, tương tự định mức cân lượng mà người thường mang vác được. Lịch sử sau thời của Chúa và vào thời thánh Mát-thêu, thì một yến bạc tương đương với 6, 000 quan tiền người La Mã. 6,000 quan tiền, tương đương với lợi tức mà công nhân bình thường ở huyện có khả năng kiếm được trong vòng 15 đến 20 năm. Đó, cũng là lối nói thông thường về “một tấn tiền quan” người La Mã.

Người chủ được nói đến ở dụ ngôn, là người bận rộn, phải đi xa một thời gian không biết trướcđược hạn định. Ông trao cho 3 người tớ của ông 3 lượng tiền khác nhau. Một người, những 5 yến bạc. Kẻ kia chỉ hai yến. Còn người chót, chỉ mỗi yến một. Tất cả đều tuỳ khả năng của mỗi người. Nhưng, ông lại không cho họ biết phải làm gì với số bạc ấy. Ông coi mọi người như kẻ chín chắn. Chững chạc. Ông rất tôn trọng tựdo và sức sáng tạo, của mỗi người. Và, ông cũng chẳng hề nghĩ là ông đã trao phần ít ỏi cho người đầy tớ thứ nhì và thứ ba. Bởi, mỗi yến bạc khi ấy nặng cảtấn tiền.

Về cốt truyện thì ai cũng đều đã tỏ. Hai người tớ đầu, đều biết mình phải làm gì với số lượng yến bào do chủ ủy thác. Tức, sử dụng nó một cách mẫn cán. Hiệu quả. Cả hai người này đều làm lợi cho chủ nhiều điều thấy rất rõ. Trong khi đó, người đầy tớ cuối lại không hành xử hệt như thế. Y đào đất chôn tiền quan xuống đó, tưởng rằng làm thế tức tạo sự an toàn, đúng đắn như bỏ vào két sắt/quỹ tiết kiệm, mà chẳng biết đầu tư cũng chẳng sinh lời sinh lãi.

Đó là biện pháp an toàn tối thiểu mà người tệ bạc nhất cũng nghĩ ra. Tức, không sinh lợi nhưng cũng chẳng làm hại, chẳng thua lỗ điều gì. Tức, không tạo tăng trưởng, nhưng cũng chẳng làm ai thiệt thòi hoặc mất mát. Y ta đem về cho chủ đúng số lượng buổi ban đầu do chủ giao, chẳng dùng vào việc chi hết. Cất như thế, có bỏ công tìm kỹ cũng chẳng thấy được dấu tay, hoặc vết tích.Thật ra, y ta chẳng làm điều gì sai trái cả. Vì có làm gì đâu mà có sai sót.

Dụ ngôn cũng cho thấy: hai người đầy tớ đầu được chủ tặng thưởng rất hậu hỹ. Lại được chủ gọi đích danh “tôi tớ lương hảo và trung trực”. Tức, nhận nhiều trách nhiệm sẽgặt hái được nhiều niềm vui. Trong khi đó, người tớ chót bị chủ cho là thành phần “bất hảo, lười biếng”, đáng chê trách. Nói đúng ra, phải gọi anh ta là kẻvô tích sự, chẳng làm được gì nên chuyện. Một thứ “ăn hại đái nát”, chẳng giống ai. Tức, những loại người ăn không ngồi rỗi, rất đáng buồn. Thế nên, họ mới bịlên án, dù chẳng lỡ lầm. Hoặc, sai trái.

Có lẽ khi viết lên dụ ngôn này, thánh sử Matthêu đã mang trong đầu ý tưởng về hai nhóm người Do thái khá quan trọng, vào thời ấy, nếu đem so với nhóm thứ ba. Hai nhómđầu, là những người đại diện cho cộng đoàn Qumran. Nhóm thứ ba tượng trưng cho đám Biệt Phái, rất Pharisêu.

Qumran là nơi ta tìm ra Cảo Bản Biển Chết. Ở nơi đó, thấy có cộng đoàn sống chia cách/tách rời xã hội mình đang sống. Tách và rời, khỏi đền Giêrusalem để rồi đi vào chốn sa mạc lặng lẽ, trong hang động. Hang động họ sống, quanh Qumran, bị người La Mã phá huỷ vào thời chinh chiến suốt từ năm 68 đến 70 sau Công nguyên. Nên, cũng chẳng tồn tại khi thánh Matthêu viết lên Tin Mừng của thánh nhân vào niên biểu thứ 85. Và, thánh nhân cũng thừa biết là nhóm người này từng chôn giấu yến bạc đạo đức ở đâu đó, trong hầm tối của chính mnình.

Pharisêu là nhóm người có mặt nhiều hồi thánh Mat-thêu còn sống. Họ là những đối tác chuyên kình chống lại thánh nhân. Vào dạo trước, Đức Giêsu cũng có cảm tình với những người này. Và ngược lại, họ cũng biết điều với Ngài trong nhiều chuyện. Nhưng 40, 50 năm về sau, thế giới của họ đã biến đổi một cách khác hẳn. Sau ngày đền thờ Giêrusalem bị phá huỷ, đám Pharisêu lại trổi lên thành nhóm lãnh đạo dân Do Thái quyết tập hợp lại với cuộc sống ở ngoài đời. Trước thời thánh Matthêu sống, đám Pharisêu đã củng cố chỗ đứng của họ và phô trương cho mọi người thấy cung cách chỉ biết sống theo luật và luật. Và, cũng từ đó, họ tìm cách rút khỏi tầmảnh hưởng của người La Mã để còn áp đặt mọi chuyện lên dân con của chính mình. Nói theo ngôn từ đạo đức, thì thời đó, đám Pharisêu là nhóm hướng dẫn việc đạo hạnh quyết đưa mọi người rời thế giới thực tại thời bấy giờ. Họ chính là những người cột chặt tinh thần câu nệ lề luật sau hàng rào bảo vệ của Torah.

Thánh Mat-thêu chẳng ưa gì nhóm người này. Thánh nhân chỉ muốn sống theo tinh thần của Đức Giêsu chủ trương bằng vào tương quan cởi mở, gọn gàng và nhẹ nhàng hơn. Thánh nhân chủ trương tinh thần biết sử dụng các “nén bạc” do Đức Giêsu và Thần Khí Ngài tặng ban. “Nén bạc” nói ở dụ ngôn hôm nay, không chỉ mang nghĩa kim tiền/của cải thôi; nhưng, còn biểu trưng quà tặng về năng khiếu như khi ta đề cập đến kỹ năng âm nhạc, ngôn ngữ, toán học hoặc những thứ khác.

Thông điệp thánh Mátthêu gửi mọi người bằng dụ ngôn hôm nay, luôn mang tính giản đơn. Thẳng thắn. Trực tiếp. Ý thánh sử muốn nói, là: ân huệ Chúa ban cho mọi người vẫn thừa thãi, tràn đầy, không cạn tiệt. Nếu ta lại đem chôn ân huệ Ngài ban xuốngđất, khác nào người đầy tớ vô tích sự, kể ở trên.

Truyện dụ ngôn hôm nay còn làm người đọc liên tưởng đến chuyện “Trân Châu Cảng”. Ở cảng này, tầu thuyền neo đậu đâu nào có nghĩa mình sẽ an toàn thoải mái mãi suốt đời? Chỉ hiện diện sống ở đó thôi, đâu có nghĩa mình sẽ được an toàn cả phần linh thánh lẫn mặt đời.

Tình tự chuyên lo sống an toàn, được ghi rõ ở nhiều thông điệp được Đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđíchtô XVI tỏ cho giới trẻ biết trên báo đài lẫn Đại Hội Giới Trẻ ở Cologne, Sydney lẫn Madrid. Đức Giáo Hoàng đề cập đến Đạo Chúa nhưtình yêu cao cả, và mặc khải quý hiếm. Đối với ngài, làm tín hữu Đức Kitô là nhận lãnh ân huệ cao cả và quý hiếm Chúa vẫn ban. Ân huệ Ngài ban cho mọi người, sẽlà đôi cánh tiên để ta bay cao vút, lên cõi tiên. Ân huệ Chúa ban, còn là sứmạng gửi đến mọi tín hữu. Sứ mạng ấy, là dự án để ta thực hiện vào mai ngày. Là, đem chân, thiện, mỹ vào cuộc sống rất thực để rồi ta tập trung đời mình vào những gì quan yếu, thiết thực thôi.

Đức Giáo Hoàng từng bảo: giả như Hội thánh mình biết sống thực như thế, ắt hẳn cuộc sống của mình sẽ mãi mãi trẻ trung, suốt mọi thời. Có sống như thế, thánh hội của Chúa sẽ không bao giờ trở nên chai lì, cằn cỗi. Bởi, Hội thánh là hội của các thánh biết kết hiệp với Chúa, tức cội nguồn tuổi trẻ, rất sống động.

Nay, điều cần là mỗi người và mọi người nên để cho qua đi tâm tư mỏi mệt và tâm tình nhiều huỷhoại. Để rồi, sẽ hướng nhìn về phía về nơi có sự cao cả đích thực là di sản của Đạo Chúa. Đó, còn là “nén bạc” mà Chủ Tể vũ trụ đã trao cho mỗi một người, trong cuộc đời. Đó, là sứ mệnh khiến ta chọn lựa. Chấp nhận. Sứ mệnh, là: sửdụng nén bạc Ngài trao hầu xây dựng tương lai mai ngày cho thế giới mình chung sống. Thế nên, hãy dấn bước thâm trầm mà tiến tới. Tiến về phía trước mặt, dùđời người muôn mặt, để còn sinh lợi “nén bạc’ hiếm quý Chúa trao ban, cho ta. Cho mỗi người.

Trong tâm tình cảm kích chấp nhận nén bạc Ngài ban, ta lại sẽ ngâm nga lời ca, còn đậm nét:

 

                        “Xa tít tắp từ rừng xưa cổ tích,

                        Cỏxanh mềm ảo hoá giấc phù vân.

                        Mùa thu ấy đôi mắt buồn man mác

                        Ngong ngóng chờ hoài niệm hoá rêu xanh.”

                        (Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)

 

Nguyệt Quỳnh đây, có thể không là “nén bạc” quý hiếm Chúa gửi gắm. Nhưng, vẫn là huệ ân/ân huệ mọi người trông ngóng biến thành những gì có lợi cho mình. Cho mọi người. Ở đời.

Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn – Mai Tá lược dịch

Saturday 7 November 2020

Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 32 thường niên năm A 08/11/20

 
 

Hôm ấy Đức Giêsu kể cho các môn đệ nghe dụ ngôn này: “Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể. Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn. Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả. Nửa đêm, có tiếng la lên: "Chú rể kia rồi, ra đón đi!" Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. Các cô dại nói với các cô khôn rằng: "Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em tắt mất rồi!" Các cô khôn đáp: "Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn." Đang lúc các cô đi mua, thì chú rể tới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: "Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với!" Nhưng Người đáp: "Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả!" Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.” (Mt 25: 1-13)

 

“Nếu hạnh phúc sẽ khơi nguồn đau khổ,”

“Thì xin em đừng tìm đến với nhau.”

(dẫn từ thơ Phạm Ngọc)

Tìm đến nhau, là để mang lại hạnh phúc, cho nhau. Đó là sự thật. Nhưng, sao nhà thơ lại nói: xin em hãy đừng tìm! Tìm hay không, vẫn là chuyện khôn chứ đâu là dại. Khôn dại/dại khôn, thánh sửnhà Đạo xưa nay vẫn giải khuyên qua dụ ngôn truyện trình thuật. Có cân nhắc. Ngợi khen. Tung hô.

Trình thuật thánh Mátthêu hôm nay, cũng ngợi khen/tung hô việc của Chúa, bằng nhiều cách. Cách dễ nhận nhất, là dụngôn. Dụ ngôn hôm nay thánh sử đặc biệt kể về các cô phù dâu khôn ngoan đáng cho mọi người nhận biết mà phân biệt dại với khôn. Khôn/dại, ở vào tình huống đợi chờ chàng rể tới, không biết trước. Vì, chàng rể đến bất chợt nên nhiều phù dâu chưng hửng, những vãn than về cảnh đột ngột, khó đoán trước.

Thời Chúa sống, đám cưới là sự kiện lớn trong sinh hoạt làng xã, mỗi một ngày. Sự kiện lớn đến độ người người trong làng đều quan tâm, muốn dính dự. Tiệc tùng lớn, có khi kéo dài nhiều ngày, cả tuần lễ. Có tiệc còn tổ chức vui chơi đình đám suốt ngày đêm. Về phù dâu ở dụngôn, các cô đều là thôn nữ trẻ phần đông có quan hệ với nhà đám; tức, những người có vai vế quan trọng trong nghi thức tiệc rượu vui chơi, múa hát. Có phù dâu dự cưới, là có dễ vui và chắc chắn tiệc sẽ đạt.

Dụ ngôn, nay kể rằng chú rể đến khá trễ. Đây, là trường hợp rất phá lệ. Thường, thì chú rể nào cũng hăng say tìm đến với ngày cưới, rất không trễ. Vì cứ đinh ninh là thế, nên cánh phù dâu nhà ta mới thiếp đi và ngủ cả. Ngủ nghỉ, tuy thực chất không là vấn đề với đám cưới. Bởi, nhiều người có thể thức trắng đêm, cũng chẳng cần ngủ. Và, các phù dâu còn có thể thức giấc vào bất cứ lúc nào, khi chàng rể chợt đến. Nếu chàng đến vào nửa đêm -thường thì ít khi là thế- tất cả đều cần đèn đóm, ánh sáng, nên rất muốn có dầu để đốt sáng. Muốn vậy, phù dâu phải chuẩn bị cho đủ, để khỏi lỡ mất cơ hội. Bởi, nếu không biết cách mà chuẩn bị, phù dâu ta phải bổ đi lùng tìm cho bằng được dầu đốt để thắp đèn, còn gì là vui nữa.

Dụ ngôn, nay cũng kể về hai nhóm phù dâu. Một, luôn đề cao cảnh giác. Còn nhóm kia, chẳng chuẩn bị hoặc quan tâm gìđến đèn đóm. Dụ ngôn hôm nay, thoạt nghe có vẻ hơi mù mờ. Đọc kỹ, hẳn có người sẽ tự hỏi: làm sao nhóm phù dâu khôn lanh kia, lại không chỉ cách cho nhóm khờ dại biết sớm hơn, để cả hai cùng nhau chuẩn bị cho chu đáo. Tại sao nhóm khù khờ dù có dại cách mấy cũng phải biết cử một hai người đi lùng tìm dầu, chứ sao lại phải đi cả nhóm? Phải chăng, ngay lúc đó đã có căng thẳng, vì chú rể đã mướn toàn bộ số phù dâu để đạt hiệu quả tối đa cho tiệc cưới, nên toàn bộ nhóm phù dâu có thể hụt trọn cả lễ cưới? Nói tóm lại, hốt hoảng ở trường hợp nào cũng thế, thường lấy đi sự suy xét bình thường rất cần thiết của con người.

Sự thật mà nói, ở đời thường người khờkhạo thường là những người luôn chịu thua thiệt. Nên, dễ bị người khác chèn ép coi nhẹ như người không biết gì. Chí ít, là chuyện đạo đức, luân lý, rất trí thức. Chuyện dụ ngôn về người khờ khạo và khôn ngoan có thể áp dụng vào mọi người nói chung. Nói chung, là nói về những người không làm gì nên chuyện, hoặc cho ra hồn, nhưng vẫn muốn đạt lương tiền hậu hĩ, giống “mì ăn liền”. Như người đi tìm việcđược gọi đi phỏng vấn, lại cứ khăng khăng theo ý mình đội mũ ngược ngạo, chẳng giống ai. Cũng tựa như đám học trò chẳng chịu học nhưng lại cứ muốn đậu cao, có đủ bằng cấp, nhưng thực chất lại ngu dốt. Như đôi uyên ương nọ chỉ biết lấy nhau để gần nhau mà ăn ở cho vui sướng, chẳng lo gì chuyện tương lại mai ngày, để có con.

Dụ ngôn, nay không chỉ kể, có thế. Nhưng thực sự, còn muốn diễn tả về tình hình Giáo hội mọi thời đang ở vào tình trạng của phù dâu. Chàng rể nói ở đây, là Đức Kitô. Việc “chàng rể đến chậm” là ý nói về ngày quang lâm Chúa lại đến cũng chầm chậm, theo quan niệm của cộng đoàn Hội thánh lúc ban đầu. Dụ ngôn đây, là: truyện dài cốt để kể lại sử hạnh Hội thánh thời ban sơ. Về tiêu chuẩn Chúa phán xét định đoạt về Giáo hội vào ngày Ngài đến lại.

Hình ảnh làm nền ở dụ ngôn hôm nay, là về dầu đốt. Nghe về dầu để đốt, hẳn có người sẽ nghĩ về niềm tin đốt cháy. Tức, lòng siêng chăm, sùng đạo. Về cung cách quản, tài lãnh đạo, hoặc: lòng độlượng, thứ tha, đùm bọc, rất phục vụ, hoặc những chuyện như thế. Cũng may, là trình thuật hôm nay thực ra chẳng đề cập gì về những chuyện như thế. Vậy thì, về vấnđề gì?

Đoạn cuối trình thuật có nói:“Cửa đóng lại.” Và chàng rể đây, là Đức Giêsu lại muốn bảo: “Ta không biết các người.” Không biết ở đây, là không được Ngài biết đến. Không biết, là: không biết theo cách riêng tư như quan hệ bạn bè, chỗ thân quen. Không biết đến, chẳng phải là: ta không biết đến Ngài. Mà là: Ngài không hề biết ta. “Không biết đến ta”, tức hỏi rằng: không biết Chúa có còn đoái hoàiđến ta hoặc mọi người? Phải chăng Ngài vẫn coi ta như dân con của Ngài? “Không biết đến ta”, còn có nghĩa là: ta có làm những việc “đáng làm” như Ngài, không? Đó, là những vấn đề đích thực đặt ra cho những ai tự gọi mình là Kitô- hữu. Tức Kitô khác.

Được Chúa biết, theo cách thế tự do như bạn bè người thân của riêng Ngài. Được Chúa biết, cũng đòi ta phải có cung cách xử thế như dân con được Ngài quang lâm đến lại. Được Chúa biết, là biết vào khoảnh khắc như Ngài từng loan báo vào thời trước. Được Chúa biết, còn diễn tả việc Chúa am tường mọi hành xử của Hội thánh trong quá khứ, hiện tại và mai ngày. Nói tóm lại, câu Chúa nói “Ta không biết các ngươi”, có nghĩa Chúa đã nhận ra được những việc làm “thật không phải”. Không thực tâm làm, như lời Ngài khuyên dạy.

Khi ta làm việc gì tốt lành, chắc chắn Chúa sẽ cảm kích, phấn chấn và cũng ngạc nhiên. Ngài sẽ đưa ta vào với nhóm hội của muôn người ở thế giới, để Ngài sẽ hiện diện trong ta, rất tự do. Cởi mở. Và có như thế, ta mới nhận ra thiên đường hạnh phúc Ngài hứa ban bằng vào việc sử dụng sự tự do của chính mình.

Không nên hiểu câu nói của Chúa “Ta không biết các người.” như Chúa biết tất cả về đời ta qua lăng kính của vi tính, dù mọi sự đều hiện ra ở trên đó. Bởi, nếu như thế, chắc Chúa cũng sẽ buồn chán khi phải ngắm nhìn ta chuyển vận. Thật sự thì, Chúa không là Đấng chuyên kiểm soát vũ trụ vạn vật, theo cách đó. Ngài làĐức Chúa tự do, sống động và mật thiết với ta. Ngài cùng làm và cùng vui với ta trong muôn việc, ở đời.

Nếu so sánh Chúa với ta theo kiểu nghệnhân đầy sinh lực, thì Chúa như nghệ sĩ bộ môn nhạc Jazz, chơi nhạc rất ngẫu hứng với ta, ở mọi thời. Ngài chấp nhận mọi hiểm nguy, cả khi ta tự do đối xử xem ra không ổn, như “người của Chúa”. Cả vào khi ta chơi nhạc Jazz mà lại chơi sai nốt trật nhịp. Ngài tuy biết, nhưng vẫn nhìn thoáng qua trong chốc lát, cứ để ta chơi tiếp. Nhưng, khi ta chơi nhạc đúng cách như người hành xử rất xứng hợp ở đời, thì Ngài sẽ cảm kích, biết ơn. Nói tóm lại, đó là cách thức để “biết đến ta” rất hay và rất thực như sự thực xảy đến trong cuộc đời. Của con người.

Nói theo kiểu dụ ngôn, thì chính đó là dầu đốt. Bởi thế nên, thể hiện tinh thần của trình thuật, là: sống thực. Sống, như mục đích ta sử dụng tự do của mình, để đem đến cho Chúa một thưởng lãm rất thực, để được Chúa nói ‘đã biết ta’. Đó, là thiệp mời. Là, tấm vé về dự tiệc cưới. Lễ hội của tự do. Giả như ta không làm thế, thì không thể gặp mặt chú rể cách đích thực như phù dâu có đèn mà không có dầu. Không làm được thế, chắc chắn rồi ra Ngài sẽ bảo: “Ta không hề biết các người”, như ngôn ngữ của trình thuật hôm nay.

Cuối cùng, có chuẩn bị chu đáo nhưthế không, mới là vấn đề. Vấn đề của ta. Và, mọi người.

Trong tâm tình đó, cũng nên ngâm tiếp lời thơ vừa chợt hát, để cảm kích hát mãi:

 

“Quỳnh chỉ nở về đêm trong giấc ngủ

Như tình yêu chỉ đẹp lúc ban đầu

Chẳng có gì tờn tâi đến ngàn sau

Khi cơn mộng mù loà đêm dâng hiến”

(Phạm Ngọc – Với Quỳnh)

 

Với quỳnh, thì như thế. Thế còn với Chúa, chắc không hẳn thế. Bởi, Chúa là Tình Yêu, Ngài sẽ cứ tồn tại mãi đến muôn đời. Để, người người ngợi khen Ngài mãi khôn nguôi. Ngợi Tình Chúa. Khen tình người tồn tại mãi chốn thiên thu. Rất bất tận.

 

Lm Kevin O’Shea DCCT biên soạn

Mai Tá lược dịch

 

Wednesday 28 October 2020

Suy niệm Chúa Nhật thứ 31 thường niên năm A

 

Mt 23: 1-12

Bấy giờ, Đức Giêsu nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng:

"Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là "rápbi".

"Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là "rápbi", vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.” (Mt 23: 1-12)

 

      “Hồn khẳng khiu khát chờ trăng mở hội,”

“Ngỡ ngàng đêm mộng điệp thốt lời ca.”

(dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)

Chờ trăng mở hội, hồn nào mà chẳng chờ. Mở hội rồi, hồn cứ ngỡ mộng điệp, nên mới thốt lời ca. Lời ca hay lời hát,đâu chỉ có từ những người từng hát ca, cả một đời. Hát hay ca, cả ở hội đường. Nhưng, sống khác hẳn điều mình giảng và hát như trình thuật nói hôm nay

Trình thuật hôm nay, thánh sử Mát-thêu dùng lời lẽ khá cứng cỏi để lên án đấng bậc nào chủ trương giữ luật, nhưng không sống điều mình chủ trương. Người xưa gọi họ là đấng bậc rất Pharisêu. Ngày nay ta gọi họ là gì? Là ai? Phải chăng là bậc thày có ngai cao bục giảng, chẳng có lòng?

Là, dân dã tầm thường ở đời, cùng với Giáo hội, ít khi ta đứng lên mà chống trả/phản bác các đấng bậc chuyên giảng thuyết có lời khuyên. Bởi làm thế, ta sẽ bị người đồng đạo trách móc cho mình thuộc thành phần bất mãn với quyền lực, ở trên. Với thánh Mát-thêu, chẳng ai dám trách ngài là người như thế, dù thánh nhân dám viết về Biệt Phái/Kinh sư không gì tệ hơn.

Xét cho cùng, ta thấy thánh sử cũng có lý. Bởi, vào thời trước, Kinh sư/Biệt Phái vẫn có thiện cảm với Chúa. Chỉsau này, khi Giêrusalem bị tàn phá, hồi niên biểu 70 sau Công nguyên, nhóm này mới trở thành đoàn ngũ độc tài thống trị mọi người ở Do thái. Họ tụ tập nhau ở Yebneh (Jamnia) lập ra triết thuyết mà ngày nay ta gọi là thuyết Giuđa tư tế phẩm trật, vẫn tồn tại. Các nhóm chuyên kình chống tín hữu tiên khởi như cộngđoàn Mátthêu ngõ hầu duy trì chỉ nhóm mình, thôi.

Thánh Mátthêu vốn người hiền lành, chân phương, tử tế. Nhưng khi gặp chuyện chướng tai gai mắt, ngòi bút nhẹ êm lại biến thành ngòi châm chích quyết tấn kích loài độc ác, để bảo vể Tin Mừng của Chúa. Các đấng bậc sẽ vung tay tấn kích loài lang sói và quyết liệt lên tiếng chống cự.

Thông điệp thánh Mátthêu gửi đến mọi người, là: ta chỉ chấp nhận quyền uy ở bên trên, chứ không hề chấp thuận lối sống bê tha, bệ rạc của mấy người. Các vị ngồi trên ngai bệ Môsê, nhưng không biết hành xử và sống như vị tổ phụ. Khi thánh sử Mátthêu viết: “Những điều họ nói, các ngươi hãy làm và giữ lấy”. Đây chỉ là dẫn nhập. Điều, mà thánh nhân muốn nói, là: hãy nhìn cách họ sống, chứ đừng bắt chước. Bởi kiểu cách thì nhiều, nhưng sống thực lại ít. Họ còn tệ hơn cả gái làng chơi, không xứng với Nước Trời. Tức, nào khác người mù dẫn dắt kẻ mù, cả hai đều sẽ lăn cù xuống hố.

Về đường lối họ sống, đây là ba điều để chống lại:

1) Họ không thực hiện điều mình giảng;

2) Họ trao gánh nặng lên vai người khác;

3) Họ làm mọi sự chỉ để phô trương và muốn được khen ngợi.

 

Điều ấy chứng minh: họ chỉ là:

1) Người giả hình;

2) Những người nặng nề, lê thê không muốn tiến;

3) Và chỉ là người vênh vang hãnh tiến, phô trương đánh bóng chính mình thôi.

 

Dùng ngôn ngữ thời đại, phải gọi họ là kẻ “đâm sau lưng chiến sĩ” ở cấp trên.

Nói chi tiết, điểm cuối cùng cho thấy các đấng bậc nói ở trên làm mọi chuyện chỉ để phô trương với mọi người. Chỉ muốn tìm chỗ cao trên ngai bệ thờ phụng, để mọi người thấy. Ăn, thì chỉ ăn trên ngồi chốc, hết phần người. Mặc, thì súng sính những lụa là, đai mão rặt màu vàng đỏ. Đi đâu cũng võng lọng, gậy, mão, quyết tháp tùng. Nếu họ còn sống đến ngày nay, chắc chẳng ai dám chối từ mão, đai, giải lụa hoặc mũ chụp, nhiều sắc tiá. Danh xưng thưa gửi, cứ muốn mọi người một điều “trọng kính” hai điều: “Đức thánh”,hoặc “thưa Ngài”, nghe oang oang.

Đọc trình thuật, có người sẽ bảo: nếu vậy ta chẳng nên nhận áo mão, chức vụ ở trên cao, hay sao? Nhận thế, có gì tệ? Nghe hỏi thế, có thể thánh Mátthêu sẽ trả lời: tuỳ lý do hoặc động lực thúc đẩy ta tìm kiếm, thế thôi. Chỉ thành vấn đề, khi người nhận chức cao quyền trọng chỉ để đề cao, thăng tiến chính mình. Chỉ thành vấn đề, khi người bị trị hoặc sống chung quanh nhận định thế nào, về quyền chức.

Nếu trả lời: ‘mọi người đều thế, tôi cũng thế’ thì câu này chưa hẳn là đúng, dù rất thực. Thế, những người không thể hoặc không làm thế, thì sao? Sao ta không cúi xuống nhập bọn, ởcùng hàng?

Quả là vấn đề như vừa kể. Vẫn nóng bỏng thời hiện tại có xã hội và Giáo hội như xưa và cả đến hôm nay. Xưa và nay, nhiều mục tử và thừa tác viên trong Đạo hẳn vẫn muốn thứ gì đó rất riêng tư? Đặc biệt? Đặc biệt, nơi vai trò. Đặc biệt, ở thế lực. Lịch sử trải dài nhiều thế kỷ vẫn cho thấy: các đấng bậc vẫn dính dự với lối sống này khác mà thực ra công việc thừa tác của mình đâu đòi thế.

 Thế nên, có vị cứ súng sính áo chùng rủng rỉnh để mọi người quan tâm, ngắm và nhìn. Có vị còn đeo mang trang phục rất đặc biệt đểtỏ cho mọi người biết mình cũng có đặc quyền/đặc lợi, tỉ như các “vị cảnh sát” nơi phố chợ/huyện nhà! Có vị, chỉ muốn sử dụng danh xưng rất đặc biệt tuy không hợp chức năng/nghề nghiệp, của ai hết.

Nếu thánh Mátthêu nay bắt gặp những người như thế trong lòng Hội thánh, ngài có gay gắt như xưa không?

Để trả lời, câu dễ nghe nhất, có lẽ là: thánh nhân sẽ cân nhắc bề dày lịch sử, để rồi sẽ bảo rằng: mọi việc không thể đổi thay nội một ngày. Dù, ngài hy vọng về lâu về dài, mọi chuyện sẽ thay và đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Và, thánh nhân có lẽ sẽ hỏi đích thân các vị ấy, như từng hỏi và yêu cầu mọi người hãy sống thực tế. Cả vào khi mọi người làm vì sinh kế. Hoặc, để bảo vệ nồi cơm, manh áo, dù đâu muốn.

Và khi ấy, chắc hẳn thánh nhân chỉ muốn bảo: hãy biến nơi làm việc của mình thành nơi chốn giúp mình sống đời tín hữu rất đích thực. Tức, chỉ làm những điều lành thánh đúng vai trò. Không se sua. Bè phái. Cũng chẳng cần “bùa phép”, lãng phí điều chi.

Có lẽ, thánh nhân sẽ có thêm nhiều ý tưởng để viết về chức năng/vai trò của người thừa tác công việc Hội thánh hoạch định, như linh mục. Có người phỏng đoán: có lẽ thánh nhân cũng muốn linh mục và thừa tác viên trong Đạo chỉ chấp nhận thực thi công tác mục vụ/rao giảng nào đượcđề ra cho mình thôi, chăng? Thời buổi này mà nói thế, e hơi lạc điệu. Lạc, cả cung giọng trầm bổng rất hăng say/nhiệt nồng hơn thời cổ, ở cộng đoàn Mát-thêu tiên khởi?

Kể cũng khó định vị trình thuật sao cho hợp với thời buổi hiện tại có nền văn hoá của sự chết, như ngày nay. Thế nhưng, thánh Phaolô khi xưa vẫn nghĩ và sống như thế suốt đời mình. Phaolô thánh nhân luôn chỉ sống như người thợ may âm thầm chế biến lều/bạt để kiếm sống. Thánh Mátthêu cũng nghĩ thế và sống như thế. Ngài chỉ là người thày viết lách và dạy học để kiếm sống, thế thôi.

Đức Giêsu cũng thế. Chúa cũng chỉ sống giản đơn hiền từ như thế. Chúa là bác thợ đơn thần nghề mộc cốt sinh sống. Nếu còn hiện diện đến ngày nay, hẳn thánh Mátthêu sẽ ngạc nhiên không ít khi nhận ra rằng Hội thánh mình đã phải trải qua bao thăng trầm để hội nhập, trải dàn như một thể chế, để ta hưởng. Nhìn ra thế, chắc hẳn thánh nhân lại sẽ viết thêm một trình thuật khác khá gay gắt để đòi ta từ bỏ lợi lộc hoặc áo sống khá đặc biệt, hoặc chức vị đặc trưng nào đó để trở thành dân dã đơn thuần như Đức Giêsu từng sống thế và muốn ta nên như thế.

Viết lên trình thuật, thánh Mát-thêu không chỉ muốn gửi cho vua quan/lãnh chúa thời hôm trước. Mà, cho dân con đồ đệngười của Chúa, ở mọi thời. Những thời và buổi còn đó, những người sống bên ngoài và bên dưới võng lọng cùng ngai bệ của vua, quan, giới chức. Để, mọi người suy ra mà khởi sự thực hiện chuyện phải lẽ, ngay từ nhà. Nhà mình. Nhà Chung, là thánh hội rất đáng thương. Đáng mến.

Trong tâm tình gửi gắm rất như thế, ta cũng nên ngâm lên lời thơ còn đó cũng khá buồn, rằng:

“Em còn đó, xoã lòng đêm tóc rối.

Tôi đứng đây, bụi lốc mịt mù xa.

Nghìn mắt lá, đang nhìn tôi ái ngại.

Đêm nguyệt quỳnh hoá nở kiếp phù hoa…”

(Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)

 

Nguyệt quỳnh hay nguyệt vọng, là đêm ngày ta đứng đó mà ngó nhìn. Nhìn, cảnh trời mây nước có trăng giăng đầy tình tự. Có cả những vị chẳng cần biết chuyện phải chăng. Lưu tâm gì đến điều màĐấng bậc nhân hiền lành thánh vẫn khuyên răn vào mọi thời, gửi đến muôn người, rất hôm nay.

Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn

Mai Tá lược dịch.