Tuesday 27 August 2019

Một lần nào cho tôi lại gặm em


Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 22 thường niên năm C 01/9/2019
Lc 14 1. 7-14
 
Một ngày sabát kia, Đức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người. Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: 

"Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: "Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: "Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn.Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên."

Rồi Đức Giêsu nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại."

Trình thuật thánh Luca, nay cũng ghi tạc Lời Chúa nhủ khuyên dân con mọi người ở nhiều nơi: từ chốn nguyện cầu ở hội đường, cho đến Vườn Dầu, bàn tiệc, nhất nhất đều có Lời vàng răn bảo, khiến người người mỗi khi nhớ đến đã thấy lòng đầy cảm-kích, vì tin tưởng. Nhưng, với người thời nay, lại không mấy tin yêu và tưởng nhớ Lời Ngài từng hấp dẫn họ.

Đọc kỹ trình thuật, người đọc thấy Chúa nói về 2 chủ đề chính, rất nghịch lý. Nghịch, là bởi đề tài Chúa nói, cũng nghịch và chống cả lý lẽ người đời, nhất là: khiêm hạ và tưởng thưởng. Nghịch lý/nghịch thường, là bởi hai đề tài này rất khó song hành/sánh đôi, trộn lẫn. Và, nghịch thường/nghịch lý nếu người người lại sẽ đưa Lời Chúa vào với cuộc sống hiện-thực, ở đời thường.

Bằng cụm từ khiêm/từ tốn, người đời thời nay cũng thấy như thể mình đang lạc lõng, rất khó chịu. Khó chịu, bởi nó khiến con người phải hạ mình đến cùng tận, thật thấp. Thấp đến độ, nó không hấp dẫn đủ để được đề-bạt công ăn việc làm hoặc sứ vụ nào cao đẹp nhưng khiến người được đề-bạt phải gia tăng năng-lượng mình đang sở-hữu mới có cơ may đạo đạt nguyện ước.

Thời cổ xưa, người người đều cổ-súy tính khiêm-hạ theo nhiều cách. Thời mới này, người người lại chỉ thăng tiến rất nhiều thứ, khiến tác-tạo động-lực phát-triển nhân bản, toàn diện. Người thời nay, hầu như quyết-tâm tạo cơ hội toả sáng, cốt lôi cuốn/khuyến-dụ người khác bằng việc thăng-tiến cá-nhân đạt thành-tựu, ngõ hầu có cơ ngơi/vị thế rất cao như lòng mình ao ước.

Khiêm hạ, như thể chỉ muốn mình có ít thôi, hoặc chỉ muốn ở vào vị thế thấp kém, chứ không màng chuyện cao sang, quyền qúi, lễ nghĩa. Chọn như thế, đôi lúc cũng đặt người chọn vào tình-huống oái oăm, như thể khinh chê/ghét bỏ chính con người mình, hoặc muốn xa lánh cuộc sống thực tế ở thế-trần, nhất là theo cung cách rất vô-thức. Trong khi đó, tính xông-xáo/xục sạo làm cho con người trở thành chủ thể mang tính-chất rất “người” hơn, chứ không hẳn chỉ coi thường chính mình, hoặc chống lại chính con người mình.

Nghịch-lý/nghịch-thường ở đây, là nhu cầu giữ cho con người mình những điều tích-cực chứ không nhắm vào các yếu/kém của con người. Thành thử, vấn-đề đặt ra là: Làm sao giữ cho con người mình có ý-nghĩa, đồng thời vẫn khiêm hạ cách sâu xa được? Làm sao ta có thể thích đồ vật, yêu con người mà vẫn thấy mình không cần đến người ấy/vật ấy, nên cứ để mọi sự ra đi, không níu kéo? Làm sao ta có thể nói mình thật thà đủ để cứ phạm lỗi cho nhiều rồi lại nghĩ mình là người rất đáng thương? Và, phải chăng Chúa vẫn yêu ta khi Ngài biết rằng ta ra như thế?

Có nhiều loại khiêm nhu/hạ mình cũng lại sai trái vì dựa vào lỗi phạm, để xin xỏ. Xin xỏ, để những muốn xoa dịu cơn giận của Chúa hoặc đổ lỗi cho Chúa làm mình sa ngã, những phạm lỗi. Vậy thì, hỏi rằng ta sống theo kiểu khiêm nhu/hạ mình theo kiểu nào đây?

Xem ra, như thể Chúa nhắn nhủ dân con mọi người: hãy sống khiêm hạ trước đã, tự khắc sẽ được Ngài đoái hoài, xót thương. Nhưng ở đây, Đức Giêsu lại cứ tiếp tục nói với những người đến với Ngài. Ngài đề nghị: mai ngày, Ngài sẽ mời gọi những người có nhiều nhu cầu hoặc cần được giúp đỡ hơn, tức: những người không thể đáp lại lời mời của Ngài. Như khi xưa, nhiều nơi có thói quen được mời đến dự tiệc, khi vào bàn, thường có khuynh-hướng mời lại chủ tiệc đến ngồi cùng bàn với mình, dù chốc lát.

Nhưng, Chúa chỉ tập trung vào những người không có khả năng sống lịch-duyệt theo cách ấy. Ngài chỉ tập trung hướng về những người biết nói vỏn vẹn hai chữ “Cảm tạ”, mà không thể mời lại Chúa được. Bởi, họ không có chỗ ngồi riêng biệt và không có được lần thứ hai như thế nữa. Mời những người tương-tự, ta không thể mong chờ một trả lễ nào hết.

Vậy, hỏi rằng: phải chăng khi đã sống khiêm hạ rồi, ta cũng được thưởng như thường chứ?

Đúng. Trông chờ được tưởng thưởng, là thái-độ đôi khi cũng có đôi chút ngờ vực. Ta được dạy: hãy yêu thương người đồng loại cách độ-lượng. Nhưng hỏi rằng: có độ lượng chăng nếu ta làm thế chỉ để lĩnh nhận phẩn thưởng do Chúa hứa? Độ-lượng như thế có nghĩa gì? Làm thế phải chăng có tính toán, hơn thua? Phải chăng đó là thứ “thuốc phiện” ru ngủ mọi người, hầu chỉ để ta nghĩ đến phần thưởng vĩnh-cửu nếu ta tìm sự công bằng ở đây, bây giờ? Phải chăng làm thế sẽ làm hạ giá công bằng xã hội và đưa ta ra khỏi tinh thần của Phúc Âm?

Thật ra, Tin Mừng hôm nay không chỉ kể về 2 sự kiện được nhắm đến, là: Khiêm tốn/hạ mình rồi sẽ nhận được phần thưởng, mà chỉ là tiến trình hoạt động, đó là: việc khiêm hạ, tự nó không bao giờ dứt điểm. Và, phần thưởng không hề có nghĩa sẽ đến vào thời sau. Cần xét kỹ, tính “khiêm hạ”. Đừng mang ảo giác vào những chuyện như thế, nhưng hãy sống thực tế. 

Thật ra, ta không là người háo-hức/bốc đồng chỉ mơ mộng chuyện lạ nhưng thật sự, cũng không hẳn là hư không hoặc gần như không. Chúng ta là những người có hạn chế, nhưng vẫn có đôi chút khả năng để làm việc gì đó. Ta chẳng có lợi gì khi cứ đánh giá thấp khả năng của chính mình, cách ảo tưởng. Cũng hãy nên nhìn vào chính mình, như là ta, một người thực. Theo cách nào đó, ta cũng không nên đầu hàng/bỏ cuộc trước cố gắng đạt thành-tựu nào đó, khả năng ấy nằm sẵn trong ta. Nó là một phần của sự việc ta tìm cách kiến tạo. Ta không hề thấy ổn định, nếu chỉ có ít ân huệ. 

Trong ta, vẫn có nhiều khả năng, và yếu tố tích cực mà có khi ta cũng không biết rõ. Chúa đã tặng trao cho ta; và Ngài muốn ta sử dụng các khả năng đó để hoàn-thành những gì tốt đẹp. Tốt và đẹp, không là phần thưởng ta sẽ có vào thời cuối, mà là những gì ta đã và đang có, những thứ không nằm bên ngoài con người của ta, nhưng ở sẵn bên mình. Dù, ta có là ai đi nữa.

Vì thế nên, điểm chính yếu, là: ta được Chúa mời gọi sử dụng những điều tích cực ở trong ta, bằng tình thương-yêu ta vẫn có. Yêu thương, không vị kỷ mà chỉ hướng ngoại, tức trực chỉ về người khác. Ta hiểu được mình phải yêu thương người khác, chứ không chỉ yêu thương mỗi chính mình, rồi loại bỏ hết mọi người nào khác. Ta được tạo-dựng là để sẻ san những gì tích cực của ta, sẻ san chính con người của ta cho người khác. Sẻ san, vì lợi ích của người khác.

            Khiêm tốn/hạ mình cách đích thực như Chúa dạy, ở đây, nghĩa là biết chào đón mọi “người khác” mà không cần trông đợi họ đáp lại điều gì có lợi cho ta. Ở đặc tính khiêm hạ, ta buộc phải trở nên bé nhỏ trước mặt Chúa. Điều này có nghĩa: hãy đặt mình vào địa vị của Chúa, để làm những gì Chúa muốn ta làm ở đâu, khi nào Ngài muốn ta làm thế. Chúa luôn muốn nhiều hơn cho người khác.

            Trở nên khiêm hạ, là từ bỏ loại hình công chính cũng như lợi ích của ta và để cho sự công chính của Chúa được hoạt động ngang qua ta, vì lợi ích của những người có nhu cầu đích-thực. Ta đang được Chúa “tuyển dụng” để ban bố tình yêu đến với người khác. Để tình-yêu xảy đến với những người thật sự có nhu cầu tình-yêu. 

Chúa vẫn ủng hộ tinh thần bất vị kỷ, không hám lợi hám danh. Đó là chuyện hiếm thấy, dù với người tốt lành nhất trong thế gian. Vấn đề là: ta hãy từ bỏ các lợi lộc của chính ta. Đừng mặc cho nó tầm quan trọng, thiết yếu, nhưng quyết đem lại công bằng chính trực và bác ái với người khác. Có thể, đây là thuyết lý khó lòng thực hiện. Cũng là, lý thuyết chỉ biết cho đi, chứ không nhận lĩnh vào với mình. 

Tuy nhiên, đó là thuyết rất có lý lẽ, như thánh Phaolô từng nói về Chúa rất thực như thư thánh-nhân gửi tín hữu ở Phillíphê, rằng: 

“Ngài, phận là phận của một vị Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không nghĩ phải giành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã hủy mình ra hư không, là lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn người ta, đem thân đội lốt người phàm. Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết, và là cái chết thập giá.” (Phil 2: 6-8)

Chúa không trở nên thấp hèn để có được phần thưởng vào đời sau. Ngài trở nên như thế, là để yêu thương con người, yêu thương ta đến độ chịu mọi yếu kém/thiếu thốn cốt chứng tỏ tình yêu của Ngài đối với con người đến cùng tột. Và, đó là lý do khiến cho khiêm hạ theo kiểu của Ngài sẽ không bao giờ chấm dứt, bao lâu Chúa còn là Chúa, và cho đến khi người nghèo hèn, vẫn có đó, rất nghèo.

Trong tâm tình cảm thông tình thương yêu của Chúa, ta lại ngâm lên lời thơ hay, mà rằng:
“Một lần nào, cho tôi lại gặp em,
Rồi thiên thu, sẽ là nhung nhớ.”
(Vũ Thành An – Một Lần Nào Cho Tôi Lại Gặp Em)

Gặp thế rồi, em hay tôi cũng sẽ nhung nhớ. Nhớ Chúa. Nhớ Em. Nhớ hết mọi người từng yêu người, đến muôn đời.
 Lm Kevin O’Sheas biên soạn – Mai Tá lược dịch

Monday 19 August 2019

“Ôi phép lạ, ôi nhiệm mầu,”


Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 21 thường niên năm C 25/8/2019
Lc 13: 22-30
 
Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy. Có kẻ hỏi Người: "Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?" Người bảo họ: "Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.

     "Một khi chủ nhà đã đứng dậy và khoá cửa lại, mà anh em còn đứng ở ngoài, bắt đầu gõ cửa và nói: "Thưa ngài, xin mở cho chúng tôi vào! , thì ông sẽ bảo anh em: "Các anh đấy ư? Ta không biết các anh từ đâu đến! Bấy giờ anh em mới nói: "Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài, và ngài cũng đã từng giảng dạy trên các đường phố của chúng tôi. Nhưng ông sẽ đáp lại: "Ta không biết các anh từ đâu đến. Cút đi cho khuất mắt ta, hỡi tất cả những quân làm điều bất chính!

     "Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, khi thấy các ông Ápraham, Isaác và Giacóp cùng tất cả các ngôn sứ được ở trong Nước Thiên Chúa, còn mình lại bị đuổi ra ngoài. Thiên hạ sẽ từ đông tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. "Và kìa có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót."

“Ôi phép lạ, ôi nhiệm mầu,”
“Vườn tiên sáng láng, như lòng người thương.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Phép lạ nhiệm mầu, là phép rất lạ của tình thương-yêu Chúa diễn bày cho mọi người. Như, trình thuật rày ghi chép.

Đọc trình thuật thánh Luca, ra như có người muốn hỏi: vào cửa hẹp, phải chăng có nghĩa: mọi người đều được cứu rỗi, hay chỉ người nghèo/kẻ hèn, không nơi nương tựa, đoái nhìn mình? Vào cửa hẹp, phải chăng là sống như người nghèo, chẳng mơ ước chuyện tương lai, vẫn sống nghèo?

Trình thuật thánh Luca, nhiều đoạn nói về thân phận nghèo được Chúa đoái thương/cổ suý như lối sống vẫn thấy ở đời. Có nhận xét bảo rằng: sở dĩ thế giới này nghèo dần đi, là vì người người cứ tiêu xài phung phí mọi trữ-lượng ở địa cầu. Lâu nay, người người chỉ chú tâm đến chuyện tăng gia khai thác tài nguyên thiên-nhiên, gia tăng tiêu thụ mọi thứ, cả những thứ lẽ đáng không để cho riêng mình mà dành để cho con cháu, thế hệ sau.  

            Nhiều người, lại cứ nghĩ: mình vốn là trung tâm vũ trụ nên có quyền hưởng thụ đủ mọi thứ ngõ hầu thỏa mãn nhu cầu không dứt của mình. Có vị, lại cứ tưởng: cõi địa cầu và tinh tú nằm trên địa cầu phẳng lì, nên chẳng việc gì phải lo cho trái đất. Thế nhưng, khoa-học nay báo động rằng: ngân-hà-nhà-mình đang ngày càng xa rời ta, cũng rất chóng. Chẳng mấy chốc, người người sẽ không còn thấy bầu trời đầy tinh tú như xưa/cũ, nữa. Và, hệ thống mặt trời ta đang sống, sẽ ngày một chết dần, là do: ta ở giữa chu kỳ hoạt động của hệ thống ấy.  

Vấn đề đáng ta quan ngại không nằm ở dữ kiện thấy vũ trụ đang tàn lụi dần, nhưng nằm ở thái-độ của mọi người, chí ít là ở trong đầu mỗi người. Bởi, nếu cứ “vùi đầu vào cát” như loài chim trĩ, ắt hẳn ta sẽ không giải quyết được vấn-đề, và cũng chẳng thể sống sót trong tình huống ấy.

Thái-độ này, tựa hồ động-thái ta vẫn có đối với thuốc chủng ngừa cúm vào lúc mới sáng chế; hoặc, như cuộc bầu phiếu gia-nhập Hiệp hội Châu Âu, khi nhóm này lần đầu được đề nghị, vv. Cũng không khác, tình-huống thế-tận mọi người lo sợ vào cuối năm 2000. Khi ấy, các chuyên-gia bị coi như sức mạnh của sự dữ/ác thần, chẳng ai tin. Và, sự thể là: người người đều có tầm nhìn khác biệt, rất sợ thiên-nhiên vạn vật sẽ đổi khác, và họ không muốn thay đổi lối sống cũ/xưa, chỉ tập trung vào chính mình, theo kiểu cách rất vị kỷ.

Nay, là lúc để mọi người quay lại nhìn vào tình-huống vũ-trụ ta đang sống. Vào, chính con người mình, bởi mình và người đều là thành phần của vũ trụ. Từ năm 2008 đến nay, nhiều người đều nói đến hiện-tượng “khí hậu đổi thay”, tức: lối “viết tắt” của vũ trụ đang ngày dần sụp đổ. Con người bỗng chốc thức giấc trước hiện tượng ấy. Nhưng, chẳng ai thức dậy hoặc thay đổi lối sống của mình, vì mọi người vẫn khát khao có được nhiều thứ: từ năng lượng, tiền của đến tài nguyên thiên-nhiên. Khao khát, vì mọi người không hài lòng về mức độ mình sở hữu. Vẫn khát khao không ngừng, cả kinh tế lẫn tài nguyên môi trường. Nhưng, thiên nhiên đất mẹ chẳng thay đổi lối cung cấp nguồn mạch sống, khác trước đây.

Điều tệ hại, là: con người vẫn tham sống và coi cuộc sống rất ham làm thành thứ thiên-nhiên-tự-tại của chính nó, và coi đó như chuyện tự-nhiên thường tình của đời người. Nên, cứ thế khai thác, hủy hoại môi trường thực tại. Hủy cả con người mình. Thành thử, nay là lúc mọi người cần ngưng kiểu cách ấy. Cần tái tạo ý nghĩa tùy thuộc thiên nhiên, hơn chính mình. Tùy, vào những gì mình không thể tạo ra “thiên nhiên”. Bởi, ta không là cá thể sống riêng rẽ chỉ hưởng lợi cho riêng mình, nhưng là thành phần sống động trên mặt đất, biết sẻ san, trung hoà, trộn lẫn sống với nhau/cho nhau.

Hiển nhiên, là: thế giới ta đang sống sẽ trở thành một thế giới khác thời trước, như ta biết. Mỗi người và mọi người rồi ra sẽ chỉ sở-hữu tài nguyên vật-dụng theo tầm kích đúng đắn. Tầm kích, cả về cơ ngơi, thực phẩm, phương tiện di chuyển cũng như vật dụng đều của chung. Mỗi cá thể hoặc nhóm hội đều sẽ không hoàn toàn được tự do làm theo ý riêng mình, nhưng gò bó trong khuôn khổ do điều mình sở hữu hoặc những gì vượt tầm kiểm soát của chính mình. Bởi, trong tương lai, các hoạt động có tầm kích quốc gia hoặc quốc tế, sẽ chi phối khả năng của cá nhân mỗi người.

Nhằm chuẩn bị cho một tương lai tươi sáng, cũng nên tìm đến các giải pháp khả dĩ chỉnh sửa tình-trạng tồi tệ trước khi nó trở thành quá trễ. Trước nhất, là đề nghị: tái định-vị địa-thế chốn miền ta sinh sống. Định-vị, không theo nghĩa tái-lập môi trường, mà vẫn sống tại chốn miền mình đang ở. Tái-định-vị, chỉ có nghĩa: bớt đi mọi chuyển-dịch đường dài, các chuyến bay đường trường để hội họp hoặc thảo-luận ở nơi xa. Bớt dần các chuyến đi xa, dài ngày nhiều tốn kém. Định-vị, còn là sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi bộ nhiều hơn, cả khi ta có sẵn xe để đi.

Chuẩn bị cho tương lai tươi sáng, còn là: giảm bớt thức ăn thừa mứa những thịt thà, tôm cá để rồi, thay vào đó bằng rau trái, đậu/hạt rất ích lợi. Đồng thời, cũng nên chỉnh sửa cung cách sử dụng máy móc chạy bằng xăng/dầu hay năng lượng điện. Sử dụng đèn thắp sáng hoặc máy lạnh/tủ lạnh cho hợp lẽ, ít phung phí. Nói khác đi, về lại với thiên-nhiên càng nhiều càng tốt, mới sống sót.

Trình thuật thánh Luca còn cho thấy Chúa nói với người theo Ngài để mai ngày trở thành đồ đệ Ngài, rằng: 

Bấy giờ anh em sẽ khóc lóc nghiến răng, 
khi thấy các ông Abraham, Isaac và Giacóp…” 
 (Lc 13: 28). 

Nói như thế, Chúa không có ý nhắn nhủ mọi người hãy có cuộc sống nghèo nàn hơn khi trước, nếu muốn ở lại với Chúa và những người sống rất nghèo, của Ngài; mà là: Ngài có ý yêu cầu mọi người hãy thay đổi cuộc sống sao cho hợp lẽ, ngay bây giờ.

Sống hợp lẽ, như ý Chúa, phải chăng là: diễn đạt lập trường “sống cho thích hợp” thời của Chúa để rồi đưa lập trường ấy vào với cuộc sống thực tế của ta, hôm nay/mai ngày? Và, làm sao ta học được cung cách sống cho phải Đạo, có trách-nhiệm với kinh tế và môi trường theo quan niệm của tín-hữu?

Để trả lời, có lẽ cũng nên định nghĩa lại tính “khó nghèo” khác hẳn những gì ta thường nói. Sự việc ta thường nói, là: đặt quá nặng lên khía cạnh tinh thần hoặc linh thiêng, chỉ một ý. Nói cách khác, ta chỉ nói, chứ chưa thực hiện đủ cung cách sống nghèo thực thụ, như người nghèo, theo đòi hỏi của Tin Mừng. 

Hội thánh Chúa, có nhiều vị vẫn khấn nguyện sống khó/nghèo trọn đời mình theo tư cách tu sĩ hoặc thừa-tác-viên và, vẫn sống đúng với lời khấn hứa ấy. Nếu các vị tu sĩ và cả ta nữa là mẫu mực cho tín-hữu Đức Kitô nay sống nghèo theo nghĩa môi-trường thiên nhiên cần phải sống, thì “khó nghèo” hiện tại mang ý nghĩa thế nào đây?

Trả lời câu hỏi này, không phải để khuyến khích mọi người trở về với tình huống thuở đầu đời, thời Chúa sống. Nhưng, hãy cùng nhau ngồi xuống để cùng tìm ra giải pháp thích hợp cho mọi người, mọi thời, rất tự nhiên.

Trong tâm tình ấy, cũng nên ngâm lại lời thơ trên để cảm kích:

“Ôi phép lạ, ôi nhiệm mầu,”
“Vườn tiên sáng láng, như lòng người thương.”
(Hàn Mặc Tử - Chơi Lên Trăng)

Chắc một điều, là: trở về với “vườn tiên sáng láng, như lòng người thương”, khi ấy ta sẽ thấy “phép lạ”, “nhiệm mầu” xảy đến với mọi người, cả với ta. Chính đó là Thiên Đường. Là, cửa hẹp không khó vào. Chỉ khó, cho người giàu có hoặc khó thương, mà thôi.                       
            Lm Kevin O’Sheas biên soạn –
Mai Tá lược dịch

Monday 12 August 2019

“Nhờ em chỉ hộ, cảnh thiên đường,”


Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 20 thường niên năm C 18/8/2019
Lc 12: 49-53

     Hôm ấy Đức Giêsu nói với các môn đồ rằng: "Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!
     Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao?
     Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba.53 Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng."

“Nhờ em chỉ hộ, cảnh thiên đường,”
“ở tận miền âm, hay cõi dương?”
(dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)
     Với nhà thơ, hỏi như thế sẽ chẳng bao giờ nhận được lời đáp. Với nhà Đạo, câu đáp giải vẫn thấy mãi nơi tâm can con người. Trình thuật thánh Luca, nay cũng quả quyết điều đó, rất vững vàng. Thiên đường theo thánh-sử, là chốn an-bình lý-tưởng dành cho dân con của Chúa, trong/ngoài luồng.  

     Thời buổi hôm nay, an-bình đích-thực xảy đến với thế giới, vẫn không nhiều. Người thời nay, chỉ biết đến an-bình khác lạ, nhưng không thực. Bởi, bình-an thường tình nay đến với người thắng cuộc sau đấu tranh, giành giựt nhằm đoạt chiến-lợi-phẩm dành cho kẻ chiến thắng. Người thua chẳng bao giờ có được an-bình dù dưới hình-thức nào, cũng thế. Người thua kẻ thiệt, cứ phải nhượng-bộ an-bình của mình, để cuối cùng chỉ có được thứ bình-bình nhưng không an-an của kẻ thua thiệt. Trên thực tế, bình-an được dựng xây như thế, cũng đáng buồn.  

     Bình-an đích-thực, lại sẽ khác. Khác, vì được dựng trên ý-tưởng khác hẳn về công lý và hoà bình. Thứ công lý của bình-an đến từ tình thương của người khác mình, tức những người mà mình muốn đối thoại hoặc luân-chuyển tình thương, chứ không phải người mà mình muốn chinh phục.

     Khi đã định danh cho bình-an như thế, ta luôn khởi đầu bằng từ vựng “Yêu thương” với tâm tình thật sự thương yêu người nào đó. Cảm xúc “thương yêu”, sẽ dấy lên niềm vui trong ta. Dù, nhiều người vẫn cứ bảo: niềm vui của ta đã mất, còn lại chỉ là chiến tranh, giành giựt, đố kỵ chứ không là an-bình tự tại. An bình, là niềm vui tự tại khiến ta hài lòng được gần gũi người khác, hơn ở một mình. 

     Hài lòng, vì “người khác” hiện diện bên ta. Hài lòng, khi ta nhận ra “người khác” ấy làm rất tốt, sống hạnh phúc. Cảm xúc của ta, không theo cung cách do ta chủ xướng, mà do “người khác” tạo ra. Niềm vui, cũng là chuyện lạ thường xảy đến với ta. Vui, vì ta được học.
     Vui, là vui sống bình-an trong thinh lặng. Vui, là những thứ ta không bắt chụp được, nhưng tự chúng đi vào với ta và trong ta, như quà tặng từ “người khác”, ở trên ta. An-bình, chắc chắn xuất tự niềm vui, có sự đồng thuận của chính ta. Đồng thuận trong hoà-hoãn về mọi sự, khi sự thể đạt niềm vui chung. 

     An-bình, là niềm vui ta có được khi mọi người hiện-diện thường xuyên bên ta; nhờ đó, ta bớt đi mối lo âu, căng thẳng khiến người hiện-diện thấy thoải mái càng vào với tốt lành/đẹp đẽ, rất đáng làm. Tốt lành/đẹp đẽ rất lặng thinh, trong “trật tự”. Thứ trật tự, ta đạt được tại chốn miền mình ao ước. Việc đó cũng khác lạ, vì nó làm cho người khác nên “giống” ta trong vui mừng. Có như thế, sự khác lạ, quanh ta, sẽ tốt đẹp hơn là khi không có nó, ở đó. Nó là phương thuốc chữa mọi cô đơn, lẻ bóng.

     Khó khăn với lý tưởng an-bình, là làm sao ta đến được nơi ấy. Dĩ nhiên, đây là một tiến trình, kéo dài ngày. Và hôm nay, Đức Giêsu lại đã đưa ra hai ẩn-dụ ở trình-thuật. Ngài gọi đó, là thanh-tẩy. Không phải là bí tích hoặc nghi thức tẩy rửa. Ngài muốn nói đến động thái nhúng hết mọi sự vào trong nước và ra khỏi “hố sâu” của chính mình. Ngài nói thế, có nghĩa khuyến khích ta đầm mình vào thứ gì đó lớn lao hơn ta. Ngày nay, Hội thánh dùng cụm từ “khai tâm” trong bí tích thanh tẩy, nên ta có thể dùng từ-vựng ấy, ở đây.
     Hãy tưởng tượng tình huống có hai người không thể cùng nhau đạt an-bình hoà-hoãn với nhau, nên lại nhờ ta giải quyết. Hãy đưa cả hai người tự nhận chìm xuống hồ nước đến tận đáy, cho đến khi cả hai ra được chốn thẳm sầu, lại sẽ để mất thói quen tự bảo-vệ, quên đứng dậy đòi quyền sống như mọi lúc, vì cả hai đều không thể đứng dậy được. Và khi ấy, họ sẽ nhận ra là: ở nơi đó, còn có nhiều vấn đề khác nữa. Họ mới bắt đầu giúp đỡ nhau và cùng nhau làm việc. Tiến-trình đạt an-bình đòi hỏi cảm xúc như chìm dưới nước khiến mỗi bên xử sự khác hẳn nhau, nhưng chung cùng nhau. Và khi đó, sự việc xảy đến sẽ tốt đẹp.

     Chúa còn dùng ẩn dụ “lửa”, như kinh nghiệm nung nấu, đốt cháy. Kinh nghiệm của mỗi người từng ngang qua việc nung-nấu đốt-cháy tính vị-kỷ của mình và có cảm giác chỉ mỗi mình được ưu tiên. Có lẽ, ta cũng nên dùng kinh nghiệm của sự việc gia-giảm xuống thành tro bụi, như vào lễ Tro, trong đó ta bôi/chùi “lọ nghẹ” tượng trưng cho sự đốt cháy tính ích-kỷ của mỗi người. 

     Và từ đó, mới có thể trở thành niềm phúc-hạnh cho người khác. Nghe thì hơi quá, nhưng ta không thể có được niềm vui an-bình lễ Phục Sinh mà không như thế. Kinh nghiệm, từ tâm trạng đốt cháy đến tình huống bụi rậm hừng cháy sáng.

     Thông thường thì, sẽ có người ngoi đầu lên trước, người kia sau. Từ đó, mới có sự xót thương với các phấn đấu của người kia. Cũng là sự việc giống hệt với tình-trạng của người đối-tác phía bên kia, đang ở trong tình-huống chưa hoàn-thành công việc làm ăn, của chính mình. Hoặc, như thể ai đó sẽ cho rằng đau khổ của người phía bên kia, cũng giống như trường hợp mình từng trải, khi mình cảm-nghiệm mọi đớn đau, cách đơn độc. Đó là thành phố sống còn của tiến-trình an-vui rất hoà hoãn.

     Thế đó, còn là khả-hữu-thể, như thể trường-hợp quân khủng bố đánh sập toà cao ốc ở New York hôm 11 tháng 9 năm 2001 chăng? Vậy đâu là khả-hữu-thể? Khi ấy, ta có tự động nhấn nút đỏ/nút đen để tuyên chiến chứ? Hay, ta có thể trao-đổi và đối-thoại với nhau, cả với những người như thế, để xem họ sẽ ăn nói ra sao? 

     Khi ấy ta sẽ nghe họ trong tư-thế nào và làm sao giúp đỡ họ? Thế còn trường hợp ta thúc-bách họ đi vào tình-huống phải làm thế? Có chăng niềm vui an-bình hơn trong tiến-trình hoà bình như thế, cho cả hai, chứ không phải tình-huống có phe này triệt hạ phe kia?

     Sống được như thế, ta sẽ tạo được lý tưởng an-bình, và khi ấy ta thực sự có cảm xúc về một tiến-trình thực thụ cần đến nơi đó nữa, cũng không chừng. Thế nên, ta vẫn có một thứ an-bình ngang qua đủ mọi loại hình của công-lý. Và khi đó, cũng không khó để có được ý nghĩ về Thiên Chúa. Nơi Thiên Chúa, một thể loại bình-an rất khác biệt và loại hình công-lý cũng rất khác đều cùng đạt đến hầu đi vào sự kết hợp. Bất cứ khoảnh khắc nhỏ nào có an-bình dựa trên nỗ lực khiến cho sự công-lý đích-thực của Chúa ở với ta, cũng là những sẻ san vào với sự Công-lý và Bình-an, là chính Chúa.

     Vào Tiệc Thánh ta tham dự, trước khi trao tặng cho nhau dấu chỉ của bình-an ta chúc mừng: như câu nói Bình-An của Chúa ở cùng anh/cùng chị, điều ấy là như thể bảo: Vâng. Dù anh hay chị có bất đồng ý-kiến với tôi đi nữa, tôi vẫn ở cạnh anh/chị đây. Và, sau đó, ta lại sẽ hát lên lời kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian, xin ban bình an cho chúng tôi”. 
   
     Và rồi, ta sẵn sàng đón nhận Thân Mình và Máu Châu Báu của Đấng đã trỗi dậy khiến cho mọi xung đột đều trở-thành bình-an. Và Đức-Chúa-là-Bình-An-Tuyệt-Đối kéo ta về với Bình-an ấy ở trong Ngài, bằng sự hiệp thông rước Chúa, rất an-bình, vui sướng.

     Trong cảm nghiệm niềm bình-an vui sướng ấy, ta lại cứ ngâm lên lời thơ đầy ý nhị, rằng:
                  
“Nhờ em chỉ hộ cảnh thiên đường,”
“ở tận miền âm hay cõi dương?
Hay ở trong lòng người thiếu nữ.
Một chiều nhuốm đỏ ráng yêu đương?”
(Lưu Trọng Lư – Cảnh thiên đường)

     Thiên đường ấy, đâu ở trong lòng chỉ một thiếu nữ. Cũng chẳng có, vào buổi chiều những “nhuốm đỏ ráng yêu đương”. Mà, ở bất cứ nơi nào có tình yêu-thương thần-thánh giữa muôn người, như Chúa từng bảo, rất mọi thời.   

Lm Kevin O’Shea, CSsR  biên soạn Mai Tá lược dịch