Saturday 31 December 2011

“Trăng nước vô tình gió đẩy đưa,”


Suy niệm Lễ Hiển Linh năm B 08.01.2012

         “Trăng nước vô tình gió đẩy đưa,
“Đường tôi muôn vạn ngả tình cờ.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng).
Mt 2: 1-12

            Gió đẩy đưa, vạn ngả tình cờ. Có là đường/là gió những đưa cùng đẩy em và tôi đến gặp “người xưa chốn dấu yêu xưa” như trình thuật tóm gọn buổi hôm nay?
 
            Trình thuật thánh Mátthêu nay tóm gọn một truyện kể về các đạo sĩ đến với Hài Nhi hẳn để chiêm ngắm. Đạo sĩ đến, không cùng một lúc với mục đồng/thần sứ, nên chẳng hề mang theo cảm giác tìm đến với máng cỏ để khúm núm, quỳ lạy hoặc dâng tiến. Nhưng, để đón nhận ánh sáng soi tỏ đường đời gặp gỡ Chúa, hầu biến đổi cuộc đời và tạo tương quan mật thiết với Đức Chúa của tình thương yêu, đùm bọc.

Đạo sĩ tìm đến với Chúa, là truyện kể về nhiều sự kiện khả dĩ giúp người đọc học đôi điều từ sứ điệp “máng cỏ”, có từ Chúa. Học ở đây, là rút kinh nghiệm sống ngõ hầu quan hệ tốt với mọi người, trong đời. Học hỏi yêu thương mọi người. Quan tâm đến hết mọi người, dù người đó có cùng Đạo hay cùng luồng. Kinh nghiệm học của các đạo sĩ ngoài luồng, là cung cách nhìn vào người-mình-gặp để đối thọai/cảm thông nhiều hơn là chỉ diễn tả chỉ bằng ngôn từ, đầy tâm tư. 

            Cài nhìn của người đạo sĩ hôm ấy, là nhìn và ngắm ngõ hầu chiêm niệm nét yêu thương kiều diễm của người và vật như người mẹ nhìn con say giấc điệp, rất thiên thần. Nhìn người-mình-gặp, như người thày thuốc nhìn con bệnh rầu rĩ với khổ đau vì buộc phải tách rời cuộc sống thân quen, vào đây thui thủi. Nhìn đây, là cung cách của người yêu nhìn người-mình-thương bằng ánh mắt hỗ trợ, vực dậy. Nhìn bằng ánh mắt yêu thương trìu mến, quyết gỡ bỏ mọi trói buộc của thói tục, tập quán rất thân quen. Nhìn như thế, tức dám trực diện với khuôn-mặt-thật không che khuất/dối gian, ngõ hầu nhận ra ánh sáng mời chào tìm đến với tha nhân, rất cần. Nói tóm lại, nhìn theo cung cách ấy, không chỉ chiêm ngưỡng nét diễm kiều của ai đó, mà cố để nhận ra sứ điệp mà người ấy/vật ấy muốn tỏ bày.
 
            Nhìn theo cung cách của đạo sĩ ngoài luồng nhìn ngắm Hài Nhi Thánh Ái cũng là tư thế giống như thế. Nhìn bằng ánh mắt của đạo sĩ ngoài luồng đón nhận sứ điệp Hài Nhi Chúa vừa ban là cái nhìn rất cần thiết, để từ đó người người biết giữ tình nhân lọai, không phân biệt đạo giáo, đất miền hoặc xứ sở, hoặc lối sống khác mình. Tầm nhìn theo cung cách rất “Hiển Linh”, nay vẫn chiếu soi mọi người để tất cả biến đổi sức sống mới đã và đang chiếu dọi lên mọi người tề tựu, chiêm ngắm. Nhìn trong một khoảnh khắc rất ngắn ngủi, nhưng là nhìn rất lâu vì có sức tỏa sáng lên đời mình ngõ hầu biến cải cuộc đời của người bận tâm tìm đến để nhìn và để ngắm. Nhìn trong tư thế hứa hẹn một biến cải, cả vào những lúc cuộc sống rất thăng trầm. Nói cách khác, ánh nhìn của người đến tìm Đức Chúa Hài Nhi chiêm ngắm tìm học cho được một sứ điệp là ánh nhìn của những khôn ngoan/say đắm, chứ không chỉ cảm xúc rất Đạo hoặc tình tự riêng tư thôi.

            Động thái nhìn về một người và/hoặc được người ngắm nhìn nhìn, luôn có khác biệt. Khác xa, hành động nhìn gương soi. Bởi khi nhìn gương soi, bản thân gương không biết ngắm và cũng chẳng nhìn trực diện vào người-soi-gương, mà chỉ là tâm tư/tình tự của mình-tự-nhìn mình, khi soi hoặc lúc nhìn. Nhìn hoặc ngắm sản phẩm nghệ thuật thì khác. Tranh họa hoặc kỷ vật nghệ thuật luôn quay về phía người nhìn nó nên dễ cuốn hút/hớp hồn người nhìn. Từ đó, sản sinh xúc cảm nắm bắt, đi đầu hệt như cuộc chơi, trong đó có kẻ thắng/người bại, thấy rất rõ. Thắng/bại, tạo hoài bão/ước vọng khiến người nhìn cứ tự hỏi: không hiểu sao ánh mắt của đối-tượng-mình-nhìn chợt xảy đến, đã khiến mọi người muốn lẩn tránh nó? Hoặc, nếu có nhìn kỹ, cũng chỉ nhìn bằng mắt chứ không bằng mặt, hoặc tâm hồn. Đó, là cung cách của người vừa khám phá ra diện mạo Đức Kitô, giống như thế. Chí ít, là khi người nhìn ngắm máng cỏ cố kiếm tìm vị cứu tinh cho mình lại bắt gặp ánh mắt của Chúa-nhìn-mình.

            Hiển linh hội lễ hôm nay, ta nghe truyện đạo sĩ ngoài luồng cứ bị cuốn hút vào chuyện-nhìn-ngắm rất chiêm ngưỡng khi đến với Bê-Lem. Thọat lúc đến, các vị không chỉ thấy mội Hài Nhi thôi, mà gặp gỡ Đấng Bậc Thày, để rồi khám phá ra rằng mình cũng từng sinh ra tại Bê-Lem này. Và thấy mình là ai? Đích thị mình là người thế nào? Vì thế nên, người đọc biết rất ít về quá trình cuộc sống của các ông. , quá trình ấy nay đổi thay theo chiều hướng rất tích cực. Chẳng thế mà, thánh sử rày đã viết: “Các ngài tìm đường khác mà đi”. Tìm đường khác, là bởi: khi nhìn Hài Nhi Chí Ái, các ông đã “thấy được nhiều điều mà ngôn ngữ loài người không tài nào diễn tả. Những điều được “thấy”, sẽ cứ nằm lại nơi mỗi vị và sẽ không rời các ông dù chỉ một phút. Kết cuộc là, các ông chẳng muốn tìm đường về để tường trình hoặc báo cáo cho Hêrôđê hay biết như được bảo. Vả lại, những điều mà các ông khám phá ra, khi nhìn ngắm Hài Nhi Chí Ái, chính là điều các ông không thể kể lại cho ai khác, vì đó là quan hệ rất hiệp thông với Đấng Thánh của mọi vật.

            Đó là sự thật, đầy ý nghĩa. Sự thật ấy nay đáp xuống trên người các ông từ cõi không. Sự thật ấy, các ông chỉ có thể cảm nghiệm chứ không biện luận, hoặc cãi tranh với bất cứ ai. Sự thật ấy, không ai có thể khai phá/kiếm tìm để rồi chiếm hữu cho riêng mình. Trái lại, SThật ấy chiếm hữu mỗi người và mọi người, khiến người người mới trở nên như thế. Chính đó là ‘niềm tin’. Tiếng La tinh gọi đó là “Credo”, cụm từ xuất tự tiếng Phạn, tức: cho đi trọn vẹn con tim và nghị lực của mình để rồi trông ngóng một đáp trả. Đó, cũng là động thái tin cậy vào ai, tựa hồ ai đó tin vào mình. Bởi thế nên, nay mình đặt hết tin tưởng mà thổ lộ với người-mình-tin mọi ước vọng, sở thích chức năng mình muốn có với người đó. Và ngược lại, chính mình cũng muốn người đó hoàn lại tâm tư và tình tự của chính họ.

            Tự thâm tâm, người người đều muốn thế. Muốn như thế, như thể chính mình đang tiếp cận một thực thể, rất tương tự. Thực thể đây, tựa hồ tình huống có nối kết, rất an tn, hài lòng, sung sướng như muốn nhy cỡn lên, không còn ngại ngùng hoặc lo lắng về lằn ranh cách biệt hoặc định nghĩa về Sự Thật. Nói theo ngôn ngữ thời đại, đây là tình huống mà đấng thánh nọ từng bày tỏ  “tôi sống như chưa từng biết sống, bởi: tôi như được ai-đó--tương-quan công nhận rằng tôi ở tình huống nhận được hồng ân như thế. Đó là tình huống hạnh phúc khó được người mình nhìn/ngắm, nhận biết mình.

            Phải công nhận, rằng: mỗi người trong ta đều muốn nêu danh tánh của “người đó”, tức “người o đótừng có chủ trương quan hệ tốt giữa người với người. Một chủ trương nền tảng vẫn hiện diện nơi mỗi người và mọi người. Một loại “niềm tin” căn bản vào ai đó, mà nếu không có nó, sẽ không thể gọi được là niềm tin đi Đạo ở mỗi người. Nói cho cùng, mỗi người và mọi người, đều là đạo trong/ngoài luồng đang kiếm tìm Sự Thật của mọi sự thật nay hiển hiện với ta.   
       
            Truyện kể về đạo sĩ ngoài luồng ngày Lễ Hội Hiển Linh vẫn dạy ta đôi điều. Trước nhất, là: khi thấy Hài Nhi Chí Ái các ông biết chính đó là Ngài. Và khi ấy, chắc hẳn các ông nghĩ Ngài đích thị là “Đức Chúa”. Nhưng, các ông mới chỉ hiểu và chỉ biết Ngài từ lúc ấy, mà thôi. Nói cách khác, chỉ bằng ngôn ngữ loài người, các ông cũng chẳng nói lên được kinh nghiệm sống của mình cho đúng cách. Nhưng cuối cùng thì, cũng chẳng cần các ông nói ra điều ấy, thì mọi người rồi cũng hiểu và cũng sẽ làm như các ông, là: sẽ đổi thay, không trở lại nói cho Hêrôđê biết về hồng ân “nhìn” và “thấy” được Hài Nhi Chí Ái, và sẽ được đổi thay cả một đời.

            Đạo sĩ ngoài luống không là người Do thái chính thống, cũng chẳng là con dân có liên quan mật thiết với giới chức Do thái gì hết. Bởi, trải dài theo giòng đời lịch sử, những ai biết được Đức Giêsu là “Ngài” đều không hẳn phải là người Công giáo chính tông, hoặc người theo Đạo chính thống, rất Công giáo. Bởi, cuối cùng thì, điều đó cũng chẳng hệ trọng. Hệ trọng chăng, chỉ mỗi điều là: “Ngài” biết rõ mõi người và mọi người chúng ta. Và, Ngài cũng biết như thế. Và, một khi ta biết rõ điều này, thì lễ hội Hiển Linh mới là hội lễ của ta, cho ta.

            Trong tâm tình thiết tha như thế, cũng nên trở về với lời thơ ở trên mà ngâm tiếp, rằng:

                                    “Trăng nước vô tình, gió đẩy đưa,    
                                    Đường tôi muôn vạn ngả tình cờ.
                                    Chiêm bao phảng phất, tôi thường gặp,
                                    Cặp mắt anh nhìn, như trẻ thơ.”
                                    (Đinh Hùng – Cặp Mắt Ngày Xưa)  

            Mắt anh nhìn như Trẻ Thơ Giêsu rất ngày xưa” ấy, là ánh nhìn của Hiển Linh nay tỏ cho nhân sĩ cùng vua quan ngoài Đạo. Tức, ánh nhìn của Sự thật. Sự rất thật về Hiển Linh cho mọi người về Tình Chúa Yêu Thương rất thơ trẻ và cũng “trẻ thơ, như bao giờ.                    
                                       
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá phỏng dịch.