Thursday 29 October 2015

“Hy vọng muôn trùng, lời kinh trong gió bay bay,”



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 32 thường niên năm B 08/11/2015
Tin Mừng (Mc 12: 38-44)
Trong lúc giảng dạy, Đức Giêsu nói rằng: "Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc. Họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Những người ấy sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn." Đức Giêsu ngồi đối diện với thùng tiền dâng cúng cho Đền Thờ. Người quan sát xem đám đông bỏ tiền vào đó ra sao. Có lắm người giàu bỏ thật nhiều tiền. Cũng có một bà goá nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rôma.
Đức Giêsu liền gọi các môn đệ lại và nói: "Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả vậy, mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để nuôi sống mình."
. “Hy vọng muôn trùng, lời kinh trong gió bay bay,”          
Khi xưa, thiên hạ nguyện cầu bằng lời kinh trong gió như: “Lạy Trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cầy, Đong đầy bát cơm...” (Tục ngữ – Phong dao) Lúc này, chúng dân lại mong mưa triền miên nên mãi lắng đọng: “Xin mưa triền miên mãi luôn lắng đọng, Cho đôi tình nhân đắm trong giấc mộng”. ( Đức Huy – Đường xa ướt mưa )
Thuở trước, giấc mộng con người vẫn gắn liền với hiện thực cuộc đời. Bao giờ cũng đủ ăn đủ uống, đủ ruộng để cày, rất đầy bát cơm đong. Ngày nay, mộng vàng người thương không chỉ có thế, nhưng thực tiễn. Thực tiễn như chính sự sống. Một cuộc sống đong đầy những thương yêu. Yêu như tình yêu trai gái, đắm đuối như giấc mộng ban đầu. Thương như tình thương yêu nhân hiền, vẫn thấy nơi các bà góa hồi đầu thế kỷ. Như truyện kể hôm nay.
Trình thuật hôm nay, kể lại câu truyện rất “đong đầy” về hai người đàn bà nghèo, góa bụa. Các bà vốn rất nghèo. Nghèo tiền nghèo của, nghèo cả chức phận lẫn công danh. Ở xã hội Do Thái thuở trước, mồ côi, góa bụa, nghèo nàn, cả ba đều bị liệt vào giai cấp cùng đinh mạt rệp. Vị thế của họ vẫn cứ hèn và mạt đến độ không ngóc đầu thoát khỏi kiếp vong mạng nơi bùn đen. Kiếp người đốn mạt trái ngang, luôn gặp cảnh chê bai, miệt thị. Lối hành xử đầy khinh chê mà các bà gặp phải, hiện diện cả trong giới linh thiêng nhà Đạo nữa!
Trình thuật kể rằng: Đức Kitô xếp loại các thủ lĩnh Kinh Sư thời Ngài vào cùng một hạng với những người ta cần dè chừng. Dè chừng không chỉ vì họ luôn tìm ra phương cách khai thác bóc lột giai cấp cùng đinh mạt rệp mà thôi. Dè chừng, còn vì các thái độ khinh chê miệt thị và bóc lột ấy vẫn hủy hoại tình người. Thứ tình cần đến cơn mưa triền miên, ơn lắng đọng.
Với Đức Kitô, thái độ “xúng xính”, “bóc lột” là lối hành xử giả hình, không chấp nhận được. Cần đổi thay. Với Tin Mừng Nhất Lãm, cả ba thánh sử thỉnh thoảng vẫn kể lại hành vi kiêu căng, ngạo mạn của các đấng Kinh Sư nhà Đạo, lúc bấy giờ. Nghĩa là, hành vi của những người này trái ngược khác hẳn lối xử sự của đám nghèo hèn cùng đinh như các bà góa. Hành vi yêu thương luôn giùm giúp những ai đang cần.
Kinh nghiệm chính bản thân mình, Đức Giêsu đã triền miên chịu đựng mọi khổ đau vì người đời. Ngài vẫn không thể chấp nhận nổi phong cách “làm bộ đọc kinh nhiều giờ” của đám Kinh Sư, Biệt Phái. Là môn đồ Đức Chúa, dù ở cương vị nào, chắc hẳn ta cũng không chấp nhận nổi thái độ trịch thượng dễ gây xa cách ấy.
Thật ra, tạo cho mình có được của cải, quyền bính này khác, tự nó đâu có gì xấu. Vấn đề đặt ra là: khi tiếp nhận quà tặng từ Trên, dù quà đó có là quyền thế hay của cải tiền bạc, ta vẫn có thể sống đúng tư cách của người công chính được như thường. Hệt như phương châm: hãy nói tôi nghe bạn sử dụng quà tặng như thế nào, tôi sẽ cho biết bạn là ai. Ở đây nữa, quyền bính và của cải tiền bạc vẫn là “bát cơm đong đầy”, ta phải luôn cầu Trời mới mong có.
Trớ trêu thay, mọi quyền uy con người tạo được, dù ở chính trường, nơi nhà Đạo hoặc tại gia đình và xã hội, cộng thêm sự giàu sang từ đó có được, vẫn là những thứ hấp dẫn khó chối từ. Càng có nhiều uy quyền, người ta càng cố tạo nhiều của cải. Càng có nhiều của cải, người ta lại những tưởng mọi sự đều thuộc về mình. Không ai có quyền gỡ bỏ hoặc rút đi. Và, một khi có nhiều quyền hành và tiền của, người ta sẽ dễ trở nên kiêu căng, thích bóc lột người khác, những nghèo và hèn hơn mình.
Lúc ấy, họ sẽ quên đi lời nhắc nhở dặn dò rằng: tất cả đều là quà tặng từ Trên. Và, khi đã quên lời nhắc nhở từ Trên, người ta có khuynh hướng quên luôn cả Đấng đã nhắc nhở mình. Đã cho mình mọi uy quyền và của cải ấy.
Trình thuật hôm nay, thánh Máccô ghi lại lời nhắc nhở ngợi khen phong thái của người cùng đinh nghèo hèn, như bà góa. Đức Chúa khen ngợi các bà thuộc giai cấp thấp hèn không phải vì các bà vốn người đốn mạt, nghèo hèn. Chẳng có gì là cao-sang, ca ngợi nơi sự nghèo hèn. Điều mà Đức Ki-tô ngợi khen, chính là phong cách độ lượng, thương yêu giùm giúp của các bà, những người chị, người em đang sống cuộc đời nghèo hèn tận tuyệt.
Nghèo/hèn tận-tuyệt, là biết mình cũng chẳng là gì, chẳng hơn ai, thế nhưng lại vẫn biết người biết mình, luôn khiêm tốn, vẫn thân thương. Thân thương trong thái độ nhớ đến người khác. Nhớ đến những người còn nghèo hèn tận tuyệt, hơn mình. Biết người biết mình là lâu nay tuy bị bóc lột đến cùng cực, rất túng thiếu, nhưng vẫn lẳng lặng yêu thương đùm bọc. Không hợm hĩnh khoe khoang.
Có biết mình và biết người như thế, mới nói được rằng: kẻ cao sang, quyền quý dù biết nhiều học rộng, vẫn cần học và hỏi nhiều nơi người nghèo hèn. Học và hỏi, không phải kiến thức khoa bảng nở rộ. Học và hỏi về phong cách nhè nhẹ khi thương yêu đùm bọc, lúc quyên góp.
Nơi cuộc sống Đạo – Đời, vẫn là chuyện thường nếu lâu nay các đấng bậc cao sang quyền quý vẫn cứ dạy và dỗ đám dân nghèo, thấp hèn. Điều khác lạ nơi Tìn Mừng hôm nay, chính là bài học này: hãy để cho lớp người cùng đinh thấp hèn có cơ hội minh chứng dỗ dạy các đấng bậc quyền quý, rất cao sang. Các đấng đang ngự trị nơi: chính trường, nhà Đạo, hoặc tại khắp các nơi chốn như xã hội, gia đình. Và đó là điểm sáng Tin Vui rất an bình mà trình thuật Thánh Mác-cô muốn gửi đến người đọc.
Nơi dân gian trần thế có vài truyện kể cũng mang dáng dấp an vui Tin Mừng. Như truyện kể về đối chất thần học giữa vị Hồng Y nhà Đạo và tín đồ nghèo Do Thái Giáo.
Nhiều năm về trước, giới nhà Đạo ở Rôma có quyết định: người Do Thái phải rời bỏ thủ đô này, không được sống gần người nhà Đạo. Cộng đồng bạn tỏ ra bất bình trước quyết định gay gắt ấy. Thấy thế, Đấng bậc nhà Đạo bèn giải hòa bằng đề nghị: nếu cộng đồng bạn toàn thắng cuộc thi đấu kiến thức thần học, họ được ở lại. Phía nhà Đạo, vị được cử lên thi đấu lại là Hồng Y chủ quản. Còn phía Giáo Hội bạn lại chỉ đề cử một tín đồ nghèo hèn tên là Mô-sê. Sợ mình không thể đối nhanh đáp lẹ, kẻ hèn Mô-sê liền đề nghị cuộc thi diễn ra trong im lặng. Chỉ giơ tay ra dấu. Hai bên đồng ý nhập cuộc.
Bắt đầu, vị Hồng Y đưa tay lên cao giơ 3 ngón. Tín đồ Mô-sê chỉ giơ một ngón rất gọn. Hồng Y nhà ta dùng tay vẽ một vòng cầu trên đỉnh đầu. Còn Mô-sê lấy tay chỉ xuống đất chỗ mình ngồi. Hồng Y bèn đem bánh miến rượu nho, một lượng nhỏ thôi, hết sức cung kính lãnh nhận. Trong khi đó tín đồ Mô-sê lại mang trái táo xanh ra... xơi gọn !
Cuối cùng, vị Hồng Y đứng bật dậy nói: “Tôi xin thua! Người này quá tốt lành, anh ta đã thắng”. Thế là, cộng đồng người Do Thái được quyền ở lại. Vài giờ sau, các đồng nhiệm đến hỏi vị Hồng Y: “Sao lại như thế?” Vị Hồng Y đáp: “Trước hết, tôi giơ tay ba ngón ý nói Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, thì anh ta chỉ giơ ra có một, ý muốn nhắc nhở tôi: Đạo của chúng ta chỉ tin một Chúa.
Thế rồi, tôi ra dấu đánh vòng trên đỉnh đầu, ý muốn bảo: Đức Chúa đang hiện diện quanh ta, thì anh chàng lại chỉ tay xuống đất, ý rằng: đúng đấy thưa ngài, Đức Chúa đang có mặt ở đây, ngay lúc này. Cuối cùng, tôi đem rượu cùng bánh có ý nhắc: sùng kính Thánh Thể Chúa là việc rất phải. Phần anh ta, anh ta lại lấy trái táo xanh đem ra nhắc tôi: về tội nguyên tổ, ta cần phải chú ý đề cao. Tóm lại, anh ấy có giải đáp rất nhanh về mọi vấn đề”.
Cùng lúc, bạn bè trong cộng đồng Do Thái rất thân, bèn quây quần bên người thấp hèn Mô-sê, mà hỏi: này anh bạn già thấp kém như thế mà sao anh thắng được đấng bậc đạo mạo bên ấy. Anh thưa: “Có gì đâu. Lúc đầu, ông ấy bảo tôi: cộng đồng mình có ba ngày để dời đi nơi khác. Tôi thưa ngay: không người nào trong bọn tôi sẽ phải ra đi cả ! Rồi ông ta lại bảo: Toàn bộ ngôi thành này sẽ sạch bóng người Do Thái, là ý nói các anh phải biến đi ấy. Tôi bèn cho biết: Không đâu, bọn tôi quyết đóng trụ trên mảnh đất này, chẳng bao giờ đi đâu !”
Cuối cùng, có người hỏi: “Mô-sê, thế rồi sao ?” Mô-sê nói: “Tôi cũng chẳng biết nữa. Tự nhiên thấy ông lấy đồ ăn bữa trưa ra ăn, tôi cũng bèn lấy trái táo xanh của mình ra ăn cho đỡ đói, thế thôi !”
Qua truyện kể, phong cách hành xử giải quyết vấn đề giữa vị chóp bu nhà Đạo và đạo hữu thấp hèn Môsê, rất khác biệt. Khác biệt, không có nghĩa loại bỏ, tru diệt lẫn nhau. Khác biệt là cần thắc mắc, cần học hỏi do đâu. Khác biệt không phải để so sánh phân tranh ngôi vị. Vì so sánh phân tranh không là giải đáp tốt ở nhiều trường hợp.
Thông thường và thích đáng hơn, vẫn là thái độ biết học và hỏi. Biết áp dụng lối xử sự, phương cách sống của người khác. Chí ít, của người nghèo hèn tận tuyệt, phương cách sống và lối xử sự ấy, không nhất thiết phải như đấng bậc phú quý ở trên cao. Cách hành động và đối xử thích hợp, vẫn có thể và vẫn nên như là cách thế của kẻ nghèo hèn tận tuyệt.
Tham dự Tiệc Thánh hôm nay, ta cầu và mong cho cộng đoàn thân thương của ta có được phong cách hành xử, rất thư thái xứng hợp. Thư thái, như dân thường ở huyện, chốn dân gian. Những kẻ thấp hèn luôn mong chờ mưa xuống. Mưa hồng ân. Mưa cứu độ vẫn đi kèm theo mỗi quà tặng thông thường, ta nhận lĩnh. Một khi có được phong cách nhẹ nhàng thoải mái như kẻ nghèo hèn, cùng đinh, ta sẽ thư thái hát lên lời ca, đầy khen ngợi, như ý nhạc của nghệ sĩ Quốc Dũng, mà rằng:
            “Ngày dài anh yêu hỡi
            Em mong chờ từ bao đêm tối
            Một vòng tay thiết tha ấm nồng.” (Quốc Dũng – Cho nhau mùa đông )
Vòng tay thiết tha, đầy những ấm nồng giùm giúp. Thế đó, là sự thiết tha nồng ấm từ những bàn tay giúp giùm nhẹ nhàng của bà góa, những kẻ đơn côi, rất nghèo hèn. Nghèo, nhưng vẫn giúp, vẫn giùm, vẫn thương. Đó chính là thực chất của nền thần học. Học về thần yêu thương, thần giùm giúp.
Không chỉ riêng cho người Công Giáo, hay Do Thái, mà là: lòng yêu thương giùm giúp của chung nhà Đạo. Đạo của Chúa. Đạo tình thương yêu.
Lm Richard Leonard sj biên soạn  - Mai Tá lược dịch

Friday 23 October 2015

“Không-gian ngoảnh mặt làm ngơ,”



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 31 thường niên Lễ Các Thánh Nam Nữ năm B 01/11/2015
Tin Mừng (Mt 5: 1-12a)
Một hôm, thấy đám đông, Đức Giêsu lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên.
Người mở miệng dạy họ rằng:
"Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa.
Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.
 “Không-gian ngoảnh mặt làm ngơ,”
            Giọt mưa xuân cũng vô tình trêu ai”.
              (Dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)
Ngoảnh mặt làm ngơ, và vô tình trêu ai, còn là tâm-trạng của người nghèo hèn ở trình-thuật.
Trình thuật hôm nay, kể về hai người đàn bà nghèo, góa bụa. Làm thân góa bụa hồi đầu thế kỷ, các bà vốn rất nghèo. Nghèo tiền nghèo của, nghè cả chức phận, lẫn công danh. Ở xã hội Do Thái thuở trước, mồ côi, góa bụa, nghèo nàn, cả ba đều bị liệt vào giai cấp cùng đinh, mạt rệp. Vị thế của họ vẫn cứ hèn và mạt đến độ không ngóc đầu thoát khỏi kiếp vong mạng, nơi bùn đen. Kiếp người của họ luôn trái ngang, gặp cảnh chê bai, miệt thị.
Lối hành xử đầy khinh chê mà các bà gặp phải, hiện diện cả trong giới linh thiêng nhà Đạo, nữa. Trình-thuật kể rằng: Đức Kitô xếp loại các thủ-lĩnh, kinh-sư thời Ngài vào cùng một hạng với những người, ta cần dè-chừng. Dè-chừng, không chỉ vì họ luôn tìm ra phương-cách khai-thác, bóc-lột giai-cấp cùng đinh mạt rệp, mà thôi. Dè-chừng, còn vì các thái-độ khinh-chê, miệt-thị và bóc-lột vẫn hủy-hoại tình người. Thứ tình cần đến cơn mưa yêu thương, lắng đọng.
Với Đức Kitô, thái độ “xúng xính”, “bóc lột” là lối hành-xử giả-hình, không chấp-nhận được và cần đổi-thay. Với Tin Mừng Nhất Lãm, cả ba thánh-sử thỉnh thỏang vẫn kể lại hành-vi kiêu-căng, ngạo mạn của các đấng kinh sư nhà Đạo, lúc bấy giờ. Nghĩa là, hành vi của những người này trái ngược hẳn lối xử-sự của đám nghèo hèn/cùng đinh, như các bà góa. Hành-vi yêu-thương luôn giùm giúp những ai đang cần. Kinh nghiệm chính bản thân mình, Đức Giêsu đã triền-miên chịu-đựng mọi khổ-đau vì người đời. Ngài vẫn không thể chấp-nhận nổi phong-cách “làm bộ đọc kinh nhiều giờ” của đám Kinh sư, Biệt phái.
Là môn-đồ Đức Chúa, dù ở cương-vị nào, chắc hẳn ta cũng không chấp-nhận nổi thái-độ trịch-thượng, dễ gây xa cách ấy. Thật ra, tạo cho mình có được của cải, quyền-bính này khác, tự nó không có gì xấu xa.
Vấn-đề đặt ra, là: khi tiếp-nhận quà tặng từ Trên, dù quà đó có là quyền-thế hay của cải/tiền bạc, ta vẫn có thể sống đúng tư-cách của người công-chính, được như thường. Hệt như phương-châm: hãy nói tôi nghe bạn sử-dụng quà tặng như thế nào, tôi sẽ cho biết bạn là ai. Ở đây nữa, quyền-bính và của cải/tiền bạc vẫn là “bát cơm đong dầy”, ta phải luôn cầu Trời mới mong có.
Trớ trêu thay, mọi quyền-uy con người tạo được, dù ở chính-trường, nơi nhà Đạo hoặc trong gia-đình, ngoài xã-hội, cộng thêm sự giàu sang từ đó có được, vẫn là những thứ hấp-dẫn, khó chối-từ. Càng có nhiều uy-quyền, người người càng tạo nhiều của cải. Càng có nhiều của cải, người người những tưởng: mọi sự đều thuộc về mình.
Không ai có quyền gỡ bỏ hoặc rút đi. Và, một khi có nhiều quyền-hành và tiền của, người ta sẽ dễ trở nên kiêu-căng, thích bóc-lột người khác, những nghèo và hèn hơn mình. Lúc ấy, họ sẽ quên đi lời nhắc nhở dặn dò, rằng: tất cả đều là quà tặng, từ Trên. Và, khi đã quên lời nhắc-nhở từ Trên, người ta có khuynh-hướng quên luôn cả Đấng đã nhắc nhở mình. Để cho mình mọi uy quyền và của cải ấy.          
Trình thuật hôm nay, thánh Mác-cô ghi lại lời nhắc nhở ngợi khen phong-thái của người cùng đinh/nghèo hèn, như bà góa. Đức Chúa khen ngợi các bà thuộc giai cấp thấp hèn không phải vì các bà vốn người đốn mạt, nghèo hèn.
Điều mà Đức Kitô ngợi khen, chính là phong-cách độ-lượng, thương-yêu giùm-giúp của các bà, những người chị, người em đang sống cuộc đời nghèo/hèn, tận-tuyệt. Nghèo hèn tận tuyệt, là: biết mình cũng chẳng là gì, chẳng hơn ai. Nhưng, vẫn biết người, biết mình. Luôn khiêm tốn. Vẫn thân thương. Thân-thương trong thái-độ nhớ đến người khác. Nhớ đến những người còn nghèo/hèn tận-tuyệt, hơn mình.
Biết người biết mình, là: lâu nay tuy bị bóc-lột đến cùng cực, rất túng thiếu, nhưng vẫn lẳng-lặng yêu-thương, đùm bọc. Không hợm hĩnh, khoe khoang. Có biết mình và biết người như thế, mới nói được rằng: kẻ cao sang, quyền quý dù biết nhiều học rộng, vẫn cần học và hỏi nhiều nơi người nghèo hèn. Học và hỏi, không phải kiến thức khoa bảng, nở rộ. Học và hỏi về phong cách nhẹ khi thương yêu đùm bọc, cả vào lúc quyên góp.
Nơi cuộc sống Đạo-đời, vẫn là chuyện thường nếu lâu nay các đấng bậc cao-sang quyền-quý vẫn cứ dạy và dỗ đám dân nghèo, thấp hèn. Điều khác lạ nơi Tìn Mừng hôm nay, chính là bài học này: hãy để cho lớp người cùng đinh/thấp hèn có cơ-hội minh-chứng dỗ-dạy các đấng bậc quyền-quý, rất cao sang. Các đấng đang ngự-trị nơi: chính trường, nhà Đạo. Hoặc, tại khắp chốn như: xã hội, gia đình.
Và, đó là điểm sáng Tin Vui rất an bình mà trình thuật thánh Mác-cô muốn gửi đến người đọc. Nơi dân-gian trần-thế, có vài truyện kể cũng mang dáng dấp an vui Tin Mừng, ta vẫn nghe. Như truyện kể hôm nào, về đối chất thần-học giữa vị Hồng y nhà Đạo và tín đồ nghèo Do Thái giáo.
Nhiều năm về trước, giới nhà Đạo ở La Mã có quyết-định: người Do thái phải rời bỏ thủ-đô này, không được sống gần người nhà Đạo. Cộng đồng bạn tỏ ra bất-bình trước quyết-định gay-gắt ấy. Thấy thế, Đấng bậc nhà Đạo bèn giải hoà, bằng đề-nghị: nếu cộng-đồng bạn toàn-thắng cuộc thi-đấu kiến-thức thần-học, họ được ở lại.
Phía nhà Đạo, vị được cử lên thi đấu lại là Hồng y chủ quản; giáo hội bạn, chỉ đề cử tín-đồ nghèo hèn, tên Môsê. Sợ mình không thể đối nhanh đáp lẹ, kẻ hèn Môsê đề-nghị cuộc thi diễn ra trong im lặng. Chỉ giơ tay, ra dấu. Hai bên đồng ý, nhập cuộc.
Bắt đầu, Vị Hồng y đưa tay lên cao, giơ 3 ngón. Tín đồ Môsê chỉ giơ một ngón, rất gọn. Hồng y nhà ta dùng tay vẽ vòng cầu, trên đỉnh đầu. Còn, Môsê lấy tay chỉ xuống đất chỗ mình ngồi, không chậm trễ. Hồng y bèn đem bánh miến rượu nho, một lượng nhỏ, cung-kính lĩnh nhận.  Trong khi đó, tín đồ Môsê lại mang trái táo xanh, dự tính ăn. Cuối cùng, vị Hồng y đứng dậy, vội nói: “Tôi xin thua. Người này quá tốt lành, anh ta thắng”.
Thế là, cộng đồng người Do thái được quyền ở lại. Vài giờ sau, các đồng-nhiệm đến hỏi vị Hồng y:  sao, lại như thế? Vị Hồng y đáp: trước hết, tôi giơ tay 3 ngón ý nói Đức Chúa Trời có Ba ngôi, thì anh ta chỉ giơ ra có một, ý muốn nhắc nhở tôi: Đạo của chúng ta đều chỉ tin một Chúa. Thế rồi, tôi ra dấu đánh vòng trên đỉnh đầu, ý muốn bảo: Đức Chúa đang hiện-diện quanh ta, thì anh chàng lại chỉ tay xuống đất, ý rằng: đúng đấy thưa ngài, Đức Chúa đang có mặt ở đây, ngay lúc này.
Cuối cùng, tôi đem rượu cùng bánh có ý nhắc: sùng kính Thánh Thể Cha, là việc rất phải. Phần anh, anh lại lấy táo xanh đem ra nhắc tôi: về tội nguyên tổ, ta cần đề cao. Tóm lại, anh ấy có giải-đáp rất nhanh về mọi vấn-đề.          
Cùng lúc, bạn bè trong cộng-đồng Do thái rất thân, bèn quây quần bên người thấp-hèn Môsê, mà hỏi: này anh bạn già thấp kém như thế mà sao anh thắng được đấng bậc đạo-mạo bên ấy. Anh thưa: có gì đâu. Lúc đầu, ỗng bảo tôi: cộng đồng mình có 3 ngày để dời đi nơi khác. Tôi thưa ngay: không một người nào trong bọn tôi, sẽ ra đi. Rồi ông thêm: trọn thành này sẽ sạch bóng người Do thái, là các anh đấy. Tôi bèn cho biết: không đâu, bọn tôi đóng trụ trên đất này, chẳng đi đâu cả. Cuối cùng, có người hỏi: Môsê, thế rồi sao? Môsê nói: tôi cũng chẳng biết nữa. Tự nhiên thấy ỗng lấy đồ trưa ra ăn, tôi cũng lấy táo xanh của mình ra, đánh chén thế thôi.
Qua truyện kể, phong-cách hành-xử giải-quyết vấn-đề giữa vị chóp bu nhà Đạo và đạo-hữu thấp hèn Môsê, rất khác-biệt. Khác-biệt, không có nghĩa lọai bỏ, tru diệt lẫn nhau. Khác biệt, là cần thắc-mắc, cần học-hỏi do đâu. Khác-biệt, không phải để so-sánh, phân-tranh ngôi vị. Vì, so sánh phân tranh không là giải đáp tốt, ở nhiều trường-hợp.
Thông thường và thích đáng hơn, vẫn là thái-độ biết học và hỏi. Biết áp-dụng lối xử-sự, phương-cách sống của người khác. Chí ít, của người nghèo hèn, tận tuyệt. Phương cách sống và lối xử sự ấy, không nhất thiết phải như đấng bậc phú quý, ở trn cao. Cách hành động và đối xử thích hợp, vẫn có thể và vẫn nên như cách thế của kẻ nghèo hèn, tận tuyệt.
Tham dự tiệc thánh hôm nay, ta cầu mong cho cộng-đoàn thân thương của ta có được phong-cách hành-xử, rất thư-thái xứng-hợp. Thư-thái, như dân thường ở huyện, chốn dân-gian. Những kẻ thấp hèn luôn mong chờ mưa xuống. Mưa hồng-ân. Mưa cứu-độ vẫn đi kèm theo mỗi quà tặng thông-thường, ta nhận-lĩnh. Một khi có được phong-cách nhẹ-nhàng thoải-mái như kẻ nghèo hèn, cùng đinh, ta sẽ thư-thái ngâm lại lời thơ trên, mà rằng:

Không-gian ngoảnh mặt làm ngơ,
Giọt mưa xuân cũng vô tình trêu ai.
Mưa đầy tóc gió đầy vai,
Sầu treo bốn hướng trôi dài tâm-tư.” (Vũ Hoàng Chương – Bơ Vơ)

Sầu treo bốn hướng/bơ vơ, là tình-trạng người nghèo-khó ở mọi thời vẫn cần mọi người giùm giúp đỡ đần. Và, đỡ đần/giùm giúp, lại là thực-chất lòng đạo không chỉ người Công giáo, hoặc Do thái mới có. Mà là, lòng mọi người ở đời vẫn luôn đùm bọc giùm giúp, hết mọi người.
Lm Richard Leonard sj biên soạn  
Mai Tá lược dịch

Friday 16 October 2015

“Hôm nay trời lửng-lơ trời,”



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 30 thường niên năm B 25/10/2015
 Tin Mừng (Mc 10: 46-52)
Đức Giêsu và các môn đệ đến thành Giêrikhô. Khi Đức Giêsu cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giêrikhô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên anh ta là Batimê, con ông Timê. Vừa nghe nói đó là Đức Giêsu Nadarét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: "Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!"  Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Đavít, xin dủ lòng thương tôi!" Đức Giêsu đứng lại và nói: "Gọi anh ta lại đây!" Người ta gọi anh mù và bảo: "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!" Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giêsu. Người hỏi: "Anh muốn tôi làm gì cho anh?" Anh mù đáp: "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được." Người nói: "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!" Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.

“Hôm nay trời lửng-lơ trời,”
Giòng sông ánh sáng, sẽ trôi hoa vàng.”
            (Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
            Tình-tự này, người mù tên Batimê ở trình-thuật cũng đang cùng một tâm-trạng, rất ưu tư.
Sáng hôm ấy một ngày đẹp trời, 3 linh mục Dòng Phan Xi Cô, Đa Minh và Dòng Tên, kéo nhau xuống sân gôn, để giải khuây. Nhưng, thay vì được khuây khỏa, thì các vị lại chuốc lấy bực bõ, u sầu. Rất bực, vì nhóm bạn cùng chơi gôn hôm nay sao quá chậm lụt, chưa từng thấy. Banh gôn nhẹ, đánh tung toé; cờ cắm vội, chẳng buồn chạy lên.
Kịp đến hố banh thứ 18 đủ điểm rồi, nhóm bạn thi đấu cũng chẳng buồn chạy. Không dằn được cơn tiếc, cả 3 linh mục định vượt lên phía trước, nói lời phải chăng với bọn người chơi chậm, để mất ăn. Hỏi ra mới biết, nhóm bạn hôm ấy toàn những người khiếm thị, làm sao chơi cho hợp ý.
            Ân hận vì quá nóng lòng, vị linh mục dòng Phan Xi Cô định bụng chuộc lỗi bằng việc hứa sẽ dâng cầu theo ý các vị khiếm thị kia nhận được phép mầu, để họ lại sẽ thấy bầu trời trong xanh, đẹp đẽ. Riêng, vị linh mục Dòng Đa Minh lại tuyên bố với đồng nghiệp, là: ông sẽ tìm cho bằng được vị bác sĩ nổi-danh trên tỉnh, để chữa mắt cho nhóm bạn chơi gôn thiếu may mắn ấy. Còn, vị linh mục Dòng Tên lại chỉ biết phân bua: sao không để mấy ông ấy chơi gôn vào buổi tối, có tiện hơn không?
            Với người Palestin đầu đời, mắc nhuốm đau thương tật nguyền không chỉ là vấn đề tài chánh, pháp lý khiến họ cam chịu cả một thời. Nhưng, còn bị xã hội ruồng rẫy hắt hủi, không được phép sống chung với cộng đoàn và chúng-dân thời Chúa sống. Kẻ nhuốm/mắc đau-thương/tật-nguyền còn bị coi như chịu hình-phạt nặng Chúa gửi, do lỗi lầm mình sai phạm. Đi xa hơn, có người lại quan-niệm: tai-ương/tật-nguyền chắc chắn đã bắt nguồn từ bàn tay cứng rắn của Chúa Cha.  
            Thời ấy, người phong cùi, khiếm thị, tật nguyền, hoặc xuất huyết rong kinh, đều bị xếp vào hạng thứ dân nghèo hèn bị người đời khinh rẻ, không được chung sống với ai vì sợ lây. Ngày nay cũng thế, ngành truyền thông dù đã phát triển, nhưng nhiều tín hữu Đạo Chúa vẫn có quan-niệm cổ-lỗ, lại cứ cho rằng: Chúa trừng-phạt người “đồng tính luyến ái”, nên mới để tràn lan bệnh Sida, cúm heo/cúm gà này khác. Qua tiếp cận với người mắc/nhuốm thương đau/tật nguyền, Đức Giêsu đã chấp nhận bước vào đời trần thế, chuốc lấy thương đau, của mọi người.
            Trình thuật thánh Máccô, nay ghi rõ là tay ăn mày BaTiMê là dân thườg bậc thứ cùng chung với đám người nghèo khó bị khinh-chê đủ điều. Trình-thuật kể: anh cứ lẽo đẽo theo sau môn-đồ và hành-xử giống hệt giới cùng đinh, nghèo khó. Lời Chúa nói, Ngài nhấn mạnh:Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Hỏi thế, Ngài muốn không những để cho anh BaTiMê tỏ-bày niềm ao ước có được lựa chọn dù là bệnh nan-y, cần chữa-trị. Nhưng, Lời Chúa lại đã đem đến cho anh BaTiMê phẩm-giá con người, anh phải có. Phẩm-giá mà mọi người đều phải có, không chỉ lới người tật/bệnh, nghèo khổ.
            Michael Moynahan, kịch tác gia nổi tiếng người Mỹ là tác giả tuồng “Bartimaeus”, cũng từng có tư tưởng chủ động xoay quanh câu hỏi:Anh muốn tôi làm gì cho anh?” hệt như câu Chúa nói ở trình thuật hôm nay. Tác giả đã triển khai thêm Lời Chúa gửi đến người bệnh, tên là BaTiMê. Nhưng ở đây, câu nói của Đức Giêsu gửi cho mọi người, những người nhuốm/mắc thương đau, nghèo hèn và những người bình thường ở huyện, nữa.
Khi được phép chọn cung cách cho chính mình, thì kẻ cùng đinh/nghèo mạt là BaTiMê như nghe thấy tiếng gọi của Đấng, mà anh nghĩ: khi sáng mắt, anh sẽ quay về ngưỡng mộ, cảm tạ. Người khiếm thị hôm nay, còn tự nhủ: may mà mình không thấy điều xấu xa vẫn có trước khi được sáng mắt. Bởi, nếu không, lại sẽ van nài, thở than, phiền-trách hết mọi sự.
            Tương-tự như thế, người nghèo-khổ cũng tự hỏi lòng mình, xem mình có đủ gan dạ để xuyên phá mọi rào cản hầu bước lên mà sẻ san cơn đói lâu nay đang hoành hành? Và, vị cao niên hôm ấy sẽ tự nghĩ: không biết rồi ra có gặp được người xưa bị tách rời cộng đoàn, để họ nhắc mình về sự mỏng dòn/ngắn ngủi của cuộc đời không đây?
Cuối cùng, kẻ bị bách hại, cũng sẽ nài nỉ Chúa hãy để mắt đoái thương những kẻ bị ức hiếp giam cầm, chẳng bao giờ đạt hạnh phúc. Và, cũng một câu hỏi tương tự được gửi đến hết mọi người: Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Anh có muốn nhìn vào nội tâm xem mình xấu/đẹp ra sao không? Nhìn vào nội tâm, còn để chiếu rọi phần sáng/tối, trong con người mình. Nhìn vào nội tâm, để tỉnh trí nhớ lại lời dặn khi xưa, của Đức Chúa.
            Màn kịch với nhiều vấn-nạn của Moynahan ở trên, nhắc ta cần có nhận thức sâu sắc về nội tâm. Nhận thức, sau khi thấy được cảnh sống của mọi người, ở chung quanh. Nhận thức, để rồi ta sẽ tôn-trọng phẩm-giá con người. Phẩm-giá có được sự chọn-lựa và bổn phận, để ta quyết-tâm làm điều gì đó, hầu nhận ra được cảnh sống của những người đang sống ở ngoài luồng, ngoại cuộc.
Ở thế giới có những điều và những người cùng khổ ta thường gặp, đang ở vị-thế có thể chọn những gì mình muốn nhìn/muốn thấy trên đời. Bởi, không phải tất cả mọi thứ trên đời, đều là những thứ đáng cho ta để mắt nhìn đến, hoặc ưu-tư.
            Cuộc sống hằng ngày, vẫn xảy ra nhiều bạo lực, lạm dụng. Những lạm dụng, làm vấy bẩn phẩm-giá con người. Những hành vi bạo động khiến ta nản lòng, không còn muốn chứng kiến tình-cảnh những người từng nhuốm/mắc đau thương, tuyệt vọng và ta vẫn có thể viện cớ này/khác để né tránh, không muốn trực diện nỗi “đau thương/tuyệt vọng” đầy tra vấn của người, của đời.
Có can đảm chứng-kiến cảnh-tình đau-thương/tuyệt-vọng mà người khác đang phải sống, ta mới thấy nảy-sinh tình thương-yêu/đùm bọc, mình cần có. Có chứng-kiến hoặc bị thách-thức/vấn nạn, ta mới biết khích-lệ mọi người làm điều gì đó, hầu kiến-tạo thế giới thích hợp hơn, cho người.   
            Tham dự Tiệc thánh hôm nay, mỗi người trong ta được Chúa hỏi cùng một câu tương-tự: Anh/chị muốn Tôi làm gì cho anh/chị?” Và, giả như câu đáp trả của ta, là: con muốn được nhìn thấy sự vật bên ngoài và cả phần tâm thức bên trong, để có được chọn-lựa đích-đáng, hầu phục-vụ cuộc sống của người khác.
Vậy nên, hãy cầu mong sao ta có lòng quả-cảm, dám đưa vai gánh-vác trọng-trách Chúa đính-kèm vào quà tặng ân-sủng, Ngài thương ban.  Cuộc đời, là phúc hay họa, dù “vương vấn nhiều lỗi phạm” hay nhuốm/mắc thương đau, vẫn là quà tặng từ Thiên Chúa. Quà đây, không chỉ là niềm vui sướng/hồ hởi, mà còn là vấn-nạn/cảnh-tỉnh nhằm giúp ta nhìn xa, trông rộng. Trông và nhìn, không chỉ mầu sắc bên ngoài, mà cả đến vấn-đề nội-tâm nữa.
Vấn-nạn rồi, ta sẽ cùng với hết mọi người, bất chấp mọi “nhuốm/mắc thương đau chuốc lấy nơi người”, rồi cứ hiên ngang mà tiến bước theo Chúa đi muôn phương đến với mọi người, cả những người khổ-đau, sầu-buồn, cùng khổ, rất hèn kém.
Với quyết-tâm như thế, ta lại sẽ ngâm tiếp lời thơ còn bỏ dở, rằng:
“Hôm nay trời lủng-lơ trời,
Giòng sông ánh sáng sẽ trôi hoa vàng.
Tôi ngồi ở bến Hàng Giang,
Khóc trôi mây nước bang-hoàng suốt đêm. (Hàn Mặc Tử - Bến Hàng Giang)

Ngâm thế rồi, ta lại sẽ hiên-ngang dấn-bước đến với những người hèn/kém, thương đau, sầu buồn để học cùng ta cảm tạ Chúa về những ân-huệ/cảnh-tình suốt đời mình.    
Lm Richard Leonard sj biên soạn  -
Mai Tá lược dịch