Tuesday 30 October 2018

“Anh bâng khuâng, nghe Lời Tình réo gọi,”


Suy Tư Chúa nhật thứ 31 thường niên năm B 04/11/2018
(Mc 12: 28b-34)
Có một người trong các kinh sư đã nghe Đức Giêsu và những người thuộc nhóm Xađốc tranh luận với nhau. Thấy Đức Giêsu đối đáp hay, ông đến gần Người và hỏi: "Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?" Đức Giêsu trả lời: "Điều răn đứng đầu là: Nghe đây, hỡi Ítraen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó." Ông kinh sư nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ." Đức Giêsu thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo: "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!" Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa.

“Anh bâng khuâng, nghe Lời Tình réo gọi,”
“Xoáy buồng tim, giọng hờn ngập không ghian.”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tâm Hàn)
Tình réo gọi hôm  nay, là cuộc tình Chúa vẫn rong ruổi, ở Nước Trời. Tình Chúa rong ruổi, để người người thực hiện thứ Tình Ngài trông ngóng dân con mọi người rày đáp trả.   

Trình thuật thánh Máccô, nay tiếp tục bàn về các thắc mắc của bạn đạo xin Chúa lời dạy hầu thi hành luật Do thái, rất Torah. Luật Torah, ghi nhiều điều rất chi tiết khó mà nhớ hết, nên bạn đạo nọ vẫn hỏi: “Điều nào cao trọng nhất trong các giới lệnh của Đạo?” Để đáp trả, Chúa tóm gọn bằng lời khuyên răn để đời: “Là, yêu Chúa và thương người”.

Yêu Chúa và thương người, giải phóng ta và đảm bảo cho ta một đời nhẹ êm, phúc hạnh, nhiều hy vọng. Lại nữa, khi suy tư chuyện này, giới lệnh của Chúa đã bảo đảm cho cả hiện tại lẫn tương lai mai ngày, chứ không chỉ là hy vọng thôi. Nhận thức như thế, thì chuyện Chúa dạy hôm, không ai có thể cưỡng chống được. Đó là điều, mà tôn giáo nào cũng coi đó như phương án giải phóng/cứu độ dựng xây trên nền tảng thương yêu. Thương yêu Chúa, là Đấng muốn ta làm thế, suốt mọi ngày. Trong đời.

Yêu thương Chúa, bắt đầu bằng việc “lắng tai nghe”, hệt như cụm từ “Shema” bên tiếng A-ram,  từng diễn tả. Tức là động thái mở tai và mở cả lòng mình ra mà nhận thức. Đây, là câu đầu của giới lệnh được ban hành trước tiên. Có lắng tai nghe Lời Chúa dạy, người người mới có thể đi vào quan hệ mật thiết với Chúa. Xem Chúa nói điều gì, để ta nghe theo. Và, ta có đáp trả theo cung cách rất riêng của mỗi người, không? Và, yêu thương Chúa, là yêu cầu đòi ta phải thực thi vào mọi lúc. Cả những lúc, Thiên Chúa là Tình Yêu đã đi bước trước để yêu ta. 

Yêu thương Chúa, là chọn lựa vốn có tự đáy lòng, vẫn thôi thúc ta có được ước ao những điều cao cả, ta chưa từng làm. Tức, biết yêu và đương yêu hết mọi người. Thông thường, ta vẫn chọn người tốt đẹp và đáng yêu nhất là chính Chúa, để làm trước. Yêu thương Chúa, còn là vào với tình bằng hữu Chúa dành để cho ta, và mọi người.

Nói cách khác, yêu thương Chúa không có nghĩa cứ bỏ cả đời ra mà “kiếm tìm” Chúa khắp nơi. Cho bằng, cứ để Chúa tìm đến với mình như gương mẫu cho mọi người bắt chước. Sự thật thì, trước khi ta đi tìm Ngài để yêu thương Ngài, thì chính Ngài đã quan tâm tìm đến ta và Ngài sẽ làm thế mãi muôn đời. Ta chẳng cần tìm, mà chỉ cần cảm tạ Chúa là hơn cả. Và cách hay nhất, cuối cùng là hết lòng cảm tạ vì Ngài vẫn thương ta, dù ta đã không làm thế.

Yêu thương Chúa, là thương yêu hết mọi người. Cả người cận lân, lẫn kẻ xa lạ. Yêu thương như thế, sẽ đưa ta vào với thứ tự của lòng bác ái, rất thương yêu. Đưa ta vào hệ cấp/phẩm trật của mọi thứ rất đáng thương, ở đời người. Yêu thương như thế, tức biết đặt thứ tự trên/ dưới, trước/sau cho các loại tình mà mình đương yêu. Yêu thương Chúa, là yêu bằng tình yêu đặt trên mọi danh sách, mọi thứ tình, ở đời. Là, đi thẳng vào trọng tâm của mọi sự, để rồi ta sẽ thong dong không còn ưu tư/lo lắng về mọi chi tiết lề luật. Thong dong, cả với Lề Luật, rất Torah nữa.

Ở đây, điều đó là một lạ kỳ, rất lớn lao. Lạ và kỳ, là ở chỗ: giới luật Yêu Thương Chúa, không chỉ là luật yêu thương người đồng loại trước nhất. Mà là, yêu thương chính mình trước đã, rồi mới thương yêu người đồng loại. Bởi, thương yêu chính mình, là ví dụ cụ thể. Là, chứng minh rằng mình có khả năng yêu thương người nào khác hơn là chỉ mỗi mình. Là, yêu bất cứ ai. Đó, chính là ý nghĩa của lời dạy: hãy yêu thương người khác, như thương yêu chính mình. Sự thật thì, ta chẳng thể yêu ai khác, nếu không thương mình trước đã. Cũng, không thể thương yêu họ theo kiểu Chúa thương ta.

Theo thiển ý, yêu thương Chúa là biết lắng nghe và đối thoại bằng tình bạn. Lắng tai nghe, để còn biết tình Chúa thương ta, không là tình ích kỷ hoặc thứ tình của Narcis “chỉ biết mỗi mình”. Đó, là tình bạn mà Đức Chúa, Đấng đã bỏ cả thời gian vĩnh hằng để thương ta. Để làm ta vui. Điều này, như có nói ở trình thuật, là thứ trò chơi khác hẳn luật lệ, hoặc nghi lễ tế tự, cầu nguyện.

Chúa thấy người bạn ở trình thuật nhận ra được thông điệp Ngài chuyển cho anh, nên Ngài bảo: “Anh không xa Vương Quốc Nước Trời là mấy!” điều này cũng giống như Lời Ngài còn nói với tay tội đồ bên thập giá: “Hôm nay anh sẽ cùng tôi về nơi Thiên Quốc.”

Yêu thương Chúa. Thương yêu chính mình, còn là yêu tất cả bạn bè người thân rất gần cận. Đây, còn là bài sai Chúa đưa ra. Là, giới lệnh mà đôi lúc ta thấy ngại khi yêu cầu mọi người yêu thương nhau như họ từng thương yêu chính họ. Nói như thế, là bởi ta không chắc họ có yêu chính họ rất nhiều, hay không.

Ở đời, nhiều người vẫn cứ tìm cách không yêu thương chính mình, sợ rằng thứ tình yêu ấy chỉ có với người lành thánh, mà thôi. Thật ra, không phải thế. Hãy yêu thương chính mình trước đã, rồi ra mình cũng sẽ nhận thức rằng: Chúa rất yêu ta. Và, Chúa sẽ cùng ta thương yêu những người gần cận, rất nhân loại.

Nhiều người nay lại dấy lên một thứ luật lệ về “trút sạch” để trói mình vào với yêu cầu biến mình nên “trống rỗng”, tức trở thành thứ “sắc sắc/không không”, hư vô, vô bổ. Thật ra, ta đã cảm kích thứ tình rất hay này rồi. Nhưng, mỗi khi ta ra đi mặc lấy cho mình cách này thì cuộc sống dần dà rất ít theo kiểu “trút sạch” hoặc “trống rỗng/hư vô”. Làm thế tức là ta đã khám phá ra rằng: nơi ta, đã có rất nhiều điều/nhiều thứ, mình không biết. Điều ấy, thứ ấy có thể là: Chúa vẫn yêu ta. Ta và Chúa cũng đang yêu thương hết mọi người, rất đương yêu.

Rất nhiều người, lại vẫn cảm kích/khích động về bí nhiệm của Chúa. Nhưng, huyền nhiệm nơi Ngài là sự thể cho thấy: tất cả những gì Chúa sở hữu, đều là và chỉ là chuyện Ngài đương yêu ta và ta được bao gộp vào với đối tượng của Tình Ngài với ta, và thế giới. Bên dưới tất cả những chuyển nhượng tình của ta đối với mình, và tình mình với mọi người, đó là Thiên Chúa, Đấng thuộc về ta rất vô hạn định trong bản-thể-rất-thánh mà Ngài ban cho ta.

Thương yêu chính mình, là cứ để như thế, vì Chúa. Cứ để Chúa yêu ta, rồi ra ta sẽ đạt mọi chuyện. Đôi khi, ta lại nghĩ: đó là giới lệnh trước nhất rất cao cả, so với mọi giới lệnh. Hiểu được thế rồi, ta sẽ vượt thắng mọi tranh cãi/biện luận về tính cách tự-hy-sinh hoặc tự-phát để trở thành sự thể đời mình. Tất cả không là gì khác, ngoài chuyện đó. Đó, là điều ta sở hữu nhiều hơn chuyện tự bằng lòng về những gì là tầm thường.

Và, đó cũng là sự thể để ta lướt vượt mọi bận tâm có thể có khi cái chết đến gần với ta. Lướt vượt cả mọi cấm đoán, huý kỵ và hạn chế trong đời người.
Trong tâm tình cảm thông sự việc cần biết và cần hiểu, cũng nên ngâm tiếp lời ca trong bài thơ rất mộng ở trên, rằng:

            “ Anh bâng khuân nghe lời tình réo gọi,
            Xoáy buồng tim, giọng hờn ngập không gian.
            Âm mơ hồ vọng tự cõi xa xăm,
            Tiếng réo gọi trả mình thời hoa mộng.”
            (Nguyễn Tâm Hàn – Âm Vọng)

Âm vọng của nhà thơ vẫn lờ mờ, nhưng vẫn thích. Âm vọng của bạn đạo từng hỏi, là vọng âm của tình tiết lặng câm, vẫn nằm trong lòng, nay xuất thành lời. Lời hỏi han. Lời vàng Chúa dạy, rất tình tiết.

Lm Kevin OShea DCCT biên soạn –
Mai Tá lược dịch.

Tuesday 16 October 2018

“Ô hay nhỉ, một thoáng mộng ngỡ mang thân Từ Thức,”


Suy Tư Chúa nhật thứ 29 thường niên năm B 21/10/2018
(Mc 10: 35-45)
 
Khi ấy, hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và nói:"Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây." Người hỏi:"Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?" Các ông thưa:"Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang." Đức Giê-su bảo:"Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?" Các ông đáp:"Thưa được." Đức Giê-su bảo:"Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được."
Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan. Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người."
“Ô hay nhỉ, một thoáng mộng ngỡ mang thân Từ Thức,”
“Mảnh hình hài dâng tặng trái tim tiên.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Tâm Hàn)

Mộng của anh, những mang thân Từ Thức. Mộng của người, lại muốn gần bên Chúa với bên người, nên quyết định. Quyết và định, như các thánh đã làm ở trình thuật, rất hôm nay.


Trình thuật hôm nay, thánh sử Máccô lại viết về thái độ rất “con trẻ” của tông đồ Chúa. Thái độ đây, là động thái bon chen, kèn cựa đòi chỗ cao. Nhưng, Chúa quyết phản bác thái độ ấy mà bảo: ai muốn làm đồ đệ đích thực, phải chấp nhận phận hèn tôi tớ. Như kẻ thấp hèn, bị bỏ bê như trẻ bé, tức: những người bị bóc lột, dày vò, hay thụ động.

Trình thuật thánh sử kể, nay được hiểu và nên hiểu như cung cách tháp nhập tầm kích thụ động lại cũng năng động, đi vào cuộc sống chân phương, rất đích thực. Lời Chúa, nay mời gọi mọi người hãy sống chân thật như trẻ bé”, để phục vụ mỗi người và mọi người. Có như thế, mới có thể hoạt động phục vụ Chúa nơi con người để phát triển cuộc đời.

Động lực khiến ta nên “trẻ bé/thấp hèn” hàm ngụ nhu cầu quân bình hoá đặc trưng khiêm hạ, tức: lối sống thấp hèn, với tính cao sang/trọng vọng, tức: có tâm hồn cao cả, rất lớn. Lời mời đây, lại mang ý nghĩa rất phải lẽ cứ đòi ta xử sự như người cao sang, trọng vọng. Bởi, như Chúa bảo: Ai muốn nên cao trọng, phải biết phục vụ, như trẻ bé!” Và, ai muốn nên trẻ bé, phải sống sao cho cao trọng. 

Thành ra, khó mà nên “trẻ bé” sống hài hoà, trọn hảo, toàn thiện. Lời Chúa mời, thoạt nhìn ra như nghịch ngạo, kình chống, cũng kích động. Nhưng, trình thuật hôm nay không muốn kêu gọi mọi người sống khiêm nhu theo kiểu dân con phục vụ và như trẻ bé. Lời Ngài mời gọi, không chỉ gửi đến bất cứ ai, ở nơi nào. Đúng hơn, lời mời gửi đến ta là mời ta sống sao cho có thể phát triển khả năng riêng tư đến cao độ. Phát triển rồi, lại sẽ sử dụng năng khiếu mình được tặng để phục vụ đúng cách mỗi người và mọi người. Đặc biệt, là người nghèo hèn, đang cần khả năng ấy, thấy cũng nhiều.

Vấn đề là, làm sao để có thể tháp đặt đặc trưng “khiêm hạ” vào với tính cao trọng, thật cũng khó. Điều thú vị, là: cụm từ “khiêm hạ” đối với mọi người, nghe vẫn dễ hơn cụm từ “cao sang/quyền thế”, rất là thế. Ngay buổi đầu, khiêm hạ ra như đặc tính rất “khắc kỷ” lâu nay vẫn được gán cho các thầy dòng  khổ tu sống đời đan viện, tức những vị những muốn xa rời đời sống tục trần để thực thi Tin Mừng Chúa nhủ khuyên. Xét tính cách xã hội và chính trị, đây là chuyện khá ư vô dụng, chẳng bổ ích. 

Đúng ra, đó là thái độ “bê tha/la cà” hơn đặc trưng/đặc thù đáng ta trân trọng theo nhãn giới hiện đại, trần tục. Khiêm hạ, là trạng huống tâm linh rất thấp bé, hèn mọn. Khiêm hạ, là trạng thái tâm tình dễ tác hại cả những người chủ trương sống như thế. Phần đông tu sĩ dòng khắc kỷ/khổ tu hay viết những chữ “luận thuyết/quyết tâm” nơi thang giá trị hoặc “khiêm tốn” để thực hành. Với văn chương thi tứ chốn dân gian, thì khiêm nhu/’khiêm hạ chả có gì khiến giảm hạ phẩm giá của mình hết. Chẳng cần biết, ta và mình có tìm sống khiêm hạ đến mức độ nào đi nữa, vẫn còn đó nghị lực tâm linh để vời đến. 

Cảm tạ Chúa, là ta vẫn nhận được ân lộc nhiều hơn thế. Bởi, người cũng như ta đều là những người cần thứ gì đó để dung hoà. Giả như ta có bị cuốn hút vào tình huống tư riêng, lọc lựa cho thích hợp để thăng tiến lên chốn cao sang/vị vọng, thì ta và người vẫn cần đến sự khiêm hạ đích thực khả dĩ giúp mình mở ngỏ lòng vơí khung trời rộng mở, mà phát triển. Bởi, như mọi người đều đã biết, tính cao trọng thực sự là tính chất rất “nhân chi sơ”, hơn cả đặc trưng khiêm tốn. Khiêm hạ/từ tốn, vốn chỉ là “bố thắng” hãm tốc lực cho người tìm đến những gì là cao sang, trọng vọng. Thế nên, đừng tưởng rằng “nhân chi sơ tính khiêm hạ”, sau đó thiên hạ và xã hội mới bổ sung cho vài ân lộc để thích nghi với tình huống đa dạng, để sống.

Khiêm hạ, ngay từ đầu vẫn giúp ta hướng về Chúa. Khiêm hạ, tự bản chất, là thái độ cũng rất Đạo. Bởi, so sánh với Chúa, ta chắc chắn chỉ là người con nhỏ bé, rất thấp hèn. Khiêm hạ, nhắc ta nhớ rằng: tất cả mọi sự tốt đẹp trong ta đều từ Chúa, chứ không phải do ta, hoặc bởi ta mà có. Nó tập trung nhấn mạnh, rằng: mọi sự tốt đẹp trong ta, là do Chúa. Nhận định theo cách đó, nó sẽ đưa ta vào đúng vị trí vẫn có và phải có trong vũ trụ vạn vật. Nó song hành, chứ không kình chống lại sự cao trọng. 

Nếu có quyết tâm sống khiêm hạ suốt cuộc đời, thì tự khắc sẽ đạt tính cao sang/vị vọng, ở muôn nơi. Tiếng Hy Lạp khi xưa gọi đó bằng từ “megalopsychia” tức tâm thần cao cả và to tát. To tát, ở chỗ: nó vực dậy và dưỡng nuôi hy vọng, rộng khắp. Nếu tính khiêm hạ cho ta biết về Chúa Cao Cả hơn tất cả, thì tính cao sang vị vọng lại diễn nghĩa cho ta hiểu rằng ta không là thành phần cao cả của giống người; bởi, ta vẫn có chút gì đó để góp phần vào sự cao cả của vũ trụ/vạn vật mà không loài nào làm được.

Trình thuật hôm nay, thánh Máccô mô tả cho ta thấy toàn bộ sự sống và ý nghĩa của Đức Giêsu, rất tốt đẹp. Trình thuật đẹp, ta có được là ở bản 70 bằng tiếng Hy Lạp. Ở đó, thánh Máccô kể lại sự kiện Chúa có nói: Ngài đến với thế gian không phải được mọi người phục vụ, mà là phục vụ mọi người. Và, thánh sử Máccô còn viết thêm rằng: Ngài đem chính mình ra mà làm chứng với dân con là đám “vô danh tiểu tốt”, vốn bị rơi rớt chốn lãng quên.

Diễn tả sự cao trọng đáng quý trọng nhất ở thời đại ta đang sống vốn được đặc trưng “khiêm hạ” khiến dịu êm, là tư tưởng đến từ Đông Âu. Người bất đồng đã vùng dậy từ nội bộ nhóm Sô Viết, của thời trước. Họ là những người đã cả gan dám chứng tỏ đặc trưng ngôn sứ để yêu cầu con người hãy biết tỏ ra mình là người biết sống cho phải lẽ cho con người; đặc biệt là những người từng bị chính quyền Sô viết thời đó áp chế tiếng nói của họ. Trong khi đó, tiếng nói của họ lại được lắng nghe ở nhiều nơi khác, rất cảm thông. Tiếng nói đó, còn là lập trường kiên quyết của các vị bất đồng chính kiến như Havel, Sakarov, Solzhenitsyn , vv.

Theo cách này, ta tìm ra được sự quân bình mà đôi lúc không thấy có nơi người viết; chẳng hạn như, sự việc tự biến mình thành “thùng rỗng”, rất trống vắng. Sự thể này, còn thấy được ở một số truyền thống Kitô-hữu vốn dĩ từng muốn làm sáng tỏ sắc thái của những lỗi và tội. Điều này, còn thấy rõ ở một số nhóm hội thuộc giáo phái Thệ Phản (đặc biệt là nhóm hội mang tên Luther) và một số nhóm hội khác thuộc Giáo Hội Đông Phương, và dĩ nhiên cũng lại thấy một số mạch chính trong Đạo Chúa. 

Điều này, cũng đã thấy ở một số triết thuyết và thần học tu đức vốn dĩ không tiến triển là do bản thân mình không dám vượt thắng thói quen, rất cố hữu. Tựa hồ như những người lại thích mùa Thu hơn mùa Đông và mùa Xuân, lẫn mùa Hạ, vì tính chất thi ca, mộng tưởng. Tính chất, rất ở ẩn trong bóng tối đen hiểu biết về Chúa, nên đã thấy thách đố nhiều trong tính chất thập giá, nơi mọi sự.

Đổi lại, có lẽ cũng nên nghĩ suy thêm về tính tích cực và /triệt để về mọi sự. Những sự như: Thiên Chúa là Đấng tạo dựng hết mọi loài, mọi người trong trời đất là để mọi người, mọi loài có quan hệ đẹp với Chúa, và đó không là sự trống rỗng, vô bổ. Ta cũng nên biết những điều đó, mà cảm kích để rồi sẽ không chối bỏ việc Chúa thực hiện những sự tốt đẹp cho ta. Vâng! Lịch sử và xã hội từng gây tổn hại nhiều cho “trẻ bé”, ngay từ gốc. Tuy nhiên, tổn hại ngay từ gốc không là sự hủy hoại tận gốc rễ, để triệt hạ. Nói tóm lại, trình thuật nay được thánh sử Máccô tập trung nhấn mạnh một điều, là: chính Đức Giêsu đã và đang yêu cầu mọi người trở nên như “trẻ bé” là theo nghĩa đơn giản như thế đó.

Xem như thế, các chủ đề về quan điểm “trở nên kẻ bé nhỏ” thánh sử đưa ra suốt những tuần qua, là để ta suy tư về tư cách “trẻ bé” theo nghĩa: bất xứng hợp thấy rõ; vượt quá hoang tưởng; cung cách bổ sung; bước đi theo Chúa; trở nên trẻ bé rất cao cả.

Thế nghĩa là, “trở nên trẻ bé” sẽ không có nghĩa: chống đối nền thần học của thập giá, mà là: nhìn vào thập tự đích thực của con người chứ không phải tưởng tượng, mà thôi.     

    
Trong tâm tình đó, tưởng cũng nên ngâm thêm lời thơ còn dang dở, ở trên mà rằng:

“Ô hay nhỉ! một thoáng mộng… ngỡ mang thân Từ Thức,
Mảnh hình hài, dâng tặng trái tim tiên.
Xa trần gian… xa vắng hết ưu phiền,
Giấc mơ tình tan vỡ, anh chao đảo giữa giòng đời …bỡ ngỡ.
Hồn mơ màng tìm lối mộng Thiên Thai.”
(Nguyễn Tâm Hàn – Này Em)


“Giấc mơ tình tan vỡ”. “Chao đảo giữa giòng đời”. Tất cả, vẫn chỉ vì người đời quên mất Lời của Chúa vẫn cứ dặn: hãy nên “trẻ bé” mới mong “ xa vắng hết ưu phiền”. Và, cũng chẳng “mang thân Từ Thức”, rất truân chuyên. 
                    
Lm Kevin OShea DCCT biên soạn –
Mai Tá lược dịch.

Wednesday 10 October 2018

“Này em, có nghe gì trong lời buồn của gió,”


Suy Tư Chúa nhật thứ 28 thường niên năm B 14/10/2018
 (Mc 10: 17-30)

            Một hôm, Đức Giêsu vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: "Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?" Đức Giêsu đáp:"Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ." Anh ta nói:"Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ." Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta:"Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi." Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.

Đức Giêsu rảo mắt nhìn chung quanh, rồi nói với các môn đệ: "Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!" Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Người lại tiếp: "Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa." Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa và nói với nhau:"Thế thì ai có thể được cứu?" Đức Giê-su nhìn thẳng vào các ông và nói:"Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được."

Ông Phêrô lên tiếng thưa Ngài:"Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!" Đức Giêsu đáp:"Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.”

“Này em, có nghe gì trong lời buồn của gió,”
“Có cảm gì tiếng xào xạc của cây?”
(dẫn từ thơ Nguyễn Tâm Hàn)

Buồn của gió, nay lại cứ len lỏi ngập hồn anh. Bởi, anh đã lạnh lùng gạt bỏ lời mời của Chúa, như chàng trai buồn ở Phúc Âm. Lời mời da diết Chúa gửi đến hết mọi người. Cả người giàu, lẫn kẻ nghèo, lâu rày nhiều tình tiết.

Lời Chúa, nay bàn tiếp về lối sống “như con trẻ” để trở thành đồ đệ Chúa. Lời Chúa, trước nhất gửi người thanh niên giàu có đại diện cộng cho đoàn dân con Do thái chuyên giữ luật Torah, tức: những người vẫn giúp cô nhi, quả phụ hoặc kẻ nghèo bằng của dư của để, mình vẫn có. Nhưng, vấn đề Chúa đặt ra với chàng trai giàu, không có nghĩa cho đi hay tiếp nhận của cải, mà là: có nên chấp nhận lời mời “theo chân Chúa”. Và, có sống “như con trẻ” vẫn vui vẻ mà cho đi hay không?

Trước nhất, “theo chân Chúa”, là tin vào Đức Giêsu và mọi giá trị cũng như nếp sống Ngài trù định. “Theo chân Chúa”, là trao cho Ngài mọi sáng kiến về hướng đi của mình, từ bây giờ. Là, chấp nhận mọi cảnh tình xấu/tốt xảy đến khi dấn bước theo Ngài. Và, cứ để Ngài đi trước mà định vị, rồi đưa ra đòi hỏi để tự làm. Và ở đây, chàng trai giàu biết luật đã thực thi mọi sự như luật buộc, lại vẫn muốn tự mình định đoạt đường lối cho đời mình, nên thấy khó nếu bỏ hết tất cả để bước đi theo.

Với ngôn ngữ đời thường, thì “bước đi theo Ngài” sẽ mang nhiều ý nghĩa, rất điển tích. Như ngôn sứ Êlya có lần nói: ông cũng từng “bước theo Ngài.” Và, cái khó của việc này, không là: tìm hiểu xem Ngài là thần thánh hay Đức Chúa rất thực/hư, mà tự hỏi xem mình có đủ thực lực khi quyết định “bước đi theo Ngài” cho đến mút cùng cuộc đời? Đó chính là vấn đề.

Vấn đề, như nội dung truyện “Anh em nhà Karamazov” của Dostoievsky, trong đó có vấn nạn của tay tội đồ đưa ra với Chúa: “Phúc Âm của Ngài, ôi lạy Chúa, sao đưa ra quá nhiều đòi hỏi đến thế? Đòi hỏi ấy, chỉ nên đem đến với giới tuyển lựa hoặc nhóm/hội ở cấp cao chỉ muốn điều tuyệt đối, không khuyết điểm. Đòi hỏi này, không dành để cho người thường. Và, đó là lý do khiến bọn tôi sắp đổ ụp xô nước lên đầu họ. Bọn tôi sẽ loại bỏ chủ thuyết quyết liệt từng khiến nhiều người hãi sợ. Bọn tôi còn tính dìm sâu thứ ấy xuống mức độ chỉ những người hững hờ, lờ vờ mới chấp nhận, thôi. Bọn tôi cũng quyết tâm khiến thế giới chối bỏ đòi hỏi này, nhân danh tình thương của mọi người. Và sẽ không để sự thế này quấy rầy làm mất đi sự êm ắng vẫn có.” 

Trình thuật, nay cho thấy đòi hỏi của Chúa thật cũng cao so với người giàu và cả những người Do thái sủng mộ rất đức độ từng bỏ hết mọi sự, để “bước đi theo Ngài”. 

Có truyện kể về người trẻ nọ cũng khá giàu, từng nghe đấng bậc vị vọng trong Đạo vẫn khuyên mọi người đừng sống đời cao sang, ngạo mạn nhưng cứ khiêm nhu, dễ bảo như con trẻ. Anh nghĩ đó là động thái dễ coi rẻ, chẳng bận tâm. Nghe mãi cũng nhàm tai, cuối cùng anh rời Đạo Chúa trước nay mình từng đi theo. Ít năm sau đó, anh như một số người ở trong nước, cũng đầu quân tham gia cuộc chiến khốc liệt ở Việt Nam, để thi hành nghĩa vụ người dân như dân quân trong nước. 

Buổi tối trời nọ, anh được giao trọng trách phải thức suốt, hầu canh gác cho đồng đội ngủ/nghỉ. Quá buồn chán với lối sống không lộ hé tương lai ngời sáng, anh bị bệnh trầm thống và căng thẳng đến độ đã ra tay giết người, cách vô cớ. Tối hôm đó, anh rơi vào cảnh tình tối tăm, mọn hèn bèn tự hỏi: “Chúa đâu rồi, sao không đến cứu con khỏi tình huống kiệt quệ và rất quẫn này? Cứ thế, rồi anh lang thang, lan man chốn vô định rồi nghĩ quẩn: sẽ có ngày anh cũng bị đồng đội giết chết. Nghĩ thế rồi, anh bèn theo đường khác để sống sót. Con đường anh tìm gặp, là cảnh huống biết tuân phục, xót thương người đồng loại và rất mực công chính, khác với kiểu cách mà xã hội lâu nay dẫn dụ anh đi theo.

Từ đó về sau, anh sống tốt lành như thời trẻ, rất hồn nhiên/vui vẻ với mọi người. Thế rồi, nhờ ơn lành đến từ đâu đó, anh trở về sống giống mọi người được dạy hãy “bước đi theo Ngài” như đấng bậc hiền từ, biết hy sinh mọi sướng vui vật chất hầu thuyết phục thế giới trở thành chốn an vui, lành mạnh.

Trình thuật hôm nay, cũng mô tả việc Chúa kêu mời những người “bước theo Ngài” biết nhận đón đám trẻ bé, rất vui tươi. Có lẽ, thánh Máccô khi viết trình thuật hôm nay, là muốn bảo với người đọc rằng: hãy đáp ứng lời mời của Chúa mà từ bỏ lối sống nhiều đắng cay, sai sót của người lớn. Hãy đáp ứng, trở về với cách sống đầy tin tưởng như trẻ nhỏ. Tin tưởng như trẻ nhỏ, là có tâm tình vẫn cứ tin vào người khác, chẳng bận tâm chuyện thực/hư, hơn/thiệt. Tin như trẻ nhỏ, là cứ để người lớn dẫn dắt mình rồi dấn bước, chẳng nghĩ suy.

Về với thực tế, có hai yếu tố quan trọng cần chú ý: một là, cứ nghĩ suy như thể mình không là nhân vật quan trọng, ở trần thế. Nghĩ như thế, cũng là điều tốt vì sẽ giúp ta biết hoà mình với người khác qua thực hành. Và, cũng là điều tốt, vì biết rằng mọi người quan trọng hơn ta. Thứ hai nữa, hãy để người khác kể cho ta biết con đường tốt/xấu, mà quyết định thực hiện; thay vì cứ bị những chiều hướng và cảnh tình không quan yếu khiến ta sống cứng ngắc. Hai yếu tố này, giúp ta hiểu rõ và chấp nhận rằng: dù mình có là đấng nào đi nữa, chẳng ai là người trọn lành, toàn thiện vào mọi lúc.

Trẻ bé nhỏ, vẫn hồn nhiên thực hiện những gì chúng thấy vui tươi thích thú. Chỉ người lớn mới là người lúc nào cũng thấy mọi sư ra khó khăn, dễ tự kỷ ám thị để rồi mãi mãi bị ám ảnh mình đã tốt lành rồi, chẳng cần đổi thay, biến cải để nên trẻ bé hồn nhiên, vui tươi.

Ví dụ điển hình kể ra ở đây, là trường hợp của một người khá giàu, nhưng đã cho đi tất cả để rồi nghe theo tiếng mời gọi của Đức Chúa mà làm việc thiện, là Lm Helder Camera, ở Brazil. Ông nay cũng đã trăm tuổi, nếu kể về ngày sinh. Ông được hấp thụ một nền giáo dục bảo thủ, chuyên chăm đạo đức khá chính thống, vẫn được khuyến khích trở thành linh mục Dòng, và sau đó làm Giám mục khá trổi trang. Ông khám phá ra nước Brazil mình khá nghèo khổ, khốn khó. Kể từ đó, ông đã nghe theo tiếng Chúa mời gọi ông “bước đi theo Ngài” mà sống giữa người nghèo, để phục vụ họ.           
             
Cũng vì sống chung đụng với người nghèo khó, nên ông đã trở thành tiếng nói của họ, cho họ; tức: đã đại diện cho những người không có tiếng nói. Không dám nói. Ông đã ngả về phía người nghèo bằng và qua tư cách của ngôn sứ. Ông đòi hỏi mọi người đem đến cho người nghèo không chỉ mỗi tấm lòng bác ái thôi, nhưng cả sự công bằng nữa. Ông tập trung nhấn mạnh vào sự công chính như điều kiện để được bình an. Ông sống rất năng động nhưng không bạo loạn. Ông hoạt động năng nổ nhưng không nổ dòn, để lấy tiếng. 

Cứ từ từ, ông gầy dựng tình huynh đệ nơi những người có tính nhân bản, để họ gia nhập nhóm/hội người nghèo, như kẻ nghèo. Ông gần gũi những người bị coi như đồ bỏ; giúp họ trỗi dậy tìm giải pháp cho các khó khăn họ vẫn gặp. Ông thiết lập một thứ “ngân hàng thiên định” chuyên chăm lo cho những người có nhu cầu bức thiết qua “tín dụng vĩ mô” để họ sở hữu những gì tối thiểu hầu sống theo cung cách có tình người, mà chung sống. Ông từng nói và chứng tỏ cho người nghèo thấy một số chức sắc trong Đạo vẫn muốn mọi người quên đi cuộc sống và tiếng nói của ông. Đức Gioan Phaolô đệ Nhị vẫn coi ông như người anh em của kẻ nghèo và như huynh đệ đích thực của ngài.

Thật rất dễ, để nghĩ rằng mình đang “bước đi theo Ngài” nếu cứ tưởng tượng Chúa đã nói với mình trong giấc mơ. Nhưng, như thế không là “bước đi theo Ngài” cách đích thực. Quả thật, Đức Giêsu đã đi theo và đi đến với người nghèo. Ngài quay về phía ta để yêu cầu ta cũng bước đi theo Ngài mà gia nhập nhóm/hội người nghèo. Chỉ khi đó, ta mới nhận ra được sự thật nơi Lời Ngài từng nói: Thật khó cho anh nhà giàu làm được chuyện ấy. Khó cho anh, dám bỏ mọi sự mà dấn bước theo Ngài. Thế nhưng, với ta, tất cả chẳng có gì khó vì Chúa vẫn giúp ta, hỗ trợ ta nếu ta biết sống như trẻ bé, vui tươi, và sẵn sàng. Đó là khả năng tiềm ẩn nơi con trẻ dám dấn bước dõi theo sự thật, dù rất nghèo.

Trong tâm tình đó, có lẽ cũng nên ngâm thêm lời thơ vừa vang vọng ở trên, để hát rằng:

            “Em biết chăng, giấc thuỷ tinh vỡ tan từ buổi đó.
            Lúc cúi đầu lặng lẽ bước chân đi.
            Chút loạn cuồng xa lạ nẻo đường về.
            Trong lồng ngực anh nghe tim rạn nứt, ô hay nhỉ…” (Nguyễn Tâm Hàn – Này em)

Giấc thủy tinh có vỡ tan, anh vẫn lặng lẽ “bước đi theo Ngài”. Theo Ngài, là theo người nghèo có Chúa trong họ. Nơi lồng ngực vỡ tan, rạn nứt. Bởi, tim của người nghèo là con tim tuy bé bỏng nhưng rất cao sang. Yên hàn. Rộng mở.     

Lm Kevin OShea DCCT biên soạn –
Mai Tá lược dịch.