Wednesday 28 October 2020

Suy niệm Chúa Nhật thứ 31 thường niên năm A

 

Mt 23: 1-12

Bấy giờ, Đức Giêsu nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng:

"Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào. Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường, ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là "rápbi".

"Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là "rápbi", vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.” (Mt 23: 1-12)

 

      “Hồn khẳng khiu khát chờ trăng mở hội,”

“Ngỡ ngàng đêm mộng điệp thốt lời ca.”

(dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)

Chờ trăng mở hội, hồn nào mà chẳng chờ. Mở hội rồi, hồn cứ ngỡ mộng điệp, nên mới thốt lời ca. Lời ca hay lời hát,đâu chỉ có từ những người từng hát ca, cả một đời. Hát hay ca, cả ở hội đường. Nhưng, sống khác hẳn điều mình giảng và hát như trình thuật nói hôm nay

Trình thuật hôm nay, thánh sử Mát-thêu dùng lời lẽ khá cứng cỏi để lên án đấng bậc nào chủ trương giữ luật, nhưng không sống điều mình chủ trương. Người xưa gọi họ là đấng bậc rất Pharisêu. Ngày nay ta gọi họ là gì? Là ai? Phải chăng là bậc thày có ngai cao bục giảng, chẳng có lòng?

Là, dân dã tầm thường ở đời, cùng với Giáo hội, ít khi ta đứng lên mà chống trả/phản bác các đấng bậc chuyên giảng thuyết có lời khuyên. Bởi làm thế, ta sẽ bị người đồng đạo trách móc cho mình thuộc thành phần bất mãn với quyền lực, ở trên. Với thánh Mát-thêu, chẳng ai dám trách ngài là người như thế, dù thánh nhân dám viết về Biệt Phái/Kinh sư không gì tệ hơn.

Xét cho cùng, ta thấy thánh sử cũng có lý. Bởi, vào thời trước, Kinh sư/Biệt Phái vẫn có thiện cảm với Chúa. Chỉsau này, khi Giêrusalem bị tàn phá, hồi niên biểu 70 sau Công nguyên, nhóm này mới trở thành đoàn ngũ độc tài thống trị mọi người ở Do thái. Họ tụ tập nhau ở Yebneh (Jamnia) lập ra triết thuyết mà ngày nay ta gọi là thuyết Giuđa tư tế phẩm trật, vẫn tồn tại. Các nhóm chuyên kình chống tín hữu tiên khởi như cộngđoàn Mátthêu ngõ hầu duy trì chỉ nhóm mình, thôi.

Thánh Mátthêu vốn người hiền lành, chân phương, tử tế. Nhưng khi gặp chuyện chướng tai gai mắt, ngòi bút nhẹ êm lại biến thành ngòi châm chích quyết tấn kích loài độc ác, để bảo vể Tin Mừng của Chúa. Các đấng bậc sẽ vung tay tấn kích loài lang sói và quyết liệt lên tiếng chống cự.

Thông điệp thánh Mátthêu gửi đến mọi người, là: ta chỉ chấp nhận quyền uy ở bên trên, chứ không hề chấp thuận lối sống bê tha, bệ rạc của mấy người. Các vị ngồi trên ngai bệ Môsê, nhưng không biết hành xử và sống như vị tổ phụ. Khi thánh sử Mátthêu viết: “Những điều họ nói, các ngươi hãy làm và giữ lấy”. Đây chỉ là dẫn nhập. Điều, mà thánh nhân muốn nói, là: hãy nhìn cách họ sống, chứ đừng bắt chước. Bởi kiểu cách thì nhiều, nhưng sống thực lại ít. Họ còn tệ hơn cả gái làng chơi, không xứng với Nước Trời. Tức, nào khác người mù dẫn dắt kẻ mù, cả hai đều sẽ lăn cù xuống hố.

Về đường lối họ sống, đây là ba điều để chống lại:

1) Họ không thực hiện điều mình giảng;

2) Họ trao gánh nặng lên vai người khác;

3) Họ làm mọi sự chỉ để phô trương và muốn được khen ngợi.

 

Điều ấy chứng minh: họ chỉ là:

1) Người giả hình;

2) Những người nặng nề, lê thê không muốn tiến;

3) Và chỉ là người vênh vang hãnh tiến, phô trương đánh bóng chính mình thôi.

 

Dùng ngôn ngữ thời đại, phải gọi họ là kẻ “đâm sau lưng chiến sĩ” ở cấp trên.

Nói chi tiết, điểm cuối cùng cho thấy các đấng bậc nói ở trên làm mọi chuyện chỉ để phô trương với mọi người. Chỉ muốn tìm chỗ cao trên ngai bệ thờ phụng, để mọi người thấy. Ăn, thì chỉ ăn trên ngồi chốc, hết phần người. Mặc, thì súng sính những lụa là, đai mão rặt màu vàng đỏ. Đi đâu cũng võng lọng, gậy, mão, quyết tháp tùng. Nếu họ còn sống đến ngày nay, chắc chẳng ai dám chối từ mão, đai, giải lụa hoặc mũ chụp, nhiều sắc tiá. Danh xưng thưa gửi, cứ muốn mọi người một điều “trọng kính” hai điều: “Đức thánh”,hoặc “thưa Ngài”, nghe oang oang.

Đọc trình thuật, có người sẽ bảo: nếu vậy ta chẳng nên nhận áo mão, chức vụ ở trên cao, hay sao? Nhận thế, có gì tệ? Nghe hỏi thế, có thể thánh Mátthêu sẽ trả lời: tuỳ lý do hoặc động lực thúc đẩy ta tìm kiếm, thế thôi. Chỉ thành vấn đề, khi người nhận chức cao quyền trọng chỉ để đề cao, thăng tiến chính mình. Chỉ thành vấn đề, khi người bị trị hoặc sống chung quanh nhận định thế nào, về quyền chức.

Nếu trả lời: ‘mọi người đều thế, tôi cũng thế’ thì câu này chưa hẳn là đúng, dù rất thực. Thế, những người không thể hoặc không làm thế, thì sao? Sao ta không cúi xuống nhập bọn, ởcùng hàng?

Quả là vấn đề như vừa kể. Vẫn nóng bỏng thời hiện tại có xã hội và Giáo hội như xưa và cả đến hôm nay. Xưa và nay, nhiều mục tử và thừa tác viên trong Đạo hẳn vẫn muốn thứ gì đó rất riêng tư? Đặc biệt? Đặc biệt, nơi vai trò. Đặc biệt, ở thế lực. Lịch sử trải dài nhiều thế kỷ vẫn cho thấy: các đấng bậc vẫn dính dự với lối sống này khác mà thực ra công việc thừa tác của mình đâu đòi thế.

 Thế nên, có vị cứ súng sính áo chùng rủng rỉnh để mọi người quan tâm, ngắm và nhìn. Có vị còn đeo mang trang phục rất đặc biệt đểtỏ cho mọi người biết mình cũng có đặc quyền/đặc lợi, tỉ như các “vị cảnh sát” nơi phố chợ/huyện nhà! Có vị, chỉ muốn sử dụng danh xưng rất đặc biệt tuy không hợp chức năng/nghề nghiệp, của ai hết.

Nếu thánh Mátthêu nay bắt gặp những người như thế trong lòng Hội thánh, ngài có gay gắt như xưa không?

Để trả lời, câu dễ nghe nhất, có lẽ là: thánh nhân sẽ cân nhắc bề dày lịch sử, để rồi sẽ bảo rằng: mọi việc không thể đổi thay nội một ngày. Dù, ngài hy vọng về lâu về dài, mọi chuyện sẽ thay và đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Và, thánh nhân có lẽ sẽ hỏi đích thân các vị ấy, như từng hỏi và yêu cầu mọi người hãy sống thực tế. Cả vào khi mọi người làm vì sinh kế. Hoặc, để bảo vệ nồi cơm, manh áo, dù đâu muốn.

Và khi ấy, chắc hẳn thánh nhân chỉ muốn bảo: hãy biến nơi làm việc của mình thành nơi chốn giúp mình sống đời tín hữu rất đích thực. Tức, chỉ làm những điều lành thánh đúng vai trò. Không se sua. Bè phái. Cũng chẳng cần “bùa phép”, lãng phí điều chi.

Có lẽ, thánh nhân sẽ có thêm nhiều ý tưởng để viết về chức năng/vai trò của người thừa tác công việc Hội thánh hoạch định, như linh mục. Có người phỏng đoán: có lẽ thánh nhân cũng muốn linh mục và thừa tác viên trong Đạo chỉ chấp nhận thực thi công tác mục vụ/rao giảng nào đượcđề ra cho mình thôi, chăng? Thời buổi này mà nói thế, e hơi lạc điệu. Lạc, cả cung giọng trầm bổng rất hăng say/nhiệt nồng hơn thời cổ, ở cộng đoàn Mát-thêu tiên khởi?

Kể cũng khó định vị trình thuật sao cho hợp với thời buổi hiện tại có nền văn hoá của sự chết, như ngày nay. Thế nhưng, thánh Phaolô khi xưa vẫn nghĩ và sống như thế suốt đời mình. Phaolô thánh nhân luôn chỉ sống như người thợ may âm thầm chế biến lều/bạt để kiếm sống. Thánh Mátthêu cũng nghĩ thế và sống như thế. Ngài chỉ là người thày viết lách và dạy học để kiếm sống, thế thôi.

Đức Giêsu cũng thế. Chúa cũng chỉ sống giản đơn hiền từ như thế. Chúa là bác thợ đơn thần nghề mộc cốt sinh sống. Nếu còn hiện diện đến ngày nay, hẳn thánh Mátthêu sẽ ngạc nhiên không ít khi nhận ra rằng Hội thánh mình đã phải trải qua bao thăng trầm để hội nhập, trải dàn như một thể chế, để ta hưởng. Nhìn ra thế, chắc hẳn thánh nhân lại sẽ viết thêm một trình thuật khác khá gay gắt để đòi ta từ bỏ lợi lộc hoặc áo sống khá đặc biệt, hoặc chức vị đặc trưng nào đó để trở thành dân dã đơn thuần như Đức Giêsu từng sống thế và muốn ta nên như thế.

Viết lên trình thuật, thánh Mát-thêu không chỉ muốn gửi cho vua quan/lãnh chúa thời hôm trước. Mà, cho dân con đồ đệngười của Chúa, ở mọi thời. Những thời và buổi còn đó, những người sống bên ngoài và bên dưới võng lọng cùng ngai bệ của vua, quan, giới chức. Để, mọi người suy ra mà khởi sự thực hiện chuyện phải lẽ, ngay từ nhà. Nhà mình. Nhà Chung, là thánh hội rất đáng thương. Đáng mến.

Trong tâm tình gửi gắm rất như thế, ta cũng nên ngâm lên lời thơ còn đó cũng khá buồn, rằng:

“Em còn đó, xoã lòng đêm tóc rối.

Tôi đứng đây, bụi lốc mịt mù xa.

Nghìn mắt lá, đang nhìn tôi ái ngại.

Đêm nguyệt quỳnh hoá nở kiếp phù hoa…”

(Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)

 

Nguyệt quỳnh hay nguyệt vọng, là đêm ngày ta đứng đó mà ngó nhìn. Nhìn, cảnh trời mây nước có trăng giăng đầy tình tự. Có cả những vị chẳng cần biết chuyện phải chăng. Lưu tâm gì đến điều màĐấng bậc nhân hiền lành thánh vẫn khuyên răn vào mọi thời, gửi đến muôn người, rất hôm nay.

Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn

Mai Tá lược dịch.

 

Tuesday 20 October 2020

Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 30 Thường niên năm A 25/10/20

 


Khi nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. - Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng:36 "Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất? " Đức Giêsu đáp: "Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy." (Mt 22: 34-40)

“Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa,”

“gặp hai hôm, thành nhị hỷ của tâm hồn.”

(dẫn từ thơ Nguyên Sa)

Sống đời người, phải chăng anh sống chỉnhư thế. Sống đạo hạnh, anh sống hơn thế chăng? Như thế hoặc hơn thế, là lập trường sống an lành như thánh sử rày diễn tả ở trình thuật hôm nay.

Trình thuật nay thánh Mát-thêu đưa ra bối cảnh trong đó có tranh chấp giữa nhóm người tự cho mình là đệ tử thuần thành của Thiên Chúa và Biệt Phái. Nên, họ đã tìm đến Đức Giêsu để xem Ngài tranh luận với Biệt Phái “căng” đến độ nào. Và, họ nghĩ: Ngài không thể nào khôn ngoan/mồm mép bằng đám người chuyên tranh luận, nguỵ biện về nhiều thứ.

Tin mừng thánh Mác-cô khi trước cũngđưa ra bối cảnh tranh luận cũng nóng bỏng như thế. Nhưng đám kinh sư hôm ấy, chừng như có dụng ý xem ra tích cực hơn. Tin Mừng thánh Mátthêu, nói đến một người trong họ nguyên là chuyên gia luật Torah của Do thái, và có thể là tư tế, đã thách thức Chúa thử tài cãi tranh/biện luận xem Ngài tài đến cỡ nào.

Người thách thức Chúa, thừa biết rằng 613 khoản luật Torah đều có giá trị ngang bằng. Nhưng người thách thức nay lại chơi “khăm” muốn bắt nọn Đức Chúa và biết chắc Ngài sẽ rơi vào bẫy cạm của người vấn nạn đưa ra.

Điều quan trọng là ta nên suy nghĩvề lời Kinh thánh:  

        Hãy lắng nghe, hỡi Israel! Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Chúa duy nhất. Hãy yêu         mến Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em. Những lời tôi truyền         hôm nay, anh em phải ghi lòng tạc dạ.” (ĐNL 6: 4-6) “Đó là điều răn đầu quan trọng                 nhất.”(Mt 22: 39).

Điều răn đầu quan trọng nhất, ấy là:“Hãy lắng nghe” (Shema)! Đó, còn là lời nguyện cầu cơ bản mà người Do thái vẫn đọc nhiều lần trong ngày. “Hãy lắng nghe”, là nghe và chú ý hết mình. Là, trườn người về phía trước. Tựa mình lên đó mà tin tưởng vào điều mình khó lòng đạt được nếu không chú ý. Tựa hồ như ta chẳng thể nào suy tư về lề luật trừ phi ta áp dụng luật lệ ấy, ngay từ đầu.

Ta thấy gì khi lắng nghe? Thấy lời kinh của tổ phụ vẫn bảo: “Đức Chúa là Thiên Chúa Duy Nhất!” Ngài là Giavê Thiên Chúa của Do thái. Ai cũng biết. Nhưng không ai được kêu tên cực trọng của Ngài. Danh xưng mà họ thường dùng trong chỗthân quen, là “Đức Chúa” (tức Adonai). Thế nên, khi lắng nghe, ta sẽ khám phá ra Đấng Duy Nhất mà Danh Ngài không thể phát ra thành âm thành tiếng. Và, ta chỉ khám phá ra mỗi một điều:Đức Chúa của ta là Đấng Duy Nhất, chỉ “Có” một.

Nói thế, không để bảo là: chỉ Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất, mà để nói rằng: Đức Chúa Duy Nhất mang tính độc nhất vì đặc trưng của Chúa là độc nhất vô nhị. Và, đó là bí nhiệm của thực thể. Hãy lắng nghe, vì có thể ta sẽ nhận ra điều ấy. Hãy lắng nghe và biến việc ấy thành trọng tâm cuộc sống của chính mình.

Khi làm thế, chắc chắn ta nhận ra rằng: bí nhiệm của tính chất duy nhất ấy là của ta. Đức Chúa là Thiên Chúa của ta. Tính “duy nhất” của Ngài là tương quan sống động Ngài có với ta. Là, tương quan mật thiết với ta và trong ta, cách thân thương; và tương quan này đòi có sựhỗ tương, đáp trả.

Chính vì thế, mà người người phải biết yêu thương tính Duy Nhất củaĐấng Độc Nhất Vô Nhị hằng thương yêu mình.Giới răn tiên quyết và duy nhất, có nghĩa là không làm bất cứ thứ gì ngoài chuyện thương yêu. Chỉ biết yêu thương. Chỉ biết hướng lòng mình lên cao, để con người mình được kéo về Đấng Độc Nhất và Duy Nhất mình từng yêu mến và mến yêu mình. Giả như Israel không làm như thế, thì Israel chẳng còn là Israel dân riêng của Chúa nữa.

Nếu người người biết yêu thương Đấng Duy Nhất từng yêu thương ta, Ngài sẽ biến đổi con người ta. Để rồi, ta lại sẽtập trung toàn bộ chính mình ta vào Đấng Duy Nhất. Có như thế, người người mới yêu thương bằng chính tâm can, linh hồn và thần trí của mình. Và từ đó, khám phá ra nơi mình sự kết hợp vẹn toàn chưa từng có. Và khi đó, ta sẽ giống như Đấng Duy Nhất mà ta thương mến. Sẽ là ảnh hình của Đức Chúa. Và ngay khi ấy, mình cũng khám phá ra chính mình ngay trong khoảnh khắc kiếm tìm ta và lắng nghe Đức Chúa của ta. Chính điều đó, và chỉ mỗi điều đó là luật Torah rất sốngđộng.

Khi Chúa nói: giới răn thứ hai của luật Torah cũng giống như giới răn thứ nhất, ý Ngài muốn nói chính là sự ngang bằng trong cân lượng và tầm mức quan trọng như điều trước nhất. Đó không phải là giới răn “thứ yếu”, mà là giới răn cũng nóng bỏng như giới răn đầu. Đó không là yêu thương toàn thể nhân loại, hoặc yêu những gì trừu tượng hoặc những gì xa vời tầm tay. 

Cũng chẳng là yêu người cần được yêu ở nơi xa xôi bên châu Phi, Trung Đông hoặc ở Châu Á, nơi quê nhà. Cũng chẳng là bỏ tiền cho bạc vào thùng giỏ quyên góp cho họ. Mà Lời Chúa nói, mang ý nghĩa yêu thương người đồng loại. Yêu theo nghĩa ta vừa nghe biết. Biết lắng nghe người thân cận, đồng loại. Là, khám phá ra nơi người thân cận và đồng loại, tính chất Duy Nhất của Đức Chúa,Đấng từng yêu người đồng loại của mọi người hệt như Ngài từng yêu chính con người ta.

Hướng tất cả lòng mình vào người thân cận, rất đồng loại mang tính Chúa, bằng tất cả tâm can, hồn trí lẫn xác phàm của mình. Đồng thời cũng nhớ rằng: đấy chính là người đồng loại ở cạnh bên. Nơi phố chợ, ở đầu ngõ, mà chỉ thoáng nhìn đã thấy ghê rợn, chẳng hấp dẫn. Chính đó, là những người chưa từng nghe biết, cũng chẳng nghĩ họ sẽ phải tuân giữ luật Torah. Nhưng, chính họ mới là người đầy tràn tính chất Duy Nhất. Đầy tràn tình Thương yêu của Chúa mình.

Mọi người trong ta không thể yêu người này mà lại không có người kia. Tất cả đều chung cùng với nhau. Đó chính là ý nghĩa của Giao Ước. Ý nghĩa từng tỏ cho ta thấy Đức Chúa đã trở nên Thiên Chúa của tất cả chúng ta. Tất cả đều phải trở nên một thực thể duy nhất, không biến dạng hoặc tản mát thành nhiều thứ, mà trở thành thứ duy nhất, rất kết hợp có Chúa yêu thương và sở hữu. Đó không là chọn lựa thêm thắt. Đó cũng không là chuyện thương hại, thương xót khi người đồng loại rất cận thân và cận lân đang cần điều gì đó, rất bức bách.

Đó chính là đòi hỏi của công bình chính trực của Đức Chúa Duy Nhất của chúng ta. Đòi hỏi của Đấng Duy Nhất. Của thể loại Yêu Thương, chính là Ngài. Đó còn là Giới Luật Vàng, đáng để người người chúng ta quan tâm. Hiểu biết. Và, biến yêu thương thành hiện thực. Hãy cốtuân thủ giới lệnh tuy hai mà một, tuy một mà hai ấy. Và rồi, người người sẽ trở nên Một với Đức Chúa.

Trong tâm tình nhận biết sự Duy Nhất của Chúa nơi Tình Yêu, ta sẽ lại ngâm nga lời thơ rằng:

“Em không nói đã nghe từng giai điệu

Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh.

Anh trông lên bằng đôi mắt chung tình

Với tay trắng, em vào Thơ Diễm Tuyệt.”

(Nguyên Sa – Áo Lụa Hà Đông)

 

Thơ Diễm Tuyệt, cũng vẫn là Tình Yêu Tuyệt Diễm, rất chất Thơ. Thơ chung tình, tuy chưa nhìn và chưa nói, đã “rộng (tới) trời xanh”. Thứ đất trời, “ngất ngây thành chất rượu”. Thành nhị hỷ của tâm hồn rất yêu thương. Tuyệt diễm.

 

Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn - Mai Tá lược dịch

Sunday 11 October 2020

Suy niệm Chúa Nhật thứ 29 thường niên năm A 18/10/2020

 

Tin Mừng:     

Bấy giờ những người Pharisêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy. Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hêrôđê, đến nói với Đức Giêsu rằng:    

     -Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không?"

                 Nhưng Đức Giêsu biết họ có ác ý, nên Người nói:

                 -Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình! Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế!"

            Họ liền đưa cho Người một quan tiền. Người hỏi họ:

                -Hình và danh hiệu này là của ai đây?"

            Họ đáp:

            -Của Xêda."

            Bấy giờ, Người bảo họ:

            -Thế thì của Xêda, trả về Xêda;

            của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa." (Mt 22: 15-21)


 “Ta xót thương, ta căm giận hung cuồng,”

“Ta gầm thét, rung mấy trời thế sự.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Hung cuồng giận căm, là cung cách của người thường, rất ở đời. Rung trời thế sự, cả khi con người dám vấn nạn Đấng Nhân Hiền về việc đóng thuế cho Xê-Da, như được diễn tả ở trình thuật.

Trình thuật, nay thánh Mát-thêu diễn tả về tình thế trong đó những người “hung cuồng” dám gài Chúa vào bẫy cạm của thế sự bằng vấn nạn:“Nên chăng trả thuế cho Xê-da?” Thế sự hôm ấy, đám Pharisêu ngạo mạn và nhóm giáo gian nịnh hót vua quan Hêrôđê ở Do thái, những muốn đặt Ngài vào tình huống nóng bỏng về phục vụ ngoại bang. Họ cứ nghĩ: Ngài có trả lời thế nào đi nữa cũng sẽ làm mất lòng dân. Nếu Ngài nói khác, cũng vẫn rơi vào tròng. Nói cho cùng, họ muốn đặt Ngài vào tình trạng phải đối đầu với phe thân thực dân, để rồi chịu mọi hậu quả. Thế nên, thánh Mátthêu gọi họ là “giả hình”. Nhưng kỳ thực, phải gọi họ là “đám sùng đạo gian giảo”, mới đúng.

Ngược giòng lịch sử, ta thấy đất nước Palestine của người Do thái lúc bấy giờ nằm dưới quyền kiểm soát của La Mã. Tức, những người chuyên bổ thuế nặng nề lên đầu đám dân đen hèn mọn rất thấp cổ bé họng. Vượt biên giới cũng đóng thuế. Mua bán/đổi chác bất cứ thứ gì, cũng chịu thuế. Thậm chí dân con người người còn phải đóng cả thuế đinh, tính trên đầu người nữa.

Thực tế khi ấy, XêDa là Tibêrius, con trai của Thượng tế Augustus được dân coi như ông Trời con, rất đáng gờm. Cả Augustus lẫn Tibêrius, vẫn coi mình thuộc giới thần linh, cần được kính nể. Các ông còn tự ban cho mình tước vị cao vời vợi như: lãnh chúa, đấng cứu độ chuộc tội cả thế gian. Và, cho mình có trọng trách quản cai cả thiên hạ. Nên, việc trước tiên của họ là phải chiến thắng về binh bị, và an bình là đoạn kết rất dĩ nhiên. Rốt cục, người thua cuộc phải chịu mất đi sự an bình, đành phủ phục dưới đất mà ngợi khen kẻ chiến thắng.

Trong giao dịch hằng ngày, người Do thái vẫn sử dụng nhiều tiền kẽm của La Mã. Thế nhưng, khi sử dụng đồng tiền ấy để trả thuế, họ lại coi đây như công việc về tôn giáo – như sùng bái hoàng đế và coi đó là lối sống theo kiểu La Mã. Có thể nói, đóng thuế là một trong các vấn đề đưa đến cuộc nổi dậy kết thúc bằng việc thành Giêrusalem bị phá huỷ năm 70. Thành thử, với người Do thái, đóng thuế là việc tựa hồ như thờ bái ngẫu thần vậy.

Trong cuộc đời công khai của Ngài, Đức Giêsu tỏ cho mọi người thấy lối sống khác kiểu của La Mã. Và, đây là lối sống tỏ bày sự chống đối đám thực dân này. Với Ngài, cuộc sống phải đặt nền tảng trên công bình chính trực với hết mọi người. Công bình và chính trực, khiến Cha Ngài và là Chúa của người Do thái luôn tôn trọng con người. Thiên Chúa là Đấng thiết lập giao ước với con người, bởi thế nên giữa họ sẽ không còn người nghèo, hoặc kẻ hèn nào hết.

Khi Đức Giêsu nói Nước của Thiên Chúa đã đến, thì người La Mã hiểu ngay điều Ngài muốn nói. Ngài nói thế, tức: vương quyền của Xê-Da đã đến hồi kết cuộc. Người La Mã nghe vậy đều coi đó như một bội phản rất trời long đất lở. Và, họ giết Ngài là vì thế. Nhưng Đức Giêsu tin là Thiên Chúa vẫn ở với người thua cuộc. Và Chúa đã bắt tay vào việc giùm giúp hỗ trợ kẻ đau khổ về sự bất công do người La Mã và các kẻ nịnh bợ họ đem lại. Thiên Chúa dọn sạch thế giới. Ngài làm bật gốc mọi bạo động và nhờ đó, đem lại cho con dân Ngài cuộc sống an bình, dễ chịu. Ngài có chương trình khác hẳn vua quan La Mã. Không nhất thiết phải chiến thắng về binh bị, mới có thể tạo được an bình. Nhưng, trước tiên phải tạo công bằng trước đã và từ đó an bình sẽ đến sau.

Về việc đóng thuế cho vua quan La Mã, đó không là trọng trách của dân con người Do thái. Mà là, vấn đề tôn giáo cũng như công bằng chính trực rất đậm sâu. Đức Giêsu đi thẳng vào trục vấn đề, bằng cách đòi xem hình vẽ trên đồng tiền quan. Tiền này, ai cũng có sẵn ở trong người, còn Ngài thì không. Bởi thế, Ngài mới hỏi họ là: hình của ai khắc trên đó, họ mới nói: quan tiền nào cũng mang hình tượng của XêDa. Và, Ngài bảo: “Vậy, các ông hãy đem trả cho Xê-Da, vì chính ông ta sở hữu nó”. Câu trả lời của Ngài mang ý nghĩa của động thái bước ra khỏi cung cách phụng thờ phục vụ để chỉ chấp nhận lý lẽ của thuế má, mà thôi.

Và Ngài tiếp:

“Hãy trả lại cho Chúa,

những gì thuộc về Ngài.”

Điều này xác nhận một chân lý lâu nay vẫn sáng tỏ với mọi người, đó là: hình ảnh Thiên Chúa đã được ghi khắc nơi tâm khảm của mọi người, ngay khi họ được Giavê Thiên Chúa tạo dựng. Nhưng hôm ấy, thật sự Chúa không có ý ám chỉ về việc ấy mà Ngài chỉ muốn nói: Thiên Chúa, theo luật Torah, đã ngăn cấm loài người tạc hình tạc tượng của chính Ngài. Điều này cũng rất đúng, nhưng không phải là ý Chúa muốn biểu tỏ vào hôm đó.

Ý nghĩa của câu Chúa nói không nằm trong bản Kinh thánh 70, tức: Chúa chỉ muốn bảo: thuộc về Ngài, là đám người nghèo hèn, những kẻ bị nhóm quan quyền thân La Mã chèn ép, hạ bệ. Hãy cho họ một cơ hội để có thể tự vươn lên. Hãy trả lại cho họ sự cộng chính, bình an, vốn là quyền của họ, trước mặt Thiên Chúa, cho dù họ có bị chính người La Mã và đám giáo gian nịnh hót luôn thử thách, coi thường. Với Đức Giêsu, đây mới là tôn giáo đích thực. Ngài vẫn nói lên sự thật ấy dù có bị người La Mã bắt giam và xử tệ trên khổ giá.

Đọc trình thuật hôm nay không phải để kể cho nhau nghe về đế quốc La Mã dù hào hùng. Bởi, đế quốc nào mà chẳng chèn ép bắt bớ dân con nghèo hèn, ở bên dưới. Thật buồn thay, khi ta thấy “các nền văn minh hôm nay vẫn tự cho mình là sáng giá” đều quay về với thể chế rất chèn ép, thống trị hệt một phường như lịch sử thường minh chứng.

Tác giả Dominic Crossan dùng cụm từ “về với cảnh tượng rất thường ngày” để tả về trạng thái của người Do thái. Thánh Phaolô lại nghĩ về nền văn minh “tai tiếng” thời đế chế Augustus và bạo chúa Nêrô sẽ cứ thế tràn về, nếu không ai cản ngăn bước chân bạo tàn của đám người ấy. Hôm nay đây, đế quốc phương Tây cũng sắp hàng dài chạy theo cùng một kiểu cách như thế. Đế quốc phương Tây xưa nay gồm từ Hy Lạp, cho chí La Mã, Anh quốc ở thế kỷ 18, 19 và Hoa Kỳ ở thế kỷ thứ 20, và tương lai có thể sẽ là Vaticăng của chúng ta cũng chưa biết chừng, nếu ta không đề cao cảnh giác!

Hệ thống đế chế luôn hứa hẹn hoà bình đến với con dân (như thể loại Pax Romana khi xưa) bằng chiến thắng rất binh bị. Nghĩa là, cũng khởi đầu bằng khổ ải, rồi lại chiến tranh tàn phá, kết cục bằng những động thái dương oai đắc thắng, tức: những động thái rất chễm chệ, ăn trên ngồi chốc của kẻ đắc thắng đi từ hệ cấp dũng mãnh uy lực, thứ hoà bình của kẻ chiến thắng có sự hỗ trợ của Aenaeas Mars Ultor, rồi cả Nữ thần Rôma và thần Sung Mãn, cứ thế mà sinh sản. Qui luật họ đưa ra, được viết trên đá cẩm thạch. Văn minh họ khởi xướng gồm cả chế độ cha chú, chủ trương duy trì nô lệ. Lối sống của họ tuy mang dáng dấp rất tôn giáo, có toà án lẫn bàn thờ, nhưng vẫn cứ tôn sùng con người là hoàng đế lẫn vua quan, lãnh chúa.

Chủ trương đế chế, nay được sử dụng như cụm từ để diễn tả một thế giới vẫn kéo dài sự thống trị mãi cho đến thế kỷ 20. Hôm nay, tệ hại hơn lại có chủ nghĩa toàn trị và khủng bố. Và, có thay đổi chăng, thì cũng chỉ thay và đổi cung cách cũng như kỹ năng sử dụng bạo lực bằng kỹ thuật thật tinh xảo hơn thôi. Với khí giới giết người hàng loạt mà chưa một đế quốc nào xưa nay từng nghĩ tới.

An nhàn và bình yên đã trở thành ngôn từ khó hiểu, rất nhiều nghĩa. Đối với ta, đôi khi còn trở nên trống rỗng. Dominic Crossan gọi đó là:

 

Hoà bình trở nên thứ hàng trang trí ta treo lủng lẳng ở trên cây thế giới vào mỗi năm.

Ta sẽ chỉ mang nó đi, theo cung cách của lịch sử mà thôi.”

 

Đức Giêsu khẳng định: “Bình an đến với anh em”. Bình an, Ta gửi đến với anh em là sự an bình Chúa hứa ban. Nhưng, Ta chỉ ban bình an ấy hoặc để lại bình an ấy cho mọi người, trừ phi anh em thực thi công bình của Chúa, đối với nhau. Đặc biệt hơn, là những người lâu nay bị chèn ép, bị khống chế tồi tệ, không ngóc đầu lên nổi vì thể chế thống trị đầy áp bức của cái-gọi-là văn minh, tân tiến ở mọi thời. May thay, Đức Giêsu kịp giải thoát ta khỏi chốn bi ai, trầm thống rất bất công. Để, ta về với nhau sống hài hoà, bình an, thương mến.

Trong nhận thức về sự giải thoát của Đức Chúa, ta lại ngâm lên lời thơ tuy rất khổ:

 

“Trông thấy ra, cả cõi đời kinh hãi.

Giòng sông con nép cạnh núi biên thuỳ.

Đường châu thành quằn quại dưới chân đi,

Xao động hết loài cỏ hoa đồng nội.” (Đinh Hùng – Bài Ca Man Rợ)

 

Nay hết rồi, một bài ca man rợ ấy. Dù, đã kéo dài nhiều thế kỷ. Bởi, Đức Chúa Nhân Hiền kịp kéo ta về với hoà bình và công chính, Ngài hứa ban. Nhận ra thế, ta sẽ dâng lời cảm kích biết ơn hoài. Sẽ thương hoài ngàn năm, nay là thế.

 

Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn - Mai Tá lược dịch