Saturday 29 December 2012

“Tôi đã đợi như ngày tôi đã đợi,”



Suy niệm Lời Ngài đọc vào tuần có Lễ Hiển Linh năm C 06.01.2012

“Tôi đã đợi như ngày tôi đã đợi,”
“Vẫn ngậm ngùi tình về như buổi ngậm tình đi”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Mt 2: 1-12
 Ngày tôi đợi, vẫn ngậm tình về cả vào lúc đạo sĩ ở các nơi tìm đến như trình thuật nay đã kể. Trình thuật nay thánh Matthêu kể về danh nhân/đạo sĩ nước ngoài tìm gặp Đức Chúa, rất Hài nhi. Các ông không đến cùng một lúc với mục đồng trong vùng. Và, theo các tranh vẽ và máng cỏ do người thời sau diễn tả, không thấy vị nào quỳ bái giống như ai. Sự việc các ngài ghé viếng Hài nhi thánh cũng chẳng là điều để ta bàn cãi. Nhưng, vấn đề đặt ra, là: các ngài đã cảm nghiệm gì khi đến gặp? Phải chăng là cảm xúc và kinh nghiệm về một quan hệ?
Đúng thế. Cảm nghiệm căn bản về đời người là cảm nghiệm về quan hệ thân thương giữa người với người. Đó là nền tảng đích thực của mọi hiểu biết vẫn cho ta nghị lực để xử trí. Là, quay hướng về người nào đó mình đã biết yêu thương. Là, ngước mắt nhìn thẳng vào diện mạo của người đó vẫn muốn biết về nhiều thứ, về người, và về ngôn ngữ cùng mọi chi tiết.
Đây cũng là cung cách mà các bậc cha mẹ vẫn ngắm nhìn con trẻ bé nhỏ hoặc trẻ sơ sinh đang đắm mình trong giấc ngủ. Đây, là ánh nhìn của người trợ tá vẫn hướng về người bệnh đang bị cơn bệnh ngặt nghèo cất đi niềm vui thích rời sự sống. Đấy, còn là đường lối mà người đương yêu nhìn bằng ánh mắt mà tình yêu đánh thức cả hai người.
Ánh mắt ấy, đã phá vỡ chu kỳ của mọi thói tật. Ánh mắt nhìn thẳng vào diện mạo không gì có thể che đậy và cũng chẳng có gì để bắt chụp. Ánh nhìn, là thứ gì đó vượt quá đặc thù khiến ta có thể định nghĩa. Là, thứ gì và người nào đó vẫn gần bên. Là, mục tiêu của ước vọng. Là, đối tượng của sự hiền dịu. Là, tên gọi của sự sống có lời mời gọi mọi người hãy nhận biết. Trong khoảnh khắc đầy ân sủng, bề mặt ngoài dù đổ vỡ vẫn muốn sự sống của ta đi xuyên suốt vào với sự thật, rất trổi bật.
Khoảnh khắc ấy không ở lại lâu hơn. Bởi, nó là thời khắc đặc biệt, luôn chiếu toả ánh sáng rất lung linh. Nó có được ý nghĩa là để ta ra như thế. Và, trẻ bé sơ sinh cũng được yêu thương và sống được là nhờ vào ánh mắt của mẹ cha, là những vị vẫn làm việc và cam chịu đau khổ để con mình được lớn lên, có bạn bè nối kết với nhau trong hoàn cảnh riêng tư như họ vẫn kiên quyết thực hiện.
Ta sống sót, là bởi đã thấy ai đó có thể thay đổi con đường sống của ta. Ta không thể nào dính liền vào với khoảnh khắc nào đó dù nó có tốt đẹp đến mấy đi nữa. Bởi, khoảnh khắc đó không dừng lại một chỗ nhưng vẫn đổi thay hết mọi sự. Qua ánh sáng nó chiếu rọi, ta đọc được tất cả những gì xẩy đến với ta, biết được nền giáo dục ta hấp thụ. Biết được cả những ước ao và sự kiện mình từng thất bại hoặc hành tựu.
Nhờ ánh nhìn này, ta biết được tên tuổi của người khác. Bởi, đó không chỉ là tiếng khóc hoặc khoảnh khắc có cảm xúc lắng đọng về Đạo. Nhưng là ánh sáng; là sự khôn ngoan gồm đủ nội dung ở trong đó, có cả nội dung kết quả, chính là ta.
Ở nơi ánh nhìn này, luôn có khác biệt giữa sự việc ‘nhìn vào người nào’ và cảm giác như có người đang nhìn mình. Ta thường có cảm giác ấy khi chiêm ngắm nhìn tác phẩm nghệ thuật, lại thấy chân dung ta chiêm ngắm, lại cũng đang nhìn ta, đi vào hồn ta. Khi ngắm nhìn, ta đâu hãi sợ, dù ánh nhìn ấy đang đối diện nhìn vào ta khiến ta mất mát, để lạc mất nguyên nhân tạo ao ước. Chính đó là lý do cắt nghĩa tại sao khi nhìn sự vật, ta lại lẩn tránh ánh nhìn bằng cách quay lại nhìn bằng mắt.
Lại cũng có người khám phá ra Đức Kitô theo kiểu cách giống hệt thế. Họ vẫn cứ nhìn như thể đang kiếm tìm Đấng Cứu Độ đến độ không biết được rằng chính Chúa vẫn nhìn họ mà họ không thấy. Nhưng sau đó, họ mới hiểu và mới “thấy”.
Mừng Hiển Linh, ta vẫn nghe quen truyện kể về ba đạo sĩ cũng đã rơi vào tình huống tương tự một trò ảo thuật khi các ngài tìm đến với Bêlem nhưng không thấy Hài nhi đâu cả, mà chỉ gặp Đấng Thánh Hiền, là bậc thầy. Các đạo sĩ cũng không thấy trẻ bé nào sinh hạ tại Bêlem, mà chỉ thấy như chính mình được sinh ra ở nơi đó. Bởi, chính khi ấy các ngài mới phát giác ra được mình là ai. Chính vì thế, nên truyện kể nói rất ít về quá trình lý lịch của các ngài. Bởi, lai lịch thuộc lai thời của các ngài mới chính là vấn đề. Và, sự sống đích thực của các ngài khi ấy mới khởi sự.
Chả thế mà, các ngài đã phải tìm con đường khác mà về lại. Bởi, các ngài đã thấy được điều gì đó nơi hài nhi Giêsu, điều mà không ngôn ngữ nào diễn tả được. “Điều gì đó”, cũng chẳng bao giờ rời bỏ các ngài. Chẳng nói hoặc kể lại điều gì cho Hêrôđê nghe. Bởi, cũng chẳng có điều gì khiến các ngài có thể kể lại cho bất cứ ai. Bởi, các ngài đang ở vào tình trạng hiệp thông liên kết, rất đặc biệt.
Đó, mới là ý nghĩa đích thực ở truyện kể, nơi đây. Sự thật ấy, đã từ nơi chốn nào đó rất khác lạ nay đáp xuống ở nơi ta. Ta biết là điều đó cũng rất đúng, nên không có gì phải bàn cãi. Ta không nắm bắt được nó; nhưng nó lại nắm bắt được ta và biến hoá ta ra như thế. Tất cả chỉ tập trung vào mỗi chữ ‘tin’. Tiếng La tinh, cụm từ ‘Credo’ xuất tự tiếng Phạn có nghĩa là “cho đi” con tim và nghị lực sống động vẫn cứ trông chờ một hồi đáp rất hỗ tương. Đây là hành xử của niềm tin vẫn hàm ngụ rằng: ai đó sẽ tin vào ta; hoặc hơn nữa, đã tin tưởng vào nơi ta. Ta đặt nơi đó tất cả mọi ước vọng, mọi xảo thuật như người này đặt nơi người khác; như, ta đặt tin tưởng vào mối bận tâm của người nào đó, rất hiện thực.
Tận phần sâu thẳm của chính mình, con người vẫn cần đến niềm tin tưởng như thế. Mỗi người và mọi người vẫn cần liên hệ với thực tại hệt như vậy. Và ở đây, ta lại có cảm xúc về liên hệ đó. Có làm thế, ta mới hài lòng và thấy an toàn nên đã nhảy chồm trong phấn chấn khiến mình không còn lo ngại về bất cứ lằn ranh hạn chế hoặc ý nghĩa được diễn tả ở trong truyện. Truyện các đạo sĩ ghé viếng Bêlem đã dạy ta bài học hay điều gì đó, ở đây. Khi các đạo sĩ nhìn thấy Chúa, là họ thấy được điều gì đó. Là, các ngài biết chính là Đấng “đó”. Đấng mà mọi người gọi là ‘Đức Chúa’. Truyền thống về Đấng “đó” không bao giờ ngừng kể. Bởi ở thời nào cũng thế, truyện kể về các Đạo sĩ bao giờ cũng nói về các vị đã từng biết Đức Giêsu là Đấng “đó”. Các ngài chẳng khi nào có khả năng dùng ngôn ngữ diễn tả được kinh nghiệm đó cho đúng cách. Cuối cùng, điều đó cũng không cần thiết.
Đạo sĩ không là người Do thái chính thống. cũng chẳng là Do thái một chút nào. Ngược giòng lịch sử, người biết đến Đức Giêsu là ‘Đấng đó’ đều không phải là người Công giáo chính thống. Nhưng cuối cùng, điều đó cũng không thành vấn đề. Chỉ một vấn đề là ‘Đấng đó’ biết chúng ta. ‘Đấng đó’ đã biết hết. Và bao lâu ta biết được những điều này, thì đây là lễ Hiển Linh cho ta. Và, của ta.
Cảm nghiệm rõ điều này, ta hãy ngâm lại lời thơ trên, để hát rằng:

            “Tôi vẫn đợi như ngày tôi đã đợi.
Vẫn ngậm tình về như buổi ngậm tình đi’
(Nghĩa là tôi ấp úng chuyện yêu người,
Cỏ khô như những lời thú tội”
(Nguyễn Tát Nhiên- Tình Một Hai Năm)

Ấp úng chuyện yêu người, như đạo sĩ từng có cảm nghiệm từ ngày gặp Chúa là Hài nhi nhỏ bé. Có ấp úng, cũng đừng hát ‘Tình Một Hai Năm’. Bởi, đã thấy được Chúa rồi, ai cũng hát: “vẫn ngậm tình về như buổi ngậm tình đi” như vẫn đợi. Đợi, Chúa tỏ hiện với mọi người, rất Hiển Linh.


Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
  

  

Tuesday 25 December 2012

“Mơ tưởng vu vơ lòng dối lòng,”



Suy niệm Lời Ngài đọc vào tuần có Lễ Thánh Gia năm C 30.12.2012

“Mơ tưởng vu vơ lòng dối lòng,”
“Thực ra có phải thế này không?”
(Dẫn từ thơ Phạm Ngọc)
Lc 2: 22-40

Phải thế không, mà sao nhà thơ vẫn cứ hỏi người hỏi mình? Không phải thế. Nhà Đạo mình cũng có nói, nhưng vẫn không nhất quyết như thánh sử Luca từng khẳng định ở trình thuật.
Trình thuật, thánh Luca nay kể về thánh gia, nhà Đạo. Kể, để ta liên tưởng đến Hài Nhi Thánh Ái nay lớn khôn ở thôn làng Nadarét. Cụm từ “thánh gia” khiến người đọc giòng chảy suy tư lại cứ áp đặt ý nghĩa mà văn hoá nhà mình vẫn có, là để đưa vào giá trị của gia đình ở đầu đời. Là, gom gộp cả những nông gia miền Galilê, bề thế. Là, hỗ trợ cho điều ta tin tưởng vào thời hôm nay chứ không chỉ những gì xảy đến vào thời trước.
Thởi buổi trước, mọi người quan niệm gia đình là thành phần văn hóa có vinh có nhục cả chuyện bê tha/la cà buổi tối. Vinh dự, toàn gia đạt được và cố gắng sống; trong đó, có người cha là gia chủ hành xử như ở chế độ phụ hệ. Bởi, người-cha-gia-chủ là người sở-hữu cả cơ ngơi lẫn con người ở trong đó. Gia đình, được đề cao/tuyên dương nếu người cha trong gia đình biết sống nền nếp, tử tế, xứng đáng. Và, gia đình bê tha/hèn yếu lại không thế. Và ngày nay, đa phần nhiều người thường lại đã phản ứng khá tiêu cực về chuyện này.
Có điều lạ, là: Đức Giêsu lại phản ứng một cách không giống người thường. Ngài gọi Thiên Chúa là Cha; nhưng, lại cấm mọi người không được phép gọi ai khác là “Cha”. Ngài lại chỉ trích/chống báng kiểu cách của người theo truyền thống phụ hệ, quyết đứng ngoài hệ thống chính mạch. Ngài đòi mọi người đừng gọi ai là “cha”, là cung cách chống lại chủ trương coi đàn ông như người có quyền khống chế hết mọi sự. Bởi, thành viên trong gia đình mà Ngài chủ trương, đều là con Một trực tiếp của Cha trên trời, là Thiên Chúa. Thiên Chúa là gốc nguồn đích thực của mọi hữu thể, ở dưới thế.
Với Chúa, không ai bị hạ thấp, khuất nhục. Lên tiếng thưa “Lạy Cha”, là tuyên tín chính trị rất đáng kể, để giải cứu. Đó, là lý do để Chúa gom gộp những người theo Ngài vào với tư cách làm con của Thiên Chúa. Làm như thế, người trần gian xa cách đều đã là người anh/người chị của Ngài, thôi.
Đó cũng là ý nghĩa chính đáng ta đọc được ở Tin Mừng. Trong đoạn nói Đức Giêsu rời bỏ làng mạc/nhà cửa, anh em/chị em, cả cha mẹ và đàn trẻ bé thân yêu ở chốn miền âu yếm cũ vì lợi ích của chính Ngài. Xem thế thì, niềm tin là loại hình chính trị đặt nặng vào với Thiên Chúa là Cha duy nhất của mọi người. Vì thế nên, đã có lời hứa về phần thưởng được phân phát. Vì thế, đây lại là yêu cầu chính mà thoạt nhìn, như gây sửng sốt do Chúa kiến tạo, khi Ngài bảo: “Hãy để tôi đi chôn cha tôi đã!” tức: trước khi tôi thành đồ đệ Ngài. Đức Giêsu lại cũng nói: “Không! Hãy đặt tay lên máy cày mà đi. Đừng bao giờ quay đầu lại.”
Chính trong ý nghĩa như thế, Đức Giêsu cho biết Ngài đến với thế gian không phải để đem hoà bình mà là gươm giáo cho hệ thống gia đình theo chế độ phụ hệ.” (Lc 12: 51-tt/Mc 10)Theo ngôn ngữ được diễn tả ở Tin Mừng, thì ý nghĩa họ hàng/giòng tộc còn lớn hơn chính “Gia đình nhỏ bé” của ta; nhưng ý nghĩa ấy cũng mạnh đủ để ta duy trì/chống đỡ tốt đẹp mà trở nên thành viên của giòng tộc ấy. Xem như thế, thì “gia đình” không là phạm trù tốt đẹp gì, đối với ta. Chừng như, Đức Giêsu cũng thắc mắc làm sao ta lại có thể mừng kính “Lễ Thánh Gia”, theo nghĩa đó.
Điều này không chỉ do Ngài từng nói ra; cho bằng, từ những điều Ngài đã làm. Hiểu theo cách nào đó cũng thế, Ngài không là người hoạt động cổ võ “hoà bình”. Nhưng, Ngài là người tin tưởng, rất triệt để. Bởi, chính Ngài đã cởi bỏ tính chất rất “gia đình” và cũng đã rời bỏ gia đình mình, nữa. Ngài đến với mọi người dù trước đây họ là giới cực đoan/thiên tả theo nghĩa cánh chung, rất sùng kính Đấng Thiên Sai. Cuộc sống ở trần thế, đã dạy Ngài cách nhìn xuyên suốt mọi việc chỉ theo khía cạnh tích cực nhưng lại chẳng cần bao gồm hai chữ “gia đình”.
Đức Giêsu lớn lên ở Nadarét. Thôn làng này nằm kề bờ biển, nhưng ở cao độ 1300 bộ trên mực nước. Thời Chúa sống, thôn làng này chỉ gồm 200 đến 400 cư-dân là tối đa; đó là tính toán theo cách mọi người sử dụng nước uống. Ở đây, lại cũng có thung lũng nhỏ gồm hệ thống dẫn thuỷ từ suối phun. Và, tại thôn làng này, người dân trồng cây xanh, đậu hạt ở khắp chốn. Ở phía Nam, còn có triền dốc khô ráo được dân làng khai thác trồng nho để làm rượu đưa vào vại. Nadarét cách thị trấn Sêphôris lớn rộng chừng một tiếng đồng hồ đi bộ. Thị trấn này, do người La Mã xây dựng vào lúc Đức Giêsu còn là cậu bé con vừa mới lớn. Phần đông dân làng ở đó đều là nam nhân; họ sống và làm việc ở thôn làng vào ban ngày, theo ngành nghề thợ xây mà các dịch giả Kinh thánh lại cứ coi là thợ hồ.
Ban ngày, nam nhân trong làng đều đi xa làm ăn, nên nữ-giới phải hứng nước ở dưới suối đem về nhà bằng lu vại đội trên đầu. Các bà kín nước về nhà mà trộn bột làm bánh cứ bận rộn suốt mọi buổi. Chính vì thế, ta gọi Nadarét là thôn làng nhỏ chuyên chăm lao động và lao động, có gốc nguồn của nông gia nghèo túng, yếu kém. Nhà cửa nơi đây, đơn thuần toàn nhà “trệt” làm bằng đá xốp đen có gốc nguồn từ núi lửa. Sinh hoạt bếp núc, ẩm thực, hát hò và ngủ nghỉ đều diễn ra ngay ở sàn đất hoặc nơi có rơm rạ chất chồng. Nhà nào khá, còn có thêm phòng ốc riêng cho khách đỗ nhờ. Thường thì, nhà nào cũng có sân đất tiếp giáp hàng xóm. Đám gia súc/gia cầm thì, ngày nào trời đẹp còn được ra ngoài ngủ, mùa đông hoặc ban đêm cứ phải chui vào trong tìm chỗ ấm, với mọi người.
Điều quan trọng, là: ta chỉ nên coi Nadarét như “thôn làng” theo nghĩa căn hộ để sống chứ không để diễn tả gia-đình theo nghĩa có cuộc sống biệt lập, có con có cháu quây quần, chung đụng.  Gia đình ở đây, sống co-cụm sát bên nhau, nên đảm bảo an toàn cho nhau khỏi các vụ trộm cắp, cướp bóc. Theo nghĩa đó, nông gia chăm sóc ngó chừng nhau. Sống như thế, thật khó mà biết ai thuộc gia đình nào, giàu nghèo ra sao. Và, cũng không dễ đếm số người cùng sống dưới một mái. Của ăn thức uống đều được sẻ san. Lễ lạy phụng thờ, lại liên quan đến hết mọi người, cùng một lối.
Mãi về sau, khi Đạo Chúa lan rộng khắp thế giới của người La Mã, là nơi tín hữu Đạo Chúa sống theo kiểu gia đình La Mã có số thành viên thật rõ rệt. Đây, lại là văn hoá theo gia đình, khác biệt. Ở các gia đình này, người đến người đi hầu như liên tục. Trong gia đình, nữ giới sống chung đụng, gom lại cũng rất đông. Có bà mang thai, có bà “ở cữ”, có bà đang cho con bú. Ở gia đình như thế, còn thấy cả trẻ thơ côi cút, cùng thân phận. Có căn hộ còn chứa không chỉ phụ nữ tự do mà cả con cháu người nô lệ nữa; có cả thế thiếp, kẻ ly thân, người goá bụa, có cả thừa tác-viên mục vụ khắc khổ cũng khá nhiều. Lại thấy cả thừa sai đã có gia đình, y tá, cô mụ và đủ mọi tỳ thiếp, nô lệ cũng như các cô còn trẻ bé, đều không thiếu.
Con trẻ bé lớn lên ở căn hộ hoặc nhà-nguyện cầu, giống như thế. Trẻ tự do hay con người nô lệ đều lớn lên cũng đồng quyền. Chủ nhà cho khách đỗ nhờ hầu hết là phụ nữ. Bởi, đàn ông ở các làng mạc Do thái thường hoặc chết yểu hoặc đi xa. Căn hộ hay căn nhà, vẫn là nơi ở của phụ nữ. Là, chốn sống cho khách lạ tá túc; là, nơi giáo dục đàn con dại. Giáo dục, cả việc giao tế, lẫn tính khí. Đây, lại cũng là nơi để trao đổi, truyền đạt thông tin cũng như sinh hoạt bác áí, xã hội.
Nhà của các tín hữu tiên khởi vẫn được gọi là “nhà-nguyện”. Đơn giản, chỉ vì đó là nơi tụ họp, cầu nguyện. Không rõ có phải mọi căn hộ và nhà cửa dành cho tín hữu tá túc có là “nhà-nguyện” không. Nhưng, hầu hết những người sống ở đó phần đông không là tín hữu Đạo Chúa. Nữ-giới sống ở nhà, lại là các vị có vai trò sống còn đối với Đạo. Bởi, chính các bà là người coi sóc và điều hành nhà-nguyện. 
Điều này, nay đã khác. “Giá trị gia đình” của ta mang tính văn hoá nay đổi khác. Bởi thế nên, nay nhân lễ “Thánh gia”, ta cũng nên nhớ đến khác biệt này. Cũng nên cảm kích biết rõ Đấng Thiên Sai từng sống thế nào và chúng ta là ai, để xứng đáng sống với tư cách làm con Chúa.
Trong tâm tình hiểu biết rõ như thế, cũng nên ngâm lại lời thơ trên mà rằng:

            “Uớc gì trên bước đường lưu lạc,
một buổi chiều nào lộng gió mưa.
            Gõ cửa nhà ai xin ngủ trọ,
Giật mình tôi thấy tiếng Nhi thưa.”
(Phạm Ngọc – Ôi Sa Mạc)

“Tiếng Nhi thưa” hay tiếng gõ cửa vào lễ “Thánh gia”, vẫn là dịp thuận để gặp Chúa. Gặp, mà chào đón và lưu lại, rồi ở mãi trong đại gia đình tình thương, rất tuyệt vời.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch

“Tôi đã đợi như ngày tôi đã đợi,”



Suy niệm Lời Ngài đọc vào tuần có Lễ Hiển Linh năm C 06.01.2012

“Tôi đã đợi như ngày tôi đã đợi,”
“Vẫn ngậm ngùi tình về như buổi ngậm tình đi”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Mt 2: 1-12
 Ngày tôi đợi, vẫn ngậm tình về cả vào lúc đạo sĩ ở các nơi tìm đến như trình thuật nay đã kể. Trình thuật nay thánh Matthêu kể về danh nhân/đạo sĩ nước ngoài tìm gặp Đức Chúa, rất Hài nhi. Các ông không đến cùng một lúc với mục đồng trong vùng. Và, theo các tranh vẽ và máng cỏ do người thời sau diễn tả, không thấy vị nào quỳ bái giống như ai. Sự việc các ngài ghé viếng Hài nhi thánh cũng chẳng là điều để ta bàn cãi. Nhưng, vấn đề đặt ra, là: các ngài đã cảm nghiệm gì khi đến gặp? Phải chăng là cảm xúc và kinh nghiệm về một quan hệ?
Đúng thế. Cảm nghiệm căn bản về đời người là cảm nghiệm về quan hệ thân thương giữa người với người. Đó là nền tảng đích thực của mọi hiểu biết vẫn cho ta nghị lực để xử trí. Là, quay hướng về người nào đó mình đã biết yêu thương. Là, ngước mắt nhìn thẳng vào diện mạo của người đó vẫn muốn biết về nhiều thứ, về người, và về ngôn ngữ cùng mọi chi tiết.
Đây cũng là cung cách mà các bậc cha mẹ vẫn ngắm nhìn con trẻ bé nhỏ hoặc trẻ sơ sinh đang đắm mình trong giấc ngủ. Đây, là ánh nhìn của người trợ tá vẫn hướng về người bệnh đang bị cơn bệnh ngặt nghèo cất đi niềm vui thích rời sự sống. Đấy, còn là đường lối mà người đương yêu nhìn bằng ánh mắt mà tình yêu đánh thức cả hai người.
Ánh mắt ấy, đã phá vỡ chu kỳ của mọi thói tật. Ánh mắt nhìn thẳng vào diện mạo không gì có thể che đậy và cũng chẳng có gì để bắt chụp. Ánh nhìn, là thứ gì đó vượt quá đặc thù khiến ta có thể định nghĩa. Là, thứ gì và người nào đó vẫn gần bên. Là, mục tiêu của ước vọng. Là, đối tượng của sự hiền dịu. Là, tên gọi của sự sống có lời mời gọi mọi người hãy nhận biết. Trong khoảnh khắc đầy ân sủng, bề mặt ngoài dù đổ vỡ vẫn muốn sự sống của ta đi xuyên suốt vào với sự thật, rất trổi bật.
Khoảnh khắc ấy không ở lại lâu hơn. Bởi, nó là thời khắc đặc biệt, luôn chiếu toả ánh sáng rất lung linh. Nó có được ý nghĩa là để ta ra như thế. Và, trẻ bé sơ sinh cũng được yêu thương và sống được là nhờ vào ánh mắt của mẹ cha, là những vị vẫn làm việc và cam chịu đau khổ để con mình được lớn lên, có bạn bè nối kết với nhau trong hoàn cảnh riêng tư như họ vẫn kiên quyết thực hiện.
Ta sống sót, là bởi đã thấy ai đó có thể thay đổi con đường sống của ta. Ta không thể nào dính liền vào với khoảnh khắc nào đó dù nó có tốt đẹp đến mấy đi nữa. Bởi, khoảnh khắc đó không dừng lại một chỗ nhưng vẫn đổi thay hết mọi sự. Qua ánh sáng nó chiếu rọi, ta đọc được tất cả những gì xẩy đến với ta, biết được nền giáo dục ta hấp thụ. Biết được cả những ước ao và sự kiện mình từng thất bại hoặc hành tựu.
Nhờ ánh nhìn này, ta biết được tên tuổi của người khác. Bởi, đó không chỉ là tiếng khóc hoặc khoảnh khắc có cảm xúc lắng đọng về Đạo. Nhưng là ánh sáng; là sự khôn ngoan gồm đủ nội dung ở trong đó, có cả nội dung kết quả, chính là ta.
Ở nơi ánh nhìn này, luôn có khác biệt giữa sự việc ‘nhìn vào người nào’ và cảm giác như có người đang nhìn mình. Ta thường có cảm giác ấy khi chiêm ngắm nhìn tác phẩm nghệ thuật, lại thấy chân dung ta chiêm ngắm, lại cũng đang nhìn ta, đi vào hồn ta. Khi ngắm nhìn, ta đâu hãi sợ, dù ánh nhìn ấy đang đối diện nhìn vào ta khiến ta mất mát, để lạc mất nguyên nhân tạo ao ước. Chính đó là lý do cắt nghĩa tại sao khi nhìn sự vật, ta lại lẩn tránh ánh nhìn bằng cách quay lại nhìn bằng mắt.
Lại cũng có người khám phá ra Đức Kitô theo kiểu cách giống hệt thế. Họ vẫn cứ nhìn như thể đang kiếm tìm Đấng Cứu Độ đến độ không biết được rằng chính Chúa vẫn nhìn họ mà họ không thấy. Nhưng sau đó, họ mới hiểu và mới “thấy”.
Mừng Hiển Linh, ta vẫn nghe quen truyện kể về ba đạo sĩ cũng đã rơi vào tình huống tương tự một trò ảo thuật khi các ngài tìm đến với Bêlem nhưng không thấy Hài nhi đâu cả, mà chỉ gặp Đấng Thánh Hiền, là bậc thầy. Các đạo sĩ cũng không thấy trẻ bé nào sinh hạ tại Bêlem, mà chỉ thấy như chính mình được sinh ra ở nơi đó. Bởi, chính khi ấy các ngài mới phát giác ra được mình là ai. Chính vì thế, nên truyện kể nói rất ít về quá trình lý lịch của các ngài. Bởi, lai lịch thuộc lai thời của các ngài mới chính là vấn đề. Và, sự sống đích thực của các ngài khi ấy mới khởi sự.
Chả thế mà, các ngài đã phải tìm con đường khác mà về lại. Bởi, các ngài đã thấy được điều gì đó nơi hài nhi Giêsu, điều mà không ngôn ngữ nào diễn tả được. “Điều gì đó”, cũng chẳng bao giờ rời bỏ các ngài. Chẳng nói hoặc kể lại điều gì cho Hêrôđê nghe. Bởi, cũng chẳng có điều gì khiến các ngài có thể kể lại cho bất cứ ai. Bởi, các ngài đang ở vào tình trạng hiệp thông liên kết, rất đặc biệt.
Đó, mới là ý nghĩa đích thực ở truyện kể, nơi đây. Sự thật ấy, đã từ nơi chốn nào đó rất khác lạ nay đáp xuống ở nơi ta. Ta biết là điều đó cũng rất đúng, nên không có gì phải bàn cãi. Ta không nắm bắt được nó; nhưng nó lại nắm bắt được ta và biến hoá ta ra như thế. Tất cả chỉ tập trung vào mỗi chữ ‘tin’. Tiếng La tinh, cụm từ ‘Credo’ xuất tự tiếng Phạn có nghĩa là “cho đi” con tim và nghị lực sống động vẫn cứ trông chờ một hồi đáp rất hỗ tương. Đây là hành xử của niềm tin vẫn hàm ngụ rằng: ai đó sẽ tin vào ta; hoặc hơn nữa, đã tin tưởng vào nơi ta. Ta đặt nơi đó tất cả mọi ước vọng, mọi xảo thuật như người này đặt nơi người khác; như, ta đặt tin tưởng vào mối bận tâm của người nào đó, rất hiện thực.
Tận phần sâu thẳm của chính mình, con người vẫn cần đến niềm tin tưởng như thế. Mỗi người và mọi người vẫn cần liên hệ với thực tại hệt như vậy. Và ở đây, ta lại có cảm xúc về liên hệ đó. Có làm thế, ta mới hài lòng và thấy an toàn nên đã nhảy chồm trong phấn chấn khiến mình không còn lo ngại về bất cứ lằn ranh hạn chế hoặc ý nghĩa được diễn tả ở trong truyện. Truyện các đạo sĩ ghé viếng Bêlem đã dạy ta bài học hay điều gì đó, ở đây. Khi các đạo sĩ nhìn thấy Chúa, là họ thấy được điều gì đó. Là, các ngài biết chính là Đấng “đó”. Đấng mà mọi người gọi là ‘Đức Chúa’. Truyền thống về Đấng “đó” không bao giờ ngừng kể. Bởi ở thời nào cũng thế, truyện kể về các Đạo sĩ bao giờ cũng nói về các vị đã từng biết Đức Giêsu là Đấng “đó”. Các ngài chẳng khi nào có khả năng dùng ngôn ngữ diễn tả được kinh nghiệm đó cho đúng cách. Cuối cùng, điều đó cũng không cần thiết.
Đạo sĩ không là người Do thái chính thống. cũng chẳng là Do thái một chút nào. Ngược giòng lịch sử, người biết đến Đức Giêsu là ‘Đấng đó’ đều không phải là người Công giáo chính thống. Nhưng cuối cùng, điều đó cũng không thành vấn đề. Chỉ một vấn đề là ‘Đấng đó’ biết chúng ta. ‘Đấng đó’ đã biết hết. Và bao lâu ta biết được những điều này, thì đây là lễ Hiển Linh cho ta. Và, của ta.
Cảm nghiệm rõ điều này, ta hãy ngâm lại lời thơ trên, để hát rằng:

            “Tôi vẫn đợi như ngày tôi đã đợi.
Vẫn ngậm tình về như buổi ngậm tình đi’
(Nghĩa là tôi ấp úng chuyện yêu người,
Cỏ khô như những lời thú tội”
(Nguyễn Tát Nhiên- Tình Một Hai Năm)

Ấp úng chuyện yêu người, như đạo sĩ từng có cảm nghiệm từ ngày gặp Chúa là Hài nhi nhỏ bé. Có ấp úng, cũng đừng hát ‘Tình Một Hai Năm’. Bởi, đã thấy được Chúa rồi, ai cũng hát: “vẫn ngậm tình về như buổi ngậm tình đi” như vẫn đợi. Đợi, Chúa tỏ hiện với mọi người, rất Hiển Linh.


Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
  

  

Saturday 15 December 2012

“Hồn khẳng khiu khát chờ trăng mở hội”



Suy niệm Lời Ngài đọc vào Chúa Nhật thứ Tư Mùa Vọng năm C 23.12.2012

“Hồn khẳng khiu khát chờ trăng mở hội”
Ngỡ ngàng đêm mộng điệp thốt lời ca.”
(Dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)
Lc 1: 39-44
Nhà thơ chờ trăng mở hội, hồn khiu khẳng. Nhà Đạo đợi Chúa lại về để hát lên lời ca đầy cảm tạ, như trình thuật. Trình thuật, nay thánh Luca lại đã kể về Lời Chúa Giáng Hạ đến với dân gian như trăng rằm mở hội.
Rất nhiều năm, truyện về Ngôi Lời Giáng hạ vẫn như đinh đóng cột trong đầu con dân đi Đạo, và người ngoài luồng, như truyện thật. Thật, là bởi truyện kể khiến người nghe tưởng mình đang chứng kiến cảnh Chúa sinh ra giống hệt từng chi tiết. Nay, cũng nên tự hỏi xem truyện kể có giống hệt trăm phần trăm không. Để trả lời, cũng nên về với thánh kinh và sử liệu khác để xét định. Trước khi làm thế, cũng nên mở mục “đố vui để học” chỉ trả lời đúng/sai, như ở dưới:
1.Thánh Giuse và Đức Mẹ vội về Bê-Lem cho mau để Mẹ “ở cữ” bất cứ lúc nào.
2.Chủ căn nhà trọ ở BêLem thấy khó giải quyết vì “không còn chỗ cho hai vị”.
3.Mẹ sinh Hài Nhi Giêsu nơi máng cỏ/hang lừa sau nhà trọ, như bài hát “Trong hang BêLem
ánh sáng toả lan từng bừng”, như thế có đúng không?
4.Ngay từ đầu, thánh Giuse và Đức Mẹ ra như hãi sợ thấy lạnh lẽo vì đơn chiếc?
5.Hài Nhi Giêsu chẳng bao giờ biết khóc như bài hát ở đâu đó:”Ngài cất tiếng khóc hét vang…
6.Thiên thần hiện đến với trẻ mục đồng, đều mang cánh!
Nói chung, thì người thời nay tin vào Kinh thánh, cũng sẽ trả lời đúng/sai như sau:
1. Sai. Chúa Giáng hạ làm nguời đâu khẩn cấp đến thế. Bởi, thánh Giuse là Đấng phu quân
rất đáng kính, vẫn có nhiều giờ để kiếm cho cho Đức Mẹ sinh con, đấy chứ.
2. Sai. Ở BêLem chẳng có nơi nào là nhà trọ hết. Người dịch Kinh thánh chỉ muốn nói: phòng
tiếp khách đỗ nhờ ở nhà dân thường ở Trung Đông vẫn chăm lo cho phụ nữ nào sắp “ở cữ”. Nên, bất cứ nhà dân nào ở Do Thái cũng đều mở cửa đón Mẹ và thánh cả Giuse. Thêm nữa, thánh cả lại có bà con thân thuộc ở nơi này, nhất thứ thánh-nhân là nhân-vật quan trọng trong làng ai cũng biết cụ thuộc giòng dõi vua Đavít, lại càng khó. Thật ra, bản dịch với câu nói “không có chỗ cho các ngài tá túc ở nhà trọ” là lấy trong bản văn viết về vua James.
3. Sai. Vì thông thường, người dân ở đây vẫn đem thú vật nhỏ vào trong ngủ, kẻo bị lạnh.
4. Sai. Các thánh không đơn côi/lẻ bóng gì cho cam. Bởi, phụ nữ trong vùng nhất là các cô đỡ đều sống ở trong làng, nên khi có bé nào sắp sinh, là cả thôn làng đều mừng vui, đến giúp đỡ.
5. Sai. Hài nhi Giêsu là trẻ bé rất bình thường, nghĩa là cũng “quậy xấu” tứ tung như mọi bé.
6. Sai. Truyền thống Do thái cho thấy các thiên thần xuất hiện như người thường, không cánh.  
Ngày nay, nếu tò mò, hãy cứ xét xem bản văn ở trên có đúng thực điểm nào. Điều rất rõ, là các cây bút ngoài đời như Josephus, Tacitus, Pliny chẳng thấy ai nói về ngày sinh của Đức Giêsu hết. Cả trong thư gửi giáo đoàn Galát, thánh Phaolô chỉ nói sơ: Chúa sinh ra từ một người mẹ trần gian và trong thư Rôma, thánh-nhân có bảo: Ngài xuất thân tự giòng dõi Đavít, mỗi thế thôi.
Thánh Máccô lại không có đoạn viết nào nói về thời thơ ấu của Chúa, mà đi thẳng vào giai đoạn Chúa đã trưởng thành. Ngài xuất thân từ thôn làng Nadarét. Và, theo thánh-nhân, thì Đức Giêsu đã lớn lên ở nơi đó. Nadarét là làng quê bé nhỏ của ngài. Và thánh-nhân lại không rói rõ Chúa sinh ra ở đâu. Nếu cho rằng Hội thánh chỉ có duy nhất một Tin Mừng thôi, hẳn ta sẽ cho rằng thật sự Chúa chỉ sinh ra ở làng Nadarét, chứ không ở nơi nào khác. Đằng này, Kinh thánh gồm nhiều Tin Mừng lại rất khác…
Xét địa dư, Galilê thời cổ đại chỉ rộng có 470 dặm vuông, có 4 đồi và thung lũng đan xen chạy từ Đông sang Tây. Nơi lưng đồi, dân chúng trồng cây ô-liu. Và tại nơi này, còn có hai thủ phủ chính có tường thành dầy cộm, là: Tibêriát và Sêphôrít. Dân số mỗi thành chỉ chừng 25 ngàn người. Cạnh đó, còn có thôn làng nhỏ như Caphanaum, là nơi Chúa từng lưu lại thời gian dài để Ngài rao giảng. Còn, Nadarét cũng còn là nơi Chúa sinh trưởng và lớn lên. Nơi đây, dân chúng cũng xây dựng nhiều con đường rất tươm tất. Có đường lát đá hoa cương, nhưng rất êm, nên vẫn được sử dụng đại trà,
Từ Sêphôris mà đi bộ cũng phải mất nguyên ngày trời mới đến được 40 thôn làng lớn/nhỏ. Các nơi này vẫn đan xen với nhau, rất tiện thông thương: có thể nói mà không sợ ngộ nhận, rằng: Galilê là loại “hệ thống”  trong đó có nhiều yếu tố độc đáo làm thành lối sống rất dễ biết.
Với tín hữu Đạo Chúa, Tin Mừng như thể mặt trời mọc đầy ơn Galilê nhiều hơn. Thánh Mátthêu và thánh Luca đều mở đầu Tin Mừng bằng các chương/đoạn nói về thời thơ ấu của Chúa. Và, có nhiều truyện kể vào thời đó có nói về việc Chúa sinh ra. Cả hai thánh sử đều quả quyết rõ ràng rằng Chúa sinh ra tại BêLem, thành Giuđêa.
Thánh Mátthêu thì qui về lời ngôn sứ Mica, nói rõ Đấng mà mọi người chờ mong sẽ đến từ Bêlêm. Và, Đấng ấy thuộc giòng dõi vua Đavít. Thành ra, thánh Mátthêu khởi đầu Tin Mừng ở chương 1 bằng kể lại gia phả nói rõ mối giây liên hệ giữa Chúa với vua Đavít. Mà, Bêlem là quê làng của Đavít. Thánh Mátthêu giới thiệu thánh Giuse và Đức Mẹ với tư cách là cư dân thuộc thôn làng Bêlem, nên dĩ nhiên sẽ kể truyện Chúa sinh ra ở Bêlem thôi. Thánh sử còn kể thêm về truyện các Đạo sĩ ghé Bêlem thăm Chúa Hài Đồng. Và, khi thánh gia bỏ thôn làng mình sống đi Ai Cập đến khi trở về cũng đâu có về lại Bêlem mà là Nadarét. Thánh Mátthêu biết Đức Giêsu lớn lên tại Nadarét thuộc Galilê và để thánh gia trở về nơi đó sau khi đi vòng qua Ai Cập.
Thánh Luca lại viết gia phả về Chúa khác hẳn kiểu của thánh Mátthêu. Thánh sử cũng nối kết Đức Giêsu với giòng tộc Đavít nhưng không trực tiếp từ Đavít trở xuống. Trong khi đó, thánh Giuse và Đức Mẹ lại là cư dân vùng Nadarét ở Galilê. Thánh Luca mô tả có thiên thần nhưng không kể về các đạo sĩ, mà là mục đồng.
Thật ra Bêlem không nằm trong vùng Galilê, mà là Giuđêa, một thị trấn lớn hơn Nadarét, lại bề thế, tiếng tăm hơn. Bêlem có dính dấp đến Đavít và thuộc giòng dõi đức vua mãi tận Đavít. Bởi, đây chính là thành phố của Đavít. Xem như thế, thì nơi sinh của Đức Giêsu đích thực là ở nơi nào? Có là nơi nào khác không ai biết? Trường hợp Bêlem là rút từ một tuyên bố rõ ràng của cả hai thánh sử Mátthêu và Luca, là nhân chứng rất rõ rệt.
Ít lâu sau, Justin Martyr sinh vào năm 100 sau Công nguyên sống ở Palestin, khoảng 40 dặm về hướng Bắc của Bêlem thời Nablus và ông chết vào năm 165 nói là ở Bêlem. Theo ngụy thư Tin Mừng của Giacôbê viết vào năm 150, lại nói: cũng ở Bêlem này, nhưng có nhiều truyền thuyết trong văn bản này nên chẳng ai công nhận là sử sách. Thế kỷ thứ Tư, Constantine đã cho xây một nhà thờ Chúa Giáng Sinh tại Bêlem…
Nhiều thế kỷ trôi qua, dân con đạo hạnh đều hỗ trợ có thôn làng Bêlem là nơi Chúa Giáng hạ hầu phù hợp với ý nghĩa của lễ hội Giáng Sinh như mọi người vẫn chủ trương và chắc chắn sẽ còn tiếp diễn mãi như thế. Như thế, tức Bêlem sẽ mãi mãi năm gọn trong tâm can mọi người như thôn làng lành thánh vì có được Đức Chúa hạ sinh, ở nơi đó. Và cứ như thế, lễ Giáng Sinh vẫn mãi mãi mang nặng hình ảnh một thôn làng bé nhỏ là Bêlêm trong tâm hồn của mọi người. Đâu cần gì lịch sử để minh chứng.   
Trong tâm tình mừng vui ngày lễ hội, cũng nên ngâm lại lời thơ ở trên, rằng:

            “Hồn khẳng khiu khát chờ trăng mở hội.
Ngỡ ngàng đêm mộng điệp thốt lời ca.
            Dốc đồi mơ sương mù đan nhánh trổ.
            Kết bông choàng ấp ủ dáng kiêu sa.”
            (Vương Ngọc Long – Đêm Nguyệt Quỳnh)

Nguyệt quỳnh hay Bêlêm, vẫn cứ là đêm mộng điệp. Có kết bông. Ấp ủ dáng kiêu sa đón chào Hài Nhi Đức Chúa giáng hạ với con người. Để, người người mãi vui mừng ngày hội lễ kéo dài đến thiên thu.     
  
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch

Saturday 8 December 2012

“Nếu hạnh phúc sẽ khơi nguồn đau khổ”



Suy niệm Lời Ngài đọc vào Chúa Nhật thứ Ba Mùa Vọng năm C 16.12.2012

“Nếu hạnh phúc sẽ khơi nguồn đau khổ”
Thì xin em đừng tìm đến với nhau”
(Dẫn từ thơ Phạm Ngọc)
Lc 3: 10-18
Nhà thơ than thở, vẫn cứ thế. Nhà Đạo vui sống, trong mong chờ. Chờ và mong, nhưng không khơi nguồn đau khổ, như trình thuật vẫn kể, mãi hôm rày.
Trình thuật, thánh Luca kể việc Chúa hứa sẽ đến với dân gian/người phàm, một lần nữa. Lời hứa ấy, đã đi vào lịch sử Do thái và của dân con mọi thời khiến người người vẫn diễn đạt bằng thị kiến Giáng Sinh. Giáng sinh lịch sử, lại diễn trình bằng thị kiến dân gian có truyền thống sống động, nơi Đạo Chúa.
Truyền thống có thị kiến nơi Đạo Chúa, theo cung cách La tinh đến từ xứ miền ở châu Âu, trước nhất là nhờ thánh Âu Tinh đã tư- duy suy tính. Thị kiến Chúa Giáng Sinh trải dài ở lịch sử nhân loại, thiện toàn lúc ban đầu, sau lại vữa tan thành nhiều mảnh, có mất mát/đắm chìm. Nhằm tìm lại tính thiện toàn đã mất, ơn Chúa cứu độ tái tạo phẩm cách con người như từ đầu. Con người cần ơn cứu độ dù phải trải qua khổ đau, đến cực độ. Đó, chính là lý do của ngày Giáng Sinh Chúa đến với tư cách là Đấng Cứu Độ rất vô song.
Thị kiến lịch sử thời hiện đại nay lại diễn tả nơi những người có nền giáo dục khoa học, ngay từ đầu. Thị kiến ở đây khác những gì được diễn đạt như trên. Khác, dù không có chứng cứ hiển nhiên về tình trạng ban đầu, trong đó mọi việc đều tốt đẹp với con người. Thuở ban đầu ấy, thật ra cũng chẳng được toàn thiện, mà chỉ là tiến trình tiệm tiến có diễn biến thăng trầm để Giáng Sinh Chúa Cứu độ lại đến một lần nữa sẽ tiến thẳng về phía trước. Tiến thẳng như thế, có sự sống rất phát triển theo dạng thức rất phức tạp, lớn lao, cao cả, tuyệt vời. Nhờ đó con người học được sự cần thiết phải tiến tới. Tiến để tới, có như thế mới hy vọng ơn cứu độ toàn thiện sẽ đến lại trong lai thời.
Thần học hiện đại đã bắt đầu quay ngược câu truyện về mất mát/ngã gục lúc ban đầu và đã tiến vào với viễn ảnh phát triển, thành tựu. Các thánh tổ phụ trong Giáo hội –hầu hết là Hy Lạp- lại thấy mình nghĩ khác với thị kiến của thánh Âu Tinh về tính bi quan của tương lai nhân trần. Thế nhưng, các ngài nay lại đã gây ảnh hưởng cũng rất mới. Lịch sử nhân loại đúng ra là giai đoạn có ảnh hưởng lớn lao nhất.
Lịch sử, đúng ra chỉ là giai đoạn để ta ngang qua có tiến trình ngày tháng hơn là chỉ bắt đầu cách tốt lành hoặc sụp đổ cách đáng kể, để rồi mọi người tìm chỉnh trang, sửa chữa. Khởi đầu của lịch sử, với ta, chỉ là một mớ ý tưởng ở trong đầu về tương lai/mai ngày sao chưa đến. Thế nên, Giáng sinh chính là ngày sinh của Đấng vẫn ở trong ta đã từng hiểu thấu những những thứ như thế. Và Đấng ấy lại có khả năng Cha ban tặng hầu dẫn đưa ta vượt qua bất cứ thứ gì ta có và tưởng tượng. Chính vì thế, ta định-vị Giáng Sinh trong viễn ảnh đang có ở phía trước.             
Những thứ ta có, đang diễn tiến theo lịch sử là để giúp ta hiểu rõ thế nào là ơn quan phòng của Chúa. Bởi lâu nay, ta vẫn đơn sơ hiền lành như trẻ nhỏ, tức: nay thì toàn thiện/toàn hảo, mai lại nát tan/vỡ đổ rồi phải chờ đến Giáng Sinh hoặc ngày Chúa chịu nạn mới mong được chỉnh sửa. Thế nên, ta cũng lạc quan hơn và thực tế hơn. Phát triển hơn. Phát triển, ngang qua thi đấu có hơn thua. Nhưng, bên trong con người của ta, luôn có cả hai thứ, tức: tư thế vừa thắng lại vừa thua. Đức Giêsu cũng giống ta, Ngài có thắng và cũng có thua. Ngài thua đến độ Ngài đã chấp nhận cả nỗi chết, nhưng Ngài đã toàn thắng bằng sự trỗi dậy, để rồi Ngài đi vào trạng thái sống động rất vĩnh cửu. Đó, chính là Phục sinh. Đó, cũng là Giáng Sinh của Đức Chúa.
Ta thường quan niệm con người là đỉnh cao của mọi thọ tạo, các tạo vật bên dưới ta được dựng ra và sai đến là để phục vụ. Và, ta còn được bảo cho biết rằng: ta cũng đang tiến về phía trước –bằng cung cách đi vào khung cửa hẹp- nhưng vẫn chưa lên được tới đỉnh cao chót vót. Giáng sinh, lại cứ bảo: ta đã có được bạn đồng hành là Đấng Cứu độ, đang cùng ta tiến bước về phía trước ngay từ nỗi chết rất nhục hình để rồi ta sẽ trỗi dậy mà đi đến đỉnh cao chót vót, tức Phục Sinh tích cực.
Đó cũng là lý do để ta thấy Giáng Sinh là thời khắc tốt nhất giúp ta mừng kính sự sống dồi dào đầy sinh lực. Giáng sinh, là thời điểm để ta suy nghĩ/tư duy về Hài nhi con trẻ cùng gia đình mình và phấn khởi hơn lên với tương lai đầy hứa hẹn. Giáng sinh, chính là thời điểm để ta nhận ra được vị thế để ta cùng tạo dựng với Đấng Tác Tạo mọi sự ngõ hầu trên bước đường “tiến về phiá trước”, tất cả mọi người già/trẻ, nam/nữ, đều sẽ sinh sôi nảy nở, không quên sót. Ngang qua tiến trình đi về phía trước, ta sẽ thấy rằng: sự chết không làm ngưng trệ được những gì ta vẫn sống đích thực. Chúng đem sự chết cài vào đời của ta rồi truyền cả vào đời sau. Chúng sẽ tặng ban toàn cuộc sống của ta cho người khác. Bằng vào việc cưu mang con trẻ vào với đời mình, tất cả đã khiến cho hữu thể của ta có khả năng hiện hữu mà không có không có nó thì ta không thể sống cho mình và cho người.
Sách Sáng Thế, còn đó một lời trích rõ ràng là: “Hãy sinh sôi nảy nở và nhân rộng sự sống.” (Stk 1: 28) Đó còn là những điều được mọi người trông ngóng để con cháu Abraham sẽ còn sinh sôi nảy nở nhiều hơn tinh tú trên trời. Đó, chính là lời hứa và cũng là chúc lành của Thiên Chúa về sự sinh sôi nảy nở thời hiện tâi cũng như tương lai, mai ngày.
Rõ ràng, không phải mọi người đều có con hoặc cháu/chắt để nối dõi tông đường. Có những con cháu còn tốt lành hơn cả những gì là màu mỡ sinh sôi về thể lý hoặc xác phàm. Màu mỡ/phong phú rất linh thiêng. Màu mỡ có thực nơi động thái quyết giúp đỡ người khác trở nên rực sáng trong đời mình theo cung cách rất riêng của mình. Đó, chính là màu mỡ trong khích động và là màu mỡ khi tạo hướng đi cho ai đó để họ có thể sống hiệu quả, thành đạt.
Mỗi người trong ta đều ước ao được thành đạt. Nhưng, kết quả vẫn luôn khác với điều mình ao ước. Không ai đo lường được cuộc sống của mình cách đích xác để xem tại sao quá khứ của mình lại chấm dứt quá mau chóng. Người gieo giống, vẫn không mong đạt kết quả mùa màng mình mong ước. Người vãi hạt, lại cũng không lo lắng gì nhiều về những chuyện như thế. Sách Khôn ngoan ở đoạn 3 câu 13 cũng nói về người đàn bà hiếm muộn: “Phúc thay cho người son sẻ mà tinh tuyền, không chung chạ bất chính. Đến thời Thiên Chúa thăm, họ sẽ sinh hoa kết quả”, như lòng mong ước.
Sự thật thì, không một ai hoặc cũng chẳng có vợ chồng nào lại là nguồn lực của dồi dào/phong phú cách toàn hảo được. Bởi, tất cả chúng ta chỉ là một phần cội nguồn sự sống của chính mình và là tương lai của kẻ khác. Bởi thế nên, ta vẫn gọi mọi người là kẻ “đồng công kiến tạo loài người”. Và, Tạo Hoá vẫn có đó như nguồn mạch của sự dồi dào, sung mãn mỡ mầu đem đến cho sự sống. Dù sao đi nữa, ta vẫn là người “đồng công kiến tạo sự sống cùng với Tạo Hoá. Đó, cũng là lý do cho thấy các bậc cha mẹ không chỉ là gốc nguồn của sự sống mà thôi, nhưng còn là người đồng công kiến tạo Nước Trời, nữa.
Bậc cha mẹ nào cũng mang tính thần thiêng/ thánh-hoá ngõ hầu các ngài có thể ban tặng sự sống cho con cái mình, rồi chúng tăng trưởng cho đến lúc trưởng thành. Ngoài ra, sự phong phú/mỡ màu linh đạo, không chỉ có nghĩa như một “Ra khơi” giản đơn thôi, nhưng trong đó vẫn còn có khổ đau/sầu buồn. Với thời gian, và qua không gian hoa quả của động thái “đồng công kiến tạo loài người” cũng sẽ là kết cuộc hiệu quả sau những ngày dài đắng cay, kiên trì, chịu đựng. Vào Mùa Vọng, ta có thói quen tưởng nhớ đến hai bà mẹ kiên trì cưu mang con mình rất nặng nhọc và phấn khởi, chờ đợi ngày khai hoa nở nhụy sanh được quý tử đều là Đấng Thánh có một không hai trong nhân loại; đó là: cụ bà Êlizabeth, mẹ của Gioan Tẩy Giả và Đức Maria, Mẹ của Thiên Chúa.
Giáng sinh nay lại đã dạy ta biết sống tốt lành và trọn vẹn. Sống, một cuộc sống theo cung cách tràn đầy, sung mãn, màu mỡ. Sống, mà tiến tới và “đi thẳng về phía trước”. Tiến tới, với con người và cho mọi người. Nếu hỏi rằng: ta đã sẵn sàng để tiến thẳng và tiến tới chưa? Thì, câu trả lời sẽ là đáp trả rất mau mắn nhưng vẫn chưa đâu vào đâu, hế. Bởi, còn đó nỗi buồn vẫn chất chứa nơi mọi người, dù người người có nhất quyết hướng về phía trước mà ra đi hay không. Và thực tế, ta đã khởi động và đang trên đường đi tới đích, cũng sắp đến.
Trong tâm tình cảm kích, nhất quyết đến như thế, tưởng cũng nên ca lại lời thơ còn dang dở:

            “Nếu hạnh phúc sẽ khơi nguồn đau khổ,
            Thì xin Em đừng tìm đến với nhau.
            Để một ngày vết nứt nhói tim đau,
            Và ân ái, nhạt nhoà soi môi cũ.”
            (Phạm Ngọc – Với Quỳnh)

Hạnh phúc với khổ đau, vẫn cứ thành vấn đề. Vấn đề, không phải mãi “nhói tim đau”, nhưng lại là: “tìm đến với nhau” để rồi sẽ thấy ý nghĩa mỡ màu/nảy nở của chờ mong nhiều sung mãn, rất hài lòng.  
         
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch