Monday 16 December 2019

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 3 thường niên năm A 26/01/2020


Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 3 thường niên năm A 26/01/2020

Trình thuật hôm nay ghi lại: thánh Gioan nói cho mọi người biết Đức Giêsu là Đấng tràn đầy Thần Khí. Ngài, là Ngôn sứ Tối Cao, được liệt cùng hàng với Êlya và các ngôn sứ thời Cựu Ước.Là ngôn sứ, Chúa quả quyết về thực trạng của thế giới đã mãn thời. Để rồi, khởi đầu một thể trạng mới có đổi thay. Thể trạng ấy, là Vương Quốc Nước Trời Ngài tạo dựng. Và, Ngài đến kêu mời dân con nhà Đạo hãy đi vào với thế giới ấy. Ai đồng thuận, Ngài ra tay giúp đỡ để họ thực hiện. Ngài còn mời gọi mọi người đổi thay thái độ phải có, với cuộc sống. Bởi, Nước Trời sẽ kịp đến rất nhanh. Nếu không thay đổi, e rằng họ luột mất cơ hội ngàn năm một thuở ấy.

Vào thời đó, đa phần người Do thái là dân con bình thường ở huyện, bởi họ không tham gia nhóm hội nào đặc biệt để có địa vị trong xã hội. Họ cũng không tham gia nhóm hội kiểu Essênô hoặc Pharisêu. Là dân con bình thường, họ chỉ tin vào những gì là căn bản. Tin, một Chúa là Đấng Có. Và, Chúa tuyển chọn dân con Ngài theo cung cách đặc biệt. Tin, vào Đức Chúa luôn ban cho dân con của Ngài bộ luật Tôra làm Đường Lối để mọi người sống. Và, cũng tin rằng, người Do thái hãy phụng thờ Ngài ngay tại đền thờ ở Giêrusalem.

Nay, chính Chúa diễn giải lại luật Tôra. Ngài dạy dân con mọi người cách sống như Ngài muốn. Sống giản đơn như đời thường. Cung cách sống, là qui định cơ bản để mọi người sống cho tử tế. Sống đời tử tế mà dân nghèo thị thành khả dĩ theo được. Ngài mạc khải cho dân con theo Ngài đường lối sống tốt đẹp, như những vần thơ vui Ngài sáng tác, mỗi ngày. Sáng tác thơ, để người người dùng đó mà ngợi khen, chúc tụng Thiên Chúa. Để cho họ, dù ở nơi xa xôi không đến được Đền thờ, vẫn có thể sống như Ngài khuyên bảo.

Ngài còn dạy dân con mọi người và khuyến khích họ sống thành nhóm hội cộng đoàn, tụ tập chung quanh Ngài. Quây quần thành vòng tròn lớn đến độ có thể đếm được đến ba vòng cùng tâm điểm trong cùng nhóm. Người ở xa cũng nghe biết, nên đã tin vào Lời Ngài dạy, để được sống. Sống tại nhà. Sống ở phương xa. Đâu đâu họ cũng vẫn được Ngài chăn dắt. Gần Ngài hơn cả, là nhóm đồ đệ thân yêu từng bỏ nhà cửa chốn riêng tư, mà theo Ngài. Ai theo Ngài, cũng gặp nhiều nguy nan từ giới có thẩm quyền vì không ưa Ngài, nên vẫn lùng tìm đồ đệ Ngài, mà bức bách. Đồ đệ Ngài tập hợp chẵn đủ những 12 vị.

12, là con số tượng trưng toàn bộ chi tộc Israel, lúc khởi đầu. Dần về sau, trong số này chỉ còn mỗi chi tộc Giuđa và Benjamin, mà thôi. Thực tế cho thấy, Chúa gầy dựng đủ 12 môn đồ, là để tỏ rõ một hành xử mang cung cách của ngôn sứ. Nghĩa là, Israel phải hoàn toàn đổi mới để sống cuộc sống Nước Trời đang dần đến. Bởi lẽ, Nước Trời là mục tiêu Ngài nhằm thực hiện bằng được. Sử sách nay còn ghi tên tuổi đầy đủ 12 vị tông đồ, như ta biết. 

Cũng từ nhóm Mười Hai, Hội thánh Chúa được thiết lập theo cùng một cách thức, nên đã tồn tại mãi đến bây giờ. Nói cách khác, chính Chúa đã định trước cơ cấu của Hội thánh để trở thành một thánh hội như ngày hôm nay. Và Ngài vẫn muốn Hội thánh của Ngài sống theo đường lối Ngài qui định. Nghĩa là, Hội thánh phải trở thành chính đường lối mà lịch sử thánh đà ghi lại. Vì thế nên, Hội thánh cũng có những giây phút thăng trầm như lịch sử ở đời thường.

Thăng trầm lịch sử thánh, bắt đầu từ thời thánh Gioan Tiền Hô qui tụ rất đông người dấn bước theo chân thánh nhân. Bước thăng trầm của Hội thánh, còn được thánh Gioan Tiền Hô nhắc đến bằng lời kêu gọi mọi người hãy sống khiêm nhu để chứng tỏ mình là đồ đệ Chúa. Ngay vào lúc nổi tiếng nhất thời đó, thánh nhân cũng đề cập đến tính khiêm nhu của chính mình bằng tuyên bố để đời: “Đến sau tôi, là Đấng quyền thế hơn tôi. Và, tôi không đáng xách dép cho Ngài.” (Mt 3: 11)

Với thánh nhân, Đức Giêsu là Đấng mọi người tìm đến, để đi theo (Mt 4: 23). Ngài đến để cứu họ. Ngài được Cha chọn để thực hiện công trình cứu độ Cha trao phó. Nơi Ngài, Thần Khí Chúa không chỉ mỗi đến mà thôi, nhưng sẽ ở lại mãi nơi Ngài.

Chính Ngài là Đấng đã trầm mình mọi người trong Thần Khí Chúa. Chính Ngài là Đấng đã tặng ban Thần Khí Chúa đến với họ. Để, họ trở thành con cái đích thực của Chúa. Để, họ được tràn đầy năng lượng của Ngài. Trở thành, những người con được tiếp ứng bằng thứ điện quyền năng do Chúa ban, ngõ hầu chính họ biến đổi được thế giới thành chốn tốt đẹp. Cho mọi người. Nhờ đó, họ trở nên thánh hội của Chúa, ngay từ đầu.

Trình thuật hôm nay, thánh Mátthêu kể cho mọi người biết Đức Giêsu là Đấng chữa lành mọi người. Ngài đến để rao báo với mọi người là Nước Trời đã gần kề. Ngài đến, còn để chữa lành đủ mọi hình thái của bệnh tật. Và, mọi người đến với Ngài trước nhất để được chữa. Càng gần Ngài, người người càng thấy mình được Ngài chữa lành nhiều hơn. Được chữa lành rồi, người người sẽ sẵn sàng mà sống cùng và sống với con cái Ngài, ở Nước Trời.

Với thánh Mátthêu, Hội thánh là nơi mọi người tìm đến hầu được an bình, lành lặn. Được Ngài chữa chạy đủ mọi tật bệnh, dù rất khó. Hội thánh, chính là Nước Trời luôn mở rộng vòng tay đón nhận dân con ở khắp nơi. Bất kể họ thuộc nguồn gốc, văn hoá. Sắc tộc. Phái tính. Hoặc, tuổi tác nào.

Là Nước Trời ở trần gian, Hội thánh là nơi chốn đích thực mọi người lui tới. Lui tới, không chỉ để được chữa lành thôi, mà còn để tiếp tục công trình cứu độ Chúa giao phó. Công trình đó, Chúa tặng ban cho tất cả mọi người. Công trình đó, Chúa ủy thác để mọi người cứ thế mà thực hiện. Thực hiện, bằng tình thương Ngài loan truyền. Thực hiện, nhờ Thần Khí Chúa ở cùng và ở với mỗi người.

Thực hiện tình thương ở Nước Trời không là ân huệ Chúa ban cho, mà là bổn phận khiến ta trải rộng đến với mọi người, trong cũng như ngoài Hội thánh.

Lm Kevin O’Shea DCCT biên soạn - Mai Tá lược dịch

Suy tư Tin Mừng trong tuần thứ 2 mùa thường niên năm A 19/01/2020



Ga 1: 29-34 

Khi ấy, ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, liền nói:
"Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian. Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.

Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Israel, tôi đến làm phép rửa trong nước." 

Ông Gioan còn làm chứng:
"Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: "Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần." Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn."


Thuở đầu đời Giáo Hội, các thánh sử ghi nhiều điều lúc thánh Gioan Tiền Hô quả quyết: “Sẽ đến sau, một người đã vượt trước tôi, vì Ngài đã có trước tôi.” (Ga 1: 30) Vượt trước và có trước, bởi Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa. Nơi Ngài, Thần Khí Chúa rất tràn đầy. Và, chính Ngài là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian.” (Ga 1: 19). Chính Ngài đem bình an đến với mọi người.

“Trần gian” đây, không có nghĩa là vũ trụ bao la. Là, toàn thể nhân loại. Trần gian đây, chỉ là: “thế gian này”. Thế gian, đối chọi với “thế giới đang đến”, hoặc “thế giới lẽ đáng ra phải thế!”. Tức, một thế giới dẫy đầy những cảnh chính trị và xã hội, nơi ta sống. Một thế giới, chuyên dụ dỗ ta về sống kiểu phàm tục. Nhiều lỗi phạm.

“Trần gian” thường lại có nghĩa đoàn kết/tập họp những con người chăm lo chống trả lối sống quái gở của thế giới. Một thế giới chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa, Đấng có thực. Thế nên, ta vẫn thấy động thái vô luật, thiếu cẩn trọng vẫn nằm đó. Ta còn thấy cả động thái tập trung vào chính mình, ở trong đó. Vẫn gần gũi với người đời, còn trong đó.

Thay vì gọi “xoá tội trần gian”, đề nghị bà con dùng cụm từ “lý lẽ sự dữ”. Lý lẽ đây, là đường lối suy tư hành động, luôn tiếp diễn. Cứ hết điều này lại đến chuyện khác. Như đứa trẻ hay nói dối. Dù, em biết mình làm điều ấy là không phải. Không nên. Nhưng em không nhận lỗi, lại cứ đổ cho người khác. Làm như thế, tức: em đã nói dối cả với chính mình. Làm như thế, em lại sáng chế tìm ra kiểu nói dối khác, cốt để che đậy cho lời nói dối trước đó. Em thật tình chẳng muốn cha mẹ biết điều này.

Với người lớn, việc này còn tệ hơn. Người lớn nói dối sẽ làm cho chính mình ra mù quáng. Nhượng bộ chính mình được một lần, sẽ lại dẫn đến hành động khác, còn tệ hơn. Quyền lực của “lý lẽ sự xấu” trong chuyện nói dối còn lớn hơn cả chính cá nhân mình. Lý lẽ của sự xấu, là lý lẽ chuyên che đậy. Kinh thánh mô tả việc này bằng từ ngữ “đầu mục của quỷ” (Mt 9: 34). Bằng tên gọi “Satan”, bên tiếng Do thái cốt để chỉ một nghịch ngạo (Mt 4: 10). Còn, “Ma quỉ” bên tiếng Hy Lạp, lại chỉ về sức mạnh cốt để rẽ chia. Phân cách.

Lý lẽ sự xấu của thế gian, còn gọi là thế giới, luôn mang tính huỷ diệt. Hủy và diệt toàn thể nhân loại. Thành thử, cộng đoàn Hội thánh có bổn phận phải đề cao cảnh giác trước những thế lực thù địch ấy. Và làm như thế, sẽ tự thay thế bằng những lý lẽ giúp mình sống thực. Sống, điều Chúa khuyên bảo.

Lý lẽ sống động để thay thế cho “lý lẽ sự xấu”, là lý lẽ của “Tình thương”. Là, động thái đối xử tốt với nhau. Động thái, không chỉ mang tính dung nhượng. Dù, khẳng định rằng mình có khác biệt. Nhưng, nhất định không làm đổ vỡ đường ranh giữa ta và người. Vì, một đổ vỡ như thế dễ đưa đến việc lạm dụng người khác. Muốn người khác làm đúng theo ý mình. Nếu không, mình sẽ không từ nan một động thái nào hết, kể cả bức ép họ để họ không còn khác biệt với ta nữa.

Lý lẽ của tình thương, là ra đi mà gặp gỡ. Gặp gỡ tha nhân với tư cách là tha nhân. Tức: vẫn giữ được sự khác biệt giữa ta và tha nhân. Ra đi, khuyến khích tha nhân sống đúng đường lối mà họ từng quyết định. Sống, theo cung cách mà họ vẫn muốn. Chứ không phải sống giống như ta. Mà là, với ta. Với, tức là: sống chung cùng ta, nhưng không che đậy/khoả lấp những khác biệt giữa ta và họ.

Thật ra, điều đó cũng chẳng là “lý lẽ”. Mà là, Thần Khí. Là, bầu khí. Thánh Gioan Tiền Hô làm nổi bật điều này, khi thánh nhân nói về Đức Giêsu, tức bảo rằng: Thần Khí không chỉ đến mà thôi. Nhưng, sẽ lưu lại mãi nơi Ngài. Và thánh nhân còn bảo: Đức Giêsu sẽ làm cho mọi người dầm mình vào với Thần Khí ấy. Ngài trao tặng Thần Khí ấy cho mọi người để rồi mọi người trở nên sống có Thần Khí. Có, lý lẽ của Chúa. Tức, đầy tràn năng lực của Đức Chúa.

Và một khi, những người được đánh động bằng quyền năng/sức mạnh của Thiên Chúa cũng sẽ ra đi biến đổi thế giới với thế gian để họ trở thành nơi chốn bình an, hạnh phúc đối với người bình thường. Và khi thánh Gioan Tiền Hô nói: Đức Giêsu là Đấng xoá tội trần gian, tức: xoá đi cái lý lẽ của dối gian, khoả lấp. Để rồi, Ngài ban Thần Khí, tức lý lẽ của Tình Thương và sự khẳng định về một khác biệt với người khác.

Chính vì thế, thánh Gioan mới gọi Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa”. Điều này khiến mọi người nhớ đến Chiên Vượt Qua. Đến, chiên con thầm lặng đi vào lò, làm của lễ. Và, điều này cũng làm ta nhớ lại chiên con ngày Cánh Chung. Ngày, mà mọi người được nhận vinh quang và danh dự, từ Đức Chúa.

Ảnh hình về “chiên con”, còn là ảnh hình về sự tử tế. Thứ tử tế cần có để sống đúng “lý lẽ của Tình Thương”. Chính đó, mới là Đạo Chúa. Chính đó, là ý nghĩa của thanh tẩy. Thanh tẩy được định ra là để biến đổi chúng ta thành những con người như thế. Thanh tẩy, để đánh đổ tầm nhìn về thế giới. Với thế gian. Đánh đổ, hầu biến đổi cả chúng ta lẫn thế giới của ta, nữa. Lẽ ra là như thế.

Hiện nay ta đang sống như thể đang ở trên đường giây giằng co/sai sót giữa hai dĩa kiến tạo khác nhau: một là lý lẽ của dốt trá, khoả lấp. Và dĩa kia, là lý lẽ của tình thương và sự thật. Dân chúng trên toàn quốc và toàn thế giới không biết làm cách nào để nhảy. Không phải là họ không có tình thương. Nhưng, vì họ bị thúc bách phải làm điều gian dối. Phải khoả lấp che đậy cả bản năng yêu thương của chính họ. Có lẽ tuyệt đại quần chúng vẫn cứ thinh lặng. Vẫn luồn lọt để tránh thoát. Vẫn muốn trở thành điều mình cần trở thành. Tức, sống tử tế vẫn còn đó ở trong ta. Nên, ta vẫn cần đến Đức Chúa và những người giống như Ngài, để rồi sẽ chuyển đổi được thế giới. Thế gian.

Mỗi lần đón nhận Mình Chúa, nơi Tiệc Thánh, là ta đã nguyện cầu việc ấy được diễn ra. Chiên Thiên Chúa, Đấng cất đi “lý lẽ sự xấu” để ta sống tử tế với người khác. Chiên Thiên Chúa, Đấng cất đi “lý lẽ của dối trá”, để ta sống trung thực với mọi người. Chiên Thiên Chúa, Đấng cất đi lý lẽ của che đậy, khoả lấp, nhượng bộ, để ta sống hiền hoà với chính mình. Với mọi người.

Lạy Chúa, con nào đáng được thế. Nhưng, xin Ngài hãy phán một lời tặng ban ân huệ, tức khắc hồn con sẽ lành lặn. Chúng con ngợi khen, chúc tụng tạ ơn Chúa suốt cuộc đời.

Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn-
 Mai Tá lược dịch

Suy tư Tin Mừng trong tuần sau lễ Chúa Giê su chịu phép rửa năm A 12/01/2020



Mt 3: 13-17

Bấy giờ, Đức Giêsu từ miền Galilê đến sông Giođan, gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa cho mình. Nhưng ông một mực can Người và nói:
"Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!"
Nhưng Đức Giêsu trả lời:
"Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính."
Bấy giờ ông Gioan mới chiều theo ý Người.

Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán:

"Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người."


Hội lễ Chúa chịu phép rửa, cũng có những cung điệu nghe đến rung trời, nhiều bát ngát. Rung trời hoặc bát ngát hay không, vẫn là động thái tuỳ thuộc dân con nhà Đạo có đón nhận trình thuật thánh sử có ghi chép hay không mà thôi. Trình thuật hôm nay, thoạt xem người đọc cứ tưởng rằng đây chỉ là “chuyện nhỏ” Hội thánh muốn chứng tỏ tầm quan yếu của bí tích thanh tẩy. Hoặc, vai trò lớn của thánh Gioan Tiền Hô, thôi. Thật ra thì, trình thuật chỉ muốn diễn đạt về thuở đầu đời của Đức Chúa khi Ngài công khai đến với đời. Ở với người.

Sự kiện lớn, thấy rõ ở đoạn: vừa từ dưới nước lên, Đức Giêsu đã có trải nghiệm mới. Trải nghiệm này, chứng tỏ cho Ngài thấy những điều rất thực tế. Ngài là Ai? Ngài sẽ phải thực hiện những gì trên quãng đường, ở trần thế. Và, để Ngài thấy Đức Chúa thực ra là thế nào. Vì thế, trải nghiệm của Ngài khi lĩnh nhận thanh tẩy, còn gọi là “Hiển Linh” nữa. Hiển linh mới, tỏ cho Chúa biết thân phận sắp đến của chính Ngài.

Mạc khải mới với Chúa, trước tiên là thực tại. Thực tại đây, là ý niệm mà người người từng sử dụng, trong cuộc sống. Có người còn bảo: mình không ưa đi thẳng vào thực tại rối rắm. Bởi, thực tại ta sống không phải bao giờ cũng hay, cũng đẹp. Nó có mặt sần sùi của nó. Có khi, còn gồm cả hỗn độn, tham ô, khổ đau, tức rất nhiều chuyện tương tự hoả ngục đỏ, hơn là thiên đuờng. 

Sở dĩ thực tại/thực tế cuộc đời luôn tồn tại với mọi người, là bởi nó luôn “kỳ thị” một số người. Thực tại, không để cho họ có được cuộc sống đích thực. Nhưng, lại nhận chìm họ dưới chôn miền thẳm sâu. Âu sầu. Trở thành thân phận người nghèo hèn. Quyết không ban cho họ một phẩm cách riêng tây. Sang trọng. Để, mọi người còn biết mà tôn trọng.

Mạc khải dành cho Đức Giêsu thực sự là để Ngài biết chính Ngài-khi bước vào cuộc sống của người đời rất chín chắn, rất trưởng thành- Ngài phải đính kết vào với thực tại. Có khi còn ngụp lặn, chết ở trong đó. Thực tại Ngài phải sống, lớn hơn cả thực tại người đang sống. Ngài phải hoán cải/đổi thay nó. Đó, là sứ vụ Ngài nhận được, không phải từ tay người anh họ, là Gioan Tiền Hô, mà từ Cha Ngài.

Thực tại ấy, nay được biểu trưng bằng nghi thức thanh tẩy tại giòng sông Gio-đan. “Nước” đây, biểu trưng cho thực tại có sắc mầu nhào trộn của riêng nó. “Nước” đây, biểu trưng cho chốn miền qua đó nhiều vị vẫn chưa nhận ra; hoặc vẫn còn kỳ thị. Rõ ràng, trình thuật kể việc Ngài bước xuống giòng “nước”. Tức, Ngài không bị vốc lên đầu chỉ một ít nước, như thấy ở nghi thức phụng vụ. 

Nhưng, Ngài đã đích thực “dầm mình” ở dưới nước. Và trong “nước”. Và, “nước” đã thực sự ngập trên đầu Ngài. Điều này cho thấy, Ngài đã sống thực những gì người đời đã và đang sống. Đã cảm nhận, những gì người người cảm nhận. Trên thực tế, Ngài đã sờ chạm, giáp mặt với thế giới như con người. Và, Ngài cao cả hơn thế lực thù nghịch hoặc kỳ thị, nên Ngài đã đổi thay thế giới. 

“Lên khỏi nước”, Ngài đã thực sự vực dậy và đem mọi người vào tư thế “đi lên”. Cùng “đi lên” với Ngài. Chữa cho họ lành lặn, Ngài biến đổi tình cảnh họ đang sống. Cùng Ngài, tất cả đã sống cuộc “vượt qua” thần thánh, đi vào sự sống mới. Sự sống đã đổi mới để hiệp thông tất cả mọi người trong Nước Trời. Tất cả, sẽ sống có phẩm cách. Sống tôn trọng nhau. Không nghi kỵ. Cũng chẳng kỳ thị nhau nữa.

“Lên khỏi nước”, Ngài đã hoàn toàn đổi khác. Ngài không còn nhìn vào cơ chế và cơ sở “hành nghề” của các vị ở trong ngành nghề cao quý như tư tế. Nhưng, Ngài thực sự nhìn vào chính con người. Và, Ngài quả quyết: ý định mới của Cha, là: mọi người phải sống cuộc sống tôn kính. Luôn cởi mở. Và, trọng tự do. Ngài còn bảo: khi con người sống như thế, họ sẽ biết được Thiên Chúa là ai. Con người thế nào. Tại sao mọi người phải sống với đất trời. Sống như thế, mọi người sẽ có thể làm được như Chúa. Cải hoá được lòng người. Mọi người.

Khi cùng Chúa lĩnh nhận bí tích thanh tẩy, ta được phép san sẻ kinh nghiệm của Ngài. Kinh nghiệm, không chỉ một khoảnh khắc lúc ở dưới “nước”. Kinh nghiệm, là quãng ngày dài học hỏi cách sống như Chúa. Sống đời sống Kitô-hoá trong Đức Kitô. Bởi, khi đã được sinh hạ và thanh tẩy, ta đã thấy được điều ấy.

Kinh nghiệm, là nghiệm rằng: đôi lúc ở đời, ta gặp nhiều người cũng thấy và biết được điều ấy. Thấy và biết, như Đức Kitô từng thấy, từng biết. Nhưng, thị kiến của họ, vẫn là thị kiến riêng tây. Cần sẻ san. Sẻ san, với mọi người. Dù đôi lúc, nhiều người chưa từng biết nối kết với gốc nguồn của sự khôn ngoan mà họ xuất phát. Gốc và nguồn có thanh tẩy. 

Trong sinh hoạt với đời, đôi khi ta cũng gặp những người từng sống có tẩy rửa. Sống như người đã chịu thanh tẩy như Chúa và với Chúa, suốt đời. Nhưng, lại không nhận ra sự thực cần phải có. Để có thể sống với Chúa, như Chúa ở thời buổi, rất hôm nay. Nhiều người vẫn cứ tưởng, cử hành mừng lễ Chúa chịu phép rửa chỉ là nghi thức phụng vụ. Như, nghi thức đem con trẻ bé bỏng đi khắp nơi mà trình diện cùng chòm xóm, xứ đạo. Ngõ hầu gột bỏ tì tích căn nguyên của những lỗi phạm có từ thời tiên tổ. Thậm chí, có người còn nghĩ: bí tích thanh tẩy chỉ như chuyển ban ân huệ bình an Chúa gửi đến cho con trẻ, mà thôi.

Thật sự, trình thuật kể việc Chúa chấp nhận chịu thanh tẩy từ người phàm, là để mọi người có thể đến với nhau. Truyền cho nhau những kinh nghiệm từng trải về cuộc đời. Để rồi, sẽ nhận ra rằng: tất cả mọi người đều phải trải nghiệm một cuộc sống luôn đi đôi với thực tại. Cuộc sống có thực tại, đà đổi mới. Để rồi, nó được chuyển đổi thành thực tại sống động có Chúa cùng sống với ta. Cho ta. Có như thế, mọi người mới là Hội thánh. Có như thế, ta mới là nhân loại thật sự được đổi mới. Rất lành và rất thánh.

Nhưng làm sao được như thế, đó mới là vấn đề. Và, thánh Luca khi kể về sự kiện “toàn dân chịu thanh tẩy”, “Đức Giêsu cùng chịu thanh tẩy và đang cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần lấy hình dạng thể xác như chim câu đáp xuống trên Ngài” đã quả quyết: chính Thánh Thần Chúa đã làm việc ấy. Chính Thánh Thần ở với Đức Giêsu, để Ngài thực hiện điều Chúa Cha muốn. Và, sự kiện thanh tẩy là việc của Ba Ngôi Thiên Chúa. 

Và, Thần Khí Chúa sẽ đến chỉ dạy cho ta biết cung cách giống hệt thế, để ta được làm và làm được công việc chính Đức Kitô làm. Bởi, từ khi Đức Chúa và ta cùng chịu thanh tẩy, là ta đã bắt đầu làm được như Ngài. Bắt đầu lên đường thực hiện ý định của Cha. Tức, thực hiện công việc tẩy rửa và rao truyền Nướ

Cũng trong tầm nhìn như thế, bài đọc 2 trích dẫn lời thánh Luca, ghi ở sách Công vụ Tông đồ, rằng: “Người đã gửi đến cho con cái nhà Ísrael lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Đức Giêsu Kitô, là Chúa của mọi người. Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Giuđê, bắt đầu từ miền Galilê, sau phép rửa mà ông Gioan rao giảng.” (Cv 10: 36-37)

Cùng một tình huống để hiểu được như thế, nhà thơ hôm nay lại cũng viết:


“Nói đi em, lời tự tình thánh thót,
Hẹn ngàn năm trong một phút êm đềm.”
(Đinh Hùng – Ân Tình Dạ Khúc


Lời tình tự thánh thót, tức ân tình Chúa ban. Dạ khúc muôn thuở, phút êm đềm cũng một đời. Một đời lĩnh nhận bài sai của Đức Chúa: hãy ra đi mà thanh tẩy và truyền đạt Lời của Chúa, rất Tin Mừng. Cho mọi người. Ở trần gian. Thế đó là cuộc sống. Thế đó là bình an, cho mọi người.

Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn- Mai Tá lược dịch

Suy tư Tin Mừng trong tuần sau lễ Hiển Linh năm A 05/01/2020



Mt 2: 1-12 

Khi Đức Giêsu ra đời tại Bêlem, miền Giuđê, thời vua Hêrôđê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giêrusalem, và hỏi: 

"Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người."

Nghe tin ấy, vua Hêrôđê bối rối, và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao. Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Kitô phải sinh ra ở đâu. Họ trả lời: 

"Tại Bêlem, miền Giuđê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: "Phần ngươi, hỡi Bêlem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giuđa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời."

Bấy giờ vua Hêrôđê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: 

"Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." 

Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

“Hiển Linh” là cụm từ mang ý nghĩa mạc khải để tỏ bày việc Chúa hiện nguyên hình cho dân con mọi người, rày kính phục. “Hiển Linh” hôm nay gồm ba ngày liên tục xảy đến vào ba Chủ nhật. Chủ nhật hôm nay, Chúa tỏ hiện ngang qua trình thuật kể về Đạo sĩ mang quà tặng đến dâng kính Chúa Hài Đồng. Chủ nhật tới, có truyện kể Chúa nhận ơn tẩy rửa từ người anh họ, là thánh Gioan Tiền Hô dám cử hành. Và sau đến, thánh sử kể tiếp việc Chúa hiện tỏ cho dân con mọi người ở Galilê, chốn quê miền đồng nội rất mến yêu.


Phần đông ta nghe truyện kể về ba nhà Đạo sĩ tìm viếng Chúa, đến quen tai. Ta cũng từng thấy ảnh tượng cả ba vị nơi máng cỏ, ở nhà thờ. Cũng nghe nhiều tuồng tích truyện kể khá ly kỳ về ba nhân vật được gọi là “Đạo sĩ” hoặc “Các Vua quan” rất phương Đông. Ly kỳ đến độ ta biết được cả tên tuổi cũng như vị thế của mỗi vị. Dù, Tin Mừng thánh Mát-thêu nói đến các vị chỉ một lần duy nhất, mỗi thế thôi. 


Sau này, chẳng có thánh sử nào nhắc tên các vị ấy ở trình thuật hoặc thánh truyền lịch sử cùng thời gian cả. Cụm tụ “magi” hoặc “nhà ảo thuật” mà ngày nay người người vẫn quan niệm, thật ra chỉ diễn tả các bậc thức giả thuộc giai cấp tế tự, xuất phát từ đâu đó, xứ miền rất Ba Tư. Các vị, là những người có năng khiếu chuyên biệt, biết cả đường đi nước bước của trăng sao/tinh tú, rất chiêm tinh. Với thánh sử Mát-thêu, đó không là việc chính yếu thánh nhân muốn ghi lại, ở Tin Mừng.


Điểm chính mà thánh nhân muốn nói đến, là việc “các ngài đem quà đến tặng dâng Hài Nhi Giêsu vừa sinh ra”. Quà tặng được kể, gồm: vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng, là món đồ quý giá/đắt tiền, ai cũng biết. Trầm hương, là thứ nhang trầm tinh khiết vẫn được người phương Đông dùng ở đền thánh vào các buổi lễ có nghi tiết phụng thờ. Mộc dược đỏ, là chất dẻo rất thơm, thường được người xưa chiết lọc để dùng vào kỹ nghệ dầu thơm. Tất cả, đều là quà dâng lên Đức vua, rất hiếm hoi, cao quý.


Các đạo sĩ là những vị ngoài luồng, không phải là Do Thái. Vì thế, họ đại diện cho chúng ta, tức dân con muôn nước ở cõi trần. Mỗi lần dân con ngoài luồng dâng phẩm vật lên Vua Cha của ta, món quà cao quý, là có hiển thị dành riêng cho chính mình. Hiển thị đây, là khả năng khám phá ra Chúa. Khám phá ý nghĩa cuộc đời là việc dâng tiến Cha những món quà cao quý nhất của mỗi người. Mỗi quốc gia. Dân tộc.


Điểm chính trình thuật hôm nay cốt cho thấy: Chúa hiển thị với các nhà đạo sĩ thuộc dân “ngoài luồng”, là Ngài hiển thị với thế giới mọi thời, mỗi lần họ dâng quà quý giá, lên Đức Chúa. Và, tặng quà cho nhau. Xem thế thì “tặng quà” là hành xử chứng tỏ một Hiển thị, mà nhà Đạo mình có thói quen gọi đó là Hiển Linh. Tức, một Hiển thị rất linh thiêng. Linh đạo. Đáng tôn kính. 


Nếu thánh sử sống vào thời buổi hôm nay, có lẽ thánh sẽ viết trình thuật về quà tặng dâng rất hiển thị/Hiển Linh từng xảy đến ở thành phố lớn như Luân Đôn, Nữu Uớc rất bôn ba, cận kề ngày Hội lễ rất thánh, là Lễ Hội Giáng Sinh ở hầm tầu hôm ấy. Hầm tầu điện ngầm hôm ấy thấy có 2 quả bóng bay rất bề thế. Một xanh, một đỏ bay lơ lửng ngay trên đầu của đám đông, lố nhố đi lại ra chiều bận rộn. Bóng bay ấy là quà tặng theo dạng đồ chơi từ hai bé em chạc mười tuổi xuất từ một gia đình người da mầu, ăn vận rất bảnh bao. Bong bóng em cầm không thuộc loại cũ kỹ. Mà là, bong bóng Giáng Sinh, gắn trên que gỗ có núm vàng ở trên đầu.


Kế đến, chợt xuất hiện cô bé tóc trắng tuổi chừng mới lên bẩy tung tăng bước lên tàu điện ngầm, tay bám chặt vào lớp áo da của ông bố. Cô bé khiếp sợ chuyện gì đó, vẫn cứ la cứ hét thật to như để mọi người chú ý đến. Hoá ra, cô bé là trẻ bị chứng bệnh tâm thần phân liệt. Ai cũng đoán thế, nhưng chẳng biết làm sao để giúp. Mọi người cứ giả bộ như cô bé không có ở đó. Duy có cậu bé đang cầm bong bóng bay mầu rất đỏ. Cậu thả quả bong bóng đỏ cứ là lăn nhẹ trên đầu mọi người trong toa tàu, để rồi cuối cùng cậu bé túm lấy bóng đứng trước mặt cô bé và nói: Chào cô bé. Bong bóng này là của em. Chúc Giáng Sinh vui vẻ nhé. Thôi ta tạm biệt.”


Với những người có mặt chứng kiến cảnh tượng hôm ấy, thì cậu bé này xuất thân từ các nhà đạo sĩ buổi hôm trước. Bởi mỗi người trong đời, đều được hiển thị, Hiển Linh, giống như thế. Một hiển thị, mà rõ ràng mọi người vẫn nghe âm thanh văng vẳng từ đâu đó, chốn miền linh thiêng trong trắng có những lời như: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."(Mt 25: 40)


Phản ứng của quần chúng hôm ấy như lên cơn điện giựt. Tất cả đều nhận ra điều gì đó. Điều đã chuyển đổi từ đám người âm thầm bực dọc vì cuộc sống, sang đến cộng đồng của người chòm xóm, rất thân thương. Từ một dáng điệu rất nhỏ của một bé em da mầu, vậy mà cũng làm chao đảo cả một đám người. 


Quả có thế. Cử chỉ của cậu bé có bong bóng đỏ thật ra cũng chỉ nhỏ nhoi, tầm thường. Nhưng, lại rất cao và rất quý. Cao quý, là bởi em dám cho đi phẩm vật rất đáng giá mà em sở hữu. Cho như thế, có thể là em sẽ bị rầy la từ cha mẹ, nếu chưa sẵn sàng để chấp nhận một cử chỉ đầy ý nghĩa như vậy. Qua cử chỉ “cho không” này, em đã cho Chúa một món quà rất ý nghĩa. Em đã cho mọi người một ý nghĩa cao trọng của một Hiển Linh. Rất hiển thị. Cao quý. Ít người thấy.


Cho đi, để muôn vật được bừng sáng, như trích đoạn của sách Tiên tri Ysaya lại đã viết: “Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả trên ngươi.(Is 60: 1) 


Và hệt như thế, ở bài đọc 2, thánh Phaolô cũng xác nhận một quà tặng mà dân con ngoài luồng được nhận ân huệ từ Chúa: “Anh em đọc thì có thể thấy rõ tôi am hiểu mầu nhiệm Đức Kitô thế nào. Mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết, nhưng nay Ngài đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người. Mầu nhiệm đó là: trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa.” (Êp 3: 5-6) 


Hôm nay đây, thi sĩ văn nhân sống ở ngoài luồng, cũng có những cảm nhận về quà tặng rất thơ, nên từng viết như sau: 

“Tôi đã mơ màng chuyện tóc tơ,
Bỏ dở khăn thêu, nàng lẳng lặng
đến xem chàng nối mấy vần thơ.”
(Nguyễn Bính - Bến Mơ)

Với văn nhân thi sĩ, thì chuyện “nối vần thơ” là nối lại tình người có quà tặng mang đến cho nhau, trong thinh lặng. Và là hình thức trao dâng mà khi xưa các đạo sĩ vẫn làm. Cả ngày nay nữa, bé em da mầu ở Luân Đôn cũng đã làm và nhắc nhở người người hãy cùng làm một cử chỉ “nối tặng cho nhau những vần thơ”. Mà, người đời chừng như vẫn ơ hờ, quên lãng bấy lâu nay.

Lm Kevin O’Shea, DCCT biên soạn- Mai Tá lược dịch