Wednesday 29 December 2010

“Ôi bát ngát trái tim hồng nhỏ bé”


“Nghe làm sao ân ái điệu rung trời?”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mt 3: 13-17

Bát ngát mầu hồng, tim mình đâu nhỏ bé. Rung trời nhà Đạo, niềm yêu nào có nghe?

Hội lễ Chúa chịu phép rửa, cũng có những cung điệu nghe đến rung trời, nhiều bát ngát. Rung trời hoặc bát ngát hay không, vẫn là động thái tuỳ thuộc dân con nhà Đạo có đón nhận trình thuật thánh sử có ghi chép hay không mà thôi. Trình thuật hôm nay, thoạt xem người đọc cứ tưởng rằng đây chỉ là “chuyện nhỏ” Hội thánh muốn chứng tỏ tầm quan yếu của bí tích thanh tẩy. Hoặc, vai trò lớn của thánh Gioan Tiền Hô, thôi. Thật ra thì, trình thuật chỉ muốn diễn đạt về thuở đầu đời của Đức Chúa khi Ngài công khai đến với đời. Ở với người.

Sự kiện lớn, thấy rõ ở đoạn: vừa từ dưới nước lên, Đức Giêsu đã có trải nghiệm mới. Trải nghiệm này, chứng tỏ cho Ngài thấy những điều rất thực tế. Ngài là Ai? Ngài sẽ phải thực hiện những gì trên quãng đường, ở trần thế. Và, để Ngài thấy Đức Chúa thực ra là thế nào. Vì thế, trải nghiệm của Ngài khi lĩnh nhận thanh tẩy, còn gọi là “Hiển Linh” nữa. Hiển linh mới, tỏ cho Chúa biết thân phận sắp đến của chính Ngài.

Mạc khải mới với Chúa, trước tiên là thực tại. Thực tại đây, là ý niệm mà người người từng sử dụng, trong cuộc sống. Có người còn bảo: mình không ưa đi thẳng vào thực tại rối rắm. Bởi, thực tại ta sống không phải bao giờ cũng hay, cũng đẹp. Nó có mặt sần sùi của nó. Có khi, còn gồm cả hỗn độn, tham ô, khổ đau, tức rất nhiều chuyện tương tự hoả ngục đỏ, hơn là thiên đuờng.

Sở dĩ thực tại/thực tế cuộc đời luôn tồn tại với mọi người, là bởi nó luôn “kỳ thị” một số người. Thực tại, không để cho họ có được cuộc sống đích thực. Nhưng, lại nhận chìm họ dưới chôn miền thẳm sâu. Âu sầu. Trở thành thân phận người nghèo hèn. Quyết không ban cho họ một phẩm cách riêng tây. Sang trọng. Để, mọi người còn biết mà tôn trọng.

Mạc khải dành cho Đức Giêsu thực sự là để Ngài biết chính Ngài -khi bước vào cuộc sống của người đời rất chín chắn, rất trưởng thành- Ngài phải đính kết vào với thực tại. Có khi còn ngụp lặn, chết ở trong đó. Thực tại Ngài phải sống, lớn hơn cả thực tại người đang sống. Ngài phải hoán cải/đổi thay nó. Đó, là sứ vụ Ngài nhận được, không phải từ tay người anh họ, là Gioan Tiền Hô, mà từ Cha Ngài.

Thực tại ấy, nay được biểu trưng bằng nghi thức thanh tẩy tại giòng sông Gio-đan. “Nước” đây, biểu trưng cho thực tại có sắc mầu nhào trộn của riêng nó. “Nước” đây, biểu trưng cho chốn miền qua đó nhiều vị vẫn chưa nhận ra; hoặc vẫn còn kỳ thị. Rõ ràng, trình thuật kể việc Ngài bước xuống giòng “nước”. Tức, Ngài không bị vốc lên đầu chỉ một ít nước, như thấy ở nghi thức phụng vụ.

Nhưng, Ngài đã đích thực “dầm mình” ở dưới nước. Và trong “nước”. Và, “nước” đã thực sự ngập trên đầu Ngài. Điều này cho thấy, Ngài đã sống thực những gì người đời đã và đang sống. Đã cảm nhận, những gì người người cảm nhận. Trên thực tế, Ngài đã sờ chạm, giáp mặt với thế giới như con người. Và, Ngài cao cả hơn thế lực thù nghịch hoặc kỳ thị, nên Ngài đã đổi thay thế giới.

“Lên khỏi nước”, Ngài đã thực sự vực dậy và đem mọi người vào tư thế “đi lên”. Cùng “đi lên” với Ngài. Chữa cho họ lành lặn, Ngài biến đổi tình cảnh họ đang sống. Cùng Ngài, tất cả đã sống cuộc “vượt qua” thần thánh, đi vào sự sống mới. Sự sống đã đổi mới để hiệp thông tất cả mọi người trong Nước Trời. Tất cả, sẽ sống có phẩm cách. Sống tôn trọng nhau. Không nghi kỵ. Cũng chẳng kỳ thị nhau nữa.

“Lên khỏi nước”, Ngài đã hoàn toàn đổi khác. Ngài không còn nhìn vào cơ chế và cơ sở “hành nghề” của các vị ở trong ngành nghề cao quý như tư tế. Nhưng, Ngài thực sự nhìn vào chính con người. Và, Ngài quả quyết: ý định mới của Cha, là: mọi người phải sống cuộc sống tôn kính. Luôn cởi mở. Và, trọng tự do. Ngài còn bảo: khi con người sống như thế, họ sẽ biết được Thiên Chúa là ai. Con người thế nào. Tại sao mọi người phải sống với đất trời. Sống như thế, mọi người sẽ có thể làm được như Chúa. Cải hoá được lòng người. Mọi người.

Khi cùng Chúa lĩnh nhận bí tích thanh tẩy, ta được phép san sẻ kinh nghiệm của Ngài. Kinh nghiệm, không chỉ một khoảnh khắc lúc ở dưới “nước”. Kinh nghiệm, là quãng ngày dài học hỏi cách sống như Chúa. Sống đời sống Kitô-hoá trong Đức Kitô. Bởi, khi đã được sinh hạ và thanh tẩy, ta đã thấy được điều ấy.

Kinh nghiệm, là nghiệm rằng: đôi lúc ở đời, ta gặp nhiều người cũng thấy và biết được điều ấy. Thấy và biết, như Đức Kitô từng thấy. Từng biết. Nhưng, thị kiến của họ, vẫn là thị kiến riêng tây. Cần sẻ san. Sẻ san, với mọi người. Dù đôi lúc, nhiều người chưa từng biết nối kết với gốc nguồn của sự khôn ngoan mà họ xuất phát. Gốc và nguồn có thanh tẩy.

Trong sinh hoạt với đời, đôi khi ta cũng gặp những người từng sống có tẩy rửa. Sống như người đã chịu thanh tẩy như Chúa và với Chúa, suốt đời. Nhưng, lại không nhận ra sự thực cần phải có. Để có thể sống với Chúa, như Chúa ở thời buổi, rất hôm nay. Nhiều người vẫn cứ tưởng, cử hành mừng lễ Chúa chịu phép rửa chỉ là nghi thức phụng vụ. Như, nghi thức đem con trẻ bé bỏng đi khắp nơi mà trình diện cùng chòm xóm, xứ đạo. Ngõ hầu gột bỏ tì tích căn nguyên của những lỗi phạm có từ thời tiên tổ. Thậm chí, có người còn nghĩ: bí tích thanh tẩy chỉ như chuyển ban ân huệ bình an Chúa gửi đến cho con trẻ, mà thôi.

Thật sự, trình thuật kể việc Chúa chấp nhận chịu thanh tẩy từ người phàm, là để mọi người có thể đến với nhau. Truyền cho nhau những kinh nghiệm từng trải về cuộc đời. Để rồi, sẽ nhận ra rằng: tất cả mọi người đều phải trải nghiệm một cuộc sống luôn đi đôi với thực tại. Cuộc sống có thực tại, đà đổi mới. Để rồi, nó được chuyển đổi thành thực tại sống động có Chúa cùng sống với ta. Cho ta. Có như thế, mọi người mới là Hội thánh. Có như thế, ta mới là nhân loại thật sự được đổi mới. Rất lành và rất thánh.

Nhưng làm sao được như thế, đó mới là vấn đề. Và, thánh Luca khi kể về sự kiện “toàn dân chịu thanh tẩy”, “Đức Giêsu cùng chịu thanh tẩy và đang cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần lấy hình dạng thể xác như chim câu đáp xuống trên Ngài” đã quả quyết: chính Thánh Thần Chúa đã làm việc ấy. Chính Thánh Thần ở với Đức Giêsu, để Ngài thực hiện điều Chúa Cha muốn. Và, sự kiện thanh tẩy là việc của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Và, Thần Khí Chúa sẽ đến chỉ dạy cho ta biết cung cách giống hệt thế, để ta được làm và làm được công việc chính Đức Kitô làm. Bởi, từ khi Đức Chúa và ta cùng chịu thanh tẩy, là ta đã bắt đầu làm được như Ngài. Bắt đầu lên đường thực hiện ý định của Cha. Tức, thực hiện công việc tẩy rửa và rao truyền Nước Trời cho những ai muốn theo Ngài. Muốn ở cùng và ở với Thần Khí Chúa. Nơi Đức Kitô.

Cũng trong tầm nhìn như thế, bài đọc 2 trích dẫn lời thánh Luca, ghi ở sách Công vụ Tông đồ, rằng: “Người đã gửi đến cho con cái nhà Ísrael lời loan báo Tin Mừng bình an, nhờ Đức Giêsu Kitô, là Chúa của mọi người. Quý vị biết rõ biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Giuđê, bắt đầu từ miền Galilê, sau phép rửa mà ông Gioan rao giảng.” (Cv 10: 36-37)

Cùng một tình huống để hiểu được như thế, nhà thơ hôm nay lại cũng viết:

“Nói đi em, lời tự tình thánh thót,

Hẹn ngàn năm trong một phút êm đềm.”

(Đinh Hùng – Ân Tình Dạ Khúc)

Lời tình tự thánh thót, tức ân tình Chúa ban. Dạ khúc muôn thuở, phút êm đềm cũng một đời. Một đời lĩnh nhận bài sai của Đức Chúa: hãy ra đi mà thanh tẩy và truyền đạt Lời của Chúa, rất Tin Mừng. Cho mọi người. Ở trần gian. Thế đó là cuộc sống. Thế đó là bình an, cho mọi người.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch

Sunday 26 December 2010

“Những vần thơ anh huyền ảo quá,”


“và thiêng liêng quá, và cao siêu.”

(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)

Mt 2: 1-12

Là thơ thôi, sao lại bảo đó là huyền ảo, với linh thiêng? Linh thiêng, ảo huyền chính là hiện trạng đích thực Chúa hiển thi ngày Hiển Linh.

“Hiển Linh” là cụm từ mang ý nghĩa mạc khải để tỏ bày việc Chúa hiện nguyên hình cho dân con mọi người, rày kính phục. “Hiển Linh” hôm nay gồm ba ngày liên tục xảy đến vào ba Chủ nhật. Chủ nhật hôm nay, Chúa tỏ hiện ngang qua trình thuật kể về Đạo sĩ mang quà tặng đến dâng kính Chúa Hài Đồng. Chủ nhật tới, có truyện kể Chúa nhận ơn tẩy rửa từ người anh họ, là thánh Gioan Tiền Hô dám cử hành. Và sau đến, thánh sử kể tiếp việc Chúa hiện tỏ cho dân con mọi người ở Galilê, chốn quê miền đồng nội rất mến yêu.

Phần đông ta nghe truyện kể về ba nhà Đạo sĩ tìm viếng Chúa, đến quen tai. Ta cũng từng thấy ảnh tượng cả ba vị nơi máng cỏ, ở nhà thờ. Cũng nghe nhiều tuồng tích truyện kể khá ly kỳ về ba nhân vật được gọi là “Đạo sĩ” hoặc “Các Vua quan” rất phương Đông. Ly kỳ đến độ ta biết được cả tên tuổi cũng như vị thế của mỗi vị. Dù, Tin Mừng thánh Mát-thêu nói đến các vị chỉ một lần duy nhất, mỗi thế thôi.

Sau này, chẳng có thánh sử nào nhắc tên các vị ấy ở trình thuật hoặc thánh truyền lịch sử cùng thời gian cả. Cụm tụ “magi” hoặc “nhà ảo thuật” mà ngày nay người người vẫn quan niệm, thật ra chỉ diễn tả các bậc thức giả thuộc giai cấp tế tự, xuất phát từ đâu đó, xứ miền rất Ba Tư. Các vị, là những người có năng khiếu chuyên biệt, biết cả đường đi nước bước của trăng sao/tinh tú, rất chiêm tinh. Với thánh sử Mát-thêu, đó không là việc chính yếu thánh nhân muốn ghi lại, ở Tin Mừng.

Điểm chính mà thánh nhân muốn nói đến, là việc “các ngài đem quà đến tặng dâng Hài Nhi Giêsu vừa sinh ra. Quà tặng được kể, gồm: vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng, là món đồ quý giá/đắt tiền, ai cũng biết. Trầm hương, là thứ nhang trầm tinh khiết vẫn được người phương Đông dùng ở đền thánh vào các buổi lễ có nghi tiết phụng thờ. Mộc dược đỏ, là chất dẻo rất thơm, thường được người xưa chiết lọc để dùng vào kỹ nghệ dầu thơm. Tất cả, đều là quà dâng lên Đức vua, rất hiếm hoi, cao quý.

Các đạo sĩ là những vị ngoài luồng, không phải là Do Thái. Vì thế, họ đại diện cho chúng ta, tức dân con muôn nước ở cõi trần. Mỗi lần dân con ngoài luồng dâng phẩm vật lên Vua Cha của ta, món quà cao quý, là có hiển thị dành riêng cho chính mình. Hiển thị đây, là khả năng khám phá ra Chúa. Khám phá ý nghĩa cuộc đời là việc dâng tiến Cha những món quà cao quý nhất của mỗi người. Mỗi quốc gia. Dân tộc.

Điểm chính trình thuật hôm nay cốt cho thấy: Chúa hiển thị với các nhà đạo sĩ thuộc dân “ngoài luồng”, là Ngài hiển thị với thế giới mọi thời, mỗi lần họ dâng quà quý giá, lên Đức Chúa. Và, tặng quà cho nhau. Xem thế thì “tặng quà” là hành xử chứng tỏ một Hiển thị, mà nhà Đạo mình có thói quen gọi đó là Hiển Linh. Tức, một Hiển thị rất linh thiêng. Linh đạo. Đáng tôn kính.

Nếu thánh sử sống vào thời buổi hôm nay, có lẽ thánh sẽ viết trình thuật về quà tặng dâng rất hiển thị/Hiển Linh từng xảy đến ở thành phố lớn như Luân Đôn, Nữu Uớc rất bôn ba, cận kề ngày Hội lễ rất thánh, là Lễ Hội Giáng Sinh ở hầm tầu hôm ấy. Hầm tầu điện ngầm hôm ấy thấy có 2 quả bóng bay rất bề thế. Một xanh, một đỏ bay lơ lửng ngay trên đầu của đám đông, lố nhố đi lại ra chiều bận rộn. Bóng bay ấy là quà tặng theo dạng đồ chơi từ hai bé em chạc mười tuổi xuất từ một gia đình người da mầu, ăn vận rất bảnh bao. Bong bóng em cầm không thuộc loại cũ kỹ. Mà là, bong bóng Giáng Sinh, gắn trên que gỗ có núm vàng ở trên đầu.

Kế đến, chợt xuất hiện cô bé tóc trắng tuổi chừng mới lên bẩy tung tăng bước lên tàu điện ngầm, tay bám chặt vào lớp áo da của ông bố. Cô bé khiếp sợ chuyện gì đó, vẫn cứ la cứ hét thật to như để mọi người chú ý đến. Hoá ra, cô bé là trẻ bị chứng bệnh tâm thần phân liệt. Ai cũng đoán thế, nhưng chẳng biết làm sao để giúp. Mọi người cứ giả bộ như cô bé không có ở đó. Duy có cậu bé đang cầm bong bóng bay mầu rất đỏ. Cậu thả quả bong bóng đỏ cứ là lăn nhẹ trên đầu mọi người trong toa tàu, để rồi cuối cùng cậu bé túm lấy bóng đứng trước mặt cô bé và nói: Chào cô bé. Bong bóng này là của em. Chúc Giáng Sinh vui vẻ nhé. Thôi ta tạm biệt.”

Với những người có mặt chứng kiến cảnh tượng hôm ấy, thì cậu bé này xuất thân từ các nhà đạo sĩ buổi hôm trước. Bởi mỗi người trong đời, đều được hiển thị, Hiển Linh, giống như thế. Một hiển thị, mà rõ ràng mọi người vẫn nghe âm thanh văng vẳng từ đâu đó, chốn miền linh thiêng trong trắng có những lời như: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."(Mt 25: 40)

Phản ứng của quần chúng hôm ấy như lên cơn điện giựt. Tất cả đều nhận ra điều gì đó. Điều đã chuyển đổi từ đám người âm thầm bực dọc vì cuộc sống, sang đến cộng đồng của người chòm xóm, rất thân thương. Từ một dáng điệu rất nhỏ của một bé em da mầu, vậy mà cũng làm chao đảo cả một đám người.

Quả có thế. Cử chỉ của cậu bé có bong bóng đỏ thật ra cũng chỉ nhỏ nhoi, tầm thường. Nhưng, lại rất cao và rất quý. Cao quý, là bởi em dám cho đi phẩm vật rất đáng giá mà em sở hữu. Cho như thế, có thể là em sẽ bị rầy la từ cha mẹ, nếu chưa sẵn sàng để chấp nhận một cử chỉ đầy ý nghĩa như vậy. Qua cử chi “cho không” này, em đã cho Chúa một món quà rất ý nghĩa. Em đã cho mọi người một ý nghĩa cao trọng của một Hiển Linh. Rất hiển thị. Cao quý. Ít người thấy.

Cho đi, để muôn vật được bừng sáng, như trích đoạn của sách Tiên tri Ysaya lại đã viết: “Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả trên ngươi.(Is 60: 1)

Và hệt như thế, ở bài đọc 2, thánh Phaolô cũng xác nhận một quà tặng mà dân con ngoài luồng được nhận ân huệ từ Chúa: “Anh em đọc thì có thể thấy rõ tôi am hiểu mầu nhiệm Đức Kitô thế nào. Mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết, nhưng nay Ngài đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người. Mầu nhiệm đó là: trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa.” (Êp 3: 5-6)

Hôm nay đây, thi sĩ văn nhân sống ở ngoài luồng, cũng có những cảm nhận về quà tặng rất thơ, nên từng viết như sau:

“Tôi đã mơ màng chuyện tóc tơ,

Bỏ dở khăn thêu, nàng lẳng lặng

đến xem chàng nối mấy vần thơ.”

(Nguyễn Bính - Bến Mơ)

Với văn nhân thi sĩ, thì chuyện “nối vần thơ” là nối lại tình người có quà tặng mang đến cho nhau, trong thinh lặng. Và là hình thức trao dâng mà khi xưa các đạo sĩ vẫn làm. Cả ngày nay nữa, bé em da mầu ở Luân Đôn cũng đã làm và nhắc nhở người người hãy cùng làm một cử chỉ “nối tặng cho nhau những vần thơ”. Mà, người đời chừng như vẫn ơ hờ, quên lãng bấy lâu nay.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch.

Wednesday 22 December 2010

“À ơi! Hai tiếng làm người,


“Héo xuân chói hạ, nảy chồi thu đông.”

(dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)

Lc 2: 1-14

Làm người, đâu nào khó đến thế! Làm người, như Chúa đã làm, bằng sự kiện Giáng Hạ, từ nơi cao sang vẫn là chuyện đáng nói. Và đáng làm, như một truyện kể rất hôm nay. Thời đại này. Bằng ngôn ngữ đời thường. Của người thường, như sau:

Thánh Luca viết trình thuật về ngày Chúa Giáng Hạ là viết cho người đọc sống cùng thời. Có người hỏi: nếu thánh sử sống vào thời đại rất hôm nay, hẳn thánh nhân sẽ dùng văn phong cung cách khác hẳn thời buổi trước? Đúng vậy nên, người đọc và nghe trình thuật hãy cứ tưởng tượng một cảnh trí qua đó, thánh nhân tay cầm máy vi âm, miệng lưỡi hùng hồn kể những điều rất như sau:

Thập niên đầu thuộc thiên niên kỷ thứ ba, vị tổng thống đại cường quốc số 1 thế giới, đã nhân danh tư cách lãnh đạo toàn thế giới, quyết định lập tổng kiểm tra dân số để, nhân đó, điều tra về vũ khí giết người hàng loạt, do Taliban sắm tậu từ một nước Hồi giáo ở Trung Đông. Đây là lệnh tổng kiểm tra lớn nhất từ trước đến nay, trong thời gian gần đây, khi toàn thể thế giới vẫn lo ngại về một thế chiến sẽ bùng nổ rất sớm, nếu không kịp ngăn chặn.

Vì là kiểm tra kê đặc biệt, nên người dân mọi nước đều phải chuẩn bị về quê thôn làng của mình. Kẻ, thì tòng chinh nhập ngũ. Người, mua tậu vũ khí rất tối tân hy vọng có thể cầm cự qua cơn bĩ cực mong ngày thái lai. Ai nấy đều lo toan quay về chốn miền sinh sống cũ theo đoàn/nhóm ngôn ngữ, sắc tộc, và tín ngưỡng. Bởi, chiến tranh có thể bộc phát bất cứ lúc nào. Và, ngòi nổ chiến tranh có thể xuất phát cả từ thôn làng hẻo lánh, ở khắp nơi. Dù, thế giới thứ ba. Châu Âu hay là châu Á.

Trình thuật tiếp tục kể về nhân vật thuộc sắc tộc ngoại bang, đang lang thang rày đây mai đó, ở đâu đấy. Ông có gốc nguồn là dân tộc Do Thái. Thuộc gia đình lao động loại cần cù. Mọi người đều gọi ông bằng tên tục rất thân quen, bố già Giuse. Bố xuất thân tận đất miền làm việc chẳng từ nan, cũng theo lệnh trở về nơi chôn rau cắt rốn, để làm thống kê.

Cùng đi với ông có người vợ trẻ đang mang thai gần ngày sinh. Hai vị tìm mãi không thấy nơi nào thích hợp để ở cữ. Nói gì đến việc tìm nơi ở vừa tiện lại vừa túi tiền được. Theo lệnh của lãnh đạo ở cấp cao, nên bà con lũ lượt trở về, thi hành lệnh. Do đó, nhà trọ và khách sạn đều hết chỗ. Hiền mẫu trẻ, đành hạ sinh em bé rất hiền hoà, ở góc bụi. Nơi công viên ít người héo lánh. Bà tìm vội ba tấm vải thô làm tã lót quấn thân mềm của em bé. Cũng chỉ qua quít để Hài Nhi thấy bớt lạnh, ngày Đông giá.

Ở cạnh đó, thấy có đôi phần tử “tứ cố vô thân” thay nhau để mắt canh chừng kẻ làm hỗn. Hầu tránh khỏi mọi trục trặc xảy đến lúc tối trời. Chính vào lúc ấy, họ phát hiện ra bé em đang nằm gọn trên đôi tay bà mẹ trẻ. Mẹ vỗ về em bé với lời ru ời ợi, cạnh “Bố già” có dáng vẻ khá thấm mệt, dính bụi đường xa. Trước cảnh tượng ít thấy xảy ra, đám “bụi” lân la cùng mấy chú khuyển trông ngó bé em bằng cặp mắt rất thân thiện.

Với đám người “sống vô gia cư chết vô địa táng” chuyên “lang bạt kỳ hồ”, thì lệnh tổng kiểm tra có ghê gớm đến thế nào đi chăng nữa, cũng chẳng làm họ bận tâm. Điều, khiến họ bận đến tâm can hơn cả là: ngó chừng cho bé em qua được đêm dài nhiều trắc trở. Với họ, thân phận của bé em chắc rồi cũng sẽ đổi dời cả một thế hệ. Bởi, chỉ sự hiện diện của bé em thôi, đã đem lại cho họ cả một an bình họ tìm mãi, vẫn không thấy.

Kể từ đây, kẻ không nhà không cửa như họ, nay mới biết thế nào là niềm vui đích thực khi gần cận với bé em. Niềm vui ấy, nay thấm nhập thẳng tận tâm can khiến họ cứ đi đây đó mà kể lại cho bạn bè đồng trang lứa. Kể, để mọi người biết chuyện mà tìm đến. Tìm, để được bình an trong tâm hồn. Đến, để phổ biến tin vui an bình, Ngài vẫn hứa. Đồng giọng với họ, có đủ mọi giọng ca vang từ đâu đến hát khen những nốt nhạc, thật sự vui.

Càng vui hơn, khi mọi người nhìn được tận mắt ánh thân thương mẹ hiền nhè nhẹ trân trọng mừng đón cảnh tình của bé em. Điều đó, đủ chứng tỏ cho họ thấy Bé đích thực là Đấng mà mọi người đợi trông.

Càng vui nhiều, khi người người nhận ra sứ vụ của thiếu niên Giêsu nay khôn lớn, đã trở về thôn làng quê mẹ sống đời thầm lặng những lao động và lao động, nối nghiệp người bố đời từng là công nhân, tạm kiếm sống. Đến ngày “N” vinh hiển, Ông lại đã cùng đồ đệ và người thân đặt chân ghé viếng khắp nơi, từng xóm làng nghèo nàn hẻo lánh. Mỗi nơi, khắp chốn Ông cùng đoàn người thăm viếng từng nhà. Hỏi han từng người. Khuyến khích họ thực thi ý định của Cha, là tái lập cuộc sống có vui mừng thực sự. Biết yêu thương, giùm giúp hết mọi người.

Bạn bè người thân trong cùng nhóm với Người, từ khi ấy, cũng đã đi khắp đó đây phổ biến sứ điệp Chúa gửi gắm: Nước trời đã gần kề. Hãy trở về mà sám hối. Hãy sống cùng nhau dựng xây Vương Quốc của Chúa, ở trần gian. Ở nơi đó, người người sống theo cung cách lao động tuỳ khả năng, hưởng thụ tuỳ theo nhu cầu, rất Nước Trời. Cũng từ đó, sứ điệp Bình An của Nước Chúa, đã nhanh chóng lan toả khắp nơi nơi. Khiến mọi người đến với nhau, trong tinh thần hoà hoãn. Yêu thương. Đùm bọc.

Chính đó, là khúc gai nhọn thách thức giới cầm quyền, khiến họ cho người theo dõi. Cuối cùng, đám cầm quyền bèn sai ba quân đến, lấy cớ để điều tra, nhưng đíc thực ra lệnh tống giam Người vào ngục tối. Sau một hời, đã cho người đến thủ tiêu, phi tang mọi bằng cớ. Để mọi người không còn biết Ngài là ai. Sao Ngài lại thế.

Nhà cầm quyền muốn triệt hạ Ngài bằng mọi phương cách gian giảo nhất. Nhưng ba quân cầm quyền chẳng làm sao ngăn chặn được làn sóng người từ khắp nơi nay nghe biết, đã bắt đầu thực hiện những điều Ngài dạy răn, cứ thế mà lan truyền học thuyết nhân từ Ngài chủ trương: lấy tình thương xoá bỏ hận thù. Học thuyết ấy, nay trở thành sự thật rành rành gắn chặt tâm can của con người.

Kể từ đó, mọi năm cứ vào ngày này, hậu duệ của Ngài ở khắp nơi cứ thế họp nhau mà mừng kính sự kiện “có một không hai” trên cõi đời. Gặp ai cũng thế, người người kể cho nhau nghe chuyện Giáng Hạ của Bé em mang tên Giêsu. Để rồi, mỗi lần làm thế, họ đều hiểu tường tận ý nghĩa của sự kiện Ngôi Lời Nhập Thể, nhập cả ơn lành bình đến với những người được Chúa đoái thương.

Đi đâu cũng vậy, con cháu Ngài vẫn lập đi lập lại lời ca vang hôm trước, mà hát:

“Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ." Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:

"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."

(Lc 2: 10-14)

“Đừng sợ! Chính Ngài là Đức Chúa. Là, Đấng Cứu Chuộc muôn người!” Đó, là ý nghĩa của lễ hội Giáng Sinh. Lễ hội, mừng Chúa xuống thế làm người sống với ta. Thương yêu ta như anh em cùng nhà. Nhà Thiên Chúa. Nhà mọi người.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai tá lược dịch.

Monday 20 December 2010

“Những đời phiêu bạt, thân đơn chiếc”,



“lần lượt theo nhau, suốt tháng ngày.”(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)

Mt 2: 13-15, 15-23

Vì vẫn phiêu bạt, nên đơn chiếc. Vẫn là thân phận nhà thơ, ở đời người. Bởi đã quây quần, nên hoà hợp. Và, cũng một tính chất rất “người”, của Thánh Gia.

Với thế giới đương đại, người người vẫn nghe biết vị thế gia đình hài hoà của Đức Chúa. Vị thế, đối chọi với lối sống cá nhân/vị kỷ của người đời. Cá nhân/vị kỷ, đến mức độ trở thành lập trường sống của những người chỉ tập trung hưởng thụ theo cung cách riêng lẻ. Trong khi đó, cuộc sống của Chúa, lại khác. Khác ở chỗ: Ngài chủ trương hướng với tha nhân. Chiều hướng dễ thấy nơi gia đình. Chí ít, là Thánh Gia của Chúa khiến ta mở rộng tầm mắt để theo gương.

Thời buổi hôm nay, người người nghe biết nhiều về giá trị gia đình. Với nhóm/hội nhà thờ, ta được dạy dỗ để có tinh thần cộng đoàn như Chúa đặt làm điều kiện tiên quyết cho cuộc sống. Thế nên, Thánh gia là cộng đoàn lý tưởng. Là đường hướng rất sống động cho mọi người. Ở đời.

Gia đình và cộng đoàn, là nhóm hội đoàn thể của những người biết sống hoà hoãn, vì chung cùng một lịch sử. Cùng văn hoá. Hoặc, niềm tin. Thành viên gia đình sống yên vui hài hoà, vì xuất xứ cùng một nguồn gốc. Cùng máu mủ. Và, thành viên cộng đoàn sống yêu thương giùm giúp, là quyết định của mỗi người cùng nhau lập nhóm/hội để sống tương quan mật thiết, làm con Chúa.

Thông thường, mỗi nhóm/hội gia đình gồm 5 vị: trong đó phải kể đến ông bố, bà mẹ, cô con gái còn độc thân và anh con trai đã có vợ. Tất cả sống chung một mái nhà, với sự dẫn dắt của ông bố/bà mẹ rất có uy. Có gia đình, nhiều ông bố/bà mẹ lại có cả quyền sinh, quyền sát khiến thành viên trong nhà cứ một lòng tiến tới. Về cấu trúc gia đình, mỗi người một phần hành. Ông bố chuyên lao động và giáo dục, bà mẹ chăm lo nội trợ, và dưỡng nuôi. Nhất nhất mỗi người phụ trách phần vụ mình nhận lãnh.

Tuy nhiên, bởi quyền sinh quyền sát của ông bố/bà mẹ đôi lúc đi quá trớn, nên có trường hợp một trong hai vị đi đến lạm dụng quyền bính khiến quyền hạn của thành viên bên dưới, bị lấn ép. Thời của Chúa, là thời theo chế độ phụ hệ, nên chuyện ông bố lạm dụng quyền bính trong gia đình, vẫn xảy ra rất thường. Kết quả là, cơ chế bị đổ vỡ. Thành viên vẫn đau khổ. Vẫn rẽ chia.

Diễn tả tình trạng này, có lần Chúa nói: “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế, mà là rẽ chia. Bởi từ nay, năm người trong nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai. Con trai chống lại cha. Mẹ chống lại con gái. Con gái chống lại mẹ. Mẹ chồng chống lại nàng dâu. Nàng dâu chống lại mẹ chồng."(Lc 12: 51-53)

Rõ ràng nhiều lúc, Chúa đả phá tinh thần của gia đình hoặc cộng đoàn nào có cung cách hành xử rất tồi tệ. Ngài chỉ trích, là để đề cao/thăng tiến “Nước Trời”. Ngài không muốn chỉ đạo mọi việc theo kiểu ông thần/bà chúa chuyên ra tay tổ chức các buổi “hội diễn”, đình đám để được khen. Chúa chẳng muốn điều hành bất cứ một hội diễn/lễ hội, nào hết. Dù, buổi đó có là buổi rước kiệu linh đình, nổi sóng nói lên một hội chứng mang tính cộng đoàn, tập thể.

Chúa cũng không là ông bố/bà mẹ đầy quyền sinh quyền sát khiến con cái run sợ, như vẫn thấy ở đời thường. Ngài luôn đối xử với mọi thành viên gia đình như Người Cha Nhân Hiền muốn đàn con của Ngài luôn ới gọi mình bằng danh xưng “Lạy Cha”, mỗi khi cần.

Cộng đoàn Nước Trời có Chúa kề cận, nên lúc nào cũng thân thiện/cởi mở theo cung cách một gia đình, rất mật thiết. Cộng đoàn Chúa, luôn đón tiếp chào mừng hết mọi người. Đón tiếp, để người người đến với Vương Quốc của Ngài. Vương Quốc ấy, luôn mở rộng cửa để mọi người gia nhập. Và, khi đã gia nhập Vương Quốc Ngài rồi, người người sẽ nên dân con cùng nhà. Vì cùng nhà, nên người người vẫn cho đi và thừa hưởng quà tặng ân sủng, Chúa phú ban trong tinh thần cởi mở. Của gia đình. Lòng rộng mở của Ngài, mọi người gọi đó là Sự Công Chính. Là Tình Chúa rất đích thực. Là, “Ý định của Cha”. Và là, biển-chỉ-đường dẫn đưa dân con về với Ngài. Vào vòng tay ôm chào đón mỗi khi ta chạy đến.

Về bậc cha mẹ và anh em trong nhà, có lần chính Chúa đã minh định: “Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi? " Rồi, Ngài giơ tay chỉ các môn đệ và nói: "Đây là mẹ tôi. Là anh em tôi. Phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi." (Mt 12: 46-47)

Thế nên, những ai sống thực cảnh tình của Nước Trời ở trần gian, sẽ thấy cơ cấu gia đình/cộng đoàn không thể là chuyện tuyệt đối. Rất đương nhiên. Bởi lẽ, tất cả mọi hữu thể được hiện hữu đều nhờ con người biết chung sức bồi đắp, nên mới đạt. Bởi thế, cuộc sống theo cung cách gia đình/cộng đoàn luôn thăng tiến cả nữ giới lẫn nam nhân, vốn có sự tự do của dân con nhà Đức Chúa. Sống tập thể như thế, sẽ không áp dụng định luật tuyệt đối như cung cách của nô lệ đối với chủ nhân ông. Như con trẻ đối với lời dạy của bậc thày. Cũng không theo kiểu “vợ tuỳ thuộc vào chồng mình’ như các thánh khi xưa, thường khuyến khích. Đó là động thái đặc biệt của dân thường miền Địa Trung Hải vốn được đưa vào Kinh Sách, ngay từ thế kỷ đầu.

Trong khi đó, Đức Giêsu lại cương quyết phá bỏ mọi tương quan mang tính thày/tớ, chủ/nô. Ngài nhất mực khuyên dân con mọi người hãy vui mà phục vụ. Phục vụ lẫn nhau. Phục vụ và sống như trẻ nhỏ. Tức, sống trải nghiệm cảnh huống Nước Trời ở trần gian. Thực tế cho thấy, đồ đệ phụ nữ của Chúa vẫn trung thành nhiều hơn nam nhân.

Và, kinh nghiệm sống cho thấy: phần đông người theo Chúa, lại hay xuất phát từ gia đình neo đơn hoặc gặp cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Nên, sống theo giá trị Chúa gọi mời, là thử thách đối với giá trị của gia đình/cộng đoàn. Đồng thời, ta cũng không thể gọi gia đình của ai đó là gia đình thực nếu họ không có truyền thống coi trọng lối sống cởi mở mà Chúa dạy.

Thành thử, vào Tiệc Thánh mừng Thánh Gia hôm nay, ta nhất định sẽ quây quần sống hài hoà như gia đình. Tức là, vẫn cứ hiên ngang mà sống, dù cho các hệ lụy âu sầu, vẫn theo sau.

Cuối cùng, có thể nói: nếu khi xưa Chúa không sống cảnh tình giáp mặt thực sự với đời thường, hẳn là Ngài đã không sống hài hoà với người người. Hẳn, Ngài lại đã không chấp nhận cái chết ô nhục để cứu độ dân con thành viên gia đình lành thánh. Hẳn, Ngài đã không quanh quẩn ở đâu đó, sống rất hiền. Lúc, thì ở Galilê, chốn địa đầu. Khi, thì về chốn quê miền, trên đồi vắng. Những nơi, những chỗ rất nghèo, chẳng có gì để tựa đầu. Chẳng có gì là hấp dẫn. Rất vui chơi.

Quả là, Ngài đã và đang giáp mặt với mọi tình huống cuộc đời như gia đình/cộng đoàn lành thánh, ở trần gian. Quả là, từ gia đình lành và thánh ấy, Ngài đã trỗi dậy. Trỗi và dậy, khỏi cái chết rất tức tưởi. Khổ nhục. Quả là, Ngài đã chết cho chính Mình. Chết, vì người đời vẫn cứ theo kiểu cách sống cá nhân. Vị kỷ. Nhưng thật sự, Ngài đã trỗi dậy. Cứ, trỗi và dậy mãi, để nhờ đó thành viên dân con của Ngài cũng sẽ vùng dậy mà sống tinh thần của Gia đình lành thánh. Rất Thánh Gia.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch.

Saturday 18 December 2010

“À ơi! Hai tiếng làm người,


“Héo xuân chói hạ, nảy chồi thu đông.”

(dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)

Lc 2: 1-14

Làm người, đâu nào khó đến thế! Làm người, như Chúa đã làm, bằng sự kiện Giáng Hạ, từ nơi cao sang vẫn là chuyện đáng nói. Và đáng làm, như một truyện kể rất hôm nay. Thời đại này. Bằng ngôn ngữ đời thường. Của người thường, như sau:

Thánh Luca viết trình thuật về ngày Chúa Giáng Hạ là viết cho người đọc sống cùng thời. Có người hỏi: nếu thánh sử sống vào thời đại rất hôm nay, hẳn thánh nhân sẽ dùng văn phong cung cách khác hẳn thời buổi trước? Đúng vậy nên, người đọc và nghe trình thuật hãy cứ tưởng tượng một cảnh trí qua đó, thánh nhân tay cầm máy vi âm, miệng lưỡi hùng hồn kể những điều rất như sau:

Thập niên đầu thuộc thiên niên kỷ thứ ba, vị tổng thống đại cường quốc số 1 thế giới, đã nhân danh tư cách lãnh đạo toàn thế giới, quyết định lập tổng kiểm tra dân số để, nhân đó, điều tra về vũ khí giết người hàng loạt, do Taliban sắm tậu từ một nước Hồi giáo ở Trung Đông. Đây là lệnh tổng kiểm tra lớn nhất từ trước đến nay, trong thời gian gần đây, khi toàn thể thế giới vẫn lo ngại về một thế chiến sẽ bùng nổ rất sớm, nếu không kịp ngăn chặn.

Vì là kiểm tra kê đặc biệt, nên người dân mọi nước đều phải chuẩn bị về quê thôn làng của mình. Kẻ, thì tòng chinh nhập ngũ. Người, mua tậu vũ khí rất tối tân hy vọng có thể cầm cự qua cơn bĩ cực mong ngày thái lai. Ai nấy đều lo toan quay về chốn miền sinh sống cũ theo đoàn/nhóm ngôn ngữ, sắc tộc, và tín ngưỡng. Bởi, chiến tranh có thể bộc phát bất cứ lúc nào. Và, ngòi nổ chiến tranh có thể xuất phát cả từ thôn làng hẻo lánh, ở khắp nơi. Dù, thế giới thứ ba. Châu Âu hay là châu Á.

Trình thuật tiếp tục kể về nhân vật thuộc sắc tộc ngoại bang, đang lang thang rày đây mai đó, ở đâu đấy. Ông có gốc nguồn là dân tộc Do Thái. Thuộc gia đình lao động loại cần cù. Mọi người đều gọi ông bằng tên tục rất thân quen, bố già Giuse. Bố xuất thân tận đất miền làm việc chẳng từ nan, cũng theo lệnh trở về nơi chôn rau cắt rốn, để làm thống kê.

Cùng đi với ông có người vợ trẻ đang mang thai gần ngày sinh. Hai vị tìm mãi không thấy nơi nào thích hợp để ở cữ. Nói gì đến việc tìm nơi ở vừa tiện lại vừa túi tiền được. Theo lệnh của lãnh đạo ở cấp cao, nên bà con lũ lượt trở về, thi hành lệnh. Do đó, nhà trọ và khách sạn đều hết chỗ. Hiền mẫu trẻ, đành hạ sinh em bé rất hiền hoà, ở góc bụi. Nơi công viên ít người héo lánh. Bà tìm vội ba tấm vải thô làm tã lót quấn thân mềm của em bé. Cũng chỉ qua quít để Hài Nhi thấy bớt lạnh, ngày Đông giá.

Ở cạnh đó, thấy có đôi phần tử “tứ cố vô thân” thay nhau để mắt canh chừng kẻ làm hỗn. Hầu tránh khỏi mọi trục trặc xảy đến lúc tối trời. Chính vào lúc ấy, họ phát hiện ra bé em đang nằm gọn trên đôi tay bà mẹ trẻ. Mẹ vỗ về em bé với lời ru ời ợi, cạnh “Bố già” có dáng vẻ khá thấm mệt, dính bụi đường xa. Trước cảnh tượng ít thấy xảy ra, đám “bụi” lân la cùng mấy chú khuyển trông ngó bé em bằng cặp mắt rất thân thiện.

Với đám người “sống vô gia cư chết vô địa táng” chuyên “lang bạt kỳ hồ”, thì lệnh tổng kiểm tra có ghê gớm đến thế nào đi chăng nữa, cũng chẳng làm họ bận tâm. Điều, khiến họ bận đến tâm can hơn cả là: ngó chừng cho bé em qua được đêm dài nhiều trắc trở. Với họ, thân phận của bé em chắc rồi cũng sẽ đổi dời cả một thế hệ. Bởi, chỉ sự hiện diện của bé em thôi, đã đem lại cho họ cả một an bình họ tìm mãi, vẫn không thấy.

Kể từ đây, kẻ không nhà không cửa như họ, nay mới biết thế nào là niềm vui đích thực khi gần cận với bé em. Niềm vui ấy, nay thấm nhập thẳng tận tâm can khiến họ cứ đi đây đó mà kể lại cho bạn bè đồng trang lứa. Kể, để mọi người biết chuyện mà tìm đến. Tìm, để được bình an trong tâm hồn. Đến, để phổ biến tin vui an bình, Ngài vẫn hứa. Đồng giọng với họ, có đủ mọi giọng ca vang từ đâu đến hát khen những nốt nhạc, thật sự vui.

Càng vui hơn, khi mọi người nhìn được tận mắt ánh thân thương mẹ hiền nhè nhẹ trân trọng mừng đón cảnh tình của bé em. Điều đó, đủ chứng tỏ cho họ thấy Bé đích thực là Đấng mà mọi người đợi trông.

Càng vui nhiều, khi người người nhận ra sứ vụ của thiếu niên Giêsu nay khôn lớn, đã trở về thôn làng quê mẹ sống đời thầm lặng những lao động và lao động, nối nghiệp người bố đời từng là công nhân, tạm kiếm sống. Đến ngày “N” vinh hiển, Ông lại đã cùng đồ đệ và người thân đặt chân ghé viếng khắp nơi, từng xóm làng nghèo nàn hẻo lánh. Mỗi nơi, khắp chốn Ông cùng đoàn người thăm viếng từng nhà. Hỏi han từng người. Khuyến khích họ thực thi ý định của Cha, là tái lập cuộc sống có vui mừng thực sự. Biết yêu thương, giùm giúp hết mọi người.

Bạn bè người thân trong cùng nhóm với Người, từ khi ấy, cũng đã đi khắp đó đây phổ biến sứ điệp Chúa gửi gắm: Nước trời đã gần kề. Hãy trở về mà sám hối. Hãy sống cùng nhau dựng xây Vương Quốc của Chúa, ở trần gian. Ở nơi đó, người người sống theo cung cách lao động tuỳ khả năng, hưởng thụ tuỳ theo nhu cầu, rất Nước Trời. Cũng từ đó, sứ điệp Bình An của Nước Chúa, đã nhanh chóng lan toả khắp nơi nơi. Khiến mọi người đến với nhau, trong tinh thần hoà hoãn. Yêu thương. Đùm bọc.

Chính đó, là khúc gai nhọn thách thức giới cầm quyền, khiến họ cho người theo dõi. Cuối cùng, đám cầm quyền bèn sai ba quân đến, lấy cớ để điều tra, nhưng đíc thực ra lệnh tống giam Người vào ngục tối. Sau một hời, đã cho người đến thủ tiêu, phi tang mọi bằng cớ. Để mọi người không còn biết Ngài là ai. Sao Ngài lại thế.

Nhà cầm quyền muốn triệt hạ Ngài bằng mọi phương cách gian giảo nhất. Nhưng ba quân cầm quyền chẳng làm sao ngăn chặn được làn sóng người từ khắp nơi nay nghe biết, đã bắt đầu thực hiện những điều Ngài dạy răn, cứ thế mà lan truyền học thuyết nhân từ Ngài chủ trương: lấy tình thương xoá bỏ hận thù. Học thuyết ấy, nay trở thành sự thật rành rành gắn chặt tâm can của con người.

Kể từ đó, mọi năm cứ vào ngày này, hậu duệ của Ngài ở khắp nơi cứ thế họp nhau mà mừng kính sự kiện “có một không hai” trên cõi đời. Gặp ai cũng thế, người người kể cho nhau nghe chuyện Giáng Hạ của Bé em mang tên Giêsu. Để rồi, mỗi lần làm thế, họ đều hiểu tường tận ý nghĩa của sự kiện Ngôi Lời Nhập Thể, nhập cả ơn lành bình đến với những người được Chúa đoái thương.

Đi đâu cũng vậy, con cháu Ngài vẫn lập đi lập lại lời ca vang hôm trước, mà hát:

“Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ." Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:

"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."

(Lc 2: 10-14)

“Đừng sợ! Chính Ngài là Đức Chúa. Là, Đấng Cứu Chuộc muôn người!” Đó, là ý nghĩa của lễ hội Giáng Sinh. Lễ hội, mừng Chúa xuống thế làm người sống với ta. Thương yêu ta như anh em cùng nhà. Nhà Thiên Chúa. Nhà mọi người.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai tá lược dịch.

Saturday 11 December 2010

“Từ độ vầng trăng tắt bóng trên đồi’”


ta mang thơ đi vào đời máu chảy.”

(dẫn từ thơ Trần Trung Đạo)

Mt 1: 18-24

Đem thi ca vào đời, nhà thơ rày thấy máu chảy. Thấy vầng trăng tắt bóng, ở trên đồi. Đem tình thương đến với người đời, nhà Đạo thấy được bình an ơn cứu độ, Chúa gửi đến.

Bình an cứu độ, thánh sử diễn tả bằng ngôn ngữ của đời thường, nên nhiều lúc thấy cũng chệch hướng. Tương tự như, chủ nhà nuôi chó cưng ở nhà là Tôtô, mỗi lần đưa ngón tay muốn chỉ về phía nào đó có thức ăn, thì chó nhỏ thường nhìn vào tay chủ, chứ nào biết chủ muốn mình nhìn về đâu, mà hướng tầm mắt. Người mình thường cũng thế. Mỗi khi lặng nhìn máng cỏ Chúa Hạ Sinh, người đời chỉ nhìn vào cảnh trí, chứ để ý gì đến ý nghĩa của Máng cỏ muốn nói lên!

Ảnh hình “Máng cỏ” bao giờ cũng chỉ là máng ống đựng thức ăn của loài thú, dù vào mỗi dịp Giáng Sinh vẫn thấy đầy trên thiệp giấy. Hoặc, trong hang đá thường đặt ở thánh cung để người người thưởng lãm. Và, các thánh sử nào kể vể thú đàn nằm cạnh thánh Giuse và Đức Maria đâu? Thật ra, thú loài nuôi ngoài đồng chỉ quanh quẩn ở ngoài trời, với chủ chăn, thôi.

Trình thuật, nay kể về Đức Maria và thánh Giuse cố tìm “nhà trọ” để Mẹ Chúa có chỗ hạ sinh Đấng Cứu Thế. Nhưng, nhà trọ không còn chỗ (Lc 2: 7). Cụm từ “nhà trọ” mà thánh sử ghi lại, thật sự lại mang ý nghĩa, rất khác biệt. Tựu trung, đây chỉ là “sàn đất căn hộ được dùng làm nơi tạm thời trú ngụ, mà thôi”. Tại sàn đó, loài thú đôi lúc cũng kéo đến nằm dài, để nghỉ ngơi. Bởi thế nên, trình thuật mới đề cập đến máng đựng thức ăn, ngõ hầu xác chứng tình trạng nghèo, rất cùng cực.

Tuy thế, nếu người đọc quá chú trọng đến ngôn từ “máng cỏ”, họ sẽ quên đi những gì được thánh sử nhắc đến, ngay từ đầu. Trước nhất, đây là “dấu hiệu” để kẻ chăn biết rõ Chúa là ai, để kiếm tìm.

“Máng cỏ” đây, là để mục đồng/trẻ bé thấy những gì thần sứ trên cao từng nói đến, là chuyện rất xác thực. Là, nôi ấm Chúa Hài Đồng tìm đến để trú ngụ. Bởi thế nên, thoạt nhìn thấy, mục đồng/trẻ bé đã hiểu rằng Hài Nhi là chính Chúa đến với những kẻ nhếch nhác, hèn mọn, rất hỗn độn. Giống hệt như mình. Quả thật là thế, khi Đức-Chúa-nhập-cuộc, Ngài chấp nhận cảnh nằm dài trên sàn đất với khách lạ/người dưng. Với kẻ nghèo.

“Máng cỏ” nói ở đây, để chỉ có tầm vóc quan trọng như bảng-chỉ-đường, hoặc ngón tay trỏ của người chủ luôn chỉ hướng cho loài chó nhỏ biết mà chạy đến. Hướng ở đây, là phương hướng của an bình cứu độ, Ngài đạt tới. Hướng ở đây, còn là phương hướng được thánh sử giải thích rõ ở trình thuật. Phương hướng ấy, nay thể hiện nơi Hài Nhi bé bỏng vừa chào đời đã được chúc tụng/ngợi khen là “Con Thiên Chúa” rất Hằng Sống. Và, người dấn bước theo chân Chúa vẫn coi Ngài là Đấng Mêsia Cứu Độ. Chúa của muôn loài.

Nội một việc Hài Nhi bé bỏng hạ sinh ở xứ làng nghèo Ở Bê-Lem thôi, cũng đã dấy lên tranh chấp lớn giữa “Vương Quốc của Đức Chúa” với “dương gian chốn ngút ngàn”, của La Mã. Vương quốc của Chúa chỉ yếu ớt, không đáng kể. Dễ bị hại. Trong khi đó, dương gian ngút ngàn chốn đế đô La Mã lại là uy quyền dũng mãnh, độc quyền, và chuyên chế. Bởi lẽ, Hoàng đế Augustô của La Mã chả bao giờ nghe biết Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa.

Với thế trần, chuyện gọi Đức Giêsu là Chúa, có nghĩa là người ấy chối bỏ danh tánh chức phận của Cesar. Và, sở dĩ dân con theo Chúa ở thế kỷ đầu vốn bị bách hại, chẳng phải do họ cứ để trong đầu các ý tưởng kỳ quái đó. Mà vì họ dám phản chống tư cách rất lãnh chúa của vua quan. Phản chống, vì dân con Đạo Chúa không tin vào “lãnh chúa” đang thống lĩnh dân gian. Trái lại, họ tin Chúa mới là Chúa đích thật của mình, thôi. Trong khi đó, Hoàng đế La Mã cho rằng: hành xử của Đức Giêsu chỉ là để tiếm quyền. Để, khinh chê quyền bính của Hoàng đế, đang quản cai, áp bức dân con nghèo túng, rất thấp hèn.

Chính vì thế, nên mỗi khi nhìn ngắm “máng cỏ” ở thiệp mừng chúc hay đâu đó, ta cũng đừng nên dừng lại ở đó. Trái lại, hãy coi đó như đường hướng đem ta về với sự thật rất nổ bùng khi xưa, nơi Hài Nhi nhỏ bé, nhưng lại chính là Vua Cha đích thật của mọi người. Phần còn lại của trình thuật, là phần diễn nghĩa giúp ta hiểu cung cách rất mới lạ Chúa giáng lâm.

Với thánh sử Mát-thêu, Chúa giáng lâm theo cung cách của vua quan thuộc giống giòng hào kiệt xuyên suốt mãi tận thời đại của Đavít. Bảo Ngài thuộc giống giòng hào kiệt, là vì: trong cả 3 phần của trình thuật về gia phả, mỗi phần đều gồm những 14 thế hệ. Có chỗ là lịch sử được viết rõ; có chỗ chỉ là truyền khẩu, thôi. Thậm chí, còn vài vị mang dáng dấp rất thần thoại. Có vị lại thuộc phường giá áo, túi cơm. Rất chao đảo. Tất cả, chỉ để nói rằng: ơn cứu độ không chỉ đến với giòng dõi rất tinh khiết của chi tộc Israel thôi, nhưng cả với dân thường, giản đơn và đớn hèn, nữa.

Dẫn vào trình thuật hôm nay, là đoạn viết về gia phả của Chúa. Ở đây, thánh Mát-thêu mô tả thánh cả Giuse là vị anh hùng cái thế, của muôn người. Thánh nhân đã thành thân với Đức Maria theo luật định. Rất đúng mực, theo tập tục người Do thái. Tất cả mọi chi tiết, được thánh sử dẫn nhập vào trọng tâm trình thuật để nói về nguồn gốc của Đức Chúa.

Trọng tâm ấy, thánh sử muốn nhấn mạnh đến cơn khủng hoảng về lương tâm mà thánh Giuse đang gặp phải. Khủng hoảng, là ở chỗ thánh nhân biết rõ vị hôn thê của mình đã có thai, lại ở vào tuổi đời còn quá trẻ mà luật pháp không cho phép. Thành thử, cuối cùng thần sứ Chúa phải đến cứu bằng một thẩm định chính đáng. Xác thực.

Khủng hoảng, còn ở điểm thánh Giuse, nhân vật chính của trình thuật, không phải là thánh Giuse của truyền thống ngoan Đạo, trong Giáo hội thời đó. Vì theo luật thì vị hôn thê của thánh nhân có thể sẽ bị ném đá cho chết một khi dám gần gũi và mang thai với người khác không phải là chồng mình. Khủng hoảng, là khủng hoảng của người “công chính” vì vẫn phải giữ luật.

Thế nên, khủng hoảng này chỉ được giải quyết khi chính Đấng là Chủ của luật lệ đã đích thân mạc khải cho thánh nhân phương cách để giải quyết. Tuy không hiểu rõ cho lắm, nhưng thánh nhân vẫn tôn trọng nhiệm tích Chúa ban, và đón nhận ơn mạc khải soi sáng với tất cả sự tôn kính của bậc hiền nhân quân tử. Với sự trợ giúp của chính Chúa, thánh Giuse đi đến quyết định chung cuộc đành phải hành xử theo cung cách xung khắc trái với luật lệ của người đời thời đó, để chấp nhận “luật chơi” của Thiên Chúa. Và, sau một đêm dài phấn đấu, thánh nhân đã đón nhận Đấng Cứu Độ của mình. Thánh nhân chấp nhận đưa tên tuổi mình vào gia phả thánh, bằng hành xử đón Chúa đến, qua sự việc Giáng Sinh. Rất quang vinh.

Quả thật, ta sẽ chẳng thể nào hiểu được tính chất rất bi kịch của trình thuật, nếu mọi người không đối chiếu với truyện kể Abraham được lệnh phải hy sinh con mình là Isaac, làm của lễ như luật lệ đã qui định. Kịp khi ấy, thần sứ của Giavê đến cản ngăn. Ban trả lại cho ông vị quí tử và đưa ông vào tương quan thật rất mới.

Cũng trong chiều hướng tương tự, bài đọc 1 đã sử dụng sách tiên tri Isaya, với đoạn trích nói rất rõ: “Chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu lạ: này đây người thiếu nữ mang thai và hạ sinh con trai, đặt tên Ngài là Em-ma-nu-en.” (Is 7: 14). Tức, Thiên-Chúa-Ở-Cùng.

Bài đọc 2 trích lời thánh Phaolô quả quyết với dân thành Rôma, là giáo đoàn còn hoang mang, vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của ơn cứu độ thể hiện nơi Chúa-Làm-Người, bằng những câu: “Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Kitô Giêsu; tôi được gọi làm Tông Đồ và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ mà hứa trước trong Kinh Thánh. Là, Tin Mừng về Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.” (Rm 1: 1-2)

Bằng vào tin vui rất mừng ấy, người người hôm nay, thay vì mừng kính lễ hội đình đám những vui chơi, ta hãy nhận biết rằng: lời ngôn sứ khi trước nay đã thành hiện thực. Lời ấy, là thế này: Đấng-Mêsia-Làm-Người được Chúa gửi đến với trần gian hôm nay không chỉ là Hài Nhi Bé Nhỏ Giáng Hạ cho trần thế, rất chân phương. Hiền lành. Nhưng, Ngài chính là Đấng Mêsia đến ở với chúng ta. Bây giờ và mãi mãi. Suốt mọi thời.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch.