“và thiêng liêng quá, và cao siêu.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Mt 2: 1-12
Là thơ thôi, sao lại bảo đó là huyền ảo, với linh thiêng? Linh thiêng, ảo huyền chính là hiện trạng đích thực Chúa hiển thi ngày Hiển Linh.
“Hiển Linh” là cụm từ mang ý nghĩa mạc khải để tỏ bày việc Chúa hiện nguyên hình cho dân con mọi người, rày kính phục. “Hiển Linh” hôm nay gồm ba ngày liên tục xảy đến vào ba Chủ nhật. Chủ nhật hôm nay, Chúa tỏ hiện ngang qua trình thuật kể về Đạo sĩ mang quà tặng đến dâng kính Chúa Hài Đồng. Chủ nhật tới, có truyện kể Chúa nhận ơn tẩy rửa từ người anh họ, là thánh Gioan Tiền Hô dám cử hành. Và sau đến, thánh sử kể tiếp việc Chúa hiện tỏ cho dân con mọi người ở Galilê, chốn quê miền đồng nội rất mến yêu.
Phần đông ta nghe truyện kể về ba nhà Đạo sĩ tìm viếng Chúa, đến quen tai. Ta cũng từng thấy ảnh tượng cả ba vị nơi máng cỏ, ở nhà thờ. Cũng nghe nhiều tuồng tích truyện kể khá ly kỳ về ba nhân vật được gọi là “Đạo sĩ” hoặc “Các Vua quan” rất phương Đông. Ly kỳ đến độ ta biết được cả tên tuổi cũng như vị thế của mỗi vị. Dù, Tin Mừng thánh Mát-thêu nói đến các vị chỉ một lần duy nhất, mỗi thế thôi.
Sau này, chẳng có thánh sử nào nhắc tên các vị ấy ở trình thuật hoặc thánh truyền lịch sử cùng thời gian cả. Cụm tụ “magi” hoặc “nhà ảo thuật” mà ngày nay người người vẫn quan niệm, thật ra chỉ diễn tả các bậc thức giả thuộc giai cấp tế tự, xuất phát từ đâu đó, xứ miền rất Ba Tư. Các vị, là những người có năng khiếu chuyên biệt, biết cả đường đi nước bước của trăng sao/tinh tú, rất chiêm tinh. Với thánh sử Mát-thêu, đó không là việc chính yếu thánh nhân muốn ghi lại, ở Tin Mừng.
Điểm chính mà thánh nhân muốn nói đến, là việc “các ngài đem quà đến tặng dâng Hài Nhi Giêsu vừa sinh ra. Quà tặng được kể, gồm: vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng, là món đồ quý giá/đắt tiền, ai cũng biết. Trầm hương, là thứ nhang trầm tinh khiết vẫn được người phương Đông dùng ở đền thánh vào các buổi lễ có nghi tiết phụng thờ. Mộc dược đỏ, là chất dẻo rất thơm, thường được người xưa chiết lọc để dùng vào kỹ nghệ dầu thơm. Tất cả, đều là quà dâng lên Đức vua, rất hiếm hoi, cao quý.
Các đạo sĩ là những vị ngoài luồng, không phải là Do Thái. Vì thế, họ đại diện cho chúng ta, tức dân con muôn nước ở cõi trần. Mỗi lần dân con ngoài luồng dâng phẩm vật lên Vua Cha của ta, món quà cao quý, là có hiển thị dành riêng cho chính mình. Hiển thị đây, là khả năng khám phá ra Chúa. Khám phá ý nghĩa cuộc đời là việc dâng tiến Cha những món quà cao quý nhất của mỗi người. Mỗi quốc gia. Dân tộc.
Điểm chính trình thuật hôm nay cốt cho thấy: Chúa hiển thị với các nhà đạo sĩ thuộc dân “ngoài luồng”, là Ngài hiển thị với thế giới mọi thời, mỗi lần họ dâng quà quý giá, lên Đức Chúa. Và, tặng quà cho nhau. Xem thế thì “tặng quà” là hành xử chứng tỏ một Hiển thị, mà nhà Đạo mình có thói quen gọi đó là Hiển Linh. Tức, một Hiển thị rất linh thiêng. Linh đạo. Đáng tôn kính.
Nếu thánh sử sống vào thời buổi hôm nay, có lẽ thánh sẽ viết trình thuật về quà tặng dâng rất hiển thị/Hiển Linh từng xảy đến ở thành phố lớn như Luân Đôn, Nữu Uớc rất bôn ba, cận kề ngày Hội lễ rất thánh, là Lễ Hội Giáng Sinh ở hầm tầu hôm ấy. Hầm tầu điện ngầm hôm ấy thấy có 2 quả bóng bay rất bề thế. Một xanh, một đỏ bay lơ lửng ngay trên đầu của đám đông, lố nhố đi lại ra chiều bận rộn. Bóng bay ấy là quà tặng theo dạng đồ chơi từ hai bé em chạc mười tuổi xuất từ một gia đình người da mầu, ăn vận rất bảnh bao. Bong bóng em cầm không thuộc loại cũ kỹ. Mà là, bong bóng Giáng Sinh, gắn trên que gỗ có núm vàng ở trên đầu.
Kế đến, chợt xuất hiện cô bé tóc trắng tuổi chừng mới lên bẩy tung tăng bước lên tàu điện ngầm, tay bám chặt vào lớp áo da của ông bố. Cô bé khiếp sợ chuyện gì đó, vẫn cứ la cứ hét thật to như để mọi người chú ý đến. Hoá ra, cô bé là trẻ bị chứng bệnh tâm thần phân liệt. Ai cũng đoán thế, nhưng chẳng biết làm sao để giúp. Mọi người cứ giả bộ như cô bé không có ở đó. Duy có cậu bé đang cầm bong bóng bay mầu rất đỏ. Cậu thả quả bong bóng đỏ cứ là lăn nhẹ trên đầu mọi người trong toa tàu, để rồi cuối cùng cậu bé túm lấy bóng đứng trước mặt cô bé và nói: Chào cô bé. Bong bóng này là của em. Chúc Giáng Sinh vui vẻ nhé. Thôi ta tạm biệt.”
Với những người có mặt chứng kiến cảnh tượng hôm ấy, thì cậu bé này xuất thân từ các nhà đạo sĩ buổi hôm trước. Bởi mỗi người trong đời, đều được hiển thị, Hiển Linh, giống như thế. Một hiển thị, mà rõ ràng mọi người vẫn nghe âm thanh văng vẳng từ đâu đó, chốn miền linh thiêng trong trắng có những lời như: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."(Mt 25: 40)
Phản ứng của quần chúng hôm ấy như lên cơn điện giựt. Tất cả đều nhận ra điều gì đó. Điều đã chuyển đổi từ đám người âm thầm bực dọc vì cuộc sống, sang đến cộng đồng của người chòm xóm, rất thân thương. Từ một dáng điệu rất nhỏ của một bé em da mầu, vậy mà cũng làm chao đảo cả một đám người.
Quả có thế. Cử chỉ của cậu bé có bong bóng đỏ thật ra cũng chỉ nhỏ nhoi, tầm thường. Nhưng, lại rất cao và rất quý. Cao quý, là bởi em dám cho đi phẩm vật rất đáng giá mà em sở hữu. Cho như thế, có thể là em sẽ bị rầy la từ cha mẹ, nếu chưa sẵn sàng để chấp nhận một cử chỉ đầy ý nghĩa như vậy. Qua cử chi “cho không” này, em đã cho Chúa một món quà rất ý nghĩa. Em đã cho mọi người một ý nghĩa cao trọng của một Hiển Linh. Rất hiển thị. Cao quý. Ít người thấy.
Cho đi, để muôn vật được bừng sáng, như trích đoạn của sách Tiên tri Ysaya lại đã viết: “Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả trên ngươi.” (Is 60: 1)
Và hệt như thế, ở bài đọc 2, thánh Phaolô cũng xác nhận một quà tặng mà dân con ngoài luồng được nhận ân huệ từ Chúa: “Anh em đọc thì có thể thấy rõ tôi am hiểu mầu nhiệm Đức Kitô thế nào. Mầu nhiệm này, Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết, nhưng nay Ngài đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông Đồ và ngôn sứ của Người. Mầu nhiệm đó là: trong Đức Kitô Giêsu và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do-thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa.” (Êp 3: 5-6)
Hôm nay đây, thi sĩ văn nhân sống ở ngoài luồng, cũng có những cảm nhận về quà tặng rất thơ, nên từng viết như sau:
“Tôi đã mơ màng chuyện tóc tơ,
Bỏ dở khăn thêu, nàng lẳng lặng
đến xem chàng nối mấy vần thơ.”
(Nguyễn Bính - Bến Mơ)
Với văn nhân thi sĩ, thì chuyện “nối vần thơ” là nối lại tình người có quà tặng mang đến cho nhau, trong thinh lặng. Và là hình thức trao dâng mà khi xưa các đạo sĩ vẫn làm. Cả ngày nay nữa, bé em da mầu ở Luân Đôn cũng đã làm và nhắc nhở người người hãy cùng làm một cử chỉ “nối tặng cho nhau những vần thơ”. Mà, người đời chừng như vẫn ơ hờ, quên lãng bấy lâu nay.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch.
No comments:
Post a Comment