Saturday 30 November 2013

“Tiếng động sau cùng, lau cỏ mọc,”



Suy Niệm Tin Mừng đọc trong tuần thứ Hai mùa Vọng năm A 08.12.2013

“Tiếng động sau cùng, lau cỏ mọc,”
“Tiếng ca chen lẫn, từ trong ra.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 3: 1-12
            Lau cỏ mọc, nhà thơ thấy tiếng ca chen lẫn từ trong ra. Tiếng động sau cùng, nhà Đạo cũng thấy đấng Tiền Hô, nay im bóng cỏ hoa, trăng nước lặng, có cảnh tình được thánh-sử tả ở trình thuật.
            Trình thuật, nay thánh Mát-thêu ghi về đấng thánh Tiền Hô loan báo việc Chúa bắt đầu cuộc đời hoạt động thật sôi nổi. Trình thuật cũng kể về việc Chúa được thánh Gioan thanh tẩy ở sông Giođan, qua đó người đọc thấy rõ sứ vụ chính trị và tôn giáo được thánh nhân triển khai bằng việc rao báo Chúa xuất hiện, ở sa-mạc. Và, người đọc lại cũng hiểu là thánh Gioan có ác-cảm với công-tác mục-vụ của hàng tư-tế ở đền thánh Giêrusalem, mà theo các nhà chú giải, thì thánh-nhân đã thừa-hưởng lai-lịch từ hệ Qumran.
            Thánh Gioan tuy hoạt động rao báo rất trổi trang, nhưng thánh-nhân không góp phần cải-tổ nền chính-trị thời đó, và công việc của thánh-nhân mang tính linh-đạo nhằm cải-thiện tính thánh-thiện của người dân theo cách-thức mà các thể chế Do thái từng thất bại. Thánh Gioan không chống đối các thể chế như thế, mà chỉ muốn làm tốt hơn những gì quan dân thời ấy vẫn cứ làm. Thánh-nhân cũng không phản-bác lề-lối sinh-hoạt gia đình và chẳng bận tâm gì đến lối sống của người Do thái vẫn như cũ.
            Ngược giòng lịch-sử, văn-chương Do thái không có bằng chứng nào biểu-lộ cho thấy giới cầm quyền ở đây chống lại thánh Gioan Tiền Hô, hết. Riêng về lối sống, thánh-nhân không sống với gia đình, cũng không thuộc thể-chế nào đáng kể nhưng được hệ-thống Qumran hỗ trợ. Động-lực thúc-đẩy thánh-nhân sống đời mục-vụ là do hăng say sốt sắng trải dài nơi tính lành-thánh của người Do thái. Thánh-nhân không hành xử như người Biệt-Phái, mà chỉ muốn tập-trung vào khía-cạnh đạo đức ẩn-tàng nơi luật Torah về cuộc sống đời thường, và thánh-nhân lại theo đường lối tư-riêng để sống lành-thánh cách triệt-để mà Chúa đòi hỏi, ở mỗi người.
            Mục vụ kiểu thánh Gioan Tiền Hô không đặt nặng lên số người dấn thân vào sa-mạc để được thanh-tẩy và sống cùng đấng thánh, bởi chẳng mấy ai sống được ở chốn khốn-khó như thế. Các nhà lữ-hành vẫn ngang qua đó để đến Giêrusalem. Thêm vào đó, còn có các vị những muốn tránh cơn lạnh mùa Đông ở Giêrusalem hoặc những người tò mò từ Giê-ri-khô đến nghe đấng thánh giảng-thuyết.
            Rõ ràng, những người như thế đâu có nghèo và cũng chẳng hèn. Đến với quần chúng, lẽ ra thánh-nhân phải đến với xứ miền nhiều cư-dân như ở chốn thị-thành xứ Palestine, Samaria, Giuđêa và Galilê là những địa-danh mà thánh-nhân từng đặt chân đến. Thánh-nhân hành-trình băng qua sông Gio-đan đến Đất Lành để tái-diễn cuộc lưu-vong rút về từ sa-mạc, trong đó đoàn người kéo nhau diễn-hành đòi quyền sở-hữu đất đai mà người La Mã đang chiếm đoạt. Thánh Gioan dẫn-dắt dân con mọi người sống sao cho xứng với Đất Lành Chúa hứa ban.
            Chúng-dân tụ-tập nơi đó, đã sẵn sàng nghe sứ-điệp do thánh-nhân chuyển-tải. Thật ra thì, phong-trào của nhóm Ét-xê-nô không chỉ giới-hạn cho dân thường từng sống ở Qumran, mà cho cả người sống ở vùng tiếp-giáp chốn thị-thành ở Palestine, nơi đó có khá nhiều.
            Có thể, thánh-nhân từng đi Samaria vào lúc ông đề-nghị Chúa trở về với Giuđêa. Samaria là nơi khó đến và thánh Gioan từng là thủ-lãnh có kinh-nghiệm nhiều về chốn này. Tuy thế, nhiều văn-bản cũ/xưa khiến người đọc có cảm-giác là: thánh Gioan ít thành-công ở nơi này, dù việc đó không do tài diễn-giảng của thánh-nhân có thiếu xót. Điều dễ hiểu, là: người Sa-ma-ri-ta-nô ít bị người Do thái thuyết-phục quay về lại. Đàng khác, nhiều tín-hữu cho thấy Đức Giêsu thành-công ở Giuđêa hơn nơi khác. Lý do, vì xứ-miền này được chuẩn-bị khá kỹ và người ở nơi này dễ lắng nghe người Do thái hơn. Cả đến nhóm Biệt Phái vốn rất mạnh ở Giuđêa cũng không tỏ ra tiêu-cực với phong-trào sống lành-thánh.           
            Chúa từng hoạt động như Đấng Tẩy Rửa cũng vào thời đó. Điều này có nghĩa là: Ngài hoạt-động theo truyền-thống của thánh Gioan và Ngài cũng rao giảng sứ-vụ của thánh-nhân. Một điều lý thú khác, là: Chúa chịu thanh-tẩy trong thời gian Ngài hoạt-động công-khai với công cuộc mục-vụ này. Điều này, có thể do Chúa muốn canh-tân công việc mà thánh Gioan từng làm. Vào thời này, Chúa có nhiều người dấn bước theo Ngài, sau khi đã theo thánh Gioan rất lâu. Cũng có thể, là: người được Chúa thanh-tẩy từng mất lien-lạc cả với thánh Gioan lẫn Đức Giêsu. Có thể một số vị lại đã xuất-hiện như được kể ở sách Công Vụ đoạn 18.
            Các nhà chú giải cho thấy: Đức Giêsu chỉ hợp-tác với thánh Gioan khi Ngài ở độ tuổi ba mươi, thôi. Có thể chỉ một năm. Có thể suốt ba năm trường. Khi Chúa quyết định rời gia đình, bỏ công ăn việc làm và rời nơi Ngài sinh sống, nữa. Điều này được chứng-thực bằng thái-độ ngạc-nhiên từ người địa phương với Ngài. Ngài làm thế, với mục đích kiếm tìm cho đời Ngài một đường-hướng rất rõ. Ngài sinh-hoạt giúp thánh Gioan Tiền Hô, chừng vài tháng. Sau đó, Ngài rời bỏ thánh Gioan Tẩy Giả để chuyên-sâu với công-cuộc “mục vụ” của riêng Ngài.
            Đức Giêsu phản-đối chủ nghĩa nâng nhắc Đức Mêsia theo kiểu Antipas mà thánh Gioan có lần chủ-trương. Vào tuổi trưởng thành, Chúa hoạt-động khác hẳn thánh Gioan. Ngài không theo đuổi chủ-thuyết Thiên-Sai đạo-đức tchỉ theo nghi-thức. Nhưng, Ngài tự định-vị chính Ngài với nhóm người đói nghèo, hèn kém không ranh giới, vẫn hoà hợp với họ trong tương-quan nhào-quyện như kết quả của kinh-nghiệm trầm-lắng linh-đạo, sau khi Ngài nhận lãnh thanh-tẩy.   
            Ngài khám phá ra rằng Thiên-Chúa-là-Cha cũng đã làm thế. Và khi mọi người sống giống như thế, thì Vương Quốc Nước Trời sẽ tỏ-hiện ngang qua các buổi “chữa lành” có ăn uống và có cả truyện kể/dụ ngôn… Tất cả mọi việc như thế đã tái-tạo và phục-hồi sức sống đầy truyền-thống nơi thôn làng ở trên đồi hoặc gần hồ gần biển vẫn sẻ-san lối sống có giao-ước, trong hiện thực. Đó là tầm nhìn không nghiêng về người được tuyển-chọn cách riêng rẽ qua hệ-thống phân-phối đồng đều. Đây là xã-hội có liên-kết hỗ-trợ gồm những người tự coi mình như lữ-hành về tương-lai tốt đẹp hơn.
            Đức Giêsu vừa theo khuynh-hướng Thiên Sai, vừa phản-chống trào-lưu duy-Thiên-Sai, theo cung-cách rất mới. Mới, cả về lề-lối đối-kháng đạo-giáo nào chỉ biết có nghi-thức ít chất Đạo cũng như lề-lối sống Đạo theo kiểu mới. Ngài cho mọi người thấy đường-lối khác-biệt vốn dĩ trở-thành người Do thái sống thực Giao-ước.
            Ngài đòi dân con đồ đệ hãy rời gia-đình/chòm xóm ra đi trở thành lữ-hành, về khắp chốn. Ngài cũng cho phép phụ-nữ từng bị cấm đi theo, được gia-nhập đoàn lữ-hành, chuyên rao giảng. Ngài thực-hiện sứ-vụ lạc-quan vui vẻ với tính cánh-chung đổi mới cuộc đời mọi người. Ngài như ngôn sứ Êlya nay về lại. Ngài giống ngôn-sứ Giêrêmia khởi-sự đi vào cuộc kết-cuộc có trật tự trong hiện-tại của mọi sự.
            Kết cuộc, để thực-hiện được công việc này, Ngài bị rắc rối với giới cầm quyền chính-trị và tôn-giáo, tức người La Mã và Do thái từng hợp tác với Antipas ở Galilê; và Philatô ở Giuđêa. Khi nói “Ngài chết cho tội lỗi của ta”, chính là hiểu theo nghĩa lỗi/tội phá nguyên-tắc nền-tảng để sống thực Giao ước. Vua quan, thái thú, hàng tư-tế nhũng lạm và khách hàng nhiều tham-vọng, tất cả đã cương-quyết cải tổ phe nhóm tôn giáo, đều đóng góp vào đó. Tất cả, thay vì tạo phúc-lợi cho mọi người, lại khiến một số người bị đẩy lùi, cách chia. Đó là khía cạnh méo-mó của sự nhào-quyện bao gộp nhau, gây lầm lỡ. Và, Chúa muốn chỉnh-đốn bãi bỏ lề-thói đó. Và, Ngài đã bị giết chết vì muốn đi đến kỳ cùng một kết cuộc.
            Trên hết mọi sự, Đức Giêsu xuất hiện ở đây không như Đấng Bậc văn-minh, dễ nhìn chuyên hỗ trợ hệ-thống cầm quyền cả về chính-trị lẫn tôn-giáo. Ngài không là người chống-đối bất-bạo-động, nhưng là người đối-kháng đích-thực. Việc Đức Giêsu làm, là hoàn-tất việc trở lại của người Do-thái từ chốn lưu-vong, lạc-lõng. Vương Quốc Nước Trời, có nghĩa: không phải Thiên Chúa chẳng cai trị trên thứ gì hết, nhưng Ngài tái-tạo bình-an tận gốc rễ của tạo-dựng và duy trì bình-an ấy. Thần-học tạo-dựng lâu nay vẫn nhấn mạnh đường lối hoạt-động của Chúa, rất như thế.      
            Cảm-thông công-trình mục-vụ của Chúa, cũng nên ngâm tiếp lời thơ trên còn vang vọng, rằng:
           
            “Trăng lên, nước lặng, tre la đà,
             Rơi bóng im trên đám cỏ hoa.
            Tiếng động sau cùng, lau cỏ mọc,
            Tiếng ca chen lấn từ trong ra.”
            (Hàn Mặc Tử - Nụ Cười)

            Mùa Vọng mong chờ Chúa đến lại, ta luôn có nụ cười. Vẫn cứ cười vui, dù “trăng lên, nước lặng, tre la đà”. Dù, “bóng có rơi im trên đám cỏ hoa”, vẫn vui cười. Vui và cười, “có tiếng ca chen lấn từ trong ra”, có tiếng động sau cùng, lau cỏ mọc.” Bởi, tất cả đều vẫn cười vui trong chờ đợi Chúa đến chung vui, với mọi người.     

Lm Kevin O’Shea, CSsR   
Mai Tá lược dịch

Saturday 23 November 2013

“Chờ mong như suốt đêm qua,”

Suy tư Tin Mừng trong tuần thứ Nhất mùa Vọng năm A 01.12.2013

“Chờ mong như suốt đêm qua,”
“Chàng ơi! Một tháng là ba mươi ngày.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Bính)
Mt 24: 37-44
            Với nhà thơ, chờ mong trông đợi người yêu suốt đêm qua vẫn rất buồn. Với nhà Đạo, ngóng đợi trông chờ Chúa suốt một đời, nào thấy lâu.
            Vọng chờ ngày Chúa đến, thánh Mát-thêu nay lại ghi về một trông ngóng ngày Chúa đến lại, tựa như thế. Chúa đến, không theo cung-cách của lễ-hội đình-đám có vui chơi, ăn uống nhưng chỉ âm-thầm trầm-lắng qua hành-trình mời gọi mọi người đồng-hành với Chúa, đi muôn nơi. Đồng hành, tựa tháng ngày người người hành xử trước cơn lụt Đại Hồng Thuỷ. Đồng hành, cả vào lúc dân con ngoài đời chẳng chờ đón Ngài đến với. Chúa đến đồng hành với con người, trong thoáng chốc, rất không ngờ.
            Vọng mùa đợi chờ, là buổi đầu phụng vụ kéo dài mãi tới ngày Giáng Sinh, đến bốn tuần. Đây là tập tục cổ/xưa được thánh Hội đưa vào từ thế kỷ thứ 6 và tồn tại đến hôm nay. Vọng mùa đợi chờ, không giống như Chay Mùa nghiêm túc, căng thẳng với chủ đề sầu não, khổ đau, có nỗi chết và hy vọng một trỗi dậy. Vọng mùa chờ đợi, nặng một tình-tự tươi vui /phúc hạnh ngày Chúa đến. Mùa đợi chờ, lại cũng không giống chay mùa Hồi giáo, rất Ramadan. Tự-vựng “Vọng chờ” mang ý-nghĩa của sự kiện “đang trờ đến” như “hành trình đang tiến tới” với chốn miền nhiều cảnh giác, có ý-thức. Mùa vọng chờ, là mùa chờ mong Chúa lại đến với ta, như ân huệ to lớn chưa từng có.
            Thế nên, Vọng mùa chờ đợi là thời của lễ hội mừng vui, ngóng đợi với bất ngờ, mạo hiểm có quà tặng đầy cảm kích trờ đến trước có bầu khí sục sôi, trôi nổi. Vọng mùa chờ đợi, đặc biệt còn kêu mời mọi người sống có phẩm-chất rất đặc-biệt bằng cuộc sống tràn đầy niềm vui tươi, phấn khởi rất an bình hài hoà cả thế giới. Vui tươi đợi chờ, thật ra không là chuyện của tâm tính hoặc tâm tình chờ cơ may. Cũng không là chuyện chờ “định mệnh đã an bài” nhưng là niềm tin yêu vững chắc. Vững và chắc, bởi vì: tin là tính-chất rất tích-cực của cuộc sống.
            Dù sao, trình thuật Chúa-nhật thứ nhất Mùa Vọng chờ trích-dẫn từ Tin Mừng thánh Mát-thêu cộng thêm các bài đọc không đem đến cho người nghe cùng một tâm trạng. Các bài đọc, mang ý-nghĩa Đức Kitô lại đến nữa theo cung-cách “năm cùng tháng tận”, nhưng không ghi rõ ngày giờ năm tháng, ở đâu hết. Rõ ràng, sự việc nảy sinh vấn đề hỏi rằng: làm sao ta sẵn sang cho sự-kiện to lớn như thế? Câu trả lời, là: ta tạo cho mình tâm-tính lướt vượt hãi sợ, để không bị gỡ bỏ niềm vui chung.
            Nhưng làm sao lướt vượt được tính hãi sợ? Đó là: bằng việc nhận ra rằng: Chúa hiền từ/tử tế  với ta và cho ta. Và, Đức Giêsu cũng đã có mặt với thế-giới của ta vào lễ Giáng sinh, ngõ hầu Ngài chứng-thực với ta, rằng: mọi sự dù xảy đến, cũng vẫn tốt. Ta vẫn có lý-do để sống vui, sống mạnh, sống vững chãi mà chờ đón Chúa đến với ta. Mãi hôm nay, nhiều người vẫn còn bị nỗi hãi-sợ ràng buộc đến độ vẫn bị dính-dấp vào với lo-âu, sầu buồn, ngán ngẫm. Người người rơi vào tình trạng “trầm cảm”, khốn đốn như chẳng mấy thích thú, lạc quan gì. Vẫn chán ngán, buồn tẻ nhiều ưu-tư. Đó, cũng là tâm-trạng kéo dài của người tỵ nạn xin ở lại, nhưng chưa nhận được lời đáp trả. Và, cả những người hồi-hưu không niềm vui; hoặc, những người bệnh-hoạn lo sợ nhiều điều xấu, sẽ xảy đến.
            Vọng mùa đợi chờ hôm nay, là thời khắc nhắc nhở con người cần chất xúc-tác để ra khỏi nỗi chán chường của cuộc sống hầu tự tạo niềm vui tươi cho riêng mình, cho mọi người.
            Phụng vụ mùa đợi chờ, nay lại có các bài đọc tập-trung vào niềm phấn-chấn trong vui sống. Với Ysaya, hành trình về Giêrusalem là một giải đáp. Còn thánh Phaolô, lại cũng nhắn nhủ giáo đoàn ở Rôma về việc Đức Kitô sẽ đến lại một lần nữa. Trong khi đó, thánh-sử Mát-thêu lại cũng sử-dụng cùng một ý-tưởng như thế, để kích-thích người đọc Tin Mừng cứ thế mà vui luôn.
            Thật ra, Giêrusalem là chốn an bình hiền hoà, nhưng khi trước lại là nơi xảy ra nhiều trận chiến đến trăm lần. Cả người theo Do-thái-giáo, lẫn đạo Hồi và Đạo Chúa cũng đều tranh chấp giành giựt phần thắng thua, qua nhiều thế kỷ. Nay, thì người Do thái và Palestin tranh nhau kiểm soát đồi núi có đền thờ Chúa. Thật cũng khó mà coi đó như biểu-tượng của niềm vui ngày Chúa giáng hạ làm người. Bởi thế nên, cũng hãy nhớ: Chúa chẳng khi nào giáng hạ ở chốn miền đầy tranh chấp rất Giêrusalem mà chỉ là khung trời thầm lặng ở Bét-lê-hem, thôi.                           
            Tín-hữu thời đầu, luôn kỳ-vọng Chúa đến lại, khi trời đất đi vào chốn kết tận và việc này rày xảy đến vào buổi người đương thời còn sống. Nhưng, chuyện này không xảy đến vào thời của các ngài và cũng sẽ không xảy ra vào thời của ta; chí ít là theo nghĩa đen của tự-vựng. Tín-hữu Chúa, nay từ từ nhận ra rằng Đức Giêsu đã thực sự rời xa họ và chẳng thấy kích bốc về việc Ngài đến lại trong ồn ào. Bởi, Ngài đang có mặt ở đây, cách linh thiêng trầm lắng qua cuộc sống lặng lẽ, mỗi ngày. Cuộc sống không kích-bốc trổi trang, nhưng vẫn làng nhàng bằng nhiều tiếng than câu vãn mỗi ngày. May mà than vãn ấy không đi vào với tính khí của Giáng sinh.
            Vậy, đâu là thông-điệp của Giáng sinh, hôm nay?
            Đức Phaolô 6 từng nói trong tông-thư Marialis Cultus rằng: “Thiên Chúa đã để trong Gia đình Ngài là Hội thánh một vị nữ-phụ sống âm thầm phục vụ, luôn coi ngó các gia đình và chăm sóc hết5 mọi người, cho đến ngày Chúa đến lại…” Đức Giáo Hoàng muốn nói đến Đức Maria luôn có mặt ở với Hội thánh để giảm bớt nỗi lo sợ và san sẻ thị kiến về tình thương yêu không bao giờ nhạt phai.
Đức Phaolô 6 còn coi Vọng Mùa Đợi Chờ như lễ hội hàng năm ta mừng kính Đức Maria là người Mẹ luôn chăm sóc ngó ngàng mọi người trong gia đình như người Mẹ. Và Mẹ vẫn đem niềm vui gia đình đến với con dân vào ngày Chúa Giáng Sinh. Mẹ chính là Mẹ Hiền cống hiến cho mọi gia đình tinh thần Giáng sinh, vui tươi phấn khởi. Tinh thần ấy, khởi sự trong gia đình, chứ không phải với Hội thánh. Khởi sự, là khởi đầu mọi sự vui tươi cười nói cho con trẻ trước nhất. Khởi, một tính-khí đầy phấn-kích, tự do và Phúc hạnh. Thế nên, nay lúc này, nếu ta thấy không có con trẻ nào ở nơi mình đang sinh sống, cũng hãy đem con trẻ đến đó, sẽ vui tươi.          
Nhưng làm sao để mang tinh thần của Giáng sinh vào với gia đình?
Muốn thế, đừng làm những việc những sự như mua sắm, trang trí, nấu ăn. Cũng đừng viết thiệp chúc, đừng điên lên vì người nhà đến thăm. Từ nay đến ngày Chúa Giáng sinh, có rất nhiều việc để làm chứ không chỉ mỗi dọn dẹp lau chùi cửa ngõ, cắt cỏ, đổ rác, mua bia rượu để phung phí. Chỉ nên làm mỗi việc, là: tỏ ra tử tế với những người mà từ Giáng sinh năm trước mình chưa có cơ hội để làm thế.
Và có thể, cũng nên có động thái, nụ cười cái nhìn hoặc đại loại một cảm giác tích cực quanh chòm xóm, nói với mọi người ở quanh mình, rằng: do bởi Đức Kitô đã giáng trần, nên ta là những người vui sướng. Ta tin vào Niềm Vui, tin vào tính tích-cực của Sự sống.
Thế nên, Vọng Mùa Đợi Chờ hôm nay, ta cảm tạ Chúa đã có Đức Maria. Và cũng cảm tạ Ngài về các người nữ trong gia đình và cơ ngơi của mình. Cảm tạ Chúa vì có con trẻ ở quanh quất, bởi chúng mang đến cho ta bầu khí vui tươi, sôi động của ngày Chúa Giáng Hạ làm người như ta. Ngày đến với ta là để mang niềm vui, phúc hạnh đến với mọi người. Niềm vui ấy, nỗi niềm phúc hạnh này sẽ mãi mãi ở lại nơi ta và mọi người cho đến năm cùng tháng tận, chẳng bao giờ phai. Nguyện cầu Niềm Vui Chúa Giáng Hạ, sẽ như thế mãi cho ta, cho mọi người.
Trong niềm phấn kích được Đấng-là-Niềm-Vui đến với ta, hãy ngâm tiếp lời thơ đợi chờ, rằng:

“Chờ mong như suốt đêm qua,
            Chàng ơi! Một tháng là ba mươi ngày.
            Lần lần lá rụng rồi đây,
            Tơ đàn rã rợi cho tay lỗi đàn.”
            (Nguyễn Bính – Chờ Mong)

            Những chờ và mong như thế, dù cho đàn có lỗi nhịp hay rã rợi cũng vẫn chờ. Bởi, Đức Chúa từng đợi và chờ nhân-gian trần-thế nhiều hơn thế. Bởi thế nên, chớ nản lòng, hoặc “rã rợi” khi người người chờ đón ngày Chúa giáng hạ đem niềm vui tươi, phấn kích đến với ta, dù chậm nhưng vẫn vui.
   
Lm Kevin O’Shea, CSsR   
Mai Tá lược dịch

Monday 18 November 2013

“Đây, phút thiêng liêng đã khởi đầu!”



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 34 Lễ Chúa Kitô Vua năm C 24.11..2013

“Đây, phút thiêng liêng đã khởi đầu!”
“Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 23: 35-43
            Trời mơ hôm ấy, có phút thiêng liêng thật huyền mơ, cũng rất thơ. Trời mơ hôm này, có Đấng là Trời Thơ rất Tôi Cao Linh Đạo là Vua vũ trụ cũng rất thực.
            Trời Thơ huyền mơ, được thánh Luca ghi chép ở trình-thuật hôm nay, cho thấy nhiều biểu trưng/biểu tượng về văn chương thi tứ, thứ văn hoá của người Do thái trong đó, có yếu tố lưu vong, hành trình dài đằng đẵng. Thánh Luca coi hành-trình này là công-trình dựng-xây thành thánh Giêrusalem vẫn rất lớn. Với thánh-sử, mọi việc đều dẫn về với Giêrusalem hoặc chảy từ Giêrusalem như thế hết. Và khi người người về với Giêrusalem mà lập nghiệp, họ đều mừng kỷ niệm bằng các lễ hội có vui chơi, ăn uống.
            Tình-thuật thánh Luca ghi chép cũng như thế, vẫn chứa đầy biểu-tượng xuất tự Hy Lạp và La Mã, trong đó có hành-trình một huyền-thoại kiểu Odyssey mà dưới tầm nhìn của thánh-sử, đó lại là lối sống rất mới ở đô-thị người Hy Lạp dựng nên. Với thánh-nhân, tất cả đều về với và xuất tự thành-đô. Đạo Chúa cũng mở rộng qua các thành-phố của người Ê-Giê. Và, khi những người có cùng một văn-hoá như thế, họ thiết lập bất cứ thành phố nào, cũng đều ăn mừng thành-tựu bằng lễ-hội có ăn có uống rất linh đình.
            Bởi thế nên, thật cũng dễ để thấy được những song song/song hành mà thánh Luca đã ăn sâu trong đầu ông. Bởi, thánh-sử cứ muốn tỏ cho tín-hữu nào đọc Tin Mừng đều sẽ thấy biểu-trưng/biểu-tượng có từ nền văn-hoá Do-thái như lai-lịch để chuyển qua đặc-trưng chính của văn-hoá Hy-Lạp ngay nơi đó. Thánh-nhân sử-dụng các huyền-thoại được Đạo Chúa rút tự xuất-xứ hoặc đặt vào thế-giới huyền-nhiệm khác mà vẫn ở lại hoặc quen thuộc trong đời người dân. Và thánh-nhân cũng đã thành-công trong việc này.
            Theo các nhà chú giải, thì thánh Luca ghi chép cuộc khổ nạn của Chúa vào thời gian viết sau các tác-giả Tin Mừng khác như thánh Máccô và Mátthêu. Thánh-sử Luca, không mấy thích thú làm người đầu tiên ghi chép trình thuật truyện kể giống như thế, do bởi thánh-nhân thường sử-dụng các yếu-tố nằm sẵn trong đầu tín-hữu thời tiên-khởi, rồi mới đưa vào Tin Mừng của mình thêm vào đó luồng sáng mới soi dọi mọi sự. Ngay như cuộc thống-khổ và cái chết của Chúa, thánh Luca cũng ít thích đặt nặng vấn đề như ưu-tư của ta ngày hôm nay.
            Cả, việc Chúa Phục Sinh quang vinh xem ra cũng không là trọng-tâm ham thích của thánh Luca. Trọng-tâm ý-thức mà thánh-nhân đặt vào trình-thuật, là việc ăn uống chính Thân Mình Chúa mà ta vẫn gọi là Tiệc Tạ Từ, hôm đó. Tiệc đích-thực, được thánh-nhân ghi chú là Tiệc Thánh Thể kéo dài mãi trong đời người. Chính đó là Tiệc Tạ Ơn kéo dài cho tất cả mọi người mà ta từng thấy và sẽ còn thấy.
            Tiệc Tạ Từ hôm ấy, có lúc đã bị đứt đoạn, khi Giuđa Iscariốt rời hiện-trường ra đi bội-phản Thày mình. Tuy nhiên, Tiệc Tạ Ơn hôm ấy, không đạt đến kết đoạn như dự trù. Bởi, Đức Giêsu đã bị bắt giữ quá nhanh như địch-thù, rồi Ngài đã bị dẫn đi và treo trên khổ giá. Và, Phục SInh cũng hiện đến quá nhanh chóng, đến không ngờ. Việc ban đầu, được Chúa Phục Sinh làm trước nhất trên đoạn đường đi Emmaus, là sự kiện duy nhất ở trình-thuật thánh Luca ghi, là: Ngài ngồi vào bàn với môn đệ để, một lần nữa, lại ăn và uống, cũng như tạ ơn cách nhanh chóng, rất đứt đoạn.
            Các môn-đệ nhận ra Thày mình qua việc Thày bẻ bánh có ăn/có uống trong bữa tối được tái-lập, sau ngày Ngài chết đi và Sống Lại. Thế nhưng, thánh Luca không kết thúc bằng chủ-đề ăn uống rất như thế mà sau thời gian ngắn, với các cuộc hiện ra với đồ đệ, Đức Giêsu Phục Sinh lại được thăng-hoa ra khỏi thế-trần này, để về chốn thiên-cung trong trạng-thái có Chúa Cha và Thánh Thần. Việc này dẫn đến cũng một dứt đoạn khác, dài hơn trong khi các bữa ăn uống Phục Sinh còn tiếp tục, rất không lâu. Bởi, mười ngày sau, Thánh Thần Chúa đến với các thánh tông đồ cũng từ và ngang qua Đức Giêsu, Đấng đã ra đi về chốn vinh thăng, hằng sống.
            Nơi Thánh Thần Chúa, các thánh đến với nhau cùng mừng kính bằng buổi tiệc có ăn có uống vào bữa tối nhưng đã trỗi dậy qua giai đoạn mới. Nơi sách Công Vụ, ta có câu truyện về thánh Phêrô đã dùng bữa với người Do thái và cả người không phải là Do thái như Cornêliô. Ta cũng lại có truyện kể về thánh Phaolô, nhân vật chính trong Đạo với cộng đoàn của thánh-nhân tại các thành phố ở Hy Lạp. Nhưng không một ai, kể cả những vị kế-nhiệm cũng như chúng dân hỗ trợ, chẳng bao giờ thật sự kết thúc các bữa có ăn uống cả. Rồi, lại xảy đến các cuộc bách-hại đôi lúc đưa các thánh đi thật xa, ra khỏi cộng-đoàn mừng kính cũng có tiệc ăn uống thường xảy đến sự-kiện tử vì đạo, để rồi các vị bị bỏ rơi ở cộng-đoàn; và rồi cứ thế tiếp tục sử-liệu về Đức Giêsu cũng như sử hạnh về các Kitô-hữu cũng chỉ là các giai-đoạn của truyện kể về các bữa tiệc đứt khúc để cộng đoàn dân Chúa bẻ bánh tạ ơn chung vui với Chúa suốt chặng đường dài lịch-sử thánh.
            Nhưng hỏi rằng, những chuyện như thế có đi đến kết thúc hay không? Thánh Luca cũng không rõ về chuyện đó. Thời sau này, ta lại có nhà cổ-sinh-vật-học người Pháp là Teilhard de Chardin trong một lần ở ngoài hiện trường nước Mông Cổ, ông cũng đã mơ về một “Thánh Lễ Toàn Cầu”. Ông dâng lên Chúa toàn bộ vũ-trụ, chứ không chỉ mỗi dấu chỉ về bánh và rượu mà là vạn vật có hình-thù và tiến-hoá nơi tầm kích vĩ mô của nó và cả nơi tính-chất thường xuyên không hoàn-tất mà lại không gián đoạn.
            Học-giả Teilhard de Chardin xem như đã nhìn thấy nơi vũ trụ, một luồng hào quang rất thần thánh. Ông hiểu đó như việc kéo dài một Nhập Thể. Ông coi đó như loại hình lớn rộng về sự hoá-thể biến bánh rượu thành thân mình Chúa. Thánh lễ trong vũ-trụ là sự nới rộng, đầy đặn của “Thánh lễ trên bàn thờ”. Cùng chung lại, đó là Tiệc Thánh Thể, cũng ra như thể ông nắm trong tay mình niềm khát-vọng của toàn thế giới với niềm vui to lớn đầy cảm kích để thể giới được gặp gỡ Thiên Chúa là Đấng vĩ đại luôn tặng ban mọi sự mà chỉ mỗi Ngài mới có khả-năng làm thế. Ông nhìn thấy thân mình của Đức Kitô nơi thân hình của vũ trụ; ông thấy Máu Đức Kitô nơi cơm bánh của toàn thế giới; và ông thấy Đức Giêsu Phục Sinh đang tiến về phía trước có vũ trụ vạn vật.
            Phải chăng thánh Phaolô lại đã không nói như thế trong thư Rôma đoạn 8: “Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người. Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang. Thật vậy, chúng ta biết rằng: cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở. Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng: chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa.” (Rm 8: 19-23)
            Với Teilhard de Chardin, thì Đức Giêsu còn hơn nhân vật trong kịch-bản viết như thế. Ngài là sự tập trung và là trọng-tâm của tất cả mọi sự như thế. Trong ngày dài lịch-sử, Ngài sống ở trần-thế cũng đã diễn ra rất nhiều điều qua cung cách Đức Kitô-Vũ Trụ. Ngài là Đấng Ômêga rất Kitô của mọi sự. Triết-gia Teilhard de Chardin hiểu tính phực hợp ở đây chính là dấu hiệu đặc-trưng của tầm-kích mới về ý-thức và hiểu biết. “Hiện tượng Con người” còn hơn cả tính người; mà là “dẫn nhập” vào Niềm Vui có ý-thức về Đức Kitô-Sự Thể trong toàn thể Thực-tại.   
            Còn lại, chỉ là chiêm ngưỡng/thờ phượng và hiệp thông. Nói như thế, có đi quá xa tư tưởng của thánh Luca không? Không hẳn thế. Có thể là, triết-gia Teilhard de Chardin đã viết ra nhiều chương đoạn chưa kết thúc về sách Công vụ nào đó. Phần chúng ta, phải chăng cũng có người quên mất Lễ Đức Kitô Vua? Không hẳn thế! Chắc có thể, chúng ta không coi Ngài là Vua theo cung cách bình thường ở đời, vì Vương quốc của Ngài không ở thế gian này. Nhưng ta có thể bảo rằng: Ngài là Thượng tế của vũ trụ và Vua vũ trụ. Dâng lên Lễ Tạ Ơn cho Niềm vui này. Của lễ dâng tiến đó là thức ăn sẽ không bao giờ bị gián đoạn hết. Và Ngài luôn nói lời ân huệ lên của ăn đó.
            Trong cảm nghiệm về thực tại của lễ có ăn và có uống, ta lại sẽ ngâm nga lời thờ rằng:

            “ Đây, phút thiêng liêng đã khởi đầu!
            Trời mơ, trong cảnh thực huyền mơ.”
            Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt,
            Như đón từ xa một ý thơ.”
            (Hàn Mặc Tử - ĐàLạt Trăng Mờ)

            Ý thơ ấy. Trăng mờ đây. Vẫn và sẽ là các bữa Tiệc vui có ăn và có uống do Vua Vũ Trụ tiếp đãi mọi thực khách là chúng ta, ở cõi trời mơ trăng mờ này.                   
      
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh   
Mai Tá lược dịch