Monday 21 October 2019

“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa,”

Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 30 thường niên năm C 27/10/2019

Lc 18: 9 - 14 

Đức Giêsu còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác: 

"Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pharisêu, còn người kia làm nghề thu thuế. Người Pharisêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con. Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi. Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên."


“Tôi vẫn đợi, đợi thêm người chút nữa,”
Tự an ủi mình khi cần nỗi sầu đau.”
(dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)

Nhà thơ đợi, là đợi thêm người để tự ủi an, cắn sầu đau. Nhà Đạo nay có đợi, cũng là để nguyện cầu như ví dụ ở trình thuật hôm nay, lại vẫn kể. 


Trình thuật hôm nay, thánh Luca kể về động-thái nguyện cầu của hai lớp người tiêu biểu, ở Do-thái. Tư-thế nguyện-cầu tiêu-biểu được Chúa cổ-vũ vẫn là nguyện và cầu có sám-hối/biến-cải cuộc đời. Hối và cải, theo cung cách khác với kiểu mà người Do thái thường có, lúc trước.


Ở đây, hôm nay, Chúa yêu cầu mọi người có động-thái nguyện-cầu, rất khác hẳn. Ngài muốn mọi người biến-đổi lối nguyện-cầu kiểu ê a, mà trở về với cuộc sống đạo-đức rất cao ngõ hầu tạo tha thứ hết mọi người. Điều Chúa khuyên, trước tiên không phải đến nguyện-đường chỉ để đọc kinh/nguyện cầu mà thôi, nhưng là tha-thứ hết mọi người, ở bất cứ nơi đâu. Nơi nào có thứ-tha, ở đó có Chúa hiện diện. Đó, chính là nội dung trọng điểm được nói đến ở kinh Lạy Cha do Chúa dạy.  


Nguyện-cầu dù có đọc kinh Lạy Cha, cũng không chỉ: đọc và đọc, mà còn noi gương Chúa biết yêu thương bạn thân lẫn kẻ thù, vẫn rất khó. Đây, là lý do căn-bản để ta đi vào nguyện-cầu, hầu tha-thứ. Đó, là điều được nói đến, qua lời nguyện-cầu mà người thu thuế khi xưa nói đến ở trình thuật, trong đó có kể rằng anh vẫn khẩn cầu Chúa xót thương. Đây, lại là thứ nguyện-cầu lý-tưởng mà người Biệt phái chưa từng biết đến. 


Nguyện-cầu theo gương Chúa, ngoài ra, còn là: cung-cách nguyện và cầu trong tha thứ, có Chúa dính-dự như một hành-xử tự-nguyện kèm theo đó có bữa ăn/thức uống quyết chung vui sự kiện lớn, ít thấy. Vui, vì lướt vượt mặc-cảm tội-lỗi hoặc ưu tư/lo âu cứ tự hỏi: không biết mình có được Chúa thứ tha hay không. Đây, là tư-thế của người nhỏ bé thấp hèn khi tha thứ cho nhau thường có thói quen mời nhau đi ăn uống, để làm hoà tạo bình an. 


Tha thứ theo kiểu Chúa làm, cũng thế, không đòi buộc phải ê a đọc kinh “ăn năn/đền tội” hoặc sao đó, nhưng phải cởi mở với nhau, quên chuyện cũ. Bởi, một khi đã tha thứ rồi, không ai còn muốn kể chuyện xưa/cũ nữa, mà chỉ muốn dấn bước nhìn về tương-lai, mai ngày rất tươi sáng.


Ở Tin Mừng Nhất Lãm, Đức Giêsu có kể về Ninivê nghe lời Giôna đã hồi hướng trở về trong sám-hối. Đây cũng thế, cũng qui-chiếu theo cùng kiểu, bảo rằng: khi dân-chúng phản-bác điều Chúa nói ở Nadarét, Ngài không yêu cầu họ sám-hối hoặc làm việc “đền tội” vì đã không đồng ý với Ngài là Đấng Thiên Sai Cha gửi đến, nhưng đơn giản Ngài chỉ mỗi thứ tha và tha thứ, hết mọi người.


Hội thánh thời đầu, đã từng bỏ lập trường thứ-tha của Chúa và đổi thay đến độ, có lúc lại đã có khuynh-hướng đòi mọi người muốn gia nhập phải quyết thuộc về Chúa bằng việc tham-gia dự phần vào các bí tích, mới được ơn tha-thứ từ Đức Chúa. Truyền thống Hội thánh ban đầu đã làm nguội lạnh đi đòi hỏi phải tha thứ lẫn nhau, và coi đó là nguồn gốc và lý-do duy-nhất buộc Chúa phải tha bất cứ mọi lỗi tội mà người của Hội thánh từng phạm lỗi. Dù, người lỗi phạm thuộc về nhóm hội/đoàn thể tốt lành/hạnh đạo hoặc quá khích thế nào, cũng mặc.


Thời gian trôi mau, tính gò-bó/cột-buộc vào bí tích cũng giảm dần, nên người tốt lành hạnh đạo nay đã quay trở lại với lối nguyện-cầu nội tâm xin được ơn tha thứ cách “nhưng-không”. Và hối-nhân đã biết sám-hối với Chúa, chứ không chỉ với người mà mình xúc phạm. Hối-nhân xưa, được dạy phải đọc kinh cầu nguyện mỗi khi đến toà giải-tội mà xưng thú mọi lỗi phạm mình mắc phải. Nhiều người đã làm xong việc đền tội cha đưa ra trước khi lên giường ngủ, để có bảo kê sẽ được “lên” thiên-đàng, về với Chúa.


Làm thế, các vị này đã để mất tính thứ-tha hai chiều mà Chúa yêu cầu; nên, không tự tạo cho mình cảm-nghiệm an-vui san-sẻ của con Chúa. Chính trong bối cảnh này, hành-động “ăn năn/đền tội” nắm vị trí hàng đầu, hơn tất cả. Sách Giáo lý Hội thánh lại đã trích dẫn Công Đồng Triđentinô từng phán-quyết: “hành-vi ăn năn/đền tội là linh hồn để ghét bỏ mọi lỗi/tội mình mắc phạm, cùng với quyết tâm sẽ không mắc phạm như thế nữa.” (GLHTCG đ. 1451)


Làm như thế, có thể ta đã rút bỏ lời cầu của người thu thuế ở trình thuật truyện kể ra khỏi bối cảnh mà Chúa từng dạy và dùng đó làm ví dụ chỉ cho việc ăn năn/đền tội, thôi. Rõ ràng, người thu thuế xưa từng thưa: 


            “Lạy Thiên-Chúa, xin khấng thương tôi là kẻ tội lỗi”.
(Lc 18: 13). 


Ở đây, có lẽ cũng nên thêm lời thưa ở dụ ngôn “người-con-đi-hoang” trở về với Cha nhân hiền của mình, mà nói:


“Con đã lỗi phạm với Trời và với cha.
Con không đáng được gọi là con của Cha nữa.” 


Hội thánh ta, cũng nên triển khai hành-vi hối-lỗi xoay quanh ý-tưởng này, mới phải lẽ. Đó cũng là ý-tưởng ở lời kinh hối lỗi trước khi ta cử-hành tiệc Thánh Thể và hát bài thánh-vịnh rút tự Cựu Ước. Hối lỗi như thế, hẳn cũng sẽ khác với tâm-tình mà thánh-sử Luca từng đề cập ở trình thuật. Có hành-vi hối-lỗi lâu nay được bà con thế-hệ xưa vẫn còn duy trì, trong đó có câu: 

“Lạy Chúa, con thật lòng thống-hối tội-khiên và oán ghét nó hơn mọi sự dữ,
bởi nó đã xúc phạm Chúa, nên sẽ lĩnh phạt đến chết
vì đã làm Chúa phải chết trên thập giá, nay con quyết sẽ không còn phạm tội như thế nữa.” 


Tâm tình này, cũng chẳng khá hơn thói quen nói trên là bao, và có khi còn tệ hơn nữa. Bởi, tội của con người dù là lỗi tày trời đi nữa, cũng đâu nào xúc phạm được đến Chúa. Và, Chúa cũng đâu đợi hối-nhân có biết hối lỗi hay không để còn trừng phạt đến chết. Và, chuyện này cũng không là lý do khiến Chúa bị đóng đinh trên thập-tự được. 


Ở đây, cũng nên xem lại lời kinh ta đọc mà so với việc Chúa thứ-tha mọi lỗi/tội từ đầu rồi. Có lẽ, có người đọc kinh ăn năn/đền tội rất nhiều mà chẳng bao giờ thứ-tha người từng làm họ phiền lòng vì hành-động của người khác.


Về lỗi/tội, nhiều kiểu nói cũng như ẩn-dụ được dùng để diễn tả tội và lỗi. Có lỗi cũng như tội về tương-quan, hệ-lụy. Có thứ chỉ là phản-kháng, chống-đối, như: ngoại-tình, chối-bỏ quan tâm săn-sóc, hoặc bỏ bê, mặc kệ. Có thứ, lại là thất bại trong giao-tế, quan-hệ hoặc việc gì khác. Tội và lỗi, đôi khi được coi như đã vượt lằn ranh ấn-định, lang thang ngoài đường lộ. Là, mất điểm tốt, phạm sai lầm, trái luật, hoặc gian manh, trù dập không lương-thiện; và có khi chỉ là hiểu lầm hoặc thiếu cảm-thông. Tội hoặc lỗi, có lúc lại được hiểu như không lắng nghe và/hoặc không thông hiểu.  


Nói cho cùng, nhiều lằn ranh ngăn chặn phạm tội chỉ mang tính giả-tạo, do người làm hoặc sản-phẩm rất thiên vị, tồi tệ. Có hai kiểu cách hoặc ẩn-dụ về tội vẫn kéo dài khuynh loát trong lịch sử, nhất thứ khi nó là vết nhơ, ô-nhục hoặc nợ nần. Như vết nhơ, nó phải được tẩy rửa cho thật sạch. Nếu là nợ nần, cần trang trải. Tội như thế, vẫn là ẩn-dụ về kinh-tế hoặc thương-mại, mà thôi.


Đạo Do-thái và Đạo Chúa Kitô thời đầu, tội hoặc lỗi được coi như món nợ không bao hàm việc tính-toán máy móc hoặc theo đúng luật. Thiên-Chúa xoá-bỏ nợ nần cách rất tự do bằng việc trang trải rất ít hoặc chẳng cần trả, cũng được. Người mắc nợ có cho nhiều đi nữa cũng chỉ là số không đối với Chúa. Hối-nhân có trao cả trái đất này lên Chúa để đạt thiên-đàng, thì Ngài vẫn là sở-hữu-chủ của mọi sự, từ lâu. Người Do-thái vẫn coi tội và nợ, là một. Một chữ, một ý-tưởng. Quan-niệm này, có từ lúc họ tiếp xúc với Babylon, vào lúc người Ba Tư ở đây mang quan-niệm ấy vào nền kinh-tế nặng về tiền tệ.           


Ở kinh Lạy Cha do thánh Mátthêu ghi chép, việc tha tội đồng nghĩa với xoá nợ. Theo sử sách cũng như bản văn do tín hữu hoặc các thầy cả thời tiên khởi viết, thì người xưa trang trải nợ nần bằng cách bố thí. Có điều là: nền văn hoá ngoài đạo không thấy luật buộc người đi Đạo phải chăm nom săn sóc người nghèo, mọi việc đều do giới cầm quyền đảm-trách. Với người Do thái và tín-hữu Đạo Chúa, bố thí tặng quà người nghèo tương đương với việc tặng-dữ đền thờ. Thời Chúa sống, việc bố thí cho người nghèo vẫn được coi là việc của người anh hùng cái thế, nhất là khi cho tất cả của cải mình có rồi tham gia giới nghèo, cách thực tế.


Biểu-tượng về tội/nợ xem ra nằm đằng sau việc phạt nợ hoặc lỗi tội. Thành thử, tha thứ tội-khiên nên hiểu theo nghĩa không áp-dụng trừng phạt người mắc nợ để chuộc lỗi, với đền tội. Xem thế thì, khi Chúa không nhớ tội/nợ của ai, hẳn Ngài có vấn-đề về bộ nhớ rất cùn/lụt sao? Câu này, xin đặt ra cho mỗi người để ta suy nghĩ khi nghe lại lời thánh-sử ghi lại Lời Chúa rằng: 


“Tôi nói cho các ông biết: người này,
khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi.” (Lc 18: 14)     
  

Lm Kevin O’Sheas biên soạn –
Mai Tá lược dịch

Thursday 17 October 2019

Nhắc làm chi? Ôi nhắc làm chi nữa


Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 29 thường niên năm C 20/10/2019
Lc 18: 1-8 

Đức Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. Người nói: "Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: "Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho. Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: "Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì,5 nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc."

Rồi Chúa nói: "Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó!7 Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? 8Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?"

Nhắc làm chi? Ôi nhắc làm chi nữa
Em đi rồi, mưa gió suốt trang thơ.”
(Thơ Đinh Hùng)

Trình thuật hôm nay, thánh Luca ghi lại lời của vị chánh án từng phán-quyết cũng rất thật. Sự thật ở dụ ngôn vẫn rất thực, ở mọi thời. Thời buổi ấy, lại thấy vị chánh án từng chán ngán cảnh tội nhân cứ đeo bám quấy rầy như dịch tễ, để đòi cho được một phán quyết rất công minh. Ngôn ngữ đời thường đều diễn-tả chuyện đeo bám như dịch-tễ là những quấy rầy/phiền hà, thường khó tránh. 

Tiếng Do thái, mô-tả cảnh-tình này lại mang ý-nghĩa của một phiền-hà khiến người trong cuộc thành vô dụng. Phiền hà, là chuyện mà người trong cuộc cứ quấy rầy đòi mãi một chuyện mà chẳng ai muốn dính líu, giải quyết. Sách Isaya ở đoạn 7 câu 13 cũng có lời tương-tự: “Nghe đây, hỡi nhà Đa-vít! Các ngươi làm phiền thiên-hạ chưa đủ sao, mà còn muốn làm phiền cả Thiên Chúa?” Vấn đề ở đây, là hỏi rằng: đối nghịch động-thái quấy rầy/phiền hà và đeo bám là có ý gì? 

Cũng có thể, đối chọi chuyện phiền hà đeo bám, là: chuyện trò thân mật với ai đó, cho đời vui. Và, điều đối chọi giữa “lải nhải” với “quấy rầy” là “chuyện trò thân mật”, rất thật tâm. Đúng thế, hình-thức đổi-trao giữa hai người bằng lời nói, vẫn là chuyện vui/buồn thường ngày ở khắp chốn. Bởi, một khi đã nói năng, nếu không là chuyện trò thân mật, thì chắc phải là động-thái lải nhải, quấy rầy như dịch tễ thôi. 

Về chuyện trò thân mật, thánh Bênêđíchtô từng qui-định với anh em Dòng mình, là: bất cứ anh em nào một khi đã tuyên hứa trước mặt Chúa và Bề trên rằng: mình quyết sống ổn định, chuyện trò/trao đổi suốt đời với anh em và tuyệt đối tuân phục đấng lãnh đạo nhà Dòng, cả ba điều này trở thành lời khấn hứa mang cùng ý nghĩa. Là thày dòng sống khắc khổ, là chấp-nhận sống trọn vẹn cuộc sống cộng-đoàn có đổi-trao. Nói như thế, thì: đây không là lời tuyên-khấn giữ thinh lặng suốt đời; và, cũng không là chọn lựa tồi đối với những ai sống đời tu trì bởi cộng-đoàn nhà Dòng đã đồng ý như thế.

Luật dòng Biển Đức viết bằng tiếng La-tinh lại đã thấy có cụm từ “hồi hướng trở về” thay cho chủ trương “chuyện trò trao đổi”, như vừa nói. Thông thường thì, tiếng La-tinh “cổ” này diễn-tả việc “hồi hướng trở về” như sinh-hoạt quay vòng tròn có đổi thay, theo nghĩa luân-lý hoặc tu-đức. Thế nhưng, bản gốc luật này do chính thánh Bênêđíchtô lập ra, đã nhấn mạnh đến việc cần thiết phải chuyện trò/trao đổi chứ không phải chỉ mỗi “hồi hướng trở về”, với Đạo Chúa. 

Ở tiếng La-tinh cổ, chuyện trò/trao đổi có nghĩa: năng lui tới nơi nào đó, cứ quẩn quanh đến trò chuyện với những người hay đến nơi đó. Tự-vựng này, đi vào tiếng La-tinh của Kitô-hữu trước thời thánh Bênêđíchtô còn sống. Từ-vựng đây, diễn tả lối sống thông thường có quan-hệ mật-thiết với mọi người, và còn hiệp-thông giao dịch với mọi người khác nữa. 

Điều này, còn có nghĩa: chung sống với người khác hoặc có liên-hệ mật-thiết với mọi người mà cung-cách sống không giống với kiểu của mình. Đây, còn là thay đổi lối sống của minh cho giống với kiểu của người khác, nhiều hơn. Đây còn là: sự hiện-diện ở nơi nào đó để hoà trộn với người khác theo cung-cách nói năng/chuyện trò rập theo kiểu người khác, chứ không theo ý mình. Nói cho cùng, đây là yếu-tố chính của đồng hành, có tương-tác.

Theo nghĩa này, tốt hơn ta nên chuyện trò/đồng hành với nhau hơn là chỉ “hồi hướng trở về’ với thánh-hội, mà thôi. Bởi, cộng-đoàn Hội thánh ở đâu cũng thế, vẫn luôn đòi hỏi ta chuyện trò/đồng hành hơn chỉ quay trở về, mà thôi. Người tu trì, đồng hành chuyện trò với nhau, vẫn có thể không là nhóm “hồi hướng” quay về chốn cũ sinh sống thôi. Mà họ là người biết chuyện vãn, giao du rất tế-nhị. Xem như thế, thì đồng hành trong chuyện trò mới là chuyện cần thiết cho đời tu.  
 
Kinh thánh viết bằng tiếng Aram của Do thái, cũng có cụm-từ chỉ việc “hồi hướng trở về” như tự-vựng “shub” có nghĩa đen, để chỉ sự việc quay đầu trở lại, thôi. Thông thường, từ này là chỉ về cuộc sống quay vòng tròn nhưng lại có nghĩa gốc-gác nói về chuyến trở về sau bao ngày lưu vong/lưu đày chốn đất khách quê người. Việc này, còn có nghĩa: trở về với đất miền được Chúa phú ban cho riêng mình và mình quyết sẽ ở nơi đó mãi, chứ tuyệt nhiên không phải nơi nào khác. Nói theo tính cách linh thiêng có tương-quan, ta đã đi vào chốn “lưu vong/lưu đày” rồi, vẫn cần khám phá chốn miền thực thụ để mình sẽ về lại đó mà sinh sống.

Tân Ước cũng có cụm từ “hồi hướng trở về” tương tự như tự-vựng “epistrophe” mà ta có thói quen dịch là “hồi hướng”, cũng rất đúng. Thế nhưng, mỗi khi mô tả Chúa, sách Tân Ước của ta thích sử-dụng cụm từ “metanoia”. Lại nữa, ngôn-ngữ của ta cũng lại dịch cụm-từ này thành một “hồi hướng trở về”, giống như thế. Tuy nhiên, “metanoia” thực ra không có nghĩa “trở về” hay “trở lại” theo cung cách mà lâu nay ta vẫn tưởng.  

Metanoia là điều được Chúa đòi-hỏi những ai dấn bước theo chân Ngài, phải làm thế. Cụm từ này, thường dịch thành động-thái “đổi mới tâm can”, nhưng không chỉ mỗi thế, mà còn hơn thế nữa. Tiếp-vĩ-ngữ “noia” ở chữ “meta-noia” xuất tự tiếng “nous” của Hy Lạp, mang ý-nghĩa: một hiểu biết thực-chất của những gì xảy đến và diễn biến theo chiều-hướng sâu-sắc. Suy cho kỹ, nếu ta đặt tiếp-đầu-ngữ “meta” ở trước chữ “nous” bên tiếng Hy Lạp, ta sẽ tạo ý-nghĩa: tư-thế của một người không biết được những gì đang diễn-tiến và cũng không tìm ra được ý-nghĩa của nó cho đến khi có ai đó đến giúp cho mình và mời mình học hỏi, lắng nghe cũng như đi vào một chuyện trò, còn tiếp-diễn.

Muốn hiểu “Metanoia” cho đúng, thì không thể gọi đó là cuộc “hồi hướng trở về”, được. Trao đổi với ai, như thế, phải hiểu như động-thái biết lắng-nghe, chuyện trò và cứ thế để hiệp-thông tiến-triển, rồi ra mới thông-hiểu nhau hai chiều. Trong trao-đổi, luôn có đối-thoại tương-tác hầu tạo dựng bầu khí mới, tức: một giòng chảy xuyên suốt đượm nhiều nghĩa. Tức: bất cứ ai chủ-trương cho đi chính mình mình, trong trao-đổi/đối-thoại là mình tự cho chính mình cho người khác, dù không biết gì về “người khác” ấy, để rồi tìm cách hiểu biết người khác, có khác mình nhiều không, đó mới là đối thoại, đổi-trao.

Đối-thoại đổi trao, là cung-cách nhận thức không biết trước sự việc sẽ diễn-tiến ra sao. Tuy nhiên, lại giáp mặt tạo tình thương-yêu thoải-mái và an toàn cho ta. Nó đòi cho được một thoải mái thích thú liên tục, không ràng buộc. Bởi, có thoải mái trong đối thoại/đổi trao, con người mới không tìm về những quấy rầy/phiền hà bất cứ ai.

Truyện dụ-ngôn hôm nay, tác giả Luca nói đến động-thái quấy rầy của bà goá nọ đối với vị thẩm-phán chẳng biết kính sợ Chúa cũng chẳng thiết tha gì chuyện lắng nghe người phàm. Chính đó là xu-hướng quấy rầy/phiền hà không thích-hợp cho một đối-thoại/đổi trao rất thực. Quấy rầy/phiền hà không có chân đứng trong đối thoại/đổi trao. Bởi, nó luôn là rào cản là nói một chiều, chẳng cần nghe ai nói. Là, đòi hỏi mãi không dứt từ một người không biết đến đổi trao, đối thoại. Trong sống đời thực tế, động-thái đối thoại lành mạnh, linh đạo vẫn cần thiết hơn một hồi hướng trở về, mà vẫn thế.

Điều này cũng có thể áp-dụng cho tương-quan ta có với Chúa. Đối đầu quan hệ với Chúa không thể có chuyện quấy rầy phiền hà được, bởi Chúa đã cho tất cả mọi sự từ trước, thế nên ta không cần đòi thêm gì nữa hết. Cũng không cần có cố gắng để “hồi hướng trở về” mà chẳng đổi thay động thái rất đòi và hỏi đủ thứ. Tương quan đối-thoại với Chúa, cũng phải biết là Chúa đã tặng ban cho ta hết mọi thứ ta cần đến. 

Giờ đây, ta không cần làm hết sức mình, bằng một “hồi hướng trở về” để khám phá ra Chúa, bởi chính Ngài đã khám phá ra ta từ hồi nào, rồi. Nay, chỉ cần ta đi vào với đối thoại/đổi trao thật mật-thiết với Đấng từng thương yêu ta trước. Chỉ cần ta biết nói lời “cảm tạ” Chúa, tự khắc Ngài sẽ đón chào ta trong vui mừng, thôi.

Bởi, Chúa từng nói với ta là: Ngài rất chán ngán những người suốt ngày cứ nguyện cầu bằng đường lối quấy rầy/phiền hà, những là: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” để “hồi hướng trở về” mà lại không có được cuộc chuyện trò thân mật, thoải mái như bạn Đồng Hành, trong yêu thương. Chúa vẫn từng dạy ta hãy có lời khấn-nguyền đi vào chuyện trò mật thiết với Ngài và Ngài đã hứa chẳng khi nào làm phiền ta hết.

Giả như Chúa cũng đầu hàng chúng ta và/hoặc bà goá nọ –như hành xử của vị thẩm phán trong truyện dụ ngôn vừa kể- ta có nghĩ rằng Chúa sẽ làm ít đi chỉ để cho con người “hồi hướng trở về” với Ngài mà thôi, không? Hay, Ngài những muốn ta luôn có cuộc chuyện trò thoải-mái, mật thiết với Ngài? Câu trả lời dành cho mỗi người trong ta, là như thế.    
        
Lm Kevin O’Sheas biên soạn – Mai Tá lược dịch

Tuesday 8 October 2019

"Ơn Em hồn sớm ngậm ngùi"


Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 28 thường niên năm C 13/10/2019
Lc 17: 11-19
Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilê. Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng:

"Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!"

Thấy vậy, Đức Giêsu bảo họ:

"Hãy đi trình diện với các tư tế."

Đang khi đi thì họ được sạch. Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn. Anh ta lại là người Samari. Đức Giêsu mới nói:

"Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?" Rồi Người nói với anh ta: "Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh."

"Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông"

Người Pharisêu hỏi Đức Giêsu bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến. Người trả lời: "Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: "Ở đây này! hay "Ở kia kìa! , vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông."


Trình thuật, nay thánh Luca cũng nhắc nhở người đọc hãy trọn đời nhớ ân -lộc và giữ mãi ơn lành ta nhận được từ Chúa, sẽ bình yên. Điều này, 10 người phung cùi khi xưa cũng được huệ-lộc chữa lành, nhưng duy nhất chỉ một người còn nhớ mãi, ơn Chúa ban. Nhớ mãi ơn lành của Chúa, điều này còn có nghĩa: ta nên giữ mãi trong lòng cả lối sống ghi ơn Chúa không chỉ vì ân-lộc Chúa ban mà thôi; nhưng luôn giữ mãi trong lòng cung cách sống trọn vẹn trong Chúa, và cho Chúa.


Giữ mãi ơn Ngài, là sống chấp nhận rằng chính Chúa đã từng phung phí ơn lành của Ngài đổ tràn xuống trên ta. Nhớ mãi ơn Ngài, không đơn thuần chỉ là động tác làm lấy lệ, một lần rồi thôi. Nhưng, còn là động thái ghi dấu suốt đời, mãi khôn nguôi. Nhớ ơn Ngài, là động thái căn bản. Là, đức tính nền tảng, gồm tóm hy vọng lẫn nỗi niềm yêu mến, rất đượm tình.


Chúa tạo dựng mỗi người chúng ta là do bởi tình thương Ngài dành cho mọi người. Vì, Ngài không có bổn phận phải làm thế mới trở thành Đấng Nhân Hiền Lành Thánh. Ngài tự do chọn tình yêu-thương ban cho ta là để ta đi vào tương quan với Chúa, là Tình Yêu nhất mực. Mỗi người trong chúng ta đều là bản thể hiện hữu trong tình yêu của Chúa, tức: chính là ta, chứ không phải ai khác. Chúa là Đấng Thương ta hết mực, chứ không là thần thánh trừu tượng nào khác. 


Ngài tạo dựng nên ta duy nhất chỉ mình ta chứ không có phó-bản nào khác giống như ta cả. Và, ta trở thành duy-nhất người con của Chúa. Bởi thế nên, ta cần ghi lòng tạc dạ mà nhớ ơn Ngài, tương tự như Ngài tỏ ra hết lòng độ lượng với ta. Vì thế, ta không cần phải kiếm tìm Ngài để nhớ ơn, nhưng Ngài lại đã tìm ta để ban phát thêm ơn lành mà Ngài vẫn phú ban cho con cái Ngài.


Ngoài việc sống ân-nghĩa, độ lượng đầy tràn tình thương của Chúa, ta còn phải noi gương Chúa mà có động-thái đoái hoài, giùm giúp hết mọi người. Không chỉ mỗi người đồng Đạo hoặc cùng sắc tộc, cộng đoàn hoặc phe nhóm mà thôi. Không chỉ thương yêu giùm giúp thôi, mà ta còn phải ghi lòng tạc dạ, biết ơn cả những người xa lạ sống chung quanh, ngoài phố chợ. Có ‘cảm giác’ biết ơn mà thôi, cũng chưa đủ, ta còn phải thực hiện bằng động tác thực tiễn ở đời nữa, mới được. 


Sống ân lộc đầy thực tiễn, còn là trở nên người chân phương, bình thường không ganh đua, giành giựt của ngon vật lạ, cũng không là thi đua cạnh tranh với Chúa. Bởi lẽ, tất cả là ân-lộc. Nhờ vào ân-lộc mà ta cần phải đối xử ngang bằng đồng đều, rất hỗ tương. 


Sau nữa, sống ân-lộc đầy ghi nhớ là sống không đặt điều kiện. Là, sống mở rộng cả vũ trụ vạn vật, chứ không chỉ với con người mà thôi. Mẫu-mã của nền kinh tế thị trường không cho ta có chỗ để biết ơn, mà phải giữ mãi trong người. Đời sống con người cũng thế, không phải là môi trường tiếp thị, nhưng là tương-quan để cho đi không điều kiện. Sống biết ơn, còn là sống hoà hợp với vũ trụ vạn vật, chỉ biết mỗi cho đi, chứ không nhận vào. Làm được thế, ta sẽ trở thành hình ảnh rõ nét hơn, của Thiên Chúa. 


Sống biết ơn, còn là sống có sáng tạo. Sáng tạo ra quà cáp để cho đi, mà không thể tìm được thứ gì giống như thế. Bởi, cho đi là cho cả tấm lòng duy nhất. Cho đi, còn là lối sống ban phát tất cả con người mình. Cho đi, trọn vẹn của cải vật chất lẫn tâm hồn của người con Chúa, cho hoài và cho mãi, không ngừng nghỉ. Cho nhưng-không. Không cân đong đo đếm, cũng chẳng tính-toán hơn thiệt, như thế mới là cho.


Về chuyện cho đi và cho mãi, ở Mỹ có nữ-phụ da mầu nọ tên Gloria một hôm tình cờ gặp vị linh mục da trắng không phải người Mỹ đang chờ đợi chuyến bay, bỗng thấy linh mục đến gần mình bắt đầu câu chuyện, và hỏi: 


“-Này chị, cho tôi hỏi một câu hơi vô duyên nhưng chỉ muốn biết nay chị đang làm gì để sống?

-Tôi đang xây dựng cộng-đoàn!
-Đồng ý là thế, nhưng chuyện này đâu phải dễ, như tôi đây làm cả đời vẫn chưa xong!

- Tôi thì, vẫn có thói quen sống ở vùng nghèo khó, xứ làng Pimlico ở Baltimore, nơi toàn những người thật nghèo, chẳng ai biết ai, chẳng ai ngó dòm ai? Nhà nào biết nhà nấy chẳng ai chĩa mũi vào nhà người khác mà nói chuyện với nhau. Một hôm, tôi thấy có mảnh đất trống chẳng ai thừa nhận. Tôi bèn cuốc xới lên gieo vào đó ít bông cỏ để biến nó thành mảnh vườn nhỏ. Xuân đến, cây tôi trồng bỗng nở đầy hoa. Tôi bèn cắt hết, đem tặng mỗi nhà một ít. Có cụ bà nọ bảo: là cụ chưa từng được ai đoái hoài tặng bông tặng hoa như thế cả?

-Câu chuyện đẹp đấy! Nhưng, chắc chỉ thế thôi?

-Không đâu. Chưa hết chuyện. Bởi lẽ, mấy người khác cũng lại tìm ra mảnh đất trống và cũng làm như tôi từng làm. Thế là ít lâu sau, những hoa cùng cỏ cứ là nở khắp nơi. Và mọi người, giống như tôi đem tặng nhau làm quà chưng đầy chỗ, rồi bắt đầu qua lại chuyện trò, vui vẻ.

-Lại một chuyện đẹp! Nhưng như thế, là hết chuyện, phải không chị?
-Chưa hết đâu. Năm nào, tháng nào mọi người cũng đều đến với nhau tặng bông hoa làm quà rồi giúp nhau đủ thứ, và bọn tôi cứ làm thế mãi suốt năm, nay thì chòm xóm đã quen biết nhau hết mọi người, chẳng ai sợ sệt gì ai nữa hết…

Vâng. Đúng là xây dựng cộng đoàn yêu thương giùm giúp chẳng bao giờ hết chuyện. Cũng thế, tự cổ chí kim, hết thời Trung Cổ rồi hiện đại, người người đã khởi đầu xây dựng cộng đồng chung sống biết thay đổi lối sống, ngó ngàng đến nhau, tặng nhau những gì là vui vẻ, đẹp đẽ dù chỉ một câu truyện kể, để cho vui.

Nhiều cộng đoàn còn tiến xa hơn nữa bằng cung cách đối xử với người già nua, tuổi tác. Không còn coi các cụ già như đồ bỏ, đáng chôn sống cho rộng đất. Nhưng lại đùm bọc, chăm sóc bằng nhiều cách.

Thời buổi hôm nay, có nhiều nơi không còn thế. Nhưng vẫn còn nhiều vị vẫn cố gắng tìm đủ cách đến với nhau dù chỉ để trao cho nhau nụ cười nhẹ, vài câu chào hỏi hoặc chỉ một cái vẫy tay, cũng đã đủ. Chính đó là lý do các cụ thời nay sống thọ hơn trước rất nhiều. Có cụ đã ngoài thất thập mà vẫn chưa “cổ lai hy”. Có cụ nay đã bát tuần vẫn hoạt động hăng say cho cộng đoàn, dù chỉ bằng ý-hướng, lời kinh

Thời buổi hôm nay, sinh suất gia tăng, tử suất lại thụt giảm, nên người người vẫn còn cơ hội để thấy nhau, nhớ nhau và trao ban ân lộc cho nhau. Đó mới là thiên đường. Đó chính là Nước Trời đã thành hiện thực, chứ không chỉ “gần kề” như thời thánh Gioan Tẩy Giả, từng loan báo.

Lm Kevin O’Sheas biên soạn – Mai Tá lược dịch