Wednesday 31 July 2019

Tình sớm rụi bới rơm tình sớm cháy

Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 18 thường niên năm C 04/8/2019

Lc 12: 13-21

     Có người trong đám đông nói với Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi." Người đáp: "Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?" Và Người nói với họ: "Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu."

     Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: "Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, mới nghĩ bụng rằng: "Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu! Rồi ông ta tự bảo: "Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã! Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: "Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai? Ấy kẻ nào thu tích
của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó."

Trình thuật, thánh Luca đã can đảm ghi lại Lời Chúa nói về thân phận người nghèo rất xuyên suốt. Xuyên và suốt, về cảnh Chúa Giáng hạ có mục đồng nghèo tụ tập bên Ngài, có Đức Mẹ ca vang bài “Xin Vâng” quyết tuyên dương người nghèo, và về tình cảnh kẻ bị cướp giữa đường trong truyện kể về người Samaritanô hiền, đều là “Tin Vui” cho người nghèo khó/thấp hèn, thánh-sử đà ghi rõ.

Tin Mừng thánh Luca còn cam kết: nghèo khó/thấp hèn là điều kiện sống “chẳng đặng đừng” không chỉ dành cho người trần thế, mới như thế. Nhưng, vẫn là điều “không thể thiếu” dành để cho đồ đệ năng nổ, cũng giống vậy.

Chép Lời Chúa, thánh Luca ghi bằng tiếng Hy Lạp chỉ động-thái có “sở đắc” hoặc “sở hữu”, rất nhiều thứ. Từ vựng này, gồm hai nghĩa: nghĩa đầu, chỉ về sự vật mình sở hữu; nghĩa sau, là về: sự vật “sở đắc” con người mình. Nghĩa đầu, đơn giản nói về “tài nguyên nhân vật lực” mình từng có. Nghĩa sau, thánh-sử diễn giải rõ bằng truyện kể, có ẩn dụ. Thật ra, bằng từ-vựng đồng âm hoặc đồng nghĩa, thánh Luca thường đề cập đến những người như bị “quỷ tha ma bắt” làm sở hữu, rất mạt rệp.

Ở sách Công Vụ, thánh Luca lại cũng viết: thánh Phêrô không “sở hữu” của cải/bạc tiền, nên tiền bạc/vật chất không thể “sở đắc/khống chế ngài được. Bởi thế nên, thánh-nhân lại vẫn dạy: Anh em hãy bán đi mọi của cải mình sở hữu”, và: “Hãy từ bỏ mọi ‘sở đắc’ vật chất, rất chóng qua”. Đó, lại cũng là điều hay/lẽ phải để ta suy tư thêm các đoạn khác được thánh sử viết mang ý nghĩa thứ hai.

Với những người Do thái quyết tâm giữ luật Torah, tất cả mọi sự đều thuộc về Chúa. Với người giữ luật Torah của Do thái, thì mỗi người và mọi người cũng đều thuộc về Chúa. Nói cách khác, sự vật/của cải mọi người sở hữu, cũng đã “sở đắc” chính con người họ, khi sở-hữu-chủ đính-kết với lý lịch thật sâu sát của họ. Kết cục, thì sở-hữu-chủ lại đã quên rằng mình chỉ là tạo vật thuộc về Chúa, mà thôi. Và khi đã quên chuyện này, người người lại sẽ để mất căn-tính của mình, và cũng mất cả Thiên-Chúa, nữa. Trong khi đó, Đức Giêsu muốn nối-kết tình-trạng nghèo đói/thấp hèn với căn-tính thường tình của môn đệ Ngài. Chúa làm thế, mỗi khi Ngài mặc-khải cho môn đệ Ngài biết những điều như thế.

Trình thuật hôm nay, thánh Luca lại cũng sử dụng ‘tư-tưởng-làm-nền’ rút từ bản văn Tin Mừng do thánh Máccô viết, nhưng thánh-sử lại đã thêm vào đó một đôi Lời của Chúa không thấy ghi ở Tin Mừng thánh Máccô. Điều ghi thêm, là sự việc môn đệ Chúa đã “bỏ mọi sự”, để theo Chúa. Như thế có nghĩa: khi đã theo Chúa rồi, thì đồ đệ Ngài lại có rất nhiều việc/nhiều thứ để thực-hiện, trong đó có cả việc tự biến mình thành người nghèo khó/thấp hèn, như Ngài từng nhủ khuyên.

Là dân con của Chúa, tức: còn phải làm nhiều hơn nữa chứ không đơn giản chỉ trở nên nghèo hèn về vật-chất, thôi. Bởi, bên ngoài và đằng sau của cải vật chất, vẫn có thứ gì khác hấp dẫn hơn. Gọi đó là thứ gì khác, là bởi ta có thể thấy nó, khao khát nó như sự vật rất thể-chất. Ta làm thế, là bởi mình có thể nắm bắt hoặc ‘sở đắc’ cũng như khống chế nó.

Nỗi niềm khao khát của ta là biến tất cả mọi sự vật thành “sự thể rất vật chất” để mình có thể nắm trọn được nó và biến nó trở nên của cải cho riêng mình. Điều này áp dụng cho con người ở quanh sự vật nữa. Ta vẫn muốn đối xử với con người như sự vật chứ không phải nhân-vị, để rồi ta có thể điều khiển/chỉ huy họ. Và điều này áp dụng cả vào khao khát của ta với Chúa, nữa. Sở dĩ ta gộp Chúa ở đây, là vì ta xử sự với Chúa như Sự Vật to tát hòng điều khiển Chúa làm những việc theo cách của ta. Ta muốn hiểu mọi “sự vật” và khao khát hiểu biết Chúa giống như thế. Tiến trình này là nguồn gốc của sự giàu sang có hết mọi ‘sự vật’.

Vấn đề là: ta có thực hiện được bản chất nghèo khó bằng cách khiến cho yếu tố “khống chế” sự vật đi vào với tiến trình linh đạo của ta được không? Có thể, tính “khó nghèo” như thế mới thực sự có nghĩa đối với ta. Thế nhưng, kết cuộc một hoàn thành cũng phi phỏng, rải rác. Đó có thể là não-trạng truất quyền sở gữu, cởi bỏ tính-cách sở-hữu-chủ hết mọi sự; có như thế, mới không coi con người như sự vật, không coi Chúa là Sự Vật rất to lớn. Cởi bỏ mọi sở hữu hoặc tính “sở đắc” sự vật thể-chất không chỉ là biểu tượng của thể-loại suy nghĩ này thôi, nhưng còn là bước diễn-tiến bé nhỏ hạn hẹp trên đường đưa tới đó nữa.

Tính đơn sơ/giản dị, rày có nghĩa: ta không tùy thuộc vào việc đã có hoặc không có tài sản vật chất theo mức độ tư riêng/đặc biệt nào hết. Sống giản đơn, sẽ giúp ta tỏ ra sẵn sàng để Chúa thực hiện những điều kỳ diệu trong đời ngang qua ta mà đến với người nghèo khó/thấp hèn.

Hạnh phúc, là biết học hỏi cách sống giản đơn/chân phương nhưng lại ‘sở đắc’ rất ít sự vật thể chất. Thật ra, ta có thể đạt niềm vui sở đắc càng ít sự vật thể chất lại càng tốt. Cuộc sống của ta, sẽ không bị người khác đánh giá bằng sự kiện mình có được bao nhiêu của cải/vật chất hoặc mình đang ở tình trạng nào giàu hay nghèo, mà hỏi rằng ta có để cho sự vật thể-chất sai khiến ta hay không, mà thôi.

Sự sống của ta, không là những gì mình sắm được hoặc làm ra; mà là: những gì mình có thể tạo ra nhưng không làm thế, một phần vì ta được dạy là mình chẳng cần làm thế. Sự sống, là: ta có thể đạt đến giai đoạn nào đó khi không nghĩ về sự vật nào mình thiếu thốn, bởi đã quên là mình thiếu thứ đó.

Với ta, mỗi ngày là khám phá mới tuy nhỏ, nhưng tin chắc đó là khám phá khá thích thú. Ta không đeo đuổi bình an/hạnh phúc hoặc bất cứ thứ gì. Ta đã ngưng không còn rong ruổi chạy theo tiền tài vật chất, từ lâu. Có thể cuộc sống của ta chỉ nhất thời, không ổn; nhưng, ta luôn có tự do trong đó. Tự do, có được sự an ninh/an toàn trên mức tuyệt vời. Nhất là khi ta kết hợp hài hoà điều mình ao ước với điều mình có nhu cầu, để rồi cuối cùng mình nhận ra là mình không có cả hai.

Cuối cùng thì, xét về tâm trí, ta sẽ không ở chốn miền nào khác, rất xa lạ. Bởi, cuộc sống không gia tăng tình trạng thăng trầm, “lên voi xuống chó” suốt năm này qua tháng nọ hoặc trở thành bánh xe lao động như chu kỳ vỡ đổ. Hẳn người người đều nhớ câu chuyện tự thuật của mũi tên Zênô lúc nào cũng cam-đoan chỉ nửa đường tới đích chứ không nhắm thẳng và đi tới. Điều mà mũi tên kia muốn nói, là: nó không bao giờ bảo đảm sẽ tới đích, nhưng luôn vui vẻ, mãn nguyện. Khi ta trở nên nghèo đói, thấp hèn, chính là ngưng thấy mình như mũi tên Zênô, thật đó thôi. Tức: ta không bao giờ đạt tới đích điểm, nhưng cũng làm được việc gì đó cho người khác.

Và từ đó, ta trở thành con người luôn sẵn sàng cho người khác mình vừa gặp mà không mang theo hành lý, nên người khác không cần gì thứ đó. Như thế, tức là ta cảnh giác mọi người về thân phận của ta. Thân phận, trở thành người đồ đệ của Chúa. Đúng thế. Ít ra, ta cũng đã học được cách có thể trở thành những người như thế, để Chúa dùng. Dù hiện tại, ta mới chỉ đạt nửa đường, như mũi tên Zênô.

Trong tâm tình cảm nghiệm được như thế, ta lại sẽ ngâm vang lời nhẹ nhàng, rất ý thơ, rằng:
“Tình sớm rụi bới rơm tình sớm cháy,
Tôi làm sao can đảm ngắm tro tàn?
(Nguyễn Tất Nhiên – Tình Một Hai Năm)

Sớm cháy hay sớm rụi, là tình của rơm, của cỏ khô chỉ vài năm. Tình của người người, dù nửa vời nhưng không dễ thiêu dễ đốt, cách phí phạm. Tình của người, sẽ là tình của người nghèo khó/thấp hèn, nhưng vui sống. Suốt một đời. Không thôi. 

            Lm Kevin O’Shea, CSsR  biên soạn
Mai Tá lược dịch

_________________________________________________________________________________________________________  

Monday 22 July 2019

“Tôi chấp thuận, trăm lần trong thổn thức,”


Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 17 thường niên năm C 28/7/2019

Lc 11: 1-13
“Tôi chấp thuận, trăm lần trong thổn thức,”
“Tôi bàng hoàng, hốt hoảng những đêm đêm.”
(dẫn từ thơ Bùi Giáng)

Bàng hoàng, hốt hoảng hay thổn thức phải chăng đó cũng là động-thái của những người gặp cảnh ngộ “sa chước cám dỗ”, vẫn cầu xin. Cầu và xin, như lời cuối kinh Lạy Cha, ta từng đọc?

            Trình thuật, thánh Luca ghi về sự thể đồ đệ Chúa từng nghe Thày Chí Thánh dạy cách nguyện cầu qua lời kinh “Lạy Cha”. Ý/lời “sa chước cám dỗ” ở cuối kinh, diễn tả một nhận thức rất rõ về cuộc đời của Chúa có nối kết với “chước cám dỗ” công khai cả một đời. “Chước cám dỗ” Chúa gặp, kể về sự việc xảy đến ở đầu đời, khi Thần Khí dẫn Ngài vào “sa mạc” thanh vắng và Ngài ở đó 40 ngày để “sa chước cám dỗ”, có giáp mặt “sự dữ”, và có cả thiên sứ đến hầu hạ Ngài.  

Sa chước cám dỗ, không chỉ xảy đến vào buổi đầu đời Ngài, mà cả vào ngày Ngài nhận thanh tẩy cho đến thời khắc diễn ra ở vườn Géthsêmani, là yếu tố lịch sử được diễn tả không theo nghĩa hiện tượng, nhưng như sự thể xảy đến suốt một đời. Sự việc này, thánh sử Máccô diễn tả đặc biệt hơn thánh Mátthêu và Luca, chỉ sơ qua ở kinh Lạy Cha mà thôi. 

Cụm từ “sa mạc” thánh Máccô tả, không có nghĩa chốn miền nóng cháy đầy những cát ở Giuđêa hay đâu đó, mà là sự việc Chúa đi vào cuộc sống công khai với mọi người. Bởi, với Chúa, tính công khai của cuộc sống mang ý nghĩa mở ra ngoài, hoặc tính chính trị cũng như tính công-khai-hoá như “sa mạc đời người”. 

Và, Ngài ở đó cho đến ngày trút hơi cuối cùng cuộc đời Ngài, mới thôi. Cuộc sống công khai của Chúa được đề cập ở đầu Tin Mừng, là việc Chúa dấn thân phục vụ người nghèo khó, sống vì người khó nghèo. Bởi, Ngài ít được người hỗ trợ, nên cứ bị kình chống/đối lập không ngớt. Và, trong đời người, hễ ta công khai có lập trường sống giống như Ngài, rồi cũng bị xa cách/tách biệt khỏi “sa mạc cuộc đời” người; và khi đó, bạn bè ta là người nghèo khó sẽ chẳng giúp ích gì cho ta hết. 

Truyện kể Chúa chịu “sa chước cám dỗ”, đề cập việc Ngài giáp mặt/đụng trận với đám “ác thần/sự dữ”, tức các lãnh tụ tôn giáo người Do thái thời đó cứ kình chống/khích bác những gì Ngài công khai phục vụ người nghèo. Và cuối cùng, “thiên sứ đến với Ngài”, chính là đồ đệ đến giúp Ngài thực hiện mọi sự cho người nghèo, cách công khai.

Cụm từ “sa chước cám dỗ”, tiếng Hy Lạp là “Peirasmos” nghĩa là khai thác/thử nghiệm giá trị sự việc để xem mình kình chống được bao lăm và xem có khả năng đi xa hơn thế không. Ở Tin Mừng thánh Luca đoạn 22 câu 28, cụm từ này mô tả không chỉ tình huống khó khăn Chúa gặp phải, khi Ngài công khai lo cho người nghèo thôi; mà còn diễn bày những khó khăn của Hội thánh thời tiên khởi quyết  theo Chúa đi vào quãng đời công khai sống thực hiện những điều Chúa dạy.

Như thế thì Chúa nhìn vào những gì, khai thác những gì và “sa chước cám dỗ” đến thế nào?

Tin Mừng thánh Luca cho thấy, khả năng trở thành Đấng Mêsia cứu vớt người nghèo theo cách thống trị hoặc thụ động hoặc sinh hoạt đầy tính chất rất kịch.

Thứ nhất, theo cách thống trị. Có người hỏi: nếu Đức Giêsu là Chúa, thì sao Ngài không hạ gục phe đối lập để thống trị? Nếu Ngài làm thế cũng để đem lại lợi ích cho người nghèo, cũng đâu khó. Ở đây, thánh Luca gọi đó là cách làm của sự dữ. Ở các đoạn sau đó, thánh Luca lại đã coi quyền lực và vinh dự ở đời thuộc dạng ác thần, đầy cám dỗ.

Thứ hai, là tính thụ động. Theo thánh sử, thụ động đây, không có nghĩa lười biếng mà là: bắt Chúa làm mọi việc, còn mình thì chẳng làm chút gì hết, cứ rút lui vào bóng tối, thế là xong. Làm như thế, tức: phủ nhận điều lạ kỳ về sự quan phòng của Chúa. Thánh Luca gọi đó là những gì mang tính chất rất “người”, nghĩa là: cứ “mặc xác”, biếng nhác, ù lì, chẳng chịu làm gì, lại coi đó như cách phục vụ Chúa rất hữu hiệu, đây là kiểu cách rất xấu của những người ù lì, bị động.  

Thứ ba, sinh hoạt đầy chất kịch. Có thể, đây là tấn thảm kịch bi đát, sẽ còn diễn tiến nhiều lần về sau. Tác giả Luca từng cho thấy người Hy Lạp chẳng cần xem đấng bậc anh hùng hảo hán đi vào hoàn cảnh ra sao, nhưng thần linh của họ cuối cùng cũng ra tay cứu vớt, và người người lại ra về vui vẻ. Cái khó ở đây, không là sống đời thực tế, mà là cung cách biến thái/bay nhảy, không trưởng thành theo cách cuộc sống thực tế vẫn tạo ra. Quả là, sự việc này  xem ra thật trẻ con, không làm gì cả nhưng vẫn muốn được cứu vớt.

Lời đáp của Chúa khi “sa chước cám dỗ”, quả thật dứt khoát. Ngài đã nói tiếng “không” với các đề nghị do “sự dữ” đưa ra. Ngài ra lệnh cho ác thần đi cho khuất mắt Ngài. Ngài nguyện cầu Cha Ngài giải thoát Ngài khỏi ác thần/sự dữ. Sự dữ đây, chính là giới cầm-quyền chuyên khuynh-loát những người đưa ra nhiều chính sách cho dân con mọi người. Và, Ngài nguyện cầu Cha, nếu được, “xin Cha cất bỏ chén đắng này khỏi nơi Con.”

Chúa cho thấy bản chất lười biếng của con người đã bớt dần tính “linh đạo”, gây đổ vỡ, lại muốn làm thứ gì đó, khác hẳn. Ngài không ngồi ì một chỗ như ai đó, rồi giao hết việc cho Cha làm. Nhưng, Ngài thừa nhận một số khuôn mẫu về chức năng của Đấng Mêsia có thể viết thành kịch-bản cho sân khấu. Tất cả là bài học để đời về trách nhiệm, ngõ hầu đồ đệ học lấy mà thực thi.

Vùng Cận Đông cũng như Israel khi xưa, con dân trong Đạo vẫn đặt ra một số mẫu kinh để ta nguyện cầu, van xin. Mẫu kinh, gồm ba phần: phần đầu, gồm toàn những chuyện đẹp của đấng bậc được người cầu kinh dâng lời nguyện, như thể tung nâng các đấng trước khi dâng lời khốn khó với các ngài. Thứ hai, lời cầu đơn giản, rõ ràng và ngắn gọn chỉ diễn tả những gì người cầu mong muốn. Thứ ba, xin lỗi đấng bậc mình dâng lời kinh để đưa ra điều thỉnh nguyện (và hứa sẽ không lặp lại điều ấy một lần nữa). Và, rõ ràng, đây là cấu trúc của “Kinh Lạy Cha”.  

Phần đầu kinh, là: “Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.” Phần hai, là câu: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.” Phần ba, lại thêm câu: “Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, và xin chớ để chúng con “sa chước cám dỗ”, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ.”

Phần chính của Kinh Lạy Cha là yêu cầu có lương thực hằng ngày, cho người đói nghèo, ngày hôm nay. Kế đó, là việc khởi động rồi xin thứ tha vì đã cầu xin và hy vọng cảnh tình này sẽ không diễn ra nữa. 

Lương thực hằng ngày phải chăng là cơm bánh? Không hẳn thế. Đây chỉ là biểu trưng. Là, biểu tượng đặc trưng cho việc chúng ta và mọi người có nhu cầu sống còn trong cuộc chiến phấn đấu mỗi ngày, cuộc sống thực. Đại ý muốn nói cùng Chúa Cha: “Xin cho chúng con có đủ sức mạnh và khả năng tự tại để đến được đó, hôm nay đây”.

“Lương thực hằng ngày” cho người nghèo đói: Ta vẫn “sa chước cám dỗ” như thế, rất nhiều ngày, là: làm điều gì khác thay vì đem “cơm bánh” ban phát cho người nghèo. Thế nên, hãy cầu xin làm sao để ta đừng “chào thua” về những “sa chước cám dỗ” như thế, và sau đó có thể ban phát cơm bánh cho người nghèo đói.

Và tiếp đó, kinh “Lạy Cha” đề cập đến việc thứ tha, và sự dữ. Tại sao thế? Có lẽ Chúa biết rõ Ngài từng có những kẻ đối lập với Ngài trong cuộc sống, và Ngài đã thứ tha cho những người đứng đằng sau đó. Và có lẽ, Ngài cũng biết Ngài từng phạm một vài sai sót về chính trị trong cuộc sống, như: lời Ngài nói có thể là mạnh đối với người này, nhưng lại quá yếu với người khác. Nên, trong kinh Lạy Cha, Chúa yêu cầu những người bị đau lòng vì những sự việc như thế hãy thứ tha Ngài, như Ngài đã tha thứ họ. Ngài công nhận: không phải mọi người lúc nào cũng làm đúng, chí ít là những chuyện công khai, với chúng dân. 

Thánh Luca viết Tin Mừng cho Hội thánh thời tiên khởi, vào nhiều thập niên sau khi Chúa mất, tức: viết cho một Giáo hội tin vào lời lẽ vẫn công nhận rằng: Đức Giêsu là Chúa, nên câu cuối ở kinh Lạy Cha, có ý căn dặn rằng: nếu ta không thận trọng lại để mình “sa chước cám dỗ”, sẽ bị quyền lực và vinh quang lôi cuốn gài bẫy. Ta càng lún sâu vào bẫy đó nếu cứ thử. Và khi đó, chớ trách móc.

Và, tiếp tục kinh Lạy Cha, thánh sử Luca lại kể tiếp truyện dụ ngôn về cuộc sống đời thường ở thôn làng bé nhỏ, như thể cất lên lời kinh gọi mọi người trong nhân loại như lời gọi “Lạy Cha”, tức van nài bạn bè tấm bánh lúc nửa đêm tắt lửa tối đèn, vẫn cần đến tình thương yêu, của mọi người. Chí ít, là bạn bè người thân gần xa, lại cứ quấy rầy mình vào những lúc khó thực hiện lòng thương mến/bác ái.

Nói tóm lại, điều mà thánh Luca muốn nói đến ở lời kinh thần thánh rất “Lạy Cha” hôm nay, sẽ không đem gì nhiều đến với ta, nếu ta không thực thi đối xử với bạn bè gần xa, thân quen hay xa lạ, là nhân loại qua lời kinh “Lạy Cha chúng tôi”.

Trong tinh thần hiểu biết như thế, ta sẽ cất lên câu thơ như lời kinh đêm của thi sĩ họ Bùi như:
“Tôi chấp thuận, trăm lần trong thổn thức,
Tôi bàng hoàng, hốt hoảng những đêm đêm.
Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt,
Tôi đui mù cho thoả dạ yêu em.”
(Bùi Giáng – Phụng Hiến)

Thỏa dạ yêu Em”, đúng như lời thánh-nhân từng dặn dò trong lời kinh “Lạy Cha”, rất hôm nay.   

Lm Kevin O’Shea, CSsR  biên soạn
Mai Tá lược dịch
____________________________________________________________________________________________________________  

Friday 19 July 2019

“Nhìn nụ cười, nhìn ánh mắt mênh mang”


Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật 16 thường niên năm C 21/7/2019

Lc 10: 38-42
“Nhìn nụ cười, nhìn ánh mắt mênh mang”
“mà yêu thương, thêm muôn ngàn tha thiết.”
(dẫn từ thơ Hoài Châu)

Cũng bằng ánh mắt yêu thương nhìn Thày thêm tha thiết, hai chị em Maria và Martha lại có động thái rất khác biệt. Như trình thuật hôm nay, rày đã kể.

Trình thuật hôm nay, thánh Luca kể về động-thái rất khác biệt, giữa chị em Maria và Martha. Khác biệt ở điểm: người thì chú trọng đến chiêm niệm, còn người kia lại chỉ sống Lời Chúa cách năng động, chứ không thích cung cách sống nào khác, trong đời. Trình thuật, nay ám chỉ động thái của ai đó chỉ biết lo toan, đắn đo những việc không quan trọng, để rồi vô tình xa rời điều cần thiết: sống yêu thương. Sống tin tưởng.

Sống tin-yêu, không là kéo dài ngày cuối tuần để chứng tỏ: Chúa yêu ta biết chừng nào. Sống năng động, là chuyện cần thiết, cũng giúp ích như chuyện nguyện cầu sớm tối. Hệt như, thánh Tôma Akinô từng nói: yêu Chúa, không cần đạt mức thương yêu thật “dữ dội”. Nhưng nguyện cầu, cũng nên hạn định giờ giấc mới có lợi. Bởi, việc cần thiết nguyện cầu, còn tùy người/tùy hoàn cảnh khác nhau. Nên, chuyện tu thân/tích đức đã trở thành vấn đề với người thời đại, hôm nay. Hôm nay, hay khi trước, ai cũng công nhận rằng cả Martha lẫn Maria, đều trở thành đấng thánh cũng rất lành.

Ngày nay, nhiều người vẫn cứ tưởng: ai sống kiểu Martha đều thấy mình không mấy thánh-thiện là vì mình không siêng-năng cầu nguyện đúng cách. Cũng thế, có người sống giống như Maria lại nghĩ: mình có cảm giác như thể lâu nay không được đề cao cho đủ, bằng nhận xét trên. Vậy nên, ta cũng xin lỗi Maria, vì tư tưởng ở bên dưới, thuộc những người theo phía Martha, khá năng động.

Sâu sắc hơn tu-đức, như nhận-thức “nội tại”, lại cứ hỏi: cuộc sống con người rày ra sao? Sống năng động hay nội tại, có trực giác/giản đơn đâu cần chuyện ‘siêu nhiên’/‘tu-đức’ mà chỉ cần kiên nhẫn nhờ ánh sáng soi dọi nhận thức, rất đúng. Điều này chắc chắn sẽ hiện hữu như quan niệm nằm sâu nơi tâm tư con người. Sống như thế, ngày nay mọi người gọi đó là “sống trí-tuệ”.

Sống “trí-tuệ”, là cuộc sống đưa con người vào phục vụ niềm tin, hầu cho phép niềm-tin tự hiểu mình chứ không sống như các kẻ-tin vẫn thực hiện theo thói tục/luật lệ, mà chỉ làm vào những lúc mình sinh hoạt đạo đức, thôi. Và, đây là thứ “trí-tuệ” chẳng bao giờ bị rút khỏi tâm trí của kẻ tin.

Phần đông mọi người được mời gọi tiếp tục tạo sự tốt đẹp trong cuộc sống; và tiếp tục chiếu rọi cảm giác vẫn có về mình và về thế giới mình đang sống để rồi biết rằng mình “sống trí-tuệ” là sống có niềm tin sâu sắc. Bằng vào cách này, những người sống như thế mới hiểu thế nào là niềm tin-yêu, mình xác tín. Những người sống như thế, sẽ không được mời gọi chấm dứt suy tư, mà gọi mời sống sao cho “sốt sắng” hơn nữa. Suy như thế, người người sẽ hiểu, là ta được cứu rỗi chỉ vì tin, mà thôi. Điều này thật cũng đúng. Nhưng, ta được gọi mời không chỉ sống cho niềm tin, nhưng còn “sống trí tuệ” nữa. Có lần, Lm Herbert McCabe, o.p. được hỏi là: “Có chăng một tương-quan sống niềm tin và sống lý trí không?” thì được ông trả lời: “Tôi có đức tin nhưng đức tin của tôi vẫn đồng-hành với lý-trí.”

Nhiều vị, lại cứ quan niệm: ta được mời gọi sống đặc biệt rất tu đức, chỉ mỗi thế. Và từ đó, mọi người gọi đó là “ơn gọi đặc biệt”. Thật ra, không phải ai cũng nhận được “ơn gọi” ấy. Thật cũng không phải, nếu ta bó buộc tín-hữu sống như thế. Cũng có người lại có khuynh-hướng bắt chước sống giống như bậc hiển thánh khi xưa từng như thế. Và, không ai lại nghĩ ta sẽ trở thành người cương-nghị quyết sống đạo như vậy. Trái lại, hãy trở nên chính mình, sống đích thực như mình được sinh. Còn chuyện sùng bái, luyến ái lối sống của các thánh này/khác, không là chuyện bó buộc thành viên nhóm hội/đoàn thể nào đó phải đặt dưới sự bảo trợ của đấng thánh quan thầy đó.

Ngày nay, ta thật không rõ có khác biệt chăng giữa động-thái “chiêm niệm” kiểu Maria và lối sống “năng động” kiểu Martha, tức: có đáp-ứng tình-huống người thời đại mình nữa hay không? Để trả lời, có thể nói: phần đông tín-hữu Đạo mình, từng sống “sốt sắng” theo cách này/khác, vẫn không thay đổi lối sống, rất cũ xưa của mình.

Giữ vững niềm tin, người ngày nay sống trong thể-chế Giáo hội không còn hấp-dẫn như xưa, tức: người ngày nay vẫn sống sốt sắng/chiêm niệm, theo cách nào đó, dù Giáo hội có để luột mất không ít uy tín/hấp-lực của mình. Hoặc, không còn sức bật để trở thành nhóm người ưu-tú như khi trước. Uy tín với uy lực của Hội thánh, nay tàn-tạ, không còn ảnh hưởng lên dư-luận quần-chúng, dù vẫn lên tiếng trong nhiều trường hợp. Ngày nay, lại đã thấy nhiều xung đột xảy đến giữa dân con tốt lành, trong đạo nữa.   

Dù là thế, nhiều người có rời bỏ hay vẫn cứ ở lại với Giáo hội, nay cũng tìm được đường-lối khác để còn tin. Tin, như thể “rễ cái” giá trị nằm im bên dưới tầng lớp đổ nát, gãy vụn; và họ vẫn sống có niềm tin trực-tiếp hơn bao giờ hết. Giả như những người này vẫn còn tin như thế, thì Chúa vẫn đến với họ mãi đến bây giờ. Giữa họ và Chúa vẫn có quan-hệ mật thiết, cũng rất gần. Và, ta gọi đó là lối sống sốt sắng, theo cách khác.

Lạ thay, mọi việc do các vị này làm cho mọi người đông đảo là thế, mà sao ai cũng sống êm ả, kể cũng lạ. Sống êm ả, là vì mọi người nay tin vào trực-giác hỗ-tương, có khả-năng duy trì niềm tin cho cả người khác, nữa. Niềm tin, cắm rễ sâu nơi Đấng thánh, vẫn là trọng tâm cuộc sống của các vị, hơn mọi thứ. Cắm rễ niềm tin vào Chúa, là tâm trạng của Martha và cả Maria nữa.

Các thánh sống năng động hơn bao giờ nhưng lại cũng chiêm niệm, hơn lúc nào hết. Có thể, đây là lý do khiến các vị cứ gần gũi với phấn đấu và khổ đau của dân thường ở đời, tức: những người luôn kiếm tìm niềm tin, không ngưng nghỉ. Những người, không cần phải ra ngoài mới đến được với người khác; bởi, người khác đã đi bước trước, đến với họ tự bao giờ. Sống năng động và chiêm niệm, đâu cần ganh tương/tị nạnh về văn hoá, danh dự. Và đôi lúc, cũng chẳng cần thiện tâm/thiện ý xuất tự giáo hội địa phương, hoặc thể chế. Bởi, các vị vẫn đồng hành với người nghèo khổ sống giữa quá khứ và vị lai. Bởi, các vị nay đem đến cho họ niềm hy vọng, rất phấn chấn.

Xem ra, nay đang có thứ gì đó xảy đến, cũng rất nhiều. Trong số các đấng bậc lành-thánh, như: thày dòng, linh mục, nữ tu và giáo dân, chừng như tất cả đều tìm ra ý nghĩa mới về Đức Chúa. Ý nghĩa này, qua lối sống chiêm niệm, vẫn đáp ứng lời mời của Chúa cách hân hoan, lạ kỳ nên đã biết cảm tạ ngay lập tức. Kết cục, muốn được thế, ta chỉ cần biết mở lòng ứng-đáp điều lạ lùng Chúa gửi, như quà tặng. Để được thế, người người đà rời bỏ động thái muốn sở đắc mọi sự, hầu tỏ bày tình thương-yêu đặc-biệt. Rời bỏ, không còn theo lệnh truyền này khác, trừ khi gặp hoàn cảnh và con người đối chất với mình một cách bất ngờ, thôi. Phải chăng chuyện đó là do có lập trường sống giống Martha? Hoặc Maria? Hoặc cả hai?

Có vị chủ trương mọi sự nên tập trung vào Chúa. Nhiều vị khác, chủ trương: ta chỉ nên để ý những gì xảy đến với mình, thôi. Nói tóm lại, tất cả đều dồn vào sự kiện: Chúa đang ở trong mọi người, và mọi người ở trong Chúa. Nhiều vị quá chăm chú vào chủ-thuyết cá-nhân. Có vị khác lại cứ nghĩ: chỉ có bạn bè về linh hồn là người tốt, đáng cho ta quan hệ. Cuối cùng, tất cả dẫn về kết cuộc: tự kỷ. Tự kỷ, là chẳng lý gì đến người khác. Và cứ nghĩ: người khác chẳng bao giờ làm lợi cho tôi, nên tôi đâu cần làm lợi cho người khác!

Có vị lại đã từ bỏ chốn ồn ào, nhiệt náo của đời mình, để sống khắc kỷ chứ không sống đơn giản như khi trước. Có vị, vẫn nghĩ đến người khác, giúp người khác sống tử tế, thanh tao như mọi người, với mọi người. Cuối cùng ra, muốn sống sao thì sống miễn là ta biết tri ân quà tặng Chúa ban, để rồi chuyển trao quà ấy cho những người có nhu cầu hơn mình, ngõ hầu họ sẽ sống phấn chấn với món quà, mình san sẻ. Cuối cùng thì, sống theo tinh thần sẻ san hết mọi sự với cộng đoàn, không còn vấn đề nào khác ngoài việc cứ sống “quanh quẩn” bên nhau, trợ giúp nhau. Sống như thế, là sống trong hy vọng mọi việc sẽ tiến về phía trước, rất hứa hẹn.                                                        

Sống như thế, sẽ không còn thấy điều khác biệt giữa lập trường/quan niệm của Martha và Maria, nữa. Bởi, Chúa đã phục sinh/trỗi dậy để Ngài về với vũ trụ, vạn vật. Sống như thế, sẽ không còn khó khăn để ta quỳ trước chân Ngài mà phân trần về mọi khác biệt. Bởi, mọi người đều hành xử, rất tin-yêu. Sống tin-yêu, là không còn sống theo kiểu chính-trị-gia chuyên kết bè/kết đảng, để chia rẽ. Sống có tin và có yêu, là sống đúng ý định Chúa muốn ta sống rất vui tươi, và hy vọng vào mai ngày, nhiều khích lệ.

Trong quyết tâm sống như thế, ta lại sẽ ngâm lên lời ca vui, rằng:   

“Nhìn nụ cười, nhìn ánh mắt mênh mang”
“mà yêu thương thêm muôn ngàn tha thiết.”  
(Hoài Châu – Nguyện Cầu)

Nguyện cầu, sao cho mọi người sẽ “yêu thương thêm muôn ngàn tha thiết” để rồi mình sẽ sống nhanh, sống mạnh, sống vững chãi với người đời, trong đời người.  

Lm Kevin O’Shea, CSsR – Mai Tá lược dịch