Friday 30 April 2010

“Lại về với những vần thơ”



Nối dang dở để bây giờ trọn câu.

Lại về với thuở yêu đầu,

Quên đi anh nhé, dãi dầu đã qua.”

(Thơ Tế Hanh)

Ga 14: 23-29


Thơ văn ở đời, vẫn trọn câu. Trọn thơ. Trọn vần. Dù dang dở. Dở dang, là tình tự lúc ban đầu. Tình tự nhà Đạo, ta có với Chúa. Với nhau. Vẫn lặng lẽ. Yên bình. Như trình thuật, từng đúc kết.


Trình thuật thánh Gioan, nay đúc kết Lời Chúa, trọn vẹn cả thơ văn. Lẫn ý tứ. Ý Chúa dạy, là Thần Khí, Cha sai đến. Ngài đến, dẫn ta ngang qua mọi hiềm khích. Cãi tranh. Về nhiều chuyện. Ngõ hầu ta yêu mến.


Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ Lời Thầy. Và, Cha Thầy yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”. (Ga 14: 23) Như Chúa nói: điều làm chứng cho tình ta yêu Chúa, là mãi giữ Lời Ngài. Để rồi, ta sẽ trải nghiệm “Tình yêu” Chúa Cha. Có như thế, Cha và Thầy sẽ ở lại trong ta. Với ta. Đó là Lời vàng rất đáng quý, khả dĩ dẫn dắt ta đi vào đường ngay nẻo chính, suốt một đời.


Tình yêu, không là cảm giác, mà là động từ. Là, hành động. Lâu nay, ta vẫn nói: “Hôn nhân nay, đâu nào chất chứa tình yêu, nữa.” Cả đến “gia đình. Chòm xóm. Xã hội, nào có thấy xuất hiện tình yêu?” Nói như thế, không có nghĩa bảo rằng: không ai có được tình yêu (theo nghĩa cảm giác) nếu không yêu đương (theo nghĩa thực dụng). Tựa như Eliza Doolittle nói với thầy Higgins trong kịch bản “My Fair Lady”: “Thầy đừng nói về tình yêu, nhưng hãy chứng minh”. Ngày nay, ai trong chúng ta cũng có thể bắt đầu công việc chứng minh ấy. Chí ít, từ chính mình.


Với Đức Giêsu, Yêu đương vẫn có nghĩa là đương yêu. Yêu rất nhiều. Nói cách khác, tình yêu chỉ đạt thành tựu nhờ vào “giữ vững Lời Ngài”. “Lời”, không chỉ giới hạn nơi nghĩa “giới lệnh”, “tín điều”, hoặc một hành xử rất đạo đức như ta vẫn được dạy bảo, nên làm thế. “Lời” Ngài bao gồm rất nhiều thứ. “Lời”, gồm tóm những gì ta biết về Ngài. Nhờ Phúc Âm. Tức, những điều Ngài nói ra. Những việc Ngài từng làm. Quan hệ, Ngài vẫn có. Với mọi người. Đó, là nguyên tắc sống, của chính Ngài. Là, giá trị và động thái, Ngài xác chứng. Trước hết và trên hết, Lời Ngài là để dựng xây Vương Quốc Nước Trời. Ở muôn nơi.


Đức Giêsu, vốn là “Lời”. Chẳng phải, vì Lời xuất từ môi từ miệng rất thánh của Ngài. Nhưng, còn từ chính cuộc sống của Ngài. Ngay từ lúc, ở hang BêLem, chốn bò lừa. Cả vào khi, Ngài hấp hối trong ô nhục. Trên thập giá. Tuân giữ Lời Ngài, là mặc lấy cho mình tất cả những điều ấy. Tức, định danh với Lời. Biến Lời thành sự thể rất thực tế. Rất sống động. Trong đời mình. Có thể nói, “Lời” đến với ta, qua tương tác. Bằng vào kinh nghiệm ta từng trải. Ta từng có, với cộng đoàn niềm tin. “Lời”, chính là thực thể qua đó Chúa mặc khải cho ta biết, hết Sự Thật. “Lời” đến với ta, qua tạo dựng. Ở nơi đó, có Chúa là Đầu. Ở nơi đó, Ngài định hình mọi sự vật ngang qua Đấng Tạo Thành, là chính Cha.


Thần Khí Chúa trong “Lời” tỏ hiện nơi cộng đoàn Hội thánh, mang đủ tính chất, ngay từ đầu. Cả vào lúc, Chúa kêu mời các môn đệ, dấn bước theo chân Ngài. Thần Khí Chúa, nói với ta không chỉ ngang qua mỗi Đức Giáo Hoàng. Các Giám mục. Và, hàng ngũ linh mục, thôi. Nhưng, ngang qua mỗi người và mọi người. Tức, qua thành phần của Thân Mình Đức Kitô. Qua, hết mọi người. Từ già/trẻ, lớn/bé. Có học/vô học. Nam/nữ. Cho chí bầu bạn, và kẻ thù. Điều này nghe ra, ta tưởng như mới mẻ. Nhưng kỳ thực, đã có từ thời Hội thánh tiên khởi, như bài đọc 1 tường trình.


Bài đọc 1, cho thấy: nhiều vị không phải là người Do thái đã trở thành tín hữu Đức Kitô. Vẫn sống hài hoà. Hạnh phúc. Nhưng, có một số tín hữu gốc người Do thái, lại cứ muốn mọi người phải tuân thủ tục lệ vốn có từ thời cổ sử, rất Môsê. Nhất thứ, là chuyện cắt bì, cho nam nhân. Cũng thật khó, cho tín hữu có nguồn gốc người Do Thái, phải bỏ đi căn tính khác biệt. Mà họ cho rằng phải có để trở thành người của Chúa. Cho đồng nhất.


Bài đọc1, còn cho thấy: có một số Tông đồ và nhiều vị khác trong cộng đoàn không phải gốc người Do thái, đã nổi lên chống đối việc này. Kể ra, thật cũng khó mà thuyết phục được mọi người tuân theo lề thói cắt bì, khi nền y học giải phẫu lúc ấy chưa tiến bộ cho lắm. Cuối cùng thì, các thánh cũng đã đạt được một thoả thuận, là: có luật trừ. Trước nhất, là loại trừ luật cắt bì, theo tục lệ Do thái. Chỉ giữ lại, mỗi việc: “kiêng ăn đồ đã dâng cúng ngẫu thần. Kiêng ăn huyết. Kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết. Tránh gian dâm.” (Cv 15: 29).


Ngoài ra, với Hội thánh tiên khởi, cũng đã thấy có nhiều vị tuy không là người gốc Do thái, nhưng vẫn được trông đợi là phải giữ đôi điều luật dạy khi chung sống với tín hữu gốc người Do thái. Thánh Phaolô cũng đã khôn ngoan khi dùng lời lẽ khá tế nhị để viết cho giáo đoàn La Mã, như sau: “Anh em hãy chấp nhận. Đừng phê phán quan điểm. Có người tin là mình được ăn mọi sự, còn kẻ yếu thì đành ăn rau. Người ăn, cũng đừng khinh thị kẻ không ăn. Còn, kẻ không ăn cũng đừng xét đoán người ăn, vì Thiên Chúa đã chấp nhận họ.” (Rm 14: 1-3)


Trình thuật, nay cho thấy: đã có bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển Đạo Chúa. Có liên quan đến mô hình thay đổi cách triệt-để, ngõ hầu sự thật và cuộc sống thực tế, được mọi người biết đến. Mô hình thay đổi, vì một số người đã mở lòng mình để Chúa đến. Mời Chúa đến, ngang qua kinh nghiệm từng trải và hoàn cảnh sống, có phấn đấu. Mở lòng đây, là mở ra cho những gì mà cộng đoàn dân Chúa nay cần đến. Nhu cầu ấy, dù lớn nhỏ/tư riêng liên hệ đến sự sống, mỗi cá nhân.


Những năm về sau, thánh Phaolô từng cảnh báo dân con nhà Đạo về cung cách nệ cổ. Xưa cũ. Của lề luật. Như, lề thói cắt bì, và những tập tục thông thường khác của người Do thái. Trong thư gửi giáo đoàn Galát, thánh Phaolô có nói rõ: Anh chị em đã được giải phóng thật sự rồi, sao vẫn còn muốn trở về với thói lề xưa cũ ấy?


Cũng một khuynh hướng như thế, hiện đang thấy xuất hiện trong Hội thánh, hôm nay. Có nhiều vị trong Hội thánh, vẫn muốn vặn ngược kim đồng hồ, để về với quá khứ. Cứ muốn, làm sống lại các thói tục cổ xưa. Và, còn ép buộc người khác áp dụng nữa. Những người như thế, có chiều hướng dắt đưa Hội thánh đi vào đoạn kết, một cuộc đời. Hội thánh, trước nhất là cỗ xe. Là, phương tiện chuyển tải kinh nghiệm yêu thương của Đức Chúa, trải dàn đến với mọi người. Và, Hội thánh muốn trở nên trung thực với Thần Khí, cũng nên mở lòng mìnhra với thế giới. Bởi như lời một thần học gia nọ có lần viết: “Thế giới nay đang viết lịch trình để Hội thánh ngang qua.”


Chính vì Hội thánh biết nghe và nhìn vào tình cảnh của những người không phải là Do thái đã hồi hướng trở về, nên Hội thánh biết rằng mình đang được Thần Khí Chúa dẫn dắt. Một khi Hội thánh tự đóng kín lại thành một nhóm được tuyển chọn để rồi cứ ngồi ở trên mà phán xuống cho thế giới thi hành, thì khi ấy Hội thánh không còn là thánh hội, do Chúa thiết lập.


Với tư cách riêng tư hoặc tập thể, ta cũng nên tỉnh táo để có thể theo đường lối Chúa chỉ dạy. Ngõ hầu Chúa đến được với ta. trong cuộc sống. Nếu mỗi ngày ta dành cho Chúa dăm ba phút, và cứ thế tiếp tục mãi trong cuộc đời, ta sẽ trải nghiệm được tình thương yêu Ngài gửi đến với ta, mà san sẻ. Và từ đó, ta mới có thể cất bước mà ra đi. Vì người khác.


Đức Chúa vẫn muốn sẻ san với ta. Cho ta. Những gì Ngài có. Những gì Ngài từng trải nghiệm. trong cuộc sống rất người, của Ngài. Vấn đề là, ta có mở lòng ra để Ngài có cơ hội, mà ngự đến, hay không? Yêu, không là động từ, hoặc hành động rất từ từ. Mà, còn là con lộ hai chiều, ta rong bước.


Trong khí thế mở lòng để Tình Yêu đến, ta cứ vui lên mà ca hát. Hát, lời yêu thương rằng:


“Vui vui lên, lúa ơi!

Vui vui lên, lúa ơi!

Ta hát mừng bông lúa ngời xinh tươi.”

(Phạm Đình Chương – Được Mùa)

Vui lên. Hôm nay. Không chỉ vì ta được mùa lúa. Nhưng, vì Tình Yêu Chúa như lúa chín vàng, đà đến với ta. Đến cả với người trước đây thuộc gốc Do thái. Hoặc ngoài luồng. Trong Đạo. Tình Yêu đến, người người đều mãi vui. Suốt đời.


Lm Phan Đỗ thục Linh

Mai Tá diễn dịch

(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com

hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;

hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com

Saturday 24 April 2010

“Anh cho em mùa xuân,


bàn tay thơm sữa ngọt”

dải đất liền chim hót,

người yêu nhau trọn đời.

mái nhà ai mới lợp,

trẻ đùa vui nơi nơi.”

(thơ Kim Tuấn)

Ga 23-35

Mùa xuân anh cho, có tay thơm mùi sữa. Xuân mùa Chúa tặng, vẫn trĩu nặng tình thương. Tình thương Chúa tặng, có hoa mầu khoe sắc thắm. Hân hoan cả một đời. Đời người rất hân hoan, nay được diễn tả ở trình thuật, theo thánh Gioan.

Trình thuật thánh Gioan hôm nay có Chúa tỏ bày một “cuộc sống mới”. Rất Phục Sinh. Sửa đổi thân mình,bằng nhiều cách. Có trời mới. Đất mới. Như đã viết ở sách Khải huyền. Tĩnh tự “mới”, xuất hiện khá nhiều lần, ở bài đọc. Trong khi trình thuật của thánh Gioan nay ghi chú Lời Chúa, về giới lệnh rất mới. Vậy, “mới” ở đây, có nghĩa gì?

Cuộc sống mới trong Chúa. Có Chúa. Gồm tất cả những gì đã xảy đến với con người. Dù sớm muộn. Với bậc hiển thánh, cuộc sống mới chỉ xảy đến sau độ dài thời gian, khá nhiều ngày. Không thấy Chúa. Không gặp Chúa. Thánh Âu Tinh, Y Nhã, đều gặp gỡ Chúa, ở tâm linh. Thánh Têrêxa Hài Đồng, lại kết hợp cuộc sống có Chúa, ngay buổi sớm. Khi vừa đúng 24 tuổi. Còn chúng ta, vẫn luôn gặp gỡ Chúa, qua nhiều đợt sóng dâng trào nhiều trải nghiệm suốt nhiều chặng đường dài ở đời. Mỗi chặng, một kinh nghiệm. Một gặp gỡ. Có hiểu biết. Rất quyết tâm.

Cuộc sống mới, như trình thuật Chúa nói, đã qui về một “hồi hướng”. Có đổi thay. Xoay vòng. Người Hy Lạp gọi đó là meta-noia. Tức, một thay đổi rất triệt để. Có thị kiến. Có đổi thay theo thứ tự ưu tiên, nơi cuộc đời. Tức, có động thái mới. Có giá trị mới mẻ. Có tiêu chuẩn mới, sống với Chúa. Với mọi người.

Trình thuật, nay đưa ra một nền tảng giáo huấn, có chứa đựng thông điệp rất mới của Ngài. Thông điệp, không chỉ dạy ta tuân thủ 10 điều giới lệnh. Không chỉ nói về đời sống luân lý. Đạo đức, mà thôi. Thông điệp cũng chẳng bàn về sự sống thường xuyên chỉ lo mỗi chuyện xưng tội/rước lễ, mỗi một tuần. Cũng không phải để dạy ta biết dùng năng lực mình có, mà yêu Chúa.

Điều Ngài nhấn mạnh, là: hãy yêu thương hết mọi người, như Ngài hằng thương mến. Đó là giới lệnh rất mới. Cựu Ước từng dạy ta yêu Chúa hết lòng hết trí. Và cũng thương yêu người đồng loại, như chính mình. Đức Kitô thêm vào đó, một yếu tố mới, hầu xét nghiệm xem ta có là đồ đệ đích thực của Ngài không. Hãy nhớ rằng: lời vàng dẫn ta đến với tình thương yêu mà loài người thực hiện được, là: hãy sống hết mình vì người khác. Điều mới này, được xác chứng bằng việc Ngài từng chấp nhận khổ hình. Và nỗi chết. Và thực hiện sự sống lại hiển vinh để thương ta. Thương mình ta.

Mức độ tình yêu Ngài ban cho đời là để kêu mời mọi người hãy tìm ra cung cách mới, mà suy tư. Nhận thức. Để rồi, sẽ hành xử, trong tương tác, với người khác. Đó là xét nghiệm nhỏ để thử xem mức độ yêu thương ta dành cho Chúa, đạt đến mức độ nào. Vấn đề là: hãy tự kiểm điểm xem đó có là cung cách sống cuộc đời người tín hữu như ta vẫn thực hiện, hay không.

Là đồ đệ, ta không chỉ là cá nhân riêng lẻ, để sống. Nhưng còn là nhân vị luôn tương tác. Hỗ trợ. Là tín hữu, ta không chỉ được định danh là những người sống theo cung cách riêng rẽ. Sống có luân lý. Có đạo đức không thôi. Nhưng, còn sống theo cách tương tác/hỗ trợ mọi người. Bởi lẽ, người tín hữu mà lại sống rất riêng. Đơn độc. Xa cách. Là hành xử mâu thuẫn lại chức năng của mình. Bởi, lẽ cuộc sống của người Kitô hữu luôn được đo lường bằng mức độ tương tác. Với người khác. Tức, có tương quan đằm thắm, với mọi người.

Yêu thương – trìu mến, là cụm từ thường hay gây ngộ nhận. Nó bao hàm một tình huống có cảm xúc. Xót xa. Đậm đà. Như tình tự chiều chuộng. Gợi nhớ. Suy tưởng. Thương mến như thế, hẳn không là ý nghĩa mà thánh Gioan từng sử dụng. Ngài sử dụng cụm từ lòng mến theo nguyên ngữ tiếng Hy Lạp agapè, tức “lòng mến thương”. Dứt khoát không mang dáng dấp trữ tình. Tức, tình tự giữa hai người nam nữ. Hoặc đồng tính.

Nói đúng hơn, cụm từ agapè hàm ngụ một động thái biết quan tâm đến người khác. Ưu tư săn sóc niềm vui sống của người khác. Chứ, không là tình cảm quay ngược về mình. Không cần biết “người khác” đó có đáp trả bằng ưu tư, rất tương tự. Hay không.

Đây là cung cách ta vẫn gặp thấy ở Đức Kitô. Tức, thái độ mà Chúa hiển thị với tội phạm. Kẻ sa đà. Người phạm lỗi. Đối với một số người, thật khó mà đề nghị: hãy thương mến những hung ác/dữ tợn, như: Hitler, Stalin, hoặc các tên sát nhân. Hiếp nguời. Cướp của, Điều đó, thật vô nghĩa. Nên, Đức Chúa chẳng trông mong gì ở ta, sẽ lập ra kịch bản giả tạo. Kệch cỡm. Khó tin.

Cách nào đó, có thể nói: thương hoặc mến Hitler, Stalin hoặc kẻ xấu bụng nào khác từng đem đến cho ta những tình huống khó xử. Khó chấp nhận. Tức những người, mà ta tin rằng đã làm ta khổ sở. Đớn đau. Khó sống. Hoặc, những người từng đối xử với ta theo cung cách không thể chấp nhận được. Nhưng, ta vẫn cứ “thương” và “mến” kẻ nghịch thù mình. Vẫn cứ nguyện cầu cho họ. Vẫn cầu Chúa chúc phúc họ. Để, họ có thể đổi thay cuộc sống, bằng cách nào đó, thích hợp hơn. Thích hợp, là phù hợp với cuộc sống tươi vui. An bình. Của chính mình.

Đó còn là lý do để ta có thể nói: đồ đệ Chúa thực ra chả có kẻ thù nào xứng danh là nghịch thù, thực sự. Đây là cách Chúa làm, khi Ngài nguyện cầu Chúa Cha tha thứ cho những kẻ đã đóng đinh Ngài vào thập giá. Ngài không thương mến họ theo kiểu những người thân quen trong gia đình thương mến nhau. Nhưng, như những người đang cần sự soi sáng để có thể thực hiện điều tốt đẹp. Trong cuộc sống. Thực hiện, không để cho Chúa. Mà cho chính mình.

Khi quan tâm/chăm sóc cả những kẻ nghịch thù từng gây thương tổn cho Ngài, Chúa vẫn làm với ý nghĩa của “lòng mến” đậm sâu. Cả vào lúc Ngài chấp nhận cuộc khổ hình. Cùng cực. Và chết đi. Bài đọc 1 sách Công vụ, ta còn thấy một loại hình khác của lòng thương mến, nơi đồ đệ Chúa, như thánh Phaolô, Banaba. Hai thánh nhân từng kinh qua đủ mọi loại khó khăn/khổ ải, để thông điệp Chúa có thể đạt đến, với mọi người. Và người tín hữu Đức Kitô được hỗ trợ, hầu duy trì niềm tin nơi Chúa, cho đến cùng.

Một vấn đề đặt ra cho ta, mà hỏi rằng: là tín hữu, ta đã thực sự quan tâm/săn sóc người khác chưa? Người khác, là những kẻ đang có nhu cầu cấp bách nhất, dù chỉ yêu thương. Giùm giúp.Hay, ta vẫn chỉ lo lắng mỗi bản thân? Bạn bè? Cùng quyến thuộc, mà thôi? Guơng lành của Chúa, vẫn còn đó, chờ đợi ta. Chờ đợi, để ta biết mà san sẻ niềm tin. Tình thương yêu. Với hết mọi người. Càng nhiều càng tốt. Hãy cứ làm.

Bài đọc 2, sách Khải huyền mở ra cho ta ảnh hình về một sẻ san, rất đúng cách. Đúng cung cách, như Lời Chúa đã bộc lộ: nhờ biết san sẻ mà những người có tràn đầy “lòng mến” của Đức Chúa, đã có thể đi vào cuộc sống của mọi người. Bằng cách này, là: ngang qua những hỗ trợ/tương tác có lòng thương mến, đối với nhau. Nhờ đó, “trời mới”, “đất mới”. “Giêrusalem mới”, đã bắt đầu đi vào hiện thực. Đi vào, không phải ở thời tương lai. Mai hậu. Nơi nào đó. Nhưng, ở đây. Lúc này.

Thành thử, ngay bây giờ, việc ta cần làm, là: hãy dõi theo chân Chúa, Đấng có lòng mến tuôn trào với mọi người. Hãy dõi theo, để thực hiện cuộc đổi mới.

Trong quyết tâm thực hiện cuộc đổi mới, ta sẽ hát lên lời ca vang phấn khởi, rằng:

“Tôi vẫn tin vào ngày mai,

Là ngày tươi sang đẹp trời.

Tôi vẫn tin vào đổi thay,

Tuy hôm nay, còn đây bao nhiêu nỗi đắng cay.”

(Quốc Dũng – Tôi Vẫn Tin Một Ngày Mai)

Tin vào ngày mai, hay hôm nay, vẫn còn đó Lời Chúa. Lời tỏ bày, cho muôn người. Có “mùa Xuân anh cho”. Có “bàn tay thơm, sữa ngọt”. Có “đất liền chim hót”. Người người yêu nhau. Suốt một đời.

Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá diễn dịch.

(Xem them các bài khác, xin mời vào: www.suyniemloingai.blogspot.com;

www.tranngocmuoihai.blogspot.com;

www.giadinhanphong.blogspot.com)

Sunday 18 April 2010

“Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao”


Không giấu được cứ bay dịu nhẹ

cô gái như chùm hoa lặng lẽ

nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.”

(thơ Phan Thị Thanh Nhàn)


Ga 10: 27-30


Hương thơm xưa, là mùi hoa lặng lẽ. Của cô bé. Mùi thơm nay, là những mê say. Của mọi người. Những người theo bước chân êm đềm, Của Mục Tử. Củng chiên đàn, lặng lẽ. Vấn vương . Hương thơm của trình thuật, mãi hôm nay.


Trình thuật nay, thánh Gioan viết về tình tự của mục tử lẫn chiên đàn. Rất đầm ấm. Đầm và ấm, tình thân thương tương quan ta vẫn có. Với Đức Chúa. Với Hội thánh. Ở mọi thời.


Ảnh hình về Mục Tử nhân hiền từ thời xưa/cũ, vẫn không nên hiểu theo nghĩa chữ, rất đen đen. Là, ảnh hình của thú đàn, thoạt nhìn thấy ngây ngô/ngộ nghĩnh. Dễ hoảng sợ. Ảnh hình của chiên đàn trong Kinh Sách, là ảnh nhấn về Người Mục Tử rất chuyên chăm. Luôn đi trước. Săn sóc đàn con nhỏ. Con đàn và Chủ Chăn, vẫn nhận biết lẫn nhau. Tin tưởng nhau.


Tin Mừng nay nói rõ: dân con từng đàn và từng đàn được Cha giao phó cho Đức Chúa. Vì, Ngài là Đường. Là Sự Sống. Là Sự thật. Chỉ mình Ngài, mới chăm nom dẫn dắt đàn con về với cội nguồn của Sự thật và sự Sống, là chính Chúa.


Là dân con, nên chiên đàn vẫn nghe/vẫn biết giọng nói của Mục Tử chân chính. Đức Chúa của Sự Thật. Chỉ theo Ngài, Không theo ai.Trong sống đời làm con của Chúa, người tín hữu vẫn nhận biết tiếng của Đấng Bậc luôn chăn dắt. Qua nhiều cách. Thông thường, là qua giọng nói của những ai đến với mình. Trong cuộc đời. Không nhận ra, hẳn là dân con người mình sẽ như chiên lạc. Mất định hướng. Mất tất cả. Không có Chúa, để dõi theo.


Mục tử Hội thánh hôm nay, đang có tình trạng bất thăng bằng. Trầm trọng. Ở Châu Á, châu Phi vẫn đầy dẫy, những con số. Còn nhiều nơi, lại thiếu hụt. Đến báo động. Ở Châu Mỹ La tinh, số Mục tử đã sa sút. Rất thảm hại. Nhiều nơi trên thế giới, giáo dân không có cơ hội tham dự Tiệc Thánh, rất nhiều ngày. Thiếu đến độ, người người tưởng đó là ý Chúa. Bởi nếu không, ta giải quyết tình trạng này, cho hiệu quả? Nên chăng, thẩm định lại đường lối, lẫn cách thức?


Mừng lễ cầu cho ơn gọi, đâu chỉ để đọc kinh và tha thiết nguyện cầu, rồi thôi. Có lẽ cũng là lúc để ta thẩm định lại vai trò của tín hữu. Mỗi vị đều có ơn gọi. Đều nghe tiếng Cha chào mời tìm gặp Chúa nơi người an hem, ở khắp nơi. Tìm và gặp, để thiết lập thế giới mới, có tình người. Có Tình thương và Sự thật. Trong giùm giúp. Như bài đọc 1 sách Công vụ, có trích dẫn:


“Tan buổi họp, có nhiều người Do thái và đạo theo, tức những người tôn thờ Chúa, đi theo hai ông. Hai ông nói chuyện và khuyên nhủ họ gắn bó với ơn Chúa.” (Cv 13: 43)


Và khi, đã quyết tâm theo đường của Sự Sống, là ta đã có “ơn gọi”. Tức, có trọng trách nghiêm chỉnh nhìn nhận thế nào là “mời’ là “gọi” , từ Đức Chúa. Mời và gọi, như chợt nhớ phải suy tư/kiếm tìm ý định của Chúa, uỷ thác cho ta. Bởi, trong mọi trường hợp, dù xấu tốt, Chúa vẫn mời và vẫn gọi. Gọi từ nơi ta đang sống. Mời ta nghe tiếng gọi. Gọi và mời, ta nghe biết Tin Mừng của Chúa. Như hôm nay.


Như Mẹ Têrêsa thành Calcutta, lúc đầu chỉ muốn đáp trả “ơn” gọi làm nữ tu Loreto. Bình dị. Giản đơn. Nhưng sau đó, không thể ngồi đó nhìn người nghèo chết gục trước cửa nhà. Thế là, bà quyết định ra đi lập tu hội chuyên trách chăm lo cho người cùng quẫn. Đang chết đói.


Ơn gọi làm con Chúa, có trước cả ơn gọi về chuyên môn., kể cả những nghề cao quý: thầy thuốc, giáo chức. Làm cha mẹ. Là tín hữu, là người theo “Đường” của Chúa. Tức, thực hiện “đường lối” sống động, Ngài uỷ thác. Dấn than theo Đường Ngài, là xả thân vào chốn đậm sâu, có nhân quần. xã hội. vào cộng đoàn dân con Chúa, phục vụ xã hội. Và Giáo hội.


Điều ta thường thấy nơi nhiều người, là não trạng “thị tứ” rất lăng xăng. Bận rộn. Cả trong Giáo hội. Vẫn cứ muốn Hội “Giáo” cung cấp đầy đủ mọi dịch vụ, để hưởng ích. Mà chẳng muốn đóng góp phần san sẻ qua thực hiện dịch vụ ấy, cho mọi người. Ta cứ coi Hội (của các) thánh như cơ quan cung cấp linh mục, nữ tu, nhà thờ, trường học và dịch vụ công ích chuyên đào tạo những người hữu ích cho xã hội, mình đang cần. Nhưng, cũng nên nhớ Hội (của các) thánh chẳng phải là các bậc vị vọng, ở trên đó. Mà là chính ta. Co anh, có tôi, cá cả mọi người, cùng nhau kết đoàn làm thành tổ chức chuyên cung cấp nhân sự, và dịch vụ. Là, cả “ổ cứng” lẫn “phần mềm”, nhờ đó cộng đoàn Hội thánh vẫn tiếp tục, mà hoạt động.

Ta đang sống trong xã hội, có chính quyền được định ra để chăm lo nhu cầu vật chất, nhưng không hoàn thành trọng trách giúp người cần thiết nhất. Ta cũng sống trong hội nhóm có cạnh tranh đem về cho ta thông điệp đầy thách thức vẫn đòi hỏi cống hiến toàn nghị lực để chăm nom cho chính mình, và gia đình.


Nếu coi đó là quà tặng nhưng-không, coi đó như chuyện bình thường, thì ta sẽ không dễ nhận ra vai trò mình thủ đắc. Với niềm tin Kytô hữu, nhiều lúc ta cũng có thái độ thụ động, chỉ biết có nguyện cầu, đóng góp và vâng phục. Ta làm nhiều việc phù hợp với một số khu vực của cuộc sống, như đi lễ hằng tuần. Đi, thì đi nhưng vẫn thụ động. Nghe một cách thụ động. Thụ động, trong cung cách cứ để linh mục giảng giải, ca đoan hát xướng và người khác nguyện cầu thay cho ta. Ta vẫn cứ đi trễ. Về sớm. Phải đó, là thực hiện ơn Chúa gọi, hay chăng?


Lần tới, nếu được đề nghị nguyện cầu cho ơn “gọi”, có lẽ nên tự hỏi: điều đó có ý nghĩa gì, với riêng ta? Ta có nguyện cầu cho người khác? Cho con người khác có ơn gọi chăng? Có thể mình không là linh mục/tu sĩ, nhưng tự mình có khuyến khích con cháu làm thế, hay vẫn cản ngăn, như người đời?


Trên đời, chẳng có gì miễn phí. Cả ăn uống. ẫn lễ lạy. Ta không thể “trao cho người khác, làm hộ ta. Những việc lạ. Hãy bắt chước vị tổng thống nọ, mà tự nhủ: “Đừng hỏi: Hội thánh sẽ làm gì đề ứu ơn gọi?” Chính ta là Hội thánh. Nên câu hỏi sẽ là: “ta đã và đang làm gì trong giáo xứ/cộng đoàn? Ở đây? Hôm nay?” Nếu quả có chuyện thiếu hụt số linh mục và tu sĩ trầm trọng. Ở mọi nơi. Trên thế giới? Thì câu hỏi phải là: Ai sẽ nhận trách nhiệm, mà giải quyết? Người ấy, là chính ta.


Trước hết và trên hết, ơn “gọi” là thực hiện điều mà mỗi người trong ta, được Chúa mời. Là Kytô hữu, những việc ấy phải được đồng bộ cùng giải quyết với sự tiếp tay của bạn bè Kytô hữu. Thực tế, nười người phải quyết tâm mà dấn thân. Và, thực hiện. Bằng phục vụ. Theo cung cách thích hợp. Như giáo dân. Tu sĩ. Linh mục. Mỗi người mỗi cách. Mỗi người mỗi địa vị. Cùng trọng trách.


Điều tiên quyết, còn là tầm mức nhận thức vai trò thiết yếu, mình nhận lãnh. Nhận và lãnh, ân huệ được ủy thác cho riêng mình, để sống ơn “gọi” có chức năng riêng biệt. và quan yếu. Nếu tất cả đều đồng lòng làm như thế, ta sẽ men theo con lộ dài, hầu giải quyết tình trạng thiếu hụt mục tử, cho Tiệc Thánh.


Chắc chắn, mọi người đều muốn thuộc về các nhân chứng-tử đạo đã định dạng đời sống với Chiên Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô. Đầng đã hy sinh cuộc đời mình để yêu thương thế gian. Vậy nên, hãy hiệp cùng Ngài, để như lời bài đọc 2, tất cả chúng ta “sẽ không còn phải đói, phải khát, không còn bị ánh nằng mặt trời thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa. Vì Con Chiên đang ngữ giữa ngai, sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ.” (Kh 7: 17)


Trong quyết tâm hiểu được như thế, ta cứ thế mà vui hát, câu ca đầy khí thế, của thời trước:

“Và dâng lên bao tâm hồn

Đầy sức sống hòa tình đời

Tình phơi phới mừng ngày về

Tràn đầy tin tưởng . . Anh ơi!”

(Lời Người Ra Đi – Trần Hoàn)


Nhớ ơn “gọi” là nhớ “lời người ra đi”, đầy tin tưởng. Tin tưởng, để rồi sẽ ra đi mà phục vụ, hết mọi người. Ơn gọi, là ơn được gọi để phục vụ, trong mọi cảnh. Mọi tự thế. Chức vụ. Quyền hành. Như từng kể. Ở trên.

Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá diễn dịch.

(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com;

hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;

hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com)

Sunday 11 April 2010

“Tình con tinh khiết”


Như màn sương đêm.

Xin cho trọn kiếp,

được sống êm đềm.”

(thơ Đào Tiến)


Ga 21: 1-19


Đức tinh khiết, còn là tình người trong cuộc. Vẫn cứ yêu. Màn sương đêm, vẫn là tình đời muôn kiếp. Trọn lòng mến. Rất êm đềm. Của đồ đệ. Như trình thuật được kể, rất hôm nay.


Trình thuật kể, là kể về sự kiện Chúa muốn biết tâm tình người đồ đệ. Về, tương quan ta có, với mọi người. Chúa hỏi, là hỏi ta có dịp xác chứng niềm tin nơi Ngài, trước sau như một. Về tính gan dạ. Dám nhận mình là con dân, của Đức Chúa. Là đồ đệ, ta không chỉ gắng sống hiền lành. Đôn hậu. Hoặc, thánh thiện. Là đã đủ. Nhưng, còn phải tự chấp nhận mọi chịu khó. Còn, làm những việc rất khó chịu. Rất khổ đau. Có như thế, mới có khả năng sẻ san vinh quang, của Ngài nữa.


Trình thuật hôm nay cho thấy: Chúa tỏ bày lòng Ngài cho đồ đệ. Khi các thánh nay quay về chốn cũ. Về, với ngành nghề ở Galilê. Với đánh lưới. Rất kinh nghiệm. Nhưng, lần này các thánh gặp ngay thất bại. Bởi lẽ, chẳng một ai nhớ lời Thầy từng nói: “Không Thầy, chẳng ai thành đạt được chuyện gì.” (Ga 1: 3) Như người lạ, Thầy đến với đồ đệ, rồi nói: “Anh em, có gì ăn không?” Chợt khi nghe Thầy nhủ khuyên: “Hãy ra khơi bủa lưới!” các thánh mới thu lượm được kết quả bất ngờ: tôm cá nhiều đến độ “lưới chịu không nổi”. Và khi đồ-đệ-được-Thầy-thương, mới nói: “Chúa đó!” (Ga 21: 7)


Thông thường, khi Tin Mừng viết về đồ-đệ-được-Chúa-thương-yêu là chỉ về thánh Gioan Tông đồ. Nhưng, trong bối cảnh Phục Sinh, cụm từ “đồ-đệ-được-Chúa-đoái-thương”, có ý chỉ về bất cứ người nào có tương quan mật thiết với Chúa. Trình thuật hôm nay nói “ghe thuyền” của các thánh, là có ý ám chỉ về cộng đoàn Hội thánh. Của Chúa. Và, đồ-đệ-được-Chúa-đoái-thương, chính là những ai gần cận với Ngài. Những người nhận ra được sự hiện diện của Chúa, nơi anh em.


Nhận ra Chúa, đồ-đệ-được-Chúa-đoái thương chợt thấy mình thật bất xứng. Qua phục sức. Thánh nhân bèn nhảy ùm xuống nước. Ẩn trốn. Vì mình mảy trần trụi. Cuối cùng thì, đồ đệ Chúa: người thì đưa thuyền vào bờ, mà nhặt cá. Kẻ, thì phát giác rằng: chính Người-Xa-Lạ-là-Thầy đã dọn bữa, có “than đỏ với cá nướng, đặt ở trên. Cả bánh nữa.” Và Thầy tiếp tục: “Đem lại đây, ít con cá các anh vừa bắt được.” (Ga 21: 10)


Hãy đến mà lót dạ”, là lời mô tả về cảnh tình của Tiệc Thánh. Có Thầy hiện diện. Có Lời Chúa. Có đồ đệ nghe Thầy. Và đồ đệ, nay biết san sẻ những gì mình có. Vẫn đồng bàn, cùng lĩnh nhận ân sủng theo cung cách hiệp nhất. Cung cách rất tiên khởi. Ấm tình đồng đội.


Và, thánh sử lại đã ghi: “Không ai trong nhóm môn đệ dám hỏi ‘Ông là ai?vì biết chắc chính là Ngài”. Đấy là khẳng định nói lên điều chính yếu, ta cần biết: Chúa đã Sống Lại thật. Ngài không còn mang hình hài xưa/cũ, như người người vẫn tưởng. Thầy Chí Thánh, nay mang hình hài đổi mới, giống mọi người . Hình hài của Chúa, chính là những người có lòng tin, biết Ngài hiện diện nơi người khác. Nơi những người, có diện mạo khác nhau. Khác xuất xứ. Khác cả lòng Đạo. Lẫn trạng huống.


Đồ đệ xưa, rày đã đến. Nên, mới nhận ra Ngài. Nhận ra hình hài của Ngài, không do đặc sủng Ngài ban tặng. Mà, qua tình huống của đời thường. Có như thế, ta mới cùng với thánh sử, cất lên lời ngợi ca Đấng Tạo Hoá ở bài đọc 2: “Tôi nghe mọi loài thụ tạo trên trời, dười đất. Trong lòng đất. Ngoài biển khơi. Vạn vật ở nơi đó, đều đã tung hô: Xin kính dâng Đấng ngự trên ngai và Con Chiên lời chúc tụng, cùng danh dự. Vinh quang. Và quyền năng. Đến muôn thuở muôn đời.” (Kh 5: 13)


Là đồ-đệ-được-Chúa-thương thoạt nhận ra Thầy, qua bóng hình của “người lạ”, ta cũng được Chúa chỉ đích danh, để nhận biết. Và khi ấy, ta sẽ giúp mọi người nhận ra rằng: Chúa hiện diện với mọi người. Vào mọi tình huống. Ở đời thường. Có như thế, ta mới có thể giải thoát được tất cả. Có như thế, khuôn phép rao truyền Lời Chúa, mới đúng nghĩa. Mới được người người tra tay thực hiện.


Điều cần làm ngay sau đó, là: không chỉ nhận ra Chúa hiện diện nơi ta. Nhưng, là: biến sự hiện diện của Chúa trở thành một thực tại sống động. Cho mọi người. Sống quanh ta. Đồ đệ Chúa, không chỉ đòi ở phòng trên, để vui hưởng tình huống Chúa sống lại. Với bạn bè. Mà, về lại với cảnh sống cũ. Với thuyền. Với lưới. Cho riêng mình.


Và sau đó, đã thấy xảy đến một cảnh trí rất đặc biệt trong quan hệ giữa Chúa và thánh Phêrô. Tức, người đồ đệ luôn gần gũi Chúa. Và cũng xảy đến, một mặt là: sự hoà giải/hoà hợp giữa Đức Chúa và thánh Phêrô, sau khổ nạn. Mặc dù, thánh nhân đã quả quyết lòng trung trực phận mình vẫn có, với Chúa. Có, từ buổi Tạ Từ. Có đó, nhưng vẫn cả gan chối bay chối biến, những ba lần. Chối ở đây, là: ly khai khỏi liên hệ với Đức Kitô, có từ trước. Để rồi từ nay, bằng vào cung cách nhẹ nhàng nhất, Đức Chúa Phục Sinh, lại hỏi thêm: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh vẫn mến Thầy hơn các anh em này, đấy chứ?” (Ga 21: 15)


Và thánh nhân, nay học được bài học hôm trước. Và, nỗi niềm hiên ngang tự hào thời buổi trước, đã chấm hết. Và, thánh nhân đâu còn cao ngạo niềm tự hào dám so sánh mình, với đồng nghiệp. Ngược lại, ông chỉ nói cho riêng Thầy vừa đủ nghe: “Thưa Thầy có. Thầy biết con yêu mến Thầy.” (Ga 21: 15) Nói đến ba lần, là cung cách đếm số tương đương với những lần mình từng thoái thác, một quả quyết. Ba lần nhức nhối ấy, thánh nhân đành kết thúc bằng câu nói: “Thưa thầy, Thầy biết rõ mọi sự. Thầy biết con yêu mến Thầy.” (Ga 21: 17)


Sự thật, quả là thế. Sự thật làm quặn đau lòng chân thật. Nay đã rõ. Rõ, về những thoái thác và chối bỏ nay mang ý nghĩa một quay đầu. Bỏ đi. Không quay về. Lỗi lầm của Giuđa, là bằng chứng cụ thể nhất. Tuy nhiên, lỗi lầm đây, chỉ là thoáng chốc của yếu đuối. Tuyệt nhiên, không mang ý nghĩa của việc quay đầu, mà bỏ đi. Và, việc hối cải nơi toà cáo giải, cũng là chứng cứ về sự thật này.

Thực tế, có những đối thoại mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ một thoáng chốc, rất hoà giải. Đó là, tiếp sức/trao cho nhau, một uỷ thác. Sứ vụ. Ấy đó, là sứ vụ Cha uỷ thác. Cho Ngài. Ấy nay, Ngài truyền cho Phêrô và các thánh, một câu nói: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy!”(Ga 21: 17). Đây, còn là trách vụ của Hội thánh. Trách vụ, đặt lên vai mọi người. Trách vụ ấy, Ngài không chỉ uỷ thác cho Giám mục. Linh mục. Tu sĩ thôi. Mà, tất cả. Từ cha mẹ. Thầy cô. Cho chí anh em. Chị em.


Đồ đệ Chúa, nay có trọng trách quay về lại Giêrusalem để khởi sự một rao truyền. Rao truyền, về sự sống. Của Chúa. Về Lời Ngài. Về hoạt động, khổ đau. Cũng như nỗi chết. Và sự sống lại của Chúa. Như đã được ghi ở bài đọc 1, sách Công Vụ. Nói, là nói về niềm vui các thánh lãnh nhận. Nói, là nói về ý nghĩa mới, trong cuộc sống. Của các thánh. Được thế, là do các thánh đã gặp Chúa. Đã biết sẻ san niềm vui mừng nhận ra Chúa. Nơi mọi người.


Tuy nhiên, có loại thông điệp mà không phải ai cũng muốn nghe. Đó, là cảnh báo về những lạm dụng quyền lực, sống chệch khỏi sứ vụ được uỷ thác. Hoặc, sống máy móc. Cứng ngắc. Hoặc các lực cản, từ giới lĩnh đạo ngoài đời. Trong Đạo. Buộc các thánh phải ngưng những gì mình đang thực hiện. Tuy nhiên, các thánh vẫn không làm thế. Bởi lẽ, động lực thúc đầy và dẫn dắt các ngài, đâu phải do tự quyền bính. Thế gian. Nhưng, do quyền uy của Chúa. Tức, do Tình yêu và Sự thật. Dù gì đi nữa, các ngài vẫn nhất quyết rao truyền Sự Thật ấy. Không ngừng nghỉ.


Là đồ đệ đích thực của Chúa, ta cũng có trọng trách rao truyền niềm tin. Và, cũng gặp nghịch cảnh, như các thánh. Không chỉ xảy vào thời truớc. Nhưng, bây giờ. Từng ngàn và từng vạn người anh/người chị của ta, cũng đang bị thử thách. Bách hại. Bị ghét bỏ. Khi rao truyền Tình yêu và Sự thật, của Đức Chúa. Các vị vẫn không sờn lòng. Nhờ thế mà, Tin Mừng Tình yêu và Sự thật, vẫn lan truyền. Vẫn sống động.


Trong tinh thần bất khuất trước khó khăn, ta sẽ cùng các thánh cứ vui lên mà hát mãi:

“Ha ha! Kinh thành vụt sáng.

Ha ha! Kinh thành ầm vang.

Ha ha! Kinh thành người đen lầu vàng.

Ha ha! Kinh thành mạch máu.

Ha ha! Kinh thành cần lao.

Ha ha! Kinh thành mộng bền đêm sao.”

(Phạm Duy Nhượng – Chiều Đô Thị)

Kinh thành của Chúa, nay vụt sáng. Vì, mọi người nay xây dựng mộng bền. Đêm sao. Với cần lao. Mạch máu. Để rao truyền Sự Thật và Tình Yêu. Của Đức Chúa.

Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá diễn dịch. (xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com;

hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;

www.giadinhanphong.blogspot.com)

Saturday 3 April 2010

“Nhánh cây tình, trổ nhiều lá mới”


Lá vẫn phơi sầu, trên nắng hanh.

Một thuở nào xa, anh đã tới,

Rồi cũng vô tình, như lá xanh.”

(thơ Hoàng Hương Trang)


Ga 20: 19-31


Cây tình ngoài đời, trổ lá mới. Người Tình trong Đạo, hồn vẫn xanh. Hồn xanh cây tình, người nhà Đạo, nay đón Chúa Phục Sinh. Có người còn sợ. Có kẻ chưa tin.


Mừng đón Chúa Phục Sinh, người người nay xử khác. Khác, như sách Công vụ Tông đồ, đã viết: “Người ta còn khiêng cả những người đau ốm ra tận đuờng phố đặt trên giường, trên chõng; để khi ông Phêrô đi qua, ít ra cái bóng của ông cũng phủ lên được một bệnh nhân nào đó.” (Cv 5: 15)


Trong cùng khí thế chào đón Chúa Sống Lại, các thánh còn kể:“Nhiều người, từ các thành chung quanh Giêrusalem, cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa lành.” (Cv 5: 16).


Được chữa lành, họ mời gọi mọi người tung hô Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ. Nhưng không phải tất cả mọi người đều làm như thế. Bài đọc 1, diễn tả một tình huống khác, ngay ở đầu: “Không một ai dám nhập đoàn với họ. Nhưng dân thì ca tụng.”(Cv 5: 13) Điều này cho thấy, Hội thánh thời tiên khởi đã bị nhóm cầm quyền Đạo/đời rất nghi kỵ. Dè chừng. Trong khi dân con Chúa, lại tận tình chiêm ngưỡng.


Trình thuật thánh Gioan, nay đưa ta về với thời đầu, ở đó các thánh vẫn ngại ngần. Vẫn hãi sợ người Do Thái truy bắt. Sợ giới cầm quyền lùng tìm đồng phạm có mưu đồ lật đổ. Và, trong thoáng chốc, Thầy Chí Ái đã hiện diện giữa các ngài, với lời chúc: “Bình an cho anh em!”


“Bình an”, là một chúc phúc, vang vọng một lời mừng mà mọi người Do Thái vẫn gửi đến cho nhau, qua câu chào hỏi, rất “shalom”. Chúc phúc đây, là sự thể “Được Chúa ở cùng.” “Được sự bình an đậm sâu” Chúa đã làm. Như Ngài từng làm, khi cuồng phong dậy sóng, ở Biển Hồ. Xứ Galilê.

“Các môn đệ mừng, được thấy Chúa”, là niềm vui an bình, được có Chúa. Danh xưng Chúa được thánh Gioan lần đầu sử dụng, để nói lên việc Đức Giêsu Phục Sinh. Là, chính Chúa. Mừng Chúa Phục Sinh, không chỉ quây quần ngày tái ngộ; mà còn thể hiện công tác được Chúa khởi sự và trao ban: “Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.”(Ga 20: 21) Mừng Chúa Phục Sinh sai đi, còn bao hàm công tác thừa sai/mục vụ, mà mọi dân con theo Chúa, nay nhận lãnh. Chấp hành.


“Người thổi hơi vào các ông, và bảo: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”. Với thánh Gioan, đây là kinh nghiệm từng trải về Hiện Xuống, với môn đồ. Với thánh Luca, lễ Hiện Xuống/Ngũ Tuần chỉ xảy đến, vào 50 ngày sau Phục Sinh. Hai trình thuật, tuy có khác. Nhưng, vẫn mang nặng cùng ý nghĩa.


“Người thổi hơi” vang vọng câu truyện Sáng tạo trời đất. Vũ trụ. Con người. Ở thời đó, Thiên Chúa cũng “thổi hơi” thiết dựng con người theo ảnh hình của Ngài. Thổi hơi, nay đi vào hiện thực. Tức là, Ngài thực hiện cùng một động tác “trao ban” Thần Khí của Đường. Sự thật. Và, Sự Sống. Trao và ban, để rồi Ngài biến tất cả thành bản thể mới, tràn đầy Thần Khí của Cha. Và, Đức Kitô.


“Người thổi hơi”, là Ngài trao quyền uy sức mạnh của Ngài cho các thánh. Như Ngài từng căn dặn: “Anh em tha tội cho ai, người ấy được tha.” Nghĩa là, khi các thánh hành động nhân Đức Giêsu, các ngài đều có chung một thẩm quyền, rất như thế. Trước hết và trên hết, công tác của các thánh sẽ là: “tha thứ”. Tức, công việc hoà giải/hoà hợp con dân với Chúa. Với nhau. Tha, để tất cả nên một. Với Ngài. Và, trong Ngài.


Tha thứ, không chỉ là động thái mang tính pháp lý. Mà còn là một xác tín. Xác tín rằng: tội và lỗi không còn chế ngự một ai. Tha tội và thứ lỗi, là chữa lành mọi khuyết tật gây cách chia dân con, khỏi Đức Chúa. Cách và chia người người, với nhau. Chữa lành mọi tật, để rồi tất cả sẽ lại trở thành người anh/người chị trong gia đình. Gia đình mới, đặt căn bản trên sự thật. Tình yêu. Công lý. Đó, là công việc của Nước Trời. Đó, là động thái của mọi thành viên trong Cộng đoàn dân Chúa, ở trần thế.


Tuy nhiên, câu chuyện nay không ngừng ở đó. Đã có vấn đề của “Tôma”, một thành viên trong Nhóm Mười Hai. Ông không có mặt vào lễ Vượt Qua, Chúa Sống Lại. Chuyện thánh Tôma, tỏ lộ tính nghi ngờ. Là, chuyện xảy đến với mọi người. “Nếu tôi không thấy dấu đinh… sẽ chẳng tin”. Đây, cũng là thói quen ở đời thưòng, của mọi người. Thói quen, đời thường phải có chứng cớ. Để thuyết phục. Trước tất cả các sự kiện trong đời. Của mọi người.


“Tám ngày sau, có ông Tôma ở đó … các cửa đều đóng kín.” Cửa đóng kín, không là dấu hiệu cho thấy các thánh, vẫn còn sợ. Nhưng tỏ rõ: Chúa đã hiện diện. Lại nữa, Chúa còn chúc “bình an” cho các thánh. Ngài trực tiếp nói với đồ đệ “cứng lòng tin” Tôma: ”Hãy đem ngón tay ngươi đặt đây, này tay Thầy…Đừng ở như người cứng tin. Mà như người thành tín.” (Ga 20: 27)


Tiếp theo đó, là lời tuyên tín của toàn bộ Tin Mừng theo thánh Gioan: “Lạy Chúa tôi, và là Thiên Chúa của tôi.” Thánh Tôma được Chúa mời hãy sờ chạm vết thương, của Ngài. Nhưng chừng như ông không làm việc ấy, bằng tay chân. Mà chỉ xác chứng niềm tin của mình, không dựa trên chứng cớ của cảm xúc. Ông không nói: Lạy Thầy. Chính là Thầy, đây rồi”. Nhưng nói: “Lạy Chúa tôi, và là Thiên Chúa của tôi.” Đây là hành động có niềm tin thực thụ. Tin vào Đấng đang ở trước mặt mình. Đó là điều mà thánh Tôma có thể không thấy bằng cặp mắt thịt của ông. Nhưng, lại thấy bằng cặp mắt của niềm tin. Chính vì thế, ông mới nói lên. Như thế.


“Phúc thay những người không thấy mà tin”(Ga 20: 31), là câu nói đầy phấn kích, để nhắn gửi những ai không có được diễm phúc “thấy” bằng niềm tin như thánh Tôma. Đành rằng, tin vào Đức Kitô, bao gồm một số yếu tố “Thấy”. “Nhìn”. Và, “Nhận thức”. Diễm phúc này, dành cho những ai không thấy và không biết Đức Giêsu trong đời công khai phục vụ, của Ngài. Trước ngày Chúa chết. Trên thập giá.


Lại nữa, niềm tin giúp ta “thấy” Chúa nơi môi trường, ta đang sống. Đặc biệt hơn, nơi những người dẫy đầy/ngập tràn Thần Khí Chúa. Nơi, những người đem Chúa vào cuộc sống. Của chúng ta. Nơi những người, thấy được Ngài qua kẻ ốm đau. Tật bệnh. Nghèo hèn. Những người đang bị áp bức. Ở quanh ta. Những người, mang đến cho ta cơ hội ngàn vàng để biết. Để yêu. Và, minh chứng lòng vị tha. Ta có với Chúa.


Thấy được Ngài, là thấy Ngài hiện diện nơi thù địch của ta. Nơi, những người quyết hại ta. Hại, theo nghĩa: ta đang gặp thách thức trở thành Kitô-khác. Đối với họ. Thách và thức, để xem ta có dám thực hiện tình thương yêu vô điều kiện. Có, quan tâm săn sóc, hết mọi người, không.

Thấy được Chúa trong đời mình, là nhận ra rằng: Ngài đang đến với ta. Qua, tất cả mọi sự. Thấy được Ngài, là: ta tỏ ra rằng mình sẵn sàng tạo cơ hội đem Chúa đến với mọi người. Mọi ngày. Trước hết và trên hết, là tự hỏi: mình đã sẵn sàng nhận bài sai Chúa gửi, theo tư cách đồ đệ của Ngài, không? Tự hỏi và tự nhủ: phải trở thành người hoà giải/hoà hợp. Tác tạo bình an. Phá đổ mọi rào chắn của ghét ghen. Hờn giận. Thành kiến. Hãi sợ.


Muốn làm thế, ta phải quyết sống trọn vẹn, đời yêu thương. Giùm giúp. Xót thương. Sống công bằng. Với mọi người. Làm được thế, mới đúng ý nghĩa mừng Phục Sinh, cho phải lẽ. Có làm thế, Chúa mới sống thực nơi ta. Và, trong ta.


Trong quyết tâm như thế, ta hãy cất lên lời ca yêu thương thuở nào, nay cứ hát. Hát rằng:


“Ngồi kề bên nhau cất tiếng ca, say tình chan hoà,

Ngàn mây xanh cùng sống ngút ngàn xa,

Đời thắm tươi như ngàn hoa,

Nắng say say như vang tiếng cười… thiết tha yêu đời.”

(Trường Kỳ - Tình Yêu Trong Đời)


Thiết tha yêu đời. Và yêu người. Vì có Chúa hiện diện, ở trong đó. Vì người người đều phải là và sẽ là Kitô-Khác. Rất yêu thương. Yêu, như “cây tình trổ lá mới”. Vẫn rất xanh.


Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá diễn dịch.


(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com;

hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;

hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com