Friday 31 January 2020

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 4 thường niên A: "Hạt linh hồn" Torah là sự sống


     Với sách Đệ Nhị Luật, “hạt linh hồn” Torah “chính là sự sống” (ĐNL 32: 47). Sống, Lời mặc khải Chúa gửi đến với dân con Do thái, người của Chúa. “Hạt linh hồn” Luật, đượm nhiều ý nghĩa của một lời hứa gửi đến những ai biết giữ luật, dù họ và ta chưa từng thấy ai giữ được cách hoàn hảo, cả.
     Điều thường thấy hơn cả, là: những người sốt sắng giữ Luật lại có cuộc sống rất bất toàn. Thế nên, nhằm để giúp dân con hoàn thành cuộc sống có luật có lệ, giống như truyền thống của người Do Thái xưa, Luật Torah được bổ sung thêm hai mô hình, là: “halakah”“haggadah”.
     Haggadah, là bộ sưu tập gồm những truyện huyền ảo dùng làm cơ sở cho nền “thần học” thời ấy. Và, là lời kinh tung hô chúc tụng Chúa. Nhất nhất, mỗi truyện mỗi tóm gọn nét diễm kiều của Luật, nhưng lại không chứng tỏ được cách sống hợp với luật theo tình cảnh của mỗi người.
     Halakah, là lời bình về Torah theo đúng nghĩa đen. Theo tiếng Do Thái, thì cụm từ “Halakah” có nghĩa là: “ra đi”. Là, “lên đường”, ta dấn bước. Là, con lộ tẻ trên đó người người dấn bước ra đi, để thực hiện lề luật người xưa lập. Đi, như kẻ từng thấm nhuần nền đạo đức, rất Torah.
     Hôm nay, ta thử tìm hiểu xem cụm từ Halakah có ý nghĩa gì với tình cảnh của nhà Đạo.
Sau ngày trở về từ chốn lưu đày xứ Babylon, Halakah lâu nay phát triển, cũng khá mạnh. Chính Ezra và Nêhêmia, là những vị dẫn đầu truyền thống ấy cho đến thời của Mishnah.      
     Tiếp đó, truyền thống này được triển khai nhờ có sự dẫn dắt của các thượng tế, kể từ ngày Giêrusalem bị phá huỷ vào thập niên 70. Từ dạo đó, các nhóm hội nhà Đạo đều thực hành chính Halakah của mình, như: nhóm Pharisêu, Ét-xê-nô, Qumran, nhóm Nhiệt Thành, vv…
     Phần lớn luận cứ do các nhóm này đưa ra để tranh luận về luật Đạo, lại là “Giới luật Yêu Thương”, tiếng Do thái gọi là hesed, tức: tình thương gia đình. Nếu vậy thì, giới lệnh nào là luật quan trọng nhất, của Torah?
     Câu hỏi này, không là vấn nạn căn bản đối với nhóm hội/đoàn thể, của người xưa. Bởi, các thượng tế khi xưa vẫn đều hỏi nhau như thế. Hỏi, là hỏi rất nhiều lần những gì được ghi ở 613 điều khoản khác nhau trong bộ luật Torah. Các vị này có thói quen bốc thăm xem luật nào thích hợp với nhóm mình hơn và điều khoản nào, là giới lệnh quan trọng nhất. Hillel, một học giả Do thái đã trả lời cho câu hỏi trên, tựa như thánh Mát-thêu ghi ở trình thuật hôm nay. Thánh nhân dùng đó như những Lời xuất phát từ miệng Đức Giêsu Kitô. Thật ra, ta không có chứng cứ cụ thể nào để quyết được rằng: thánh Mát-thêu có biết rõ chuyện ấy hay không mà sao thánh nhân vẫn coi đó như Lời của chính Chúa.
     Với các nhóm/hội Do thái nói trên, nhóm nào cũng nhận ra hai khuynh hướng được đề cập rất rõ: một, là khuynh hướng cứng ngắc, đặt nặng lên nghĩa đen của Luật. Còn chiều hướng kia, uyển chuyển hơn, chỉ chủ trương giải thích lập trường để Luật Torah mang chất “người” hơn. Nhân bản hơn.
     Các vị theo khuynh hướng triệt để, vẫn đưa ra những đòi hỏi buộc mọi người phải tuân giữ Luật Torah, từng chữ một. Họ thôi thúc mọi người sống cách biệt khỏi thế giới phàm tục. Tức, thế giới của xã hội La Mã và dân ngoài luồng, sau thập niên 70. Họ cổ suý lối hành đạo theo cung cách sốt sắng, thánh thiện. Nói cách khác, họ ưa thích lối khắc kỷ, khổ hạnh hơn.
     Ngược lại, các nhà chú giải Torah từng theo cung cách rất nhẹ nhàng/uyển chuyển, lại ưa thích đường lối nhân bản mà Luật nhắm đến. Tức, chỉ nhắm vào nhu cầu Tình Thương. Vào, những đòi hỏi giúp giùm, đùm bọc người khó nghèo hèn, tật bệnh tật hoặc có nhu cầu phúc lợi khẩn thiết nhất.
     Các vị thường chọn những điều luật dễ dàng cho phép khi áp dụng Torah. Tức, đi xa hơn mọi ranh giới của luật lệ. Xa hơn, những gì chỉ được viết và hiểu theo nghĩa đen. Các vị theo Halakah muốn rằng người thi hành Luật nhuần nhuyễn tinh thần luật, hầu biến các điều khoản ấy thành quyết định cho riêng mình. Tức, sống thực thụ ý nghĩa và tầm mức thương yêu của luật, với cộng đoàn. Nói khác đi, các vị muốn người giữ luật được sống thư      giãn/thoải mái với lối chú giải đầy rắc rối. Hạn chế.
Xem như thế, đền thờ Do thái là nơi tốt nhất để mọi người có thể đến mà bàn luận về những điều về Luật Tình thương, như thế. Và cũng thế, từ thế kỷ thứ đầu đời, nhất là sau khi đền thánh bị phá huỷ, nhiều người Do thái giỏi dang/thông minh đã đứng ra đảm nhiệm công việc này. Thời gian trôi mau, nhưng vẫn không thấy có thêm ngôn sứ nào xuất hiện, từ ngày ấy. Và, cũng từ ngày có các vị chú giải luật theo khuynh hướng Halakah tạo nên luồng gió mới có kinh nghiệm từng trải về sức lôi cuốn đưa dẫn mọi người đến với luật yêu thương. Và, con số các vị áp dụng luật theo cách gò bó/khó khăn cũng ít dần.
      Trong khi đó, các vị chú giải theo cách thoải mái/uyển chuyển đã thu hút được rất nhiều người nghe. Cáv vị này tạo được trào lưu đích thực về sự thông thoáng, khi giữ Luật. Tạo được lòng xót thương nhân bản, cho mọi người. Các vị cũng được coi là những người chuyển luật tình thương Torah, với mọi người.
Ví dụ điển hình về địa hạt thực dụng và đúng đắn của Halakah, là: việc thực hành các trường hợp ly dị và tầm quan trọng của ngày Sabát. Xem thế thì, ngay cả khi không thấy Luật Torah đề cập đến chuyện ly dị, theo nguyên tắc và trường hợp cho dân con Do thái được phép lao động chân tay, ngày Sabát, cũng đã thấy có nhiều uyển chuyển, giữ luật theo tinh thần, chứ không đặt nặng từng chữ, vẫn đực tiếp tục thực hành. Và tên tuổi các nhà làm luật gò bó, phải kể đến Shammai là người rất nhiệm ngặt về luật. Trong khi đó, Hillel là nhân vật chủ trương Halakah thông thoáng, uyển chuyển hơn.
     Trong tầm nhìn như thế, có thể nói là: các nhà chú giải luật có tính phóng khoáng của Halakah đúng là anh em ruột của thánh sử Mát-thêu, và Đức Giêsu. Bởi, khi đọc Tin Mừng của thánh nhân, ta đọc ra giòng chảy của một thức giả Do thái từng biết nhiều/hiểu nhiều về thói quen, cung cách và luật lệ Do thái. Thánh Mát-thêu hiểu rõ Đức Giêsu là người Do thái. Và như thế, thánh nhân chính là vị thánh đã quảng bá rất thành công đường hướng luật đích thực, của Đức Chúa.
     Thật sự, thánh Mát-thêu đã thánh nhân trong việc định vị Đức Giêsu như Nhà Làm Luật rất thông thoáng, theo kiểu Halakah. Thánh nhân còn là sử gia chuyên viết về luật Halakah của Đức Chúa. Đấng đưa ra luật Tình Thương, viết bằng khẩu lệnh. Lời Khuyên rất am tường, uyển chuyển. Ngài không bức bách. Không ép buộc. Và, giòng chảy thánh Mát-thêu thực hiện, chính là Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, ta vẫn nghe. Xem như thế, ta có thể gọi đó là Halakah đấng thánh, cũng rất được.
     Halakah do thánh Mátthêu ghi, bắt đầu bằng “Bài Giảng Trên Núi”, một hiến chương hay còn gọi là luật thực thụ do Chúa tạo nên. Là, định luật theo ánh sáng và tinh thần này. Và, bận tâm của thánh Mát-thêu là cốt để thiết lập những gì mới mẻ, nơi lời giảng dạy của Đức Chúa hầu ăn khớp với lịch sử của người Do thái. Sự mới mẻ này, vượt quá và vượt trên những gì đã được viết trong Torah. Điều mới ấy, còn thấy rõ trong các trình thuật do thánh Mátthêu ghi, suốt hành trình viết sử của ngài.
     Tóm lại, có thể nói:Halakah theo kiểu của thánh Mát-thêu, từng là và luôn là Luật Tình Thương của Đức Chúa. Là, câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi: đâu là giới lệnh cao quý nhất, của Luật Torah? Cuối cùng, thì Torah chỉ là và phải là Luật Tình Thương, thôi. Chính vì thế, ta có thể nói: thánh Mát-thêu là người Do thái, rất đích thực. Là, thánh sử rất thực thụ, chuyên chép lại đường lối rất chính xác của Đức Giêsu. Của, Hội thánh rất tiên khởi.
Diễn tả các chi tiết trên theo tâm tình của nhà thơ, ta có thể kể thêm như sau:

“Nghe nói người Tiên vẫn hiện hình,
Bước ra từ những cõi u linh.
Em như cô Tấm trong hoa thị,
Về đứng nhìn tôi, trên nước xanh.”
(H.P. Ngọc Tường – Hoa Thuỷ Tiên)

     Đành rằng, Thủy Tiên không là Torah, Luật Do Thái. Cũng chẳng là nhân sinh quan sống động của Halakah. Nhưng, Thuỷ Tiên ấy, người Tiên nọ vẫn cứ “hiện hình từ cõi u linh”, để nói rằng: Luật gì thì luật, vẫn không thể qua được Luật Tình Thương, của Đức Chúa. Rất mặn nồng.
     Lm Kevin O'Shea, DCCT biên soạn
     Mai Tá lược dịch