Wednesday 28 September 2016

“Hãy quỳ lạy nhìn xem cho sướng đã”,



Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 28 thường niên năm C 09/10/2016

Tin Mừng (Lc 17: 11-19)

Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilê. Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Ngài. Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng:
"Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!" Thấy vậy, Đức Giêsu bảo họ:
"Hãy đi trình diện với các tư tế."
Đang khi đi thì họ được sạch. Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn. Anh ta lại là người Samaritanô. Đức Giêsu mới nói:
"Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?"
Rồi Ngài nói với anh ta:
"Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh." "Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông" Người Pharisêu hỏi Đức Giêsu bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến. Người trả lời:
"Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta sẽ không nói: "Ở đây này! hay "Ở kia kìa! vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông."

“Hãy quỳ lạy nhìn xem cho sướng đã”,
Không gì tiên cho sánh kịp bường thơ.
Tính chất thanh mà phẩm vật không ngờ,
Rất ưa-chuộng màu nhơn-đức sạch-sẽ.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

“Nhơn đức sạch sẽ” và “tính chất thanh”, phải chăng nhà thơ nay cũng có tâm-sự của người bệnh-hoạn mà Chúa gặp trên đường làng? Đường làng Chúa đi, Ngài gặp đủ mọi người bệnh. Bệnh thể xác, bệnh tâm-hồn. Gặp cả những người có “nhơn đức sạch-sẽ”  cần “phiêu-diêu trong gió nhẹ”, như trình-thuật mới vừa đây.
Trình-thuật vừa đây, như có muôn vàn lời dạy của Đức Chúa nghe rất quen. Lời dạy Chúa gửi đến với mọi người ở phố chợ lẫn kinh-thành. Lời Chúa dạy hôm nay, cò đính kèm những hỏi-han rất chân-tình: “Không phải mười người đều được sạch cả sao?” (Lc 17: 17)
Theo trình-thuật, có đến những mười người bệnh kêu-cầu được Chúa chữa lành. Ngài làm thế, là để đưa người bệnh trở về lại với xã-hội bình-thường, với cộng-đoàn tình-thương Ngài luôn mến mộ.
Người bệnh ngặt-nghèo hôm nay, là một Samaritanô khác, vẫn người ngoài Đạo. Vì ở ngoài, nên người bệnh hôm nay chẳng thể nào được coi là có “nhơn-đức sạch-sẽ” dưới cặp mắt nhà Đạo. Dù có là Samaritanô, Hy Lạp hay Do-thái được Chúa chữa lành, đã mấy ai biết quay trở về! Quay về, dù chỉ để nhìn-nhận ơn lành đã khỏi bệnh. Hay chỉ để chiêm-ngưỡng dung-nhan Đấng chữa lành cứu vớt mà ngợi-khen.
Có nhìn-nhận đó là ơn lành hay không, vấn-đề đặt ra vẫn là: Chúa nghĩ sao, khi có kẻ quay về cảm-kích, biết ơn như người Samaritanô rất ngoài Đạo? Vâng. Chúa vẫn thường bảo: “Hãy đứng dậy mà đi! Lòng tin của anh đã cứu-chữa anh.”
Lời vàng hôm nay, Chúa kêu gọi người còn bệnh-hoạn hay đã được chữa-lành, là: “Hãy đứng dậy mà đi!” Hãy đi mà lập lại cuộc đời, có đổi mới. Đổi mới, theo đường-hướng Ngài đã chỉ-dẫn. Đổi mới, không chỉ kinh-nghiệm rất thực về thể-lý mà thôi. Nhưng, còn tái-tạo tương-quan tốt với người đồng loại, với Cha, với Chúa.
Tái-tạo tương-quan, là đem hy-vọng đến trên những người đang mang tật bệnh. Bệnh phong, bệnh lở ghẻ theo kiểu Lazarô và các bệnh khác nơi tâm tưởng, như: kỳ-thị, áp-bức, hờn căm. Như: khai-thác/bóc lột kẻ thua kém, sống phè-phỡn, những xa-hoa.
Tật bệnh phong cùi kể ra đây, đâu đáng sợ bằng thái-độ của người tự cho mình “hơn hẳn”. Cho rằng mình thuộc giới quí-phái/đạo-hạnh. Những người vẫn tự-tôn, tự đại, khinh-khi, có thành-kiến. Tật bệnh phong cùi ngày nay, là thái-độ của những người vẫn không chấp-nhận đồng-hành với những ai thấp-kém thua mình. Của những người mà ta vẫn gặp trên đường làng, chạy theo chân Chúa chỉ để bới móc, phân-bua.
Người mắc phong cùi hôm nay, còn là người bệnh mới chớm SIDA, cúm gà, ho lao, ung-bướu, thôi đã thấy bức tường phân-cách, ly-tan như ở Bá-Linh, Gaza, hoặc tường rào cốt sắt, sát biên-giới nước Mexicô nghèo?
Tật bệnh phong cùi hôm nay không chỉ là tật bệnh ngoài da hiếm thấy nơi xã-hội phương Tây, nhưng vẫn là căn bệnh thấm dần nơi tâm-khảm làm con người trở nên chai sạn. Chai đá đầy sạn/sỏi, ngay trong lòng nhà Đạo, dù ngày ngày vẫn cầu mà không nguyện.
Chai sạn bệnh-tật hôm nay, diễn-bày nơi thái-độ của giới cầm-quyền Đạo/đời chỉ biết có luật và lệ, chỉ chú-tâm đến trật-tự lớp lang, hầu giành quyền huy-động, bảo ban. Đó là thứ “cùi phong/ghẻ lở” thấy rất nhiềy ở mọi nơi.
Nhưng vấn-đề đặt ra là: nếu bắt buộc phải ở cạnh hoặc sống chung với những người bệnh nan-y hôm nay, ta có cả gan ra tay nâng-đỡ hoặc ôm hôn họ, hay không? Ôm hôn, nâng đỡ hay vẫn chạy trốn mỗi khi thấy người cùi rung chuông, cảnh-báo?
Người giang tay chực chờ ta đỡ nâng/giùm giúp là nạn-nhân của tật-bệnh quái-đản, tựa phung hủi, SIDA, đồng tính luyến ái, vv.. vẫn cần ta loại bỏ thái-độ chê-bai, kỳ-thị, hoặc lẩn-tránh. Người tật bênh hôm nay, vẫn mong người đời thay-đổi thái-độ đối với chính mình trong giao-tiếp. Thay-đổi tương-quan lạnh nhạt như các luật-sĩ, Pharisêu khi xưa vẫn làm.
Là môn đệ theo chân Chúa lên đường rao-giảng, ta không chỉ thấy cần mỗi việc thăng-tiến con người, mà thôi. Dù, có là thăng-tiến quyền-lợi của những người bị coi là khác văn-hoá, đạo-giáo hoặc tâm-linh, thể-lý. Nhưng, vẫn nghe lời Đức Chúa dặn-dò “Hãy đi mà trình-diện với các tư-tế”. Trình-diện với các tư-tế, để chứng-tỏ là mình được chữa lành, tức: có “nhơn đức sạch sẽ”, đã gột bỏ mọi hãi-sợ. Không còn thái-độ làm ngơ, xa lánh người bệnh nữa; nhưng đã biết khoan-dung. Khoan-dung gột sạch, thể-hiện đúng như lời thánh Phaolô trong thư gửi người đồ-đệ: “Vì Tin Mừng, tôi chịu khổ, tôi phải mang cả xiềng xích!... Bởi vậy, tôi cam chịu mọi sự, để mọi người đạt ơn cứu vớt trong Đức Kitô, hưởng vinh-quang muôn đời.” (2Tm 2: 9-10).
Để mọi người đạt ơn cứu-vớt và chữa lành, là đã tự gột tẩy chính mình để có được “nhơn đức sạch sẽ” hầu “đứng dậy mà đi” thực-hiện Lời Chúa đã khuyên dạy. Thực-hiện Lời Ngài khuyên dạy, sẽ không còn coi rẻ, đào-thải khỏi xã-hội và giáo-hội, những người xưa nay bị chê-bai, nhờm tởm và xa lánh những người bệnh phong cùi, của thời-đại.
Phong cùi thời-đại, đôi khi lại chính là con/cháu, bạn bè hoặc những người mà ta đang chung sống trong cộng-đồng, khác màu da, khác văn-hoá và đạo-hạnh. Những người đang khốn-khổ vì phong-cách ta đối-xử với họ. Giả như, các bé câm điếc bẩm-sinh, các trẻ bị hội-chứng Down, hay người đồng tính luyến ái, bị xã hội ruồng bỏ, có đến gần, ta sẽ xử sự với họ như thế nào? Phải chăng vẫn cứ trách-móc với phân-trần: “Sao Chúa để người của tôi ra như thế này?”
Vâng. Cũng như người Samaritanô bệnh tật, mọi người trong cộng-đoàn ta chung sống, cần được cứu vớt và chữa lành. Chữa lành hoàn-toàn, không còn những gì độc-hại từ hệ-thống tân-kỳ, của ngày hôm nay. Hệ-thống, chuyên bóp méo mọi tương-quan tốt đẹp ta đang có với mọi người chung quanh.
Tham-dự Tiệc Thánh hôm nay, ta cầu mong cho thế-giới sẽ không còn những kẻ bị đào-thải ra khỏi xã-hội và Giáo-hội. Không còn ai bị đối-xử như người phong cùi, phải xa lánh nữa.
       
Lm Richard Leonard sj biên-soạn –  
Mai Tá lược dịch.

Saturday 24 September 2016

“Ta vừa thấy một linh hồn mỏng mảnh,”



Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 27 thường niên năm C 02/10/2016

Tin Mừng (Lc 17: 5-10)

Khi ấy, các Tông Đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con." Chúa đáp: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em.

"Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: "Mau vào ăn cơm đi", chứ không bảo: "Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau! ? Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao? Đối với anh em cũng vậy: khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi."

“Ta vừa thấy một linh hồn mỏng mảnh,”
Níu vai ta đòi trả lại yêu thương.
Lòng chơ vơ rung rợn nỗi kinh-hoàn,
Lời cay đắng tưởng vô cùng bất tuyệt.”
(Dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)

Chơ vơ, rung-rợn, nhà thơ chỉ muốn đòi lại yêu thương. Đòi yêu thương, chứ không đòi niềm tin yêu bất tuyệt. Tin yêu bất-tuyệt cũng là ý-nghĩa của lời dụ-ngôn hôm nay. Lời kinh, mà với nhiều người có thể là một nhận-định không chuẩn. Nhận-định một bên là nhà phú-hộ/doanh-gia, thành-đạt. Còn, bên kia là dân đen lao-động rất Lazarô.

Ở thế gii đời thường, người dân hôm nay không chú trọng nhiều đến vấn nạn “người là ai?”; mà chỉ hỏi: “người làm gì?”, “đời sống thế nào? “kiếm khá không”? Thế giới nhà Đạo, lại không thế. Dân con Đức Chúa lâu nay luôn được dạy bảo: hãy sống tin yêu suốt đời. Dù đôi lúc, có người vẫn còn toan tính nhiều chuyện riêng tư, vị kỷ. Quả thế, điều mà con dân nhà Chúa lâu nay luôn được nhắc, là: cần quan tâm đến niềm vui cứu độ. Trọng tâm của mọi tốt lành, thành đạt.

Tốt lành thành đạt, là cố tránh mọi lầm lỡ. Tránh cuộc sống mang sắc thái bạo hành, bất nhân. Lối sống chỉ chú tâm đến dâm đãng, tị nạnh, và se sua. Lối sống tích tụ những hờn căm, đố kỵ và bon chen, chẳng lý gì đến người đồng loại, đang thiếu thốn. Tốt lành thành đạt nhà Đạo, là lối sống mà trình thuật hôm nay đem đến cho con người một trạng thái biết quyết tâm xa lánh trạng huống cuốn hút vào với lỗi lầm đạo hạnh. Lỗi lầm ẩn nấp nơi lương tâm con người, trần tục.  Tốt lành thành đạt, là: không phải chỉ chú tâm đến thú vui vật chất, xác phàm. Không phải chỉ coi trọng giàu sang, hưởng thụ của lớp người chuyên ăn trên ngồi chốc, bất cần đến luật, rồi luôn coi thường cả những người đói khổ, tật bệnh.

Tốt lành thành đạt theo nghĩa nhà Đạo, là: chẳng lo toan gì cho riêng mình. Nhưng, biết đoái hoài đến người nghèo hèn, thiếu thốn. Những người như Lazarô đang chầu chực từng tấm bánh, miếng cơm, rơi rớt từ bàn tiệc của đám thành thị no ăn, phung phí. Tốt lành thành đạt, chắc chắn không là thái độ của các phú hộ đã xa hoa, thừa mứa; nhưng vẫn tị nạnh khi bất chợt thấy “hành khất buồn” như Lazarô chẳng lao động đến một ngày, mà vẫn được Ábraham mở rộng vòng tay đón nhận.          Tốt lành thành đạt hôm nay, còn thấy nơi một ít người đủ ăn đủ mặc, biết lưu tâm giúp đỡ đám cùng đinh đói khát, vẫn chực chờ. Là, biết giùm giúp thương yêu những người có nhu cầu bức thiết, hơn mình. Tốt lành ấy, chính là tinh thần của dụ-ngôn/truyện kể về đám doanh gia/phú hộ vẫn thấy ở mọi nơi, mọi thời.    

Ở thời tiến bộ hôm nay, người người chú trọng quá nhiều đến vật chất. Nơi đó, có những doanh gia/phú hộ vẫn than phiền chất vấn cả Đức Chúa. Có người, cho rằng: “Tôi đây chẳng thấy Chúa đoái hoài ỏ ê điều gì. Phải chăng, tôi chỉ là giáo dân hạng thứ, bình thường bậc trung; dù rằng tôi vẫn giữ trọn 10 điều răn của Chúa. Vẫn chân chất giữ luật, cả phần Đạo lẫn việc đời.

Thật ra, doanh gia/phú hộ vẫn có thể là người tốt lành thành đạt, đúng ý nghĩa. Giàu sang/lương thiện thời nay, đâu có gì là sai quấy. Nhất thứ, những người này chẳng khai thác bóc lột kẻ nghèo hèn, bao giờ. Nhưng, với tinh thần của dụ ngôn, tốt lành như thế vẫn chưa thành đạt.

Theo tường trình, hiện có đến 1 tỷ 200 triệu người đang sống còn chỉ bằng đô rưỡi một ngày, hoặc ít hơn.  Tính kỹ, có đến 80% số người trên thế giới sống trong cảnh bần hàn thiếu thốn, thiếu điện, thiếu nước, thiếu thực phẩm cần thiết hầu đáp ứng nhu cầu căn bản vệ sinh chung. 70% dân số trên thế giới thiếu kiến thức phổ thông để tồn tại; 50% đang sống trong tình trạng suy dinh dưỡng, rất ngặt nghèo.

Điểm chính dụ ngôn hôm nay, Đức Chúa không nhắc ta đang có những người nghèo chực chờ sẵn, nơi hông cửa. Nhưng, dụ ngôn nài ta để tai nghe ngóng và học hỏi. Hiện thời, đang có nhiều dân con nhà Chúa chủ trương duy trì luật Đạo cả về tín lý, lẫn phụng vụ. Nhưng, lại làm ngơ không đếm xỉa gì đến lời dạy của Hội thánh, rằng: Tình yêu Đức Chúa không diễn tả bằng môi miếng hoặc bằng lối sống đạo hình thức, bên ngoài, nhưng bằng hành động yêu thương người nghèo.

Trình thuật/dụ ngôn hôm nay còn nói đến hình ảnh của “bàn tiệc” ngập đầy những thức ăn. Thức ăn đây phải là biểu tượng của Vương Quốc Nước Trời. Nơi đây, luôn có tiệc lòng Mến, rất thánh. Tiệc agapè dạy ta biết san sẻ tình thương yêu đồng loại, những người đang thiếu cả những nhu cầu căn bản, rất bức thiết.

Ở Tiệc Lòng Mến, không có chuyện phân biệt ai là phú hộ/đại gia, ai là Lazarô nghèo chực chầu cơm bánh, nơi khung cửa. Người dự Tiệc Nước Trời vẫn chung vui sẻ san đồng đều cùng một thức ăn. Thức ăn Ngài nuôi dưỡng tình thương yêu ngút ngàn, đầy cảm kích. Thức ăn của Vương Quốc Nước Trời san sẻ cho hết mọi người, không phân biệt ai hăng say lao động, giỏi dang, ai lười biếng, ù lỳ. Tất cả cùng lo lắng cho nhau. Tất cả đỡ đần giùm giúp lẫn nhau.

Lạ thay, nơi tiệc Lòng Mến, người túng thiếu nghèo hèn cảm thấy hài lòng hơn kẻ giàu sang. Chẳng thế mà, có người tự hỏi: ở Vương Quốc Nước Trời, ai đích thực là đại gia/phú hộ? Ai giàu sang? Ai vừa giàu lòng, lại vừa sang?

Dự tiệc Tình Thương hôm nay, ta nhớ lời cảnh báo của Đức Chúa. Cảnh báo về những lãng quên trước lời kêu gào ới gọi, từ những Lazarô thời đại đang mong ngóng từng miếng cơm, tấm bánh ở cửa hàng, nơi phố chợ. Cảnh báo, để ta chớ làm ngơ cảnh người đồng loại đang chầu chực, ở đâu đây. Không làm ngơ, nhưng nhất quyết ra tay giúp đỡ. Thêm vào đó, Ngài còn cảnh cáo về cảnh xa hoa của những đại gia/phú hộ, luôn hưởng thụ.   

Lm Richard Leonard sj biên-soạn –  
Mai Tá lược dịch.

Saturday 17 September 2016

“Phượng ở Mỹ Châu, Phượng sầu hoa tím,”



Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 26 thường niên năm C 25/9/2016

Tin Mừng (Lc 16: 19-31)
Khi ấy, Đức Giêsu nói với "Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Abraham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.

"Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Abraham ở tận đàng xa, và thấy anh Ladarô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: "Lạy tổ phụ Abraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm! Ông Abraham đáp: "Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.

"Ông nhà giàu nói: "Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh Ladarô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này! Ông Abraham đáp: "Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó. Ông nhà giàu nói: "Thưa tổ phụ Abraham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối. Ông Abraham đáp: "Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin."

“Phượng ở Mỹ Châu, Phượng sầu hoa tím,”
“trống vắng lòng xe, trống vắng hiên che.”
 (dẫn từ thơ Nguyễn Nam An)

Phượng ở ngoài đời, vẫn âu sầu nhân thế. Người ở trong Đạo, có như thế khộng? Câu hỏi đây, trình thuật vẫn cứ hỏi cả vào khi người đọc truyện Lazarô, rất khôn nguôi.

Trình thuật thánh Luca, nay không hỏi mà chỉ ghi lại tình tiết rất thơ văn để người đọc lĩnh hội tư tưởng của thánh-nhân, như truyện ông Lazarô tốt lành. Phải chăng đây là chuyện hạnh đạo về ông Lazarô ở trình thuật? Trình thuật trọn Tin Mừng hai lần được nhắc đến; một: ở trình thuật về Lazarô tốt lành như hôm nay. Truyện kia, do thánh Gioan kể về cái chết và hồi sinh ở làng Bêtania xưa, mà thánh-sử đưa vào Sách Tân Ước, trước khi kể về nỗi thống khổ và cái chết tủi nhục của Đức Chúa.

Truyện Lazarô, người duy nhất được Tân Ước tặng cho cái tên rất nổi cộm, Lazarô, bên tiếng Aram có nghĩa như “Eleazar” tiếng Híp-ri, tức: “Thiên Chúa chuyên giùm giúp”. Tiếng Hy Lạp gọi “Lazaros”, tên cũng dễ nghe nên tiếng Latinh và Anh/Pháp đều duy trì, sử dụng. Lazarô gốc chữ, là: người hành khất, rất tật bệnh bị ngược đãi như người phung cùi mà chỉ mỗi chú chó làm bạn đường, thôi. Ông bị mọi người lơ là, chẳng dòm ngó; may, nhờ quan tâm đến chuyện vĩnh cửu nên biến thành người tốt lành khác.

Theo trình-thuật thánh Gioan, thì: Lazarô thành Bêthania chết đã 4 ngày rồi mới có có cơ may được Chúa gọi hồn trở về với thế gian sống thêm vài năm nữa. Có người nghe truyện, lại đã hỏi: Không biết, là khi trở lại với thế giới dương trần, ông ta có nói điều gì? như thể bảo: “Tôi là Lazarô vừa về từ cõi chết, sẽ kể cho bà con nghe biết mọi chuyện…” Và, như tác giả T.S Eliot từng hỏi: đây như bài ca yêu thương của J. Alfred Prufrock, không? Nếu đúng, thì bà con hẳn cũng biết được một số điều về thế giới ở bên đó?

Duy có điều, là: theo lập trường chú giải thánh kinh ở đâu đó, thì 2 truyện kể ở Tin Mừng thật rất khác. Khác, từ chủ đích của người viết. Khác, cả cung cách lẫn thể loại rất hình-thức. Dù sao đi nữa, nhiều tín-hữu Đạo Chúa cũng đã kết-hợp hai truyện kể về Lazarô nhưng nội dung ở lời nguyện đọc vào lễ mồ, trong đó có câu như: “Xin thần-sứ Chúa dẫn đưa người quá cố đây về nơi thiên-quốc có ông Lazarô từng là kẻ khó nghèo được Chúa gọi, đến tháp tùng…”

Người giàu óc tưởng tượng, có thể còn nghĩ ra cảnh tình trong đó Lazarô có thể không chỉ nghèo khó mà thôi, nhưng còn bị chứng tật gì đó rất ngặt nghèo, khó chữa. Và, chỉ mỗi Đức Giêsu là bạn thân thiết với ông mới cảm thông mà ra tay chữa lành. Giàu óc tưởng tượng hơn, có thể có người còn nghĩ ra kiểu tật bệnh ngặt nghèo nào khác mà Chúa, nếu muốn chữa lành cho họ, thì Ngài phải chấp nhận lân la, gần gũi họ. Như bệnh hủi hoặc bệnh tật nào khác như nữ phụ nọ dám tin tưởng là chỉ mỗi mình Ngài mới chữa cho khỏi, nên tìm đến rờ vào gấu áo của Ngài, đã khỏi ngay (Lc 8).

Trình thuật nào cũng vậy. Lại cũng kể rằng: Chúa là Đấng chữa lành hết mọi người, dù có bệnh ngặt nghèo hay cấp tính, ác tính và Chúa muốn kết thân, gần gũi họ. Gần gũi với đủ mọi hạng người trên thế giới. Gần gũi đến độ Chúa còn đính kết với hết mọi người, khi xưa là đám người cùi phong, ghẻ lở, trộm cắp, đĩ điếm hoặc tội phạm đủ mọi kiểu.

Ngày nay, rất có thể là : nếu Ngài còn sống cũng sẽ gần gũi và gắn liền với cả những người ho lao, sốt rét thậm chí còn bị chứng/tật quái ác như HIV/AIDS dù Ngài chẳng bao giờ hành xử như họ. Hoặc giả, còn có cả mầm mống từ chính mình. Chẳng thế mà, khi nói với Saul (tức tên tục của thánh Phaolô) trên đường đi Đamát, sau trở thành thánh-nhân trụ cột của thánh Giáo hội, rằng: Ta là Giêsu mà anh đang ruồng bắt.”

Bằng ngôn từ ngày thời hôm nay, có thể Ngài sẽ bảo: Tôi là Giêsu, giống như những người mà quí vị đang ruồng bỏ, tẩy chay, tránh né.” Suy cho kỹ, thời nay lớp người nào đang bị xã hội né tránh và ruồng bỏ nhất, thì Chúa lại càng gần gũi, đính kết với họ.

Và, thánh Phaolô có lẽ sẽ lập lại những lời tương tự như xưa: “Tôi đây, nào thấy xấu hổ hoặc ngại ngần gì thập giá nữa là!”  Và, nếu còn sống đến ngày hôm nay, có thể là vị thánh cột-trụ của Giáo hội, cũng sẽ bảo: “Thập giá kia, tôi còn không ngại thì xá gì tật bệnh dù khó chữa, như: phung cùi, sốt rét, cả đến AIDS, cũng thế.”

Cũng thế, ông Lazarô có thể cũng đã nói với Đức Giêsu, Đấng chữa lành cho ông, như từng bảo: “Tôi đây bệnh tình nghiệt ngã là thế, mà Ngài chẳng nề hà lại chẳng sợ gần gũi, thật quá sức!”

Cũng vậy, bắt chước thánh Phaolô, các Lazarô thời đại hoặc người bệnh mắc chứng ho lao, phong cùi hoặc tệ hơn, chứng HIV/AIDS sẽ lại nói: “Tôi vui mừng được chịu khổ nhục vì anh em… Tôi xin mặc lấy vào thân mình, vì lợi ích cho thân mình Ngài là Hội thánh Chúa.” (Col 1: 24) Và khi ấy, cũng có thể Chúa sẽ hỏi: “Anh/chị có sợ không nếu tôi lại là thành-viên của Hội-thánh đang bệnh hoạn.”            

Thật ra thì, gần gũi những người bệnh ngặt nghèo như Đức Chúa từng gần cận không có nghĩa là mình cũng ngặt cũng nghèo, để phải né tránh, hắt hủi như một số “vị” ở trên cao xưa nay vẫn xử sự. Nếu tự nhận là thành viên của Hội thánh hoặc là thành phần thân thể của Giáo hội là Đức Kitô tưởng rằng cũng không có gì phải sợ sệt, tức: sợ nhiều thứ nên không dám nhận họ, dù họ hàng là người thân của ta đang mắc tật/bệnh, tật nguyền.

Bởi thế nên, nếu có ai –dù có là chi thể của hội thánh hay không-  đang chết dần mòn ở bệnh viện, người ấy lại cũng sẽ, một lần nữa, làm như Đức Kitô đã làm trên thập giá đầy khổ ải, là: đang về cùng Cha. Về với Cha. Về, trong tư thế của người Con, dù bệnh tật.

Trong tâm tư đầy cảm nghiệm như thế, ta lại sẽ ngâm tiếp lời thơ rằng:

“Phượng ở Mỹ Châu, Phượng sầu hoa tím,
Trống vắng lòng xe, trống vắng hiên che.
Tháng sáu tôi thề khi đêm ra biển
Dầu sẽ như ve hết kiếp không về.”
(Nguyễn Nam An – Phượng)

Cảm nghiệm của hoa Phượng, mầu đỏ hay mầu tím, vẫn là cảm nghiệm về nỗi chết rất tật bệnh. Tật hay bệnh, vẫn thấy lòng trống vắng nếu không có Chúa gần gũi, chữa lành và yêu thương. Chính đó, là ý tưởng của cả nhà thơ lẫn nhà Đạo, rất văn thơ.

Lm Kevin O’Shea, CSsR biên-soạn - Mai Tá lược dịch