Saturday 28 November 2015

“Thế nhân ơi, trần-gian vẫn cuộc đời”



Suy Tư Tin Mừng tuần thứ 2 Mùa Vọng năm C 06/12/2015

Tin Mừng (Lc 3: 1-6)
Hôm ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng:"Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.28 Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc."
"Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người."

Ban ngày, Đức Giêsu giảng dạy trong Đền Thờ; nhưng đến tối, Người đi ra và qua đêm tại núi gọi là núi Ô-liu. Sáng sớm, toàn dân đến với Người trong Đền Thờ để nghe Người giảng dạy.

“Thế nhân ơi, trần-gian vẫn cuộc đời”
Và mien viễn, giòng đời trôi bất-diệt.”
 (Dẫn từ thơ Ti-gôn)
Vâng. Giòng đời vẫn cứ trôi. Vẫn miên-viễn làm sao dám tru-diệt. Chí ít, là giòng tìm-kiếm, của người đang mong đợi, thuở ban đầu. Từ ban đầu, cộng-đoàn dân Chúa vẫn luôn chờ và cứ đợi. Chờ và đợi, nay Tin Mừng kể lại chuyện thánh Gioan Tẩy Giả đã khích-lệ đoàn người lũ-lượt theo chân thánh-nhân: hãy bình-tĩnh nhẫn-nại, vì thời-gian chờ đón Đấng Cứu-Độ, đến rất mau.
Ngược giòng lịch-sử, ta thấy rõ: người Do-thái vẫn muốn chính mình có mặt vào ngày giờ Đấng Thiên-Sai hiện đến thêm lần nữa. Từ đó đến nay, từng thế-hệ và từng thế-hệ vẫn nối-tiếp trong mong chờ và cứ đợi. Mang hy-vọng nhờ nguyện cầu sốt-sắng, dân con nhà Chúa lại sẽ diện-kiến Đấng Thiên-Sai. Ngài sẽ đến như Người Con vinh-hiển, đã xức dầu.
Thật ra, người Do-thái vẫn mang hy-vọng hãnh-tiến, rất miên-trường. Họ cầu Chúa tái-lâm vào ngày nào đó, để còn hy-vọng sẽ lại thấy Ngài. Rõ ràng là, Đức Kitô vẫn chưa quang-lâm thực đúng ngày giờ mà mọi người chờ mong. 
Trong chờ ngày Chúa đến lại, có người lại cứ liên-tưởng đến biến-cố bi-ai, rất nhẫn-nhục. Họ cứ nghĩ: nếu biết nhẫn-nhục và hy-sinh, chịu khó, ắt sẽ được giáp mặt Ngài, chẳng chờ lâu.
Liên-tưởng ngày “N” đầy kịch-tính, dân con của Chúa cùng thế-giới như chùng lại, đi vào giây phút tận-tuyệt, khó hình-dung. Có người còn tô đậm nhiều tưởng-tượng, quyết đoán rằng: Đức Chúa hẳn sẽ xuất-hiện trong vinh-quang sáng-láng giống vua/quan lãnh chúa đến tức thì. Dón chờ Ngài, chắc chắn có lễ-hội đình-đám, no say tự hồ đón-nhận lãnh-tụ/chính-trị-gia vừa thắng lớn, quyết ra tay xoá bàn cờ, dựng lại.
Đọc Tin Mừng, hẳn ai cũng nhớ lại tình-huống qua đó thánh Luca từng nhấn mạnh sự-kiện tín-hữu thời đầu vẫn chờ/mong Đức Kitô đến lại, chẳng nguôi ngoai. Bậc thánh-hiền khi ấy, vẫn ước ao được diện-kiến Đấng Thiên-Sai thêm lần nữa. Nhưng, họ lại để luột mất cơ-hội, bởi cứ dựa vào những dấu-hiệu không rõ rệt.
Thực-tế hơn, thánh Gioan Tẩy Giả là người đầu tiên gặp mặt Chúa bằng xương bằng thịt. Thánh-nhân có được diễm-phúc diện-kiến Ngài từ đầu, vào lúc Ngài gia-nhập thế-giới nhân-trần đầy êm-ả.
Thánh-nhân còn ý-thức được rằng: Đức Kitô, vốn yêu-thương thế-giới loài người rất mực, nên đã khoả-lấp hố sâu ngăn-cách người với người. Khi Ngài đến, núi đồi nào cản-ngăn sự hiệp-thông/kết-nối, đều bị Ngài san bằng cách-biệt.
Bằng vào tình thương-yêu/đùm bọc, Ngài gỡ bỏ mọi tăm-tối ở lòng giận hờn, ghét-ghen, tị nạnh. Bằng phong-cách rất nhân-hiền, Ngài vạt-phẳng mọi hố sâu chia-lìa xuất tự đố-kỵ mà người người vẫn hành-xử đối với nhau, hết mọi ngày.
Bằng lòng mến vô bờ luôn tỏ-lộ, Ngài biến-cải mọi thành-trì dù kiên-cố của những chán-ngán, lạnh căm. Để rồi, Ngài lại sẽ đưa vào chốn Nước Trời đầy sức sống cho con dân của Ngài được vui hưởng hết mọi sự. Từ nay, tâm-can con người rày sẽ trở nên con suối hiền êm ả, thẳng tắp.
Hướng vào ngày Ngài tái-lâm, chắn chắn đó là phong cách rất đặc thù của những người đang trong tâm-trạng chờ mong, mong chờ. Nhưng, Mùa Vọng không là lễ-hội phàm-trần để ta thản-nhiên mà tuyến-bố: mình không hề biết vì lễ hội trần-tục, con người sẽ cứ dửng-dưng trước ý-nghĩa của ngày Chúa tái-lâm.
Dù sao đi nữa, hướng về ngày Chúa Giáng-trần còn là mùa lễ giúp ta suy-tư, nghĩ-ngợi nhiều về tính kiên-nhẫn biết nói lời “Xin Vâng” với Chúa, với Cha. Mùa này, mỗi năm, ta vẫn cùng nhau thinh-lặng trầm-bình bước vào nguyện-đường, nhắc nhở chính mình rằng: Ơn Cứu-Chuộc Chúa ban đã kởi-đầu từ nhân-vật bé bỏng, Chúa Hài-Nhi.
Hy-vọng và hướng về ngày Chúa quang-lâm, còn là mùa lễ để ta thấy được niềm tin của những người còn chờ mong được thấy những gì ta đang thấy. Nhận-thức được điều ta đang sống có ý-thức, tin-tưởng vào những gì ta đang tin-tưởng. Hy-vọng và hướng mình vào ngày Chúa đến lại, cũng là mùa giúp ta tăng-trưởng lòng kiên-nhẫn, cố lấp đầy những hố sâu cay-đắng nơi cuộc đời cần khoả-lấp.
Ở tư-thế ngóng chờ ngày CHúa đến lại, sẽ giúp ta hiểu rằng: vẫn còn nhiều đồi núi/cách ngăn đang chờ chực ta san-bằng. Và, Mùa Vọng còn là thời-gian quí-giá để ta tưởng nhớ lại quãng đời bĩ-cực/khổ-đau khi trước. Vào lúc ta những nghĩ rằng: Ngài bỏ rơi ta, chẳng đoái-hoài; nhưng hy-vọng và hướng nhìn về quá-khứ trong chốc lát, ta lại đã nhận ra rằng: Ngài luôn kề-cận, hiện-diện bên ta suốt hành-trình gian-nan/khổ-ải , nơi trần-thế.
Chờ ngày Chúa quang-lâm giáng hạ thêm lần nữa, ta cũng nên nhớ lại lời “Xin vâng!” qua tâm-tình đáp trả tình-tự thương-yêu đang dâng-trào bằng thứ tình tư-riêng, đầy mến mộ.
Chờ và mong ngày Chúa quang-lâm giáng-hạ, còn là nói lên lời đồng-thuận sẽ vui nhận Vương Quốc Nước Trời đang diễn-biến ở chốn gian-trần, do Ngài gửi. Và như thế, ta lại sẽ thực-thi công-lý và hoà-bình, cho dân nước.
An vui ngày lễ vọng, là nói lời “Xin vâng!” đồng-thuận khi biết rõ Ngài vẫn là bạn đồng-hành với ta trong mọi lúc, ở mọi nơi. Ngài vẫn cận-kề ta trong hành-trình tin-yêu mến một đầy trắc-trở. Ta sẽ hiên-ngang nói lời “Xin Vâng!” vui nhận, cả vào lúc thất-vọng rất tràn-trề. Cả vào khi niềm thất-vọng đã chợt đến, chợt đi, thật bất ngờ.
Hãy bắt chước nhà thơ John Bell, người Tô Cách Lan từng diễn-tả tình-tự thân-thương Mùa Vọng bằng nha74ng vần thơ, tình-tứ rất như sau:

“Anh sáng cúi gập mình nhìn tăm tối rồi vội nói:
Ta phải đi, nhất-định không để thế
Hoà-bình ghé lại, thấy chiến-tranh, liền bầy-tỏ:

Ta đi đây, quyết tái-tạo an-hoà,
Tình yêu để mắt, thấy hận-thù bèn nhất-quyết:
Ta lên đường, dù phải đợi, phải chờ.

Tựa hồ như thế, Đức Chúa sự sáng
Là hoàng-tử An-Bình
Là Vua Cha của Tình thương yêu
Đã ghé bến nhân-trần, lưu lại cận-kề với ta mãi.”

Vâng. Có Chúa cận kề, hẳn dân con đi Đạo sẽ hân hoan vui sướng biết bao. Hân hoan, vì đã chờ đợi biết bao năm, không mệt mỏi. Dù, kinh qua mọi khổ ải, nhiều đau thương. Vẫn cứ vui, mà đợi chờ, không quản-ngại vì biết rằng Ngài sẽ lại đến trong vinh-quang mai ngày như đã hứa. Và, Lời Ngài dặn còn đó những Mùa Vọng. Mùa, của chờ mong, yêu thương, rất nhung nhớ.

Lm Richard Leonard sj biên doạn
Mai Tá lược dịch.

    

Saturday 21 November 2015

“Mây về hằng hà sa số lệ”



Suy Tư Tin Mừng tuần thứ nhất Mùa Vọng năm C 29/11/2015

Tin Mừng (Lc 21: 25-28, 34-36)

Hôm ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng:

Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến. Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc."

"Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người."

Ban ngày, Đức Giêsu giảng dạy trong Đền Thờ; nhưng đến tối, Người đi ra và qua đêm tại núi gọi là núi Ôliu. Sáng sớm, toàn dân đến với Người trong Đền Thờ để nghe Người giảng dạy.

“Mây về hằng hà sa số lệ”
Là nguồn ly-biệt giữa cô-đơ.
Sao không tô-điểm nên sương khó,
Trong cõi lòng tôi buổi chập-chờn.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

Thời hôm nay, lại cũng có những buổi chập-chờn, ra như thế.
Cuối năm 1999, dân chúng khắp nơi chừng như vẫn hối hả, ưu tư khi thế giới đang từ từ bước dần vào những ngày đầu của thiên niên kỷ mới. Có người dựa vào Phúc âm, để quyết đoán rằng: ngày thế tận đã gần kề. Và, Đức Kitô nhất định sẽ quang lâm giáng thế một lần nữa, vào ngày sinh thứ 2000 của Ngài.
Những ai quả quyết chuyện này, xem ra đã liên tưởng đến câu ngạn ngữ mà các cụ ngày xưa vẫn dặn dò: hãy luôn đặt mình vào tình huống xấu nhất, để rồi từ đó mình mới tự tìm cách thoát ra, mà đi vào chốn lạc quan, đầy ân huệ.
Thật ra, Đạo Chúa đã bước vào chốn lạc quan niên lịch từ thế kỷ thứ tư, sau công nguyên. Đúng hơn, đấy là năm 526 tại La Mã, tu sĩ uyên bác tên là Dionysius Exiguus đã dày công nghiên cứu các niên biểu ghi rõ ngày Đức Giêsu sinh ra, tử nạn và sống lại để biên soạn làm niên lịch cho Hội thánh.
Nhiều năm sau, ông đã định ngày cho các nghi lễ phụng vụ để rồi đúc kết thành một bộ gọi là lịch Hội thánh. Với các dụng cụ sơ sài tự kiếm, một thày dòng chuyên tu như thày Dionysius làm được niên lịch Hội thánh như thế, cũng là chuyện phi thường, hiếm thấy.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào các nguồn sử liệu bên ngoài và nhất là vào Tân Ước, khi kể về các vị cầm quyền Do Thái và La Mã ở Palestine, thì dứt khoát là lịch của Dionysius đã đi trễ, những 4 năm.
Đến năm 1582, Giáo hội biết rõ những sơ hở này, đã định sửa đổi. Tuy nhiên nếu sửa, thế giới sẽ phải bỏ phí đi, mất 4 năm. Chung cuộc, đã có quyết định là ta cứ để vậy. Như thế, tính đúng thực tại, phải thừa nhận rằng ngày Đức Giêsu quang lâm, lẽ đáng phải là năm 1996, chứ không phải 2000, như một số dân con nhà Đạo khẳng định.
Thêm một thực tế khác nữa, là: mỗi khi bắt đầu kỷ nguyên mới, tín hữu Đạo Chúa lại được nghe kể về điềm thiêng dấu lạ trên mặt trời, mặt trăng cùng các ngôi sao. Rồi đến, thiên tai hạn hán mất mùa, động đất sóng thần, cứ liên tục xảy đến. Và, người dân ngoan hiền quận huyện sẽ cho rằng: ngày Chúa tái lâm đã gần kề. Tuy nhiên, rõ ràng là ta vẫn chờ. Và, vẫn cứ chờ.
Nếu ai muốn xác minh về điềm báo khốc liệt như thế, có lẽ nên nhớ lại lời dặn: “Các con chẳng thể biết được thời gian và nơi chốn khi Con Người đến trong vinh quang.” Chính vì lời dặn dò này, mà cộng đoàn thánh Luca nghĩ rằng Đức Kitô sẽ nhanh chóng quang lâm, trong tương lai rất gần. Ngài sẽ đến lại trong huy hoàng, lộng lẫy.
Thời gian vẫn cứ trôi qua. Điềm báo, dấu hiệu vẫn cứ xảy đến. Và, cộng đoàn tiên khởi lúc đó mới vỡ lẽ rằng: ngày Đức Chúa quang lâm không mang mốc chặng thời gian và không gian gì rõ ràng cả.
Thực tế cho thấy: thời gian và không gian luôn thuộc về Ngài. Hy vọng đợi chờ từ nơi tín hữu thời ban sơ đã phản ảnh tình huống bách hại, và những chịu đựng khổ đau. Các tín hữu Đạo Chúa nay đà hiểu rõ: chẳng thể tuyên xưng lòng tin vào Đức Kitô một khi hành vi, cuộc sống của mình không phản ảnh được sự sống Nước Trời, Ngài hằng nói đến. Đó là mấu chốt của niềm tin. Đó mới là mốc chặng của Tin Mừng mặc khải. 
Nói rõ hơn, nếu tín hữu Đạo Chúa sống và thực hiện điều Đức Kitô truyền dạy nơi Tin Mừng, bằng và qua cuộc sống thường nhật, thì chắc chắn thế giới này cần phải đổi thay. Thế giới này sẽ có thay đổi. Thay đổi rất nhiều. Thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Và khi đó, Đức Kitô mới quang lâm trong huy hoàng lộng lẫy, như mọi người chờ mong.
Cho đến nay, chưa nắm rõ được ngày giờ thế giới nhân trần đã đi vào giai đoạn tận tuyệt chưa. Nhưng ở đây, vào những giây phút đầu của niên lịch Hội thánh, ta biết rõ được hai điều: Đức Chúa sẽ trở lại bất cứ lúc nào khi ta thực hiện được tình yêu thương - tha thứ. Khi ta biết san sẻ tài sản ta có. Và, biết xót xa, độ lượng. Biết hy sinh cho những người có nhu cầu hơn ta.
Thứ đến, vào ngày quang lâm Ngài đến lại, có thể sẽ không có hiện tượng mặt trời mặt trăng quay cuồng, nhảy múa. Và có thể, cũng chẳng thấy hiện tượng thủy triều dâng sóng ngút ngàn, đâu. Và cuộc đời ta vẫn cứ phẳng lặng. Vẫn trĩu nặng tình thương yêu, như trước.
Thực tế Nước Trời quang lâm đang diễn tiến. Quang lâm chính là lúc tình yêu dũng cảm của bậc cha mẹ đối xử với con. Quang lâm là, lòng thương yêu triển nở của vợ hoặc chồng đang diễn tiến với người phối ngẫu yếu đau. Quang lâm còn là, lòng cảm thương yêu giúp đỡ của thế giới đã phát triển đang đùm bọc các quốc gia nghèo, thuộc thế giới thứ ba.
Đại để là, mỗi khi ta có được những tình thương cao cả như thế, thì Vương quốc Nước Trời đã nguy nga, tráng lệ đủ để chứng minh rằng những điều Đức Giêsu loan báo về việc Ngài quang lâm, vẫn đến với chúng ta mỗi ngày, mỗi giờ. Ở mọi nơi, vào mọi lúc. Trong Vương Quốc Nước Trời Hội thánh.   
Cầu mong sao Tiệc thánh ngày đầu niên lịch phụng vụ, đem cho ta ý nghĩa và vị ngọt của Vương quốc Nước Trời đã và đang hiện diện, sẽ còn đến với ta luôn mãi. Cầu và mong sao tinh thần mùa Vọng luôn gìn giữ chúng ta trong tư thế đợi chờ Tình Yêu Chúa Cha sẽ đến lại.
Và, Tình yêu Cha đem đến cho ta lòng quả cảm để tiếp tục sống cuộc sống hiện tại. Cuộc sống nhiễu nhương, nhiều bất ổn. Nơi đó, có sự quay cuồng múa nhảy của mặt trời mặt trăng. Có, sóng dữ gầm thét. Một cuộc sống mang nặng những ưu tư triền miên, muộn phiền. Nhưng, không quên đợi chờ. Một đợi chờ rất tốt, rất đẹp.
Cũng trong cùng một tâm-tình như thế, ta sẽ lại ngâm nga câu thơ còn bỏ dở, rằng:

“Mây về hằng hà sa số lệ,
Là nguồn ly-biệt giữa cô-đơn.
Sao không tô-điểm nên sương khói,
Trong cõi lòng tôi buổi chập-chờn.
(Hàn Mặc Tử - Cuối Thu)

Cõi lòng tôi, lòng anh có chập-chờn buổi sương khói đi nữa, thì nguồn ly-biệt, cô-đơn, muộn phiền cũng chẳng thể nào khiến anh, khiến tôi mất đi niềm hy-vọng đợi chờ Đức-Chúa-Tình-Yêu sẽ lại đến. Ngài sẽ đến, để sưởi ấm tấm lòng đơn côi, nặng chĩu những u-buồn trong đời người. 

Lm Richard Leonard sj biên soạn   
Mai Tá lược dịch

Saturday 14 November 2015

“Miễn tội, em đừng bỏ phế Vua”



Suy Tư Tin Mừng trong tuần 34 Lễ Kitô Vua năm B 22/11/2015

Tin Mừng (Ga 18: 33b-37)

Khi ấy, quan Philatô nói với Đức Giêsu rằng: "Ông có phải là vua dân Do-thái không?" Đức Giê-su đáp: "Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?" Ông Philatô trả lời:"Tôi là người Do-thái sao?Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?" Đức Giêsu trả lời:"Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này." Ông Phi-la-tô liền hỏi:"Vậy ông là vua sao?" Đức Giêsu đáp: "Chính ngài nói rằng tôi là vua.Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật.Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi."


“Miễn tội, em đừng bỏ phế Vua”
(Dẫn từ thơ Hà Huyền Chi)

Đức Piô XI thiết lập lễ Kitô Vua, khởi đầu năm thánh 1925. Đại lễ bắt nguồn gần nửa thế kỷ trước, hồi thập niên 1880, khi mà nhiều Giám mục ở Châu Âu lo âu thấy rõ phong trào tục-hoá nhà Đạo đã nổi lên. May thay, trào lưu phàm tục này đã không lập lại vào các thế kỷ về sau.
          Ưu tư lo lắng của các giám mục thời bấy giờ, là: sao ta lại để cho quyền hành trần thế ngày một lấn lướt, tạo thế “hơn hẳn”, chống trả thần quyền, đến như thế? Đặc biệt hơn, các Giám mục ở Pháp và Ý đã ý thức được tầm quan trọng cần thờ kính Đức Giêsu Kitô Vua-Cha của vũ trụ. Và, lòng sùng kính Đức Kitô-Vua từ đó phát triển mạnh, mãi đến hôm nay.
          Năm 1922, Đại Hội Thánh Thể ở Rôma, có 69 vị Hồng-y Giáo-chủ đã thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng hãy cho phép thiết lập đại lễ mừng kính Vua Cha Cao Cả, cho mọi người. Suốt ba năm, đền Vatican tràn ngập những thỉnh nguyện thư, cùng đòi hỏi Giáo hội phải làm việc gì để mừng kính Đức Kitô Vua. Vua trần gian. Vũ trụ. Loài người. Và chung cuộc, thì lễ Đức Kitô Vua đã thành hình và tiếp tục đến ngày hôm nay.     
          Với Tân Ước, dù Chúa nói đến Vương Quốc Nước Trời, dù Ngài có được tung hô vạn tuế như Vị Vua Cao Cả, Đức Giêsu vẫn quả quyết: Vương quyền của Ngài hoàn toàn khác biệt vương triều của vua chúa trần gian như César, Hêrôđê, hoặc cả đến Đavít, và các Vua Do-thái nữa. Với tín hữu tiên khởi, người người thấm nhuần, ghi tạc tình Vua Tình Yêu chẳng bao giờ thiếu.
Trước năm 324, có rất ít tác phẩm nghệ thuật cũng như văn-bản sử-liệu trình bày Đức Giê-su như vị Vua Cha Cao Cả. Năm đó, hoàng đế Constantine vừa tham gia cộng đoàn dự tòng, đã biến Đạo Chúa thành Đạo uy phong lẫm liệt cho Đế quốc ông trị vì, để tỏ bày lòng yêu thương đức Vua, như một người Cha.
          Cũng từ đó, nghệ thuật trong nhà Đạo đã xuất tác các tượng hình, ảnh mẫu diễn tả Đức Giê-su mặc long bào phẩm phục của Vua Chúa, tay cầm quả cầu, tượng trưng cho Vua Trái Đất. Vua Hoàn Cầu.
Thế đứng của Đức Kitô-Vua trông uy nghi, tráng lệ. Và, Đức Maria, Mẹ Ngài cũng trở thành Nữ Vương Thiên Đàng, đầy tình yêu thương của Mẫu Hậu. Điều này cũng dễ hiểu. Chí ít, là vào thời mà con dân Đạo Chúa bị triền miên bách hại, trong nhiều tháng. Từ đó, Đạo Chúa tôn kính Đức Kitô-Vua đã trở thành sức mạnh uy phong, tồn tại cùng với nhân gian, ở trần thế.
Có thể coi đây là thành công lớn của thần quyền, có dân gian. Tuy nhiên, dân gian phàm trần vẫn cần đề cập nhiều đến không gian thần thánh, cao cả hơn. Chốn không gian biểu lộ tính chân phương đích thực của Đức Kitô, Vua Vũ Trụ. Vua oai phong. Hiền từ. Nhân hậu.
          Từng thế kỷ và thế kỷ, trôi qua. Cả đế quốc hùng mạnh của Constantine, cũng không tồn tại. Nhưng, các đặc trưng/đặc thù thời vua chúa nơi nhà Đạo, vẫn ở lại mãi với ngôn ngữ và phong cách của Giáo hội, rất hôm nay. Cần thí dụ, ta có thể dẫn chứng khi nói về nơi ăn chốn ở của các vị Giáo hoàng, các Giám mục mà ta có thói quen đặt cho cái tên như “dinh”, như “toà”. Và, phẩm phục đại lễ của các ngài, vẫn mang dáng dấp áo mũ/cân đai rất long trọng. Đắt tiền.
          Vấn đề còn lại, là: các tài sản và báu vật lịch sử ấy, đã phần nào đối chọi và mâu thuẫn với điều mà Đức Chúa nói về Ngài. Về phong cách của vị Vua Cha vẫn trị vì cả và thế gian. Nói cho cùng, tính chất vua quan, lãnh chúa của Ngài, đã được ghi vào khuôn khổ của trình thuật Thương khó. Rất thống khổ.
          Phúc âm thánh Gio-an hôm nay, được rút từ văn bản nổi tiếng của Tân Ước, trong đó có quả quyết của Chúa về tính Vua-Cha, đối với thần dân, ở cõi thế: “Ngài tự nói điều ấy. Chính ngài nói Tôi là Vua. Tôi đã sinh ra và đến thế gian là để làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng Tôi”.
          Với thế giới hôm nay, số vua quan nữ hoàng dám nói điều đó với dân đen/quần thần, quả rất ít. Tệ hơn, chẳng vua quan nào yêu dân đến độ sẵn sàng hy sinh cho họ. Chết cho họ. Ngược giòng lịch sử, ta hiểu rằng: khi sự thật về tình yêu Vua-Cha hy sinh như thế, đều mang sắc màu của một Thương Khó. Và, đây mới là sự thật về tính chất vua chúa/quan quyền mà trần gian không thể thấy.
          Vua quan/lãnh chúa ở trần gian, bao giờ cũng thấy khó có thể hy sinh, cho một ai. Càng khó hơn, khi họ phải thương yêu thần dân của mình đến độ hy sinh mạng sống của riêng mình, cho dân đen. Nhưng với Đức Kitô, qua tư cách Vua-Cha của mình, Ngài giàu lòng thương mến. Chẳng gây thương tổn, cũng chẳng làm hại bất cứ người nào trong dân mình. Là Vua-Cha vũ trụ, Ngài không đầu hàng thoái thác trước thương đau. Nhưng, vẫn rao truyền tình thương, bất chấp khó khăn. Ngài khuyên răn, bảo vệ thần dân của Ngài. Vẫn luôn mãi.
          Là Vua Tình Yêu, luôn chấp nhận những thương cùng khó, Đức Kitô-Vua chẳng bao giờ bỏ mặc dân con chốn điêu tàn lẻ loi, đầy chết chóc. Vua Kitô vẫn bộc lộ lòng thủy chung rất mực của Vua Tình yêu. Vẫn một mực thương yêu trung thành với dân Ngài, cho đến chết. Và, lại là cái chết nhục nhã như tên trộm. Thua kém cả dân đen, hèn hạ.           
          Theo gương Ngài, ta chớ để quyền uy, sức mạnh của trần thế uy hiếp, dẫn dụ. Chớ nên để mắt mình mờ loà trước mọi hào nhoáng chóng qua, của tiền tài vật chất, khó chối từ. Theo gương Ngài, ta chớ dại mà dấn thân đeo đuổi những mồi chài lợi lộc cùng quyền uy của vua quan/thủ lĩnh nơi gian trần, đang lôi cuốn.
          Trái lại, hãy ngước mắt lên mà hướng thượng. Hướng về Đức Kitô, vị Vua-Cha nhân hiền hằng thương yêu dân của mình, hơn mọi hoàng gia/lãnh chúa, chốn nợ đời. Bởi, chỉ mình Đức Kitô-Vua mới dám nói về Sự thật, với lòng thương yêu, trìu mến. Ngài không chỉ nói bằng lời, mà còn nói bằng việc chấp nhận bỏ mình để chứng minh cho sự thật Tình yêu, Ngài phú ban.   
Đó là Sự thật rất khách quan. Sự thật, đến với mọi người, nơi trần thế. Sự thật, gửi đến với thần dân, Hội thánh. Sự thật về lòng thương yêu không bến bờ. Yêu thương mọi người. Yêu cả dân đen yếu hèn, hạ cấp. Yêu đến độ bỏ thân mình vì người mình yêu mến. Bỏ áo mão cân đai tài sản, triều đình. Bỏ, để chung sống vực dậy thần dân yếu hèn, đối tượng của tình Vua-Cha.
Trong tinh-thần cảm nghiệm về ý-nghĩa của Vua/Cha, ta ngâm lại lời thơ Vua, rằng:

“Miễn tội, em đừng bỏ phế Vua,
Trẫm muốn tru-di đám ngoại thần.
Cô, dì tỷ, muội chẳng can-ngăn,
Nơi nào em tối niêm phong hết,
Cho hả lòng đây nhớ ái-tình. Hà Huyền Chi- Bỏ Phế Vua)

Không bỏ phế, nhưng vẫn tôn-trọng và phò Vua Kitô, chủ-tể vũ-trụ. Không bỏ phế, nhưng vẫn tuân-thủ lời khuyên dạy Ngài, chỉ-thị để sống với mọi vua/quan lãnh chúa hết người. Ở đời.

Lm Richard Leonard sj biên soạn   
Mai Tá lược dịch