Saturday 27 September 2014

“Tôi mất trời xanh của ấu thơ,”



Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 27 mùa Thường niên năm A  05-10-2014

“Tôi mất trời xanh của ấu thơ,”
Nên yêu em cũng bởi tình cờ.”
 (Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mt 21: 33-43

Mất mát trời xanh ở mọi thời, đâu chỉ một thời tuổi ấu thơ. Nên nhà thơ mới yêu em mãi, yêu mãi yêu hoài nên thành thơ. Nhà thơ hay nhà đạo, nay đều thế. Mất mát nhiều, nên mới đổi thay trong cuộc sống, rất hiện thực.
Từ ngày xuất hiện sống trong đời hiện-thực, con người cũng đã khám phá ra nhiều biến đổi, ở khắp nơi. Biến chuyển, về thể chất. Thay đổi, về tâm thần. Đến lúc nhập cuộc nhà Đạo, các kẻ tin nay đã nhận biết có một can thiệp.
Can thiệp để cứu rỗi. Can thiệp vì thương yêu. Và, mỗi khi nhận ra sự can thiệp ấy, người nhà Đạo vẫn có những khoảnh khắc buột miệng kêu lên: “À, ra thế!”. Kêu được tiếng này, người đời càng tiến sâu vào hành trình suy tư tìm kiếm Chúa. Hành trình đi vào cuộc đời. Về với chính mình. Với, chính con người mình. Và, những khoảnh khắc ấy, trước đây là những thắc mắc khó quên. Nay thành chuyện có lý, rất dễ hiểu.
            Tin mừng thánh Mát-thêu, cũng thấy tràn ngập những thoáng chốc nhận định giúp ta nhận ra những gật gù, chấp nhận: “Ừ nhỉ! À ra thế!”. Viết Tin mừng cho người Do thái bình thường bậc trung, thánh Mat-thêu muốn phản ảnh về con người của Đức Kitô, dựa theo ánh sáng lịch sử, của cả một dân tộc. Dân tộc Do thái thời ban sơ. Thánh nhân không bỏ qua những qui chiếu phản ảnh Kinh thư thần thánh có từ bản Híp-ri. Là thành viên cộng đoàn thời tiên khởi, thánh sử còn chiếu dọi các kỳ vọng đón chào Đấng MêSia Cứu Thế. 
            Đối với cộng đoàn tiên khởi thời thánh Mat-thêu khi trước, và với chúng ta hôm nay, bản thân Đức Kitô chính là yếu tố “Ừ nhỉ! À, thì ra Ngài là như thế!” cho lịch sử thế giới. Bởi, những gì khi trước thánh sử coi như ưu tư phản ảnh cuộc sống, cái chết và sự sống lại của Đức Chúa, thì nay, ở thời buổi này, đã nên hiện thực.
            Cụm từ “viên đá bị thợ xây liệng bỏ”, ngay từ đầu, đã ám chỉ dân Israel rồi. Ở thánh  vịnh 118, và trong toàn bộ các Thánh vịnh - tụng ca, các thử thách và chiến bại của dân Is-ra-el vẫn được coi như xét nghiệm về sức mạnh, tình yêu và sức chịu đựng của con người. Dù, bao phen có khốn khó đi nữa, cả một dân tộc đã từng trải, thì người dân lành vẫn tiếp tục ngợi ca sự thủy chung mà Ya-vê Đức Chúa đã đối xử với họ.
Dù, có phải chịu đựng mọi khổ đau, dân lành của Chúa vẫn ngợi khen ca tụng những điều kỳ diệu, Ngài ban cho. Vẫn cứ ca tụng và không ngừng thán phục các kỳ công Ngài làm, ngõ hầu gìn giữ họ. Duy trì họ, thành đám dân được chọn tràn đầy tin tưởng, vào sức mạnh thần thánh của Ngài.
            Với thánh Mát-thêu, mọi ngỡ ngàng và thán phục, còn được phản ảnh lên mình Đức Kitô trong tình huống đối đầu, phản ứng đối với các Thượng Tế, Ký Lục và dân thành La-Mã, nữa. Trong khoảnh khắc rất “sung”, khiến thánh nhân có thể kêu thất thanh, như mọi người: “Ừ nhỉ, À ra thế!”, thánh sử thấy được rằng chính Đức Yêsu Kitô, chứ không phải toàn dân Is-ra-el, mới là viên đá bị bọn thợ xây liệng bỏ, nay trở thành đá tảng góc tường. Chính Ngài là công trình chính yếu của tòa nhà mới, được dựng xây.
            Hành xử hệt như thánh Mát-thêu trong trình-thuật, ta có thể áp-dụng cũng một nhận-định/phản-ảnh ấy vào chính cuộc sống của mình, ngay lúc này. Như, trong nhân-cách, hoặc cá-tính của ta, cũng thường mang nhiều sắc-thái khiến cho ta lấy làm hổ thẹn hoặc chán chường, tuyệt vọng.
Nhìn vào quá trình diễn-tiến cả cuộc đời, người người đều có những giây phút hết ngồi lê đôi mách, rồi lại tham lam, cạy cục. Hết đớn đau/tủi hổ, lại đến âu sầu/giận dữ; hết ái ân/dục tình, rồi lại căm thù/vỡ đổ. Cũng có thể, là: vào những trạng huống ta thấy chán ngán, nản lòng vì tình người trong Đạo, những chia rẽ. Phân cách. Mất đoàn kết.
            Dù, ta đã cố gắng rất nhiều, để lướt thắng các mặt xấu, đáng liệng bỏ, thì mình vẫn hy-vọng rằng: trạng-huống ấy, sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp, hơn. Nếu quả là như thế, tưởng cũng nên nghe lại đoạn Tin Mừng nhắc đến hôm nay: “Viên đá người thợ xây liệng bỏ, giờ đây đã trở thành đá tảng góc tường”. Và, đây mới chính là công-trình tuyệt-vời, của Đức Chúa. Một kỳ-quan hiếm có, dưới đôi mắt của người phàm.  
            Còn nhiều khía-cạnh khác trong cá-tính bản thân, mà ta vẫn coi thường, lại có thể trở-thành những viên đá tảng. Những khoảnh-khắc phi-thường, ta nhận được như ân-huệ tuyệt-vời, từ Đức Chúa. Với Chúa, chẳng có gì là “không thể”. Chẳng có gì, là “đi quá xa, rồi đó!” hoặc “trở thành cứng ngắc, cổ hủ”.
Với các tín hữu sống đúng Đạo Chúa, không còn chỗ cho tủi hổ. Mà, chỉ có chỗ cho sự sám hối. Đổi thay. Bắt đầu, ta làm lại cuộc đời. Bắt đầu, ta nhìn vào những gì ta nghĩ có thể nghĩ là cơ hội để có thể kêu lên: “Ừ nhỉ! À ra thế!” Và, chắc chắn rằng: tình thương yêu độ lượng, và lòng từ nhân cứu vớt của Đức Kitô, sẽ giúp ta xoay chuyển, làm lại cuộc đời.
            Từ đó ta liệng bỏ, mọi tính chất tiêu cực, cũng như các mặc cảm chiến bại đi, để rồi sẽ hăng say tái tạo cuộc đời, với Đức Kitô. Với, Vị Thợ Xây đáng Bậc Thầy.
            Khi đã hành-xử quen như thế, ta sẽ thấy rất nhiều tình huống giúp mình kêu lên được: “Ừ nhỉ! À ra thế!” qua đó, lịch sử thôi không còn là vấn đề ưu tư cần lướt thắng nữa; nhưng, đã trở thành một thử thách giúp ta trang bị việc dựng xây Nước Trời, ở trần gian.
            Đó mới là chuyển-biến. Đó chính là Can-thiệp. Can-thiệp tốt. Trong chiều-hướng rất tích-cực. Rất an-lành.
            Trong tinh-thần cảm-nghiệm điều đó, cũng nên ngâm lại lời thơ trên rằng:

            “Tôi mất trời xanh của tuổi thơ,
Nên yêu em cũng bởi tình-cờ.
Gặp mùa hoa cũ trên đôi má,
Trong mắt em nhìn gặp bóng xưa”.
(Đinh Hùng – Duyên Phương Hoa)

Nhà thơ mất mát nhiều, nên đã đổi thay. Đổi thay cuộc đời, nên tình-cờ mới biết yêu. Nhà thơ những đổi thay, còn vì chưa biết liệng bỏ tính-chất tiêu-cực ở đời nên mới chiến-bại ở nhiều nơi.
Giả như nhà thơ biết xoay chuyển cuộc đời mình như nhà Đạo, thì rồi người người cũng biết yêu-thương là tất cả của đời người. Một đời vẫn sống vì thương yêu không chỉ mỗi mình mình hoặc người em yêu, nhưng là tất cả mọi người ở đời thường. Rất nhiều thời.
   
Lm Richead Leonard sj
Mai Tá lược dịch.

Friday 26 September 2014

“Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé,”



Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 26 mùa Thường niên năm A  28-9-2014

“Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé,”
Linh hồn anh, từ đó ướp trầm hương”.
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Mt 21: 28-32
Xuân long lanh trong mắt ai đi nữa, vẫn ướp tâm hồn người, mà sao anh không thấy được động-lực thúc đẩy anh ra đi giúp mọi nguời? Nắng nội-tâm nói ở trình-thuật, vẫn gợi ý nơi anh và em nhiều tâm tình Chúa giải-thích, cũng nên nghĩ mà xem.
Trình-thuật hôm nay, thánh-sử Mát-thêu đã giải-thích tâm-trạng của hai người con, rất khác tính. Khác tâm-trạng, khi đặt mình trước mặt người Cha thương-yêu. Trình-thuật, nay còn kể về tình-cảnh hai người con được yêu-cầu làm một việc, nhưng câu đáp-trả của hai người lại vẫn khác. Và, điểm khác biệt còn ở chỗ: người này không làm nhưng vẫn nói. Còn, người kia không nói nhưng vẫn làm.
Kể về dụ-ngôn hôm nay, thánh-Mát-thêu muốn đặt nặng đường-lối huấn-đức, hầu ca-tụng những người nói ít nhưng vẫn chịu làm. Và, thánh-nhân hạ phẩm-chất của những người chỉ dám nói chứ không dám làm. Thời Chúa sống, câu truyện dụ-ngôn vẫn được dùng để gây thiện-cảm với những người con bé nhỏ, thấp hèn, bỏ rơi bị coi như ngang hàng với đám tệ-nạn, cùng đinh, dân thu thuế.
Thời thánh Mát-thêu sống, truyện dụ-ngôn còn được kể là để hỗ-trợ dân thường ngoài Đạo, quyết chống lại kiểu sống đạo hợm-hĩnh, cao ngạo vẫn dẫy đầy nơi người Do-thái. Kiểu sống như thế, lại được người thời nay đưa vào câu truyện kể bằng cách này hay cách khác, cốt đề-cao hoặc chê-trách người nào đó.
Người thời nay, cho thấy: có lúc cùng một người, lại có cả hai tâm-tính đối-chọi nhau. Nghĩa là: cũng nói nhưng không làm; và đôi lúc, cũng làm sau khi nói tiếng “không” chẳng có nghĩa.
Chuyện này làm ta nhớ lại một nhân-vật trong phim tập truyền hình “Vicar of Dibley” qua đó, bao giờ nhân-vật ấy cũng bắt đầu nói: “Không, không và không!” Nhưng sau đó, lại đã kết-thúc bằng hành động mang nghĩa “có, có và có”. Có hợp-tác. Có đồng-thuận. Hệt như thể, trong cuộc sống, ta cũng thấy nhiều người từng nói “, có và có đấy!”, nhưng cuối cùng lại cũng “Không! không! Không làm gì hết”, tức: “có” cả hai thứ, cùng một lúc.
Lại có trường-hợp cũng hơi khác thường, là: trên thực-tế, nhiều lúc lại giống như thể: “không có” hết cả hai. Nghĩa là: ta thấy chuyện ấy không mấy thích-thú để nói được là “có” hay “không”, hoặc: chắc-chắn sẽ làm hoặc sẽ không làm chuyện đó, bao giờ hết. Chuyện được kể, xem ra cũng không mấy liên-quan đến ta, cách gần gũi hoặc quen thuộc.              
Hôm trước, có linh-mục nọ kể lại là: sau buổi lễ, ông ra ngoài nhà thờ nói chuyện với giáo-dân và bất chợt bảo một người: “Tuần sau anh/chị vẫn tiếp-tục đi lễ chứ?” Phần đông nghe hỏi, ai cũng trả lời: “Thưa cha, dĩ nhiên là có!” Tuần sau đó, chẳng biết vì sao không ai thấy người ấy đến nhà thờ.
Một số người trong chúng ta nghe hỏi thế, có thể đã phản-ứng trái-nghịch lại, bèn thú thật: “Thưa cha: không! Tuần sau con bận!” Nhưng, sau đó nghĩ lại, anh phấn-đấu một hồi rồi cũng đến. Tuy nhiên, nhiều người thấy linh-mục hỏi thế cũng hơi kỳ. Bởi, ngày nay, không ai muốn đả động đến chuyện ấy, hết.
Nhiều cuộc khảo sát trước đây, cho thấy: thế-hệ trẻ hôm nay có khuynh hướng chọn ngồi hàng ghế cuối, để không bị cha/cố lưu ý hỏi điều gì công-khai trước mặt mọi người. Những người như thế, thường cũng chẳng muốn ai để mắt đến mình. Họ chỉ âm-thầm “rồi đến rồi đi”, đi nhà thờ để “xem lễ” rồi ra về, thế thôi. Nghĩa là, vẫn muốn yên-vị trong tầm riêng tư, chẳng muốn ai động đến mình, hết.
Cách đây nhiều năm, trong Giáo-hội ta cũng thấy có phe/nhóm khác nhau. Người, thì chủ-trương phóng-khoáng. Kẻ, lại theo nhóm phái bảo-thủ, rất cổ-hủ. Ngày nay, ít ra ta còn dám bảo: các phe/nhóm như thế này cũng bớt dần; hoặc: nhiều người, nay không còn thích đưa chuyện chính-trị vào hội-thánh, nữa. Nhiều vị, không còn thích chuyện ly-kỳ mộng-ảo như chuyện về “điềm báo mộng” từ các thánh; hoặc chuyện: quay về với truyền-thống cũ…
Giới trẻ hôm nay, đặc-biệt không còn thích dính-dự vào các trò chơi chính-trị, phe đảng, phân-hoá hàng ngũ, hoặc theo phe/nhóm này khác. Họ nhận ra rằng: thế giới của họ nay không còn những chuyện như thế,nữa. Nơi thế-giới họ sống, tất cả đều rõ ràng, đầy dẫy thông-tin mang nghĩa tuỳ-thuộc, như: cả trong công ăn việc làm mà họ vốn có, họ luôn ở vào vị-thế có trách-nghiệm.
Nói theo cách nào đó, thì: giới trẻ ngày nay, là những người còn biết đến “lẽ thường”. Họ vẫn tự hỏi lòng mình xem: nên ăn làm sao, nói làm sao. Và thực tế, họ đã thôi không còn ăn nói linh-tinh nhiều thứ, nếu ai đó đến hỏi ý-kiến họ về các nhóm người được coi là nhóm tiêu-biểu rất tinh-túy cả ở trong hội-thánh lẫn ngoài chính-trường.
Nếu có linh-mục nào đến hỏi người trẻ, xem: chiều thứ sáu này, có đến dự chầu lượt hoặc nguyện/ngắm “Lòng Chúa Xót Thương” không? Thì: họ cứ lẳng lặng quay về hướng khác, như thể bảo: “Thưa cha, cha nên quay về với thế-giới của riêng cha thì tốt hơn.” Hoặc, không nói cũng không làm, cũng chẳng phản-đối gì hết, chỉ việc tránh sang một bên, rồi đi thẳng. Nhưng, nếu có ai khác đến nhắn nhủ rằng: “Tuần tới, Anh/chị nhớ tham gia biểu-tình chống chính-phủ về vụ cắt-giảm ngân-sách y-tế, giáo-dục, vv.” thì có lẽ, họ sẽ cùng nhìn về một hướng, ở phía trước.
Về với câu Chúa hỏi ở dụ-ngôn: “Các ông nghĩ sao?” (Mt 21: 28). Hỏi thế, không có nghĩa là Ngài yêu-cầu ta bắt chước những người nói nhiều hơn làm, hoặc: làm nhiều hơn là cứ nói. Ngài không tuyên-dương bên nào hết. Ngài cũng chẳng giải-thích tại sao người con trai kia vẫn không làm mà chỉ nói; hoặc: có làm mà không nói, dù có nhắn có hỏi thế nào đi nữa.
Sau khi kể dụ-ngôn, Đức Giêsu cũng chẳng nói tại sao hai người con trai kia không chọn cho mình tư-thế nào, hết. Phải chăng anh ta chọn như thế vì lười biếng? hoặc: anh ta có kế-hoạch khác hoặc đang ở vào hoàn-cảnh khó đoán trước chuyện gì sẽ xảy đến. Có thể, vì anh quên sót hoặc ngu-muội không biết việc mình làm sẽ ra sao. Có khi, anh cũng chẳng biết chuyện ấy có được dân-chúng tôn-trọng hay không. Trong chuyện này, Đức Giêsu chỉ hỏi có mỗi câu: “Các ông nghĩ sao về chuyện ấy?” thôi.
Suy chuyện này, đôi lúc ta cũng nghĩ về tình-thế “Giáo-hội mình đang đi vào thời-kỳ khác với lịch-sử loài người, chăng? Cũng có thể, Giáo-hội ta đang trở-thành một giáo-hội ít hỏi-han giáo-dân mình về cuộc sống và ý-chí tốt-lành của họ, cũng không chừng. Giáo-hội ta như thế, sẽ không đòi thêm nhiều ngoại-lệ ở dân con đạo mình. Giáo-hội như thế, đã biết tôn-trọng giáo-dân về chuyện tư-riêng, bí mật của họ. Và, Giáo-hội nay đã biết phục-vụ con dân mọi người hơn là một tổ-chức này khác chỉ muốn dân con trong Đạo phục-vụ mình, thôi.
Phục vụ dân con trong Đạo mình, có nghĩa là: không tỏ ra thô-bạo với cuộc sống thực-tế rất riêng-tư của họ. Phục vụ dân con Đạo mình còn có nghĩa: biết nhẹ nhàng tôn-trọng phẩm-cách tách-bạch của người đó. Đó là nền-tảng khiến mọi người thực-sự thương-yêu, hiệp-thông với những người sống như thế.
Dân con trong Đạo, là loại người cùng đến để lĩnh-nhận sự hiệp-thông rất thánh trong Tiệc-Thánh mỗi Chúa Nhật. Và, con dân trong Đạo, còn là những người sống khác thường. Sống tốt-đẹp và giùm giúp nhau hơn trong thế-giới rất thực, như kết-quả của sự việc họ tham-gia có mặt ở Tiệc Thánh, cũng đều tốt.
Cuối cùng thì, câu hỏi của Chúa ở dụ-ngôn hôm nay, cũng được gửi đến dân con mọi người trong thánh Hội vẫn cứ hoặc vẫn không tham-dự Tiệc Thánh, ngày của Chúa.
Để chuẩn-bị cho câu trả lời thật đích-đáng, cũng nên ngâm lại lời thơ còn bỏ dở, rằng:       

            “Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé?”
    Linh hồn anh, từ đó ướp trầm hương.
    Linh hồn anh, từ đó ngạt ngào thơm.
    Máu, như nước hoa chan đời lễ lạc.
    Máu, như gió lành chảy qua ruộng đồng bát-ngát,
    Chở chuyên mùi lúa chín quanh năm”.
    (Nguyễn Tất Nhiên – Bài Đầu Năm Tình Yêu)

Bài Đầu Năm Tình Yêu, vẫn có nắng có máu Thánh chan-hoà đời lễ lạc. Có “ruộng đồng bát ngát chuyên chở mùi lúa chín quanh năm”. Đó, là Tình thơm ngát linh-hồn vẫn ướp trầm hương ngạt-ngào, vững mạnh, suốt nhiều thời.  
Cuối cùng thì, hãy cứ gần nhau đi dù không nói. Nói làm gì, khi anh đã “thầm hiểu” hãy cứ “lặng cúi đầu” mà suy về dụ-ngôn Chúa kể, để coi đó như bí-kíp sống ở đời. Bí-kíp, dựa nhiều trên chọn-lựa của mỗi người, tùy vào tình thân-thương ta đối xử với nhau, mà thôi.

Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch.

Saturday 20 September 2014

“Anh buồn tự thuở giăng lên núi,”



Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 25 mùa Thường niên năm A  21-9-2014

“Anh buồn tự thuở giăng lên núi,”
 Ấy độ tôi hoài ước lại mong”.
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mt 20: 1-16
Nơi đời người, rất nhiều người cứ thấy buồn “tự thuở giăng lên núi”, giống nhà thơ. Trong nhà Chúa, chẳng ai còn thấy buồn đến độ như thế. Nhưng vẫn vui hoài, “những ước và mong”.
Trình thuật hôm nay thánh-sử Mát-thêu ghi lại dụ ngôn thợ làm vườn nho người kẻ sau gia-nhập nhóm làm vườn, như mọi người. Nhưng, lại cũng có người buồn nhiều hơn vui, vì nhiều thứ. Thứ dễ thấy nhất là cảm thấy như chủ vườn đối xử không đồng đề, nên mới buồn.
Chuyện người đời, phim ảnh cũng kể lại những tình-huống buồn vui vì người đời đối xử rất khác nhau như câu truyện về người anh hùng ở cuộc chiến có tên là Forrest Gump, rất oái oăm.  
“Phim truyện Forrest Gump có lúc được kể là ‘niềm hân hoan của người tham chiến’. Vào một lúc nào đó, truyện phim nói về sự việc: “sao người chót hết lại có thể về trước nhất”. Câu chuyện này, rút từ những điều mà cuốn phim đã để lại trong đầu, của người xem.
Forrest Gump rồi cũng chết. Và, cũng lên thiên đàng. Vừa tới nơi, đã thấy thánh Phêrô đưa ra 3 câu hỏi bắt buộc anh phải giải mã trước khi vào cửa. Ba câu ấy, là: -1) Ngày nào trong tuần bắt đầu bằng chữ T? -2) Một năm gồm bao nhiêu giây? -3) Tên gọi của Thiên Chúa là gì?
Forrest trả lời ngay lập tức: ‘Thưa, 2 ngày trong tuần bắt đầu chữ T là: hôm nay và ngày mai. Thánh Phêrô nói: Ta không nghĩ thế, nhưng con vẫn có điểm. Thế câu tiếp là gì? – Con nghĩ, câu trả lời độc nhất là 12. -12 ư? –Thưa, đó là ngày 2 tháng Giêng, 2 tháng Hai… - Khoan, Ta biết là con đang cò cưa với câu này. Thế còn câu hỏi cuối? – Vâng, đó là Andy! – Andy à? Thôi được, cứ coi như 2 câu đầu con cũng biết cách trả lời rồi. Nhưng sao lại đặt tên gọi cho Chúa là Andy? –Thưa, đó là câu trả lời dễ nhất. Con học điều đó trong bài ca vịnh…ANDY đi với tôi, ANDY tới với tôi, ANDY bảo tôi thuộc về Ngài’  Nghe thế, thánh Phêrô bèn mở cửa ngọc và hối: “Vào đi Forrest, vào lẹ đi!”     
            Tin Mừng hôm nay, cũng kể về người thợ đến đầu giờ cũng được trả lương y như người đến sau buổi xế. Như thế, thì đàn chim ban sớm cũng đã không nhận ra là chúng có thể đến trễ và cũng được bấy nhiêu đồ ăn. Bằng giọng điệu cay cú, ta có thể dùng danh xưng gọi các tay thợ làm vườn đến vào buổi xế là “Giô-ni đi tàn tàn”. Và, sự thể là: nếu ta buộc phải đối đầu với tình huống tương tự, ta cũng sẽ là người ngồi đó mà càm ràm.
            Với Hội thánh tiên khởi, câu chuyện hôm nay mang tính quan trọng, là vì người Do thái, qua bao thế hệ, vẫn cứ mỏi mòn ngồi chờ Đấng Mê-sia sẽ đến. Và, tựa như người thợ đến từ đầu giờ, cộng đoàn khi xưa là các nhà tiên phong đáp ứng lời mời của Đức Giêsu Chúa đã lao động cho hiện trường Vương Quốc của Đức Chúa. Dưới mắt người Do thái đi theo Chúa vào thời đầu, kể cả thánh Phêrô, ai cũng ngỡ ngàng khi thấy Đức Chúa đã mời gọi cả người ngoài luồng đến để sống và phục vụ cho Vương Quốc của Ngài.
Với đầu óc giàu tưởng tượng, ta thấy ngay là: một số đàn chim ban sớm vẫn mang nặng cảm giác dày vò cay cú, khi thấy đám “Giôni đi tàn tàn” lại được trao cho trọng trách trông nom sứ vụ truyền giáo rất rộng. Điều này hẳn đã vượt ngoài sức tưởng tượng, của nhiều người. Vì thế, vẫn có người thắc mắc hỏi rằng: sao lại xảy ra như thế được!
            Tìm hiểu kỹ, ta thấy truyện kể hôm nay cho thấy tính khí thất thường nơi con người chúng ta. May cho ta, Chúa vẫn rất mực độ lượng. Ngài có lòng khoan dung, đại độ không ai sánh tày. Trong khi đó, nhìn lại mình, nhìn người khác, vẫn chỉ thấp thoáng một vài gương lành, do đã bắt chước cách hành xử cao quý của Đức Kitô thật đấy, nhưng vẫn chưa đậm nét. Nơi Đức Chúa là cả sự sung mãn, tràn đầy.Tràn đầy yêu thương. Ngập tràn tha thứ. Đầy ắp những xót xa. Những sung mãn về sự công chính.
Tự thân, Chúa vượt quá tầm tay với mà ta có thể kêu cầu, đòi hỏi hoặc mơ ước. Nên, ta vẫn không hết bỡ ngỡ đứng trước các hành xử đảo ngược lòng ao ước đợi trông. Đảo ngược tính sợ hãi vẩn vơ. Đảo, cả những đồn đoán khó tin của người phàm. Chúng ta vẫn không ngừng tìm kiếm Đức Chúa vĩ đại đầy ấn tượng. Tựa như khoa học giả tưởng do ta sáng chế. Trong khi đó, Chúa đến với ta chỉ như kẻ bần hàn, đói rét. Ngài đến, rất trần trụi. Lạnh căm. Lạnh căm, như người ốm o gầy mòn, mang hình hài thân phận của người tù, ốm đói. Nhưng, Chúa tỏ lộ chân lý của Ngài ngang qua những người làm ta kinh ngạc. Vào thời điểm dễ làm ta sửng sốt.
            Đó còn là lý do tại sao nhiều người cứ mải quyết đoán: Đức Chúa chỉ hoạt động theo cách thân quen. Tại nơi chốn, qua con người, hoặc vào thời điểm, ở thể chế rất dễ nhận. Việc Ngài làm, thường kết thúc ở cuối đường ranh khôn ngoan, tin tưởng. Tin vào Đạo. Tin vào Lời.
            Trong cuốn “Những thứ bạn kiếm được mà không phải trả tiền”, tác giả Michael McGirr đã biện luận: thế giới hôm nay đang có khủng hoảng về niềm tin. Đây không là phương thức ta thường nghĩ. Trong bối cảnh lật lại bàn cờ, McGirr khẳng định là: khủng hoảng niềm tin nằm ở chỗ: người ở ngoài truyền thống vẫn cảm nghiệm được tình thương yêu của Đức Chúa. Quả thật, Chúa luôn yêu thương, dẫn dắt Hội thánh. Nhưng, Ngài không bị ràng buộc bởi Giáo Hội. Ngài bận tâm lo toan để đoan chắc rằng: ai người chậm chạp, đến trễ, vẫn có cơ ngang bằng với người đến sớm. Vẫn nhận được món hời hệt như đàn chim ban sớm.
Dẫu thế nào, ta hãy nên, thay vì phẫn nộ về cái-gọi-là sự bất công này, hãy chăm lo mà cảm tạ Chúa vì nhờ vào Ngài ta mới trở nên lớn lao, cao trọng. Cảm tạ Ngài, đã tỏ ra công minh, chính trực với thần dân. Cũng chẳng nên hỏi: khi nào và làm sao ta nắm được Lời. Bởi vì, Lời không “gớm ghiếc” và cũng chẳng “bất công”. Lời chẳng “thấy Tôi tốt bụng mà đâm ghen tức”. Duy có điều, là: vì ta chưa hiểu thế thái nhân tình, nên chưa hiểu rõ được Lời.
Cảm-nghiệm những điều vừa kể, tưởng cũng nên ngâm lại lời thơ còn bỏ dở ở trên, nay tiếp tục:

            “Anh buồn tự thuở giăng lên núi,”
   Ấy độ tôi hoài ước lại mong.
   Ai biết lòng anh thương nhớ đâu?
   Gần nhau không nói, nói không sầu.
   Cầm tay hỏi mộng, buồn như tủi,
   Thầm hiểu anh thôi, lặng cúi đầu.”
   (Đinh Hùng – Cặp Mắt Ngày Xưa)

Cuối cùng thì, cứ gần nhau đi dù không nói. Nói làm gì, khi anh đã “thầm hiểu” nên hãy cứ “lặng cúi đầu” mà suy-nghĩ về dụ ngôn Chúa Kể, để coi đó như bí kíp sống ở đời. Bí kíp, dựa nhiều trên chọn lựa của mỗi người, tùy tình thân thương đối xử với nhau mà thôi.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch.