ta mang thơ đi vào đời máu chảy.”
(dẫn từ thơ Trần Trung Đạo)
Mt 1: 18-24
Đem thi ca vào đời, nhà thơ rày thấy máu chảy. Thấy vầng trăng tắt bóng, ở trên đồi. Đem tình thương đến với người đời, nhà Đạo thấy được bình an ơn cứu độ, Chúa gửi đến.
Bình an cứu độ, thánh sử diễn tả bằng ngôn ngữ của đời thường, nên nhiều lúc thấy cũng chệch hướng. Tương tự như, chủ nhà nuôi chó cưng ở nhà là Tôtô, mỗi lần đưa ngón tay muốn chỉ về phía nào đó có thức ăn, thì chó nhỏ thường nhìn vào tay chủ, chứ nào biết chủ muốn mình nhìn về đâu, mà hướng tầm mắt. Người mình thường cũng thế. Mỗi khi lặng nhìn máng cỏ Chúa Hạ Sinh, người đời chỉ nhìn vào cảnh trí, chứ để ý gì đến ý nghĩa của Máng cỏ muốn nói lên!
Ảnh hình “Máng cỏ” bao giờ cũng chỉ là máng ống đựng thức ăn của loài thú, dù vào mỗi dịp Giáng Sinh vẫn thấy đầy trên thiệp giấy. Hoặc, trong hang đá thường đặt ở thánh cung để người người thưởng lãm. Và, các thánh sử nào kể vể thú đàn nằm cạnh thánh Giuse và Đức Maria đâu? Thật ra, thú loài nuôi ngoài đồng chỉ quanh quẩn ở ngoài trời, với chủ chăn, thôi.
Trình thuật, nay kể về Đức Maria và thánh Giuse cố tìm “nhà trọ” để Mẹ Chúa có chỗ hạ sinh Đấng Cứu Thế. Nhưng, nhà trọ không còn chỗ (Lc 2: 7). Cụm từ “nhà trọ” mà thánh sử ghi lại, thật sự lại mang ý nghĩa, rất khác biệt. Tựu trung, đây chỉ là “sàn đất căn hộ được dùng làm nơi tạm thời trú ngụ, mà thôi”. Tại sàn đó, loài thú đôi lúc cũng kéo đến nằm dài, để nghỉ ngơi. Bởi thế nên, trình thuật mới đề cập đến máng đựng thức ăn, ngõ hầu xác chứng tình trạng nghèo, rất cùng cực.
Tuy thế, nếu người đọc quá chú trọng đến ngôn từ “máng cỏ”, họ sẽ quên đi những gì được thánh sử nhắc đến, ngay từ đầu. Trước nhất, đây là “dấu hiệu” để kẻ chăn biết rõ Chúa là ai, để kiếm tìm.
“Máng cỏ” đây, là để mục đồng/trẻ bé thấy những gì thần sứ trên cao từng nói đến, là chuyện rất xác thực. Là, nôi ấm Chúa Hài Đồng tìm đến để trú ngụ. Bởi thế nên, thoạt nhìn thấy, mục đồng/trẻ bé đã hiểu rằng Hài Nhi là chính Chúa đến với những kẻ nhếch nhác, hèn mọn, rất hỗn độn. Giống hệt như mình. Quả thật là thế, khi Đức-Chúa-nhập-cuộc, Ngài chấp nhận cảnh nằm dài trên sàn đất với khách lạ/người dưng. Với kẻ nghèo.
“Máng cỏ” nói ở đây, để chỉ có tầm vóc quan trọng như bảng-chỉ-đường, hoặc ngón tay trỏ của người chủ luôn chỉ hướng cho loài chó nhỏ biết mà chạy đến. Hướng ở đây, là phương hướng của an bình cứu độ, Ngài đạt tới. Hướng ở đây, còn là phương hướng được thánh sử giải thích rõ ở trình thuật. Phương hướng ấy, nay thể hiện nơi Hài Nhi bé bỏng vừa chào đời đã được chúc tụng/ngợi khen là “Con Thiên Chúa” rất Hằng Sống. Và, người dấn bước theo chân Chúa vẫn coi Ngài là Đấng Mêsia Cứu Độ. Chúa của muôn loài.
Nội một việc Hài Nhi bé bỏng hạ sinh ở xứ làng nghèo Ở Bê-Lem thôi, cũng đã dấy lên tranh chấp lớn giữa “Vương Quốc của Đức Chúa” với “dương gian chốn ngút ngàn”, của La Mã. Vương quốc của Chúa chỉ yếu ớt, không đáng kể. Dễ bị hại. Trong khi đó, dương gian ngút ngàn chốn đế đô La Mã lại là uy quyền dũng mãnh, độc quyền, và chuyên chế. Bởi lẽ, Hoàng đế Augustô của La Mã chả bao giờ nghe biết Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa.
Với thế trần, chuyện gọi Đức Giêsu là Chúa, có nghĩa là người ấy chối bỏ danh tánh chức phận của Cesar. Và, sở dĩ dân con theo Chúa ở thế kỷ đầu vốn bị bách hại, chẳng phải do họ cứ để trong đầu các ý tưởng kỳ quái đó. Mà vì họ dám phản chống tư cách rất lãnh chúa của vua quan. Phản chống, vì dân con Đạo Chúa không tin vào “lãnh chúa” đang thống lĩnh dân gian. Trái lại, họ tin Chúa mới là Chúa đích thật của mình, thôi. Trong khi đó, Hoàng đế La Mã cho rằng: hành xử của Đức Giêsu chỉ là để tiếm quyền. Để, khinh chê quyền bính của Hoàng đế, đang quản cai, áp bức dân con nghèo túng, rất thấp hèn.
Chính vì thế, nên mỗi khi nhìn ngắm “máng cỏ” ở thiệp mừng chúc hay đâu đó, ta cũng đừng nên dừng lại ở đó. Trái lại, hãy coi đó như đường hướng đem ta về với sự thật rất nổ bùng khi xưa, nơi Hài Nhi nhỏ bé, nhưng lại chính là Vua Cha đích thật của mọi người. Phần còn lại của trình thuật, là phần diễn nghĩa giúp ta hiểu cung cách rất mới lạ Chúa giáng lâm.
Với thánh sử Mát-thêu, Chúa giáng lâm theo cung cách của vua quan thuộc giống giòng hào kiệt xuyên suốt mãi tận thời đại của Đavít. Bảo Ngài thuộc giống giòng hào kiệt, là vì: trong cả 3 phần của trình thuật về gia phả, mỗi phần đều gồm những 14 thế hệ. Có chỗ là lịch sử được viết rõ; có chỗ chỉ là truyền khẩu, thôi. Thậm chí, còn vài vị mang dáng dấp rất thần thoại. Có vị lại thuộc phường giá áo, túi cơm. Rất chao đảo. Tất cả, chỉ để nói rằng: ơn cứu độ không chỉ đến với giòng dõi rất tinh khiết của chi tộc Israel thôi, nhưng cả với dân thường, giản đơn và đớn hèn, nữa.
Dẫn vào trình thuật hôm nay, là đoạn viết về gia phả của Chúa. Ở đây, thánh Mát-thêu mô tả thánh cả Giuse là vị anh hùng cái thế, của muôn người. Thánh nhân đã thành thân với Đức Maria theo luật định. Rất đúng mực, theo tập tục người Do thái. Tất cả mọi chi tiết, được thánh sử dẫn nhập vào trọng tâm trình thuật để nói về nguồn gốc của Đức Chúa.
Trọng tâm ấy, thánh sử muốn nhấn mạnh đến cơn khủng hoảng về lương tâm mà thánh Giuse đang gặp phải. Khủng hoảng, là ở chỗ thánh nhân biết rõ vị hôn thê của mình đã có thai, lại ở vào tuổi đời còn quá trẻ mà luật pháp không cho phép. Thành thử, cuối cùng thần sứ Chúa phải đến cứu bằng một thẩm định chính đáng. Xác thực.
Khủng hoảng, còn ở điểm thánh Giuse, nhân vật chính của trình thuật, không phải là thánh Giuse của truyền thống ngoan Đạo, trong Giáo hội thời đó. Vì theo luật thì vị hôn thê của thánh nhân có thể sẽ bị ném đá cho chết một khi dám gần gũi và mang thai với người khác không phải là chồng mình. Khủng hoảng, là khủng hoảng của người “công chính” vì vẫn phải giữ luật.
Thế nên, khủng hoảng này chỉ được giải quyết khi chính Đấng là Chủ của luật lệ đã đích thân mạc khải cho thánh nhân phương cách để giải quyết. Tuy không hiểu rõ cho lắm, nhưng thánh nhân vẫn tôn trọng nhiệm tích Chúa ban, và đón nhận ơn mạc khải soi sáng với tất cả sự tôn kính của bậc hiền nhân quân tử. Với sự trợ giúp của chính Chúa, thánh Giuse đi đến quyết định chung cuộc đành phải hành xử theo cung cách xung khắc trái với luật lệ của người đời thời đó, để chấp nhận “luật chơi” của Thiên Chúa. Và, sau một đêm dài phấn đấu, thánh nhân đã đón nhận Đấng Cứu Độ của mình. Thánh nhân chấp nhận đưa tên tuổi mình vào gia phả thánh, bằng hành xử đón Chúa đến, qua sự việc Giáng Sinh. Rất quang vinh.
Quả thật, ta sẽ chẳng thể nào hiểu được tính chất rất bi kịch của trình thuật, nếu mọi người không đối chiếu với truyện kể Abraham được lệnh phải hy sinh con mình là Isaac, làm của lễ như luật lệ đã qui định. Kịp khi ấy, thần sứ của Giavê đến cản ngăn. Ban trả lại cho ông vị quí tử và đưa ông vào tương quan thật rất mới.
Cũng trong chiều hướng tương tự, bài đọc 1 đã sử dụng sách tiên tri Isaya, với đoạn trích nói rất rõ: “Chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu lạ: này đây người thiếu nữ mang thai và hạ sinh con trai, đặt tên Ngài là Em-ma-nu-en.” (Is 7: 14). Tức, Thiên-Chúa-Ở-Cùng.
Bài đọc 2 trích lời thánh Phaolô quả quyết với dân thành Rôma, là giáo đoàn còn hoang mang, vẫn chưa hiểu rõ ý nghĩa của ơn cứu độ thể hiện nơi Chúa-Làm-Người, bằng những câu: “Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Kitô Giêsu; tôi được gọi làm Tông Đồ và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa. Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ mà hứa trước trong Kinh Thánh. Là, Tin Mừng về Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.” (Rm 1: 1-2)
Bằng vào tin vui rất mừng ấy, người người hôm nay, thay vì mừng kính lễ hội đình đám những vui chơi, ta hãy nhận biết rằng: lời ngôn sứ khi trước nay đã thành hiện thực. Lời ấy, là thế này: Đấng-Mêsia-Làm-Người được Chúa gửi đến với trần gian hôm nay không chỉ là Hài Nhi Bé Nhỏ Giáng Hạ cho trần thế, rất chân phương. Hiền lành. Nhưng, Ngài chính là Đấng Mêsia đến ở với chúng ta. Bây giờ và mãi mãi. Suốt mọi thời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch.
No comments:
Post a Comment