Suy niệm
Lời Ngài đọc vào Chúa Nhật thứ Ba Mùa Vọng năm C 16.12.2012
“Nếu hạnh phúc sẽ khơi nguồn đau
khổ”
“Thì
xin em đừng tìm đến với nhau”
(Dẫn từ thơ Phạm Ngọc)
Lc 3: 10-18
Nhà thơ than thở, vẫn cứ thế. Nhà
Đạo vui sống, trong mong chờ. Chờ và mong, nhưng không khơi nguồn đau khổ, như
trình thuật vẫn kể, mãi hôm rày.
Trình thuật, thánh Luca kể việc Chúa
hứa sẽ đến với dân gian/người phàm, một lần nữa. Lời hứa ấy, đã đi vào lịch sử
Do thái và của dân con mọi thời khiến người người vẫn diễn đạt bằng thị kiến Giáng
Sinh. Giáng sinh lịch sử, lại diễn trình bằng thị kiến dân gian có truyền thống
sống động, nơi Đạo Chúa.
Truyền thống có thị kiến nơi Đạo
Chúa, theo cung cách La tinh đến từ xứ miền ở châu Âu, trước nhất là nhờ thánh
Âu Tinh đã tư- duy suy tính. Thị kiến Chúa Giáng Sinh trải dài ở lịch sử nhân
loại, thiện toàn lúc ban đầu, sau lại vữa tan thành nhiều mảnh, có mất mát/đắm
chìm. Nhằm tìm lại tính thiện toàn đã mất, ơn Chúa cứu độ tái tạo phẩm cách con
người như từ đầu. Con người cần ơn cứu độ dù phải trải qua khổ đau, đến cực độ.
Đó, chính là lý do của ngày Giáng Sinh Chúa đến với tư cách là Đấng Cứu Độ rất vô
song.
Thị kiến lịch sử thời hiện đại nay lại
diễn tả nơi những người có nền giáo dục khoa học, ngay từ đầu. Thị kiến ở đây
khác những gì được diễn đạt như trên. Khác, dù không có chứng cứ hiển nhiên về
tình trạng ban đầu, trong đó mọi việc đều tốt đẹp với con người. Thuở ban đầu
ấy, thật ra cũng chẳng được toàn thiện, mà chỉ là tiến trình tiệm tiến có diễn
biến thăng trầm để Giáng Sinh Chúa Cứu độ lại đến một lần nữa sẽ tiến thẳng về
phía trước. Tiến thẳng như thế, có sự sống rất phát triển theo dạng thức rất phức
tạp, lớn lao, cao cả, tuyệt vời. Nhờ đó con người học được sự cần thiết phải
tiến tới. Tiến để tới, có như thế mới hy vọng ơn cứu độ toàn thiện sẽ đến lại
trong lai thời.
Thần học hiện đại đã bắt đầu quay
ngược câu truyện về mất mát/ngã gục lúc ban đầu và đã tiến vào với viễn ảnh
phát triển, thành tựu. Các thánh tổ phụ trong Giáo hội –hầu hết là Hy Lạp- lại
thấy mình nghĩ khác với thị kiến của thánh Âu Tinh về tính bi quan của tương
lai nhân trần. Thế nhưng, các ngài nay lại đã gây ảnh hưởng cũng rất mới. Lịch
sử nhân loại đúng ra là giai đoạn có ảnh hưởng lớn lao nhất.
Lịch sử, đúng ra chỉ là giai đoạn để
ta ngang qua có tiến trình ngày tháng hơn là chỉ bắt đầu cách tốt lành hoặc sụp
đổ cách đáng kể, để rồi mọi người tìm chỉnh trang, sửa chữa. Khởi đầu của lịch
sử, với ta, chỉ là một mớ ý tưởng ở trong đầu về tương lai/mai ngày sao chưa
đến. Thế nên, Giáng sinh chính là ngày sinh của Đấng vẫn ở trong ta đã từng hiểu
thấu những những thứ như thế. Và Đấng ấy lại có khả năng Cha ban tặng hầu dẫn
đưa ta vượt qua bất cứ thứ gì ta có và tưởng tượng. Chính vì thế, ta định-vị
Giáng Sinh trong viễn ảnh đang có ở phía trước.
Những thứ ta có, đang diễn tiến theo
lịch sử là để giúp ta hiểu rõ thế nào là ơn quan phòng của Chúa. Bởi lâu nay,
ta vẫn đơn sơ hiền lành như trẻ nhỏ, tức: nay thì toàn thiện/toàn hảo, mai lại
nát tan/vỡ đổ rồi phải chờ đến Giáng Sinh hoặc ngày Chúa chịu nạn mới mong được
chỉnh sửa. Thế nên, ta cũng lạc quan hơn và thực tế hơn. Phát triển hơn. Phát
triển, ngang qua thi đấu có hơn thua. Nhưng, bên trong con người của ta, luôn có
cả hai thứ, tức: tư thế vừa thắng lại vừa thua. Đức Giêsu cũng giống ta, Ngài
có thắng và cũng có thua. Ngài thua đến độ Ngài đã chấp nhận cả nỗi chết, nhưng
Ngài đã toàn thắng bằng sự trỗi dậy, để rồi Ngài đi vào trạng thái sống động
rất vĩnh cửu. Đó, chính là Phục sinh. Đó, cũng là Giáng Sinh của Đức Chúa.
Ta thường quan niệm con người là đỉnh
cao của mọi thọ tạo, các tạo vật bên dưới ta được dựng ra và sai đến là để phục
vụ. Và, ta còn được bảo cho biết rằng: ta cũng đang tiến về phía trước –bằng cung
cách đi vào khung cửa hẹp- nhưng vẫn chưa lên được tới đỉnh cao chót vót. Giáng
sinh, lại cứ bảo: ta đã có được bạn đồng hành là Đấng Cứu độ, đang cùng ta tiến
bước về phía trước ngay từ nỗi chết rất nhục hình để rồi ta sẽ trỗi dậy mà đi
đến đỉnh cao chót vót, tức Phục Sinh tích cực.
Đó cũng là lý do để ta thấy Giáng
Sinh là thời khắc tốt nhất giúp ta mừng kính sự sống dồi dào đầy sinh lực. Giáng
sinh, là thời điểm để ta suy nghĩ/tư duy về Hài nhi con trẻ cùng gia đình mình và
phấn khởi hơn lên với tương lai đầy hứa hẹn. Giáng sinh, chính là thời điểm để
ta nhận ra được vị thế để ta cùng tạo dựng với Đấng Tác Tạo mọi sự ngõ hầu trên
bước đường “tiến về phiá trước”, tất cả mọi người già/trẻ, nam/nữ, đều sẽ sinh
sôi nảy nở, không quên sót. Ngang qua tiến trình đi về phía trước, ta sẽ thấy rằng:
sự chết không làm ngưng trệ được những gì ta vẫn sống đích thực. Chúng đem sự
chết cài vào đời của ta rồi truyền cả vào đời sau. Chúng sẽ tặng ban toàn cuộc
sống của ta cho người khác. Bằng vào việc cưu mang con trẻ vào với đời mình,
tất cả đã khiến cho hữu thể của ta có khả năng hiện hữu mà không có không có nó
thì ta không thể sống cho mình và cho người.
Sách Sáng Thế, còn đó một lời trích
rõ ràng là: “Hãy sinh sôi nảy nở và nhân
rộng sự sống.” (Stk 1: 28) Đó còn là những điều được mọi người trông ngóng
để con cháu Abraham sẽ còn sinh sôi nảy nở nhiều hơn tinh tú trên trời. Đó, chính
là lời hứa và cũng là chúc lành của Thiên Chúa về sự sinh sôi nảy nở thời hiện
tâi cũng như tương lai, mai ngày.
Rõ ràng, không phải mọi người đều có
con hoặc cháu/chắt để nối dõi tông đường. Có những con cháu còn tốt lành hơn cả
những gì là màu mỡ sinh sôi về thể lý hoặc xác phàm. Màu mỡ/phong phú rất linh
thiêng. Màu mỡ có thực nơi động thái quyết giúp đỡ người khác trở nên rực sáng trong
đời mình theo cung cách rất riêng của mình. Đó, chính là màu mỡ trong khích động
và là màu mỡ khi tạo hướng đi cho ai đó để họ có thể sống hiệu quả, thành đạt.
Mỗi người trong ta đều ước ao được
thành đạt. Nhưng, kết quả vẫn luôn khác với điều mình ao ước. Không ai đo lường
được cuộc sống của mình cách đích xác để xem tại sao quá khứ của mình lại chấm
dứt quá mau chóng. Người gieo giống, vẫn không mong đạt kết quả mùa màng mình
mong ước. Người vãi hạt, lại cũng không lo lắng gì nhiều về những chuyện như
thế. Sách Khôn ngoan ở đoạn 3 câu 13 cũng nói về người đàn bà hiếm muộn: “Phúc thay cho người son sẻ mà tinh tuyền, không
chung chạ bất chính. Đến thời Thiên Chúa thăm, họ sẽ sinh hoa kết quả”, như
lòng mong ước.
Sự thật thì, không một ai hoặc cũng
chẳng có vợ chồng nào lại là nguồn lực của dồi dào/phong phú cách toàn hảo được.
Bởi, tất cả chúng ta chỉ là một phần cội nguồn sự sống của chính mình và là
tương lai của kẻ khác. Bởi thế nên, ta vẫn gọi mọi người là kẻ “đồng công kiến
tạo loài người”. Và, Tạo Hoá vẫn có đó như nguồn mạch của sự dồi dào, sung mãn
mỡ mầu đem đến cho sự sống. Dù sao đi nữa, ta vẫn là người “đồng công kiến tạo
sự sống cùng với Tạo Hoá. Đó, cũng là lý do cho thấy các bậc cha mẹ không chỉ
là gốc nguồn của sự sống mà thôi, nhưng còn là người đồng công kiến tạo Nước
Trời, nữa.
Bậc cha mẹ nào cũng mang tính thần
thiêng/ thánh-hoá ngõ hầu các ngài có thể ban tặng sự sống cho con cái mình, rồi
chúng tăng trưởng cho đến lúc trưởng thành. Ngoài ra, sự phong phú/mỡ màu linh
đạo, không chỉ có nghĩa như một “Ra khơi” giản đơn thôi, nhưng trong đó vẫn còn
có khổ đau/sầu buồn. Với thời gian, và qua không gian hoa quả của động thái “đồng
công kiến tạo loài người” cũng sẽ là kết cuộc hiệu quả sau những ngày dài đắng
cay, kiên trì, chịu đựng. Vào Mùa Vọng, ta có thói quen tưởng nhớ đến hai bà mẹ
kiên trì cưu mang con mình rất nặng nhọc và phấn khởi, chờ đợi ngày khai hoa nở
nhụy sanh được quý tử đều là Đấng Thánh có một không hai trong nhân loại; đó
là: cụ bà Êlizabeth, mẹ của Gioan Tẩy Giả và Đức Maria, Mẹ của Thiên Chúa.
Giáng sinh nay lại đã dạy ta biết
sống tốt lành và trọn vẹn. Sống, một cuộc sống theo cung cách tràn đầy, sung
mãn, màu mỡ. Sống, mà tiến tới và “đi thẳng về phía trước”. Tiến tới, với con
người và cho mọi người. Nếu hỏi rằng: ta đã sẵn sàng để tiến thẳng và tiến tới
chưa? Thì, câu trả lời sẽ là đáp trả rất mau mắn nhưng vẫn chưa đâu vào đâu,
hế. Bởi, còn đó nỗi buồn vẫn chất chứa nơi mọi người, dù người người có nhất
quyết hướng về phía trước mà ra đi hay không. Và thực tế, ta đã khởi động và
đang trên đường đi tới đích, cũng sắp đến.
Trong tâm tình cảm kích, nhất quyết
đến như thế, tưởng cũng nên ca lại lời thơ còn dang dở:
“Nếu hạnh phúc sẽ khơi nguồn đau khổ,
Thì xin Em đừng tìm đến
với nhau.
Để một ngày vết nứt
nhói tim đau,
Và ân ái, nhạt nhoà soi
môi cũ.”
(Phạm Ngọc – Với Quỳnh)
Hạnh phúc với khổ đau, vẫn cứ thành
vấn đề. Vấn đề, không phải mãi “nhói tim đau”, nhưng lại là: “tìm đến với nhau”
để rồi sẽ thấy ý nghĩa mỡ màu/nảy nở của chờ mong nhiều sung mãn, rất hài lòng.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment