Bỗng, tìm ra nguồn nưóc
Mùi hương, không hẹn trước
Tình yêu, đến bất ngờ.”
(thơ Xuân Quỳnh)
Lc 11: 1-13
Khát cháy lòng, nhà thơ gặp tình yêu. Do ước hẹn. Nguyện cầu. Dù chốc lát. Nhờ lời cầu, nhà Đạo đạo đạt tình Chúa. Tình, do Ngài gợi ý. Chúc lành. Và, bảo ban.
Trình thuật, nay ghi lại tình Chúa gợi ý/bảo ban cho dân con biết mà nguyện cầu. Nguyện cầu, sao cho thích hợp với ý Cha. Ý Chúa. Nguyện cầu, không theo thói các thượng tế Do thái vẫn dạy. Lời cầu Chúa dạy, Ngài không dạy cách xin. Nhưng, cầu là để dễ đạt điều Chúa muốn.
Lời cầu “Lạy Cha”, nay do thánh Luca ghi, tuy ngắn hơn văn bản do thánh Matthêu chép, nhưng lại sâu sát với Lời Chúa hơn. Hai bản văn, đều xuất xứ cùng một mạch văn, duy nhất. Cả hai, nói lên ý Chúa muốn mọi người khẩn nguyện cho nhu cầu của cộng đoàn, mà các thánh đỡ đần.
Phụng vụ nguyện cầu lâu nay ta sử dụng, là văn bản của thánh Matthêu, đặt vào Tiệc Thánh. Vào, chuỗi Mân Côi. Giáo hội dùng nguyện cầu ấy, làm lời kinh rất nghe quen. Tuy quen, nhưng kỳ thực, lời cầu Ngài dạy, dù dài/ngắn, vẫn không là lời kinh hôm/sớm ta đọc. Nhưng, là danh sách các việc cần ta thực hiện, khi nguyện khấn. Do vậy, ta nên biết tập trung. Suy nghĩ. Khi khấn nguyện. Suy và nghĩ, để mỗi câu/mỗi ý, tự nó đứng vững. Tự nó, làm mạch chính cho ta chiêm niệm, như Chúa muốn.
Nội dung ta nguyện cầu, gồm ý nghĩa của mỗi cụm từ và mỗi câu, như sau:
Cụm từ “Lạy Cha”, trước hết và trên hết, là lời xưng hô khiến ta gần gũi với Chúa. Ta không gọi Ngài bằng Chúa. Thầy. Hoặc, Chánh Án. Cũng đâu coi Ngài là Đấng Tạo Thành trời đất, khi cất tiếng ngợi khen. Nhưng, chỉ thưa và gửi rất thân tình như với Cha ruột của mình. Thánh Phaolô còn dạy: xưng hô như thế, ta biết mình được cất nhắc vào chốn thâm cung mật thiết. Rất ấm cúng. Được phép gọi Ngài là: “Abba! Lạy Cha! tức, khẳng định rằng: “Thần Khí chứng thực ta là con Chúa” (Mt
Xưng như thế, có nghĩa: tất cả chúng ta đều là anh/chị, là em với nhau. Anh/chị/em cùng một cha. Một bố. Thưa gửi Cha/con như thế, là lời xưng hô rất sốt sắng, có tác động. Tác và động, như một sự kiện cụ thể. Tác và động, vì Ngài đích thực là Cha ta, chứ không là Cha của ai khác. Và, khi thưa gửi Ngài là Cha như thế, ta không loại trừ một ai khỏi tình thân thương, rất gia đình.
“Xin cho Danh Cha được cả sáng”, là lối xưng tụng của người Do thái không chỉ nói lên căn cước của người nào. Xưng tụng như thế, là diễn tả trọn vẹn nhân cáchcủa người mà mình muốn xưng, muốn tụng. Môsê thời xưa, cũng thưa với Chúa, là Đấng lúc ấy ẩn mình trong bụi cây rực cháy. Ông vẫn muốn biết Danh tánh của Chúa để hiểu rõ Ngài là ai. Vậy nên, khi nguyện cầu xưng tụng Cha ta là Đức Chúa, ta không chỉ xưng và tụng Danh tánh của Đấng mà hết mọi người vẫn cung kính. Mến phục. Mà, hiểu rõ Ngài là ai? Thưa gửi như thế, cũng không là lời xưng hô dành cho những người chỉ muốn tránh né ngôn từ trịnh trọng. Để, mình khỏi tôn kính.
Hiểu được thế, thử hỏi: ai là người không muốn cho Danh Cha được cả sáng? Hỏi như vậy, là vì bản chất thánh thiêng của Cha không tuỳ thuộc vào ta. Điều ta hiểu và ta xin, là xin cho tính thánh thiêng ở nơi Danh Ngài, được mọi người biết. Không qua ngôn ngữ. Nhưng hiểu và biết như thế, là để ta thể hiện rõ trên thực tế, bằng cuộc sống. Nói cách khác, lời cầu rất thánh Chúa dạy, phải thực sự chiếu sáng cuộc sống của ta. Của muôn người.
“Nước Cha trị đến”, hiểu theo nghĩa: Nước của Ngài, là thế giới thân thương. Ở đó, mọi vật được Chúa để mắt đoái hoài, sẽ thành thực tại cuộc sống cho mọi người. Ở mọi chốn. Nuớc của Ngài, được dựng xây dựa trên sự thật. Tình thương. Và, lòng thương xót. Trên công bình. Tự do. Phẩm giá. Ta còn biết, ý Chúa rõ ràng là: thế giới thân thương ta đang sống phải là kinh nghiệm sẻ san đủ mọi thứ. Kinh nghiệm, tuỳ thuộc cung cách ta ứng đáp. Hợp tác. Đành rằng, một số yếu tố về Nước Cha dựng, vẫn gặp thấy rất nhiều, nơi cộng đoàn. Nước Cha trị, là cộng đoàn thực tiễn vẫn cần triển khai, hơn nữa. Nước của Ngài, vẫn dính liền với ta, qua xử thế.
“Xin cho chúng con lương thực hằng ngày”, là lời kinh trực tiếp nhắm vào nhu cầu cần thiết, của mỗi người. Rõ hơn cả, đó là nhu cầu hiện tại, ta đang cần. Cũng nên biết, lương thực hằng ngày ta vẫn xin, là cố ý chỉ về những ưu tư/phiền muộn, về ngày mai. Cầu và xin như thế, là ta đặt hết tin tưởng vào Chúa, Đấng chăm nom/săn sóc hết mọi người. Hết mọi thứ. Cầu là cầu như thế, nhưng ta vẫn cứ phải chấp nhận rằng: mọi người cũng có nhu cầu như ta. Chính đó, là thử thách. Là, tình thân.
“Xin tha tội cho chúng con, vì chúng con cũng tha cho những kẻ từng mắc lỗi với chúng con”, là lời khẩn cầu về những hành vi ta vướng mắc, trong quá khứ. Xin và cầu, là lời cầu có điều kiện. Điều kiện gắn liền ta vào với mọi người đang sống quanh ta. Điều kiện như thế, là vì ta cũng đã biết tha cho những ai làm điều tai hại, sai trái. Đến với ta. Một lần nữa, lời cầu nay đưa ta về với chính mình. Nguyện cầu đây, là lời cầu cho ta được san sẻ phẩm chất tốt đẹp của chính Chúa. Phẩm chất ấy, hiện rõ nơi lời Ngài bày tỏ hôm trước: sẵn sàng tha thứ đến “bảy mươi bảy lần bảy”.Tức, vô hạn định.
“Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”, là lời cầu kết thúc mục đích là để Chúa gìn giữ mọi người thoát khỏi mọi thử thách, trong mai ngày. Thử và thách, khả dĩ giúp ta lướt vượt mọi cám dỗ. Thử và thách, có thể cũng rất khó. Và, rất nặng. Không dễ lướt thắng. Những thử và thách, dễ làm ta sa ngã. Dễ phản bội lời thề quyết chí theo Ngài.
Quả thật, Chúa không ngừng dạy ta cách thức để nguyện cầu. Trước nhất, Ngài kể dụ ngôn về người bạn hàng xóm cần bánh, vào nửa đêm. Vì tình chòm xóm, nên ai cũng hết mình. Dù, không muốn phiền lụy, nhưng buộc lòng phải ngồi dậy để tìm cái gì đó để cho, ngõ hầu không bị người kia hành hạ. Làm khó. Và cuối cùng, lời Chúa còn dạy: “Chính sự lì lợm đã khiến anh phải thức dậy để lấy mà cho đi những gì người kia muốn.”(Lc 11: 8) Thành thử, lời Chúa khuyên: cứ cầu, rồi sẽ được.
Tiếp đến, Chúa còn nhắc nhở: ta đang đối xử với Đấng-là-Cha rất đầy lòng thương yêu, chăm sóc, ở Trên Trời. Hơn mọi người cha, ở trần thế. Và, vì Cha Trên Trời vẫn làm thế, nên ta hãy cứ liên lỉ mà cầu mà xin, như thế ư?. Thật ra thì, mục đích của lời nguyện cầu hôm nay, không phải để nhắc Chúa nhớ đến những gì ta mong muốn. Cho bằng, đây lại là điều Chúa nhắc nhở: “Đừng nguyện cầu theo kiểu lải nhải, giống kẻ ngoại.”
Nhắc, là vì Chúa không muốn để người nguyện cầu cứ muốn thuyết phục Ngài, bắt Ngài phải chiều theo ý muốn của người ấy. Cầu, là để xác định lại, rằng: những gì ta xin, có là điều ta nghĩ mình chỉ cần, trong chốc lát? Cung cách nguyện cầu cũng như các đòi hỏi ta đưa ra, sẽ nói lên vị trí của ta trong tương quan với Chúa. Tương quan, giữa ta và mọi người,. Những người đang cùng sống, với ta. Với Chúa.
Liên tục nguyện cầu như Chúa dạy, là để giúp ta hiểu rằng mình nên nguyện và cầu điều gì?. Nguyện ra sao? Cầu thế nào? Để giúp ta thanh lọc và làm sáng tỏ giá trị của hy vọng. Hy vọng, dẫn đưa ta về với những gì thực sự cần thiết, để được cứu rỗi. Để, ta thực sự biết rõ: Chúa muốn mình làm gì? Có những gì? Có làm thế, ta mới ít chú trọng đến ước muốn của ta. Mới nhận ra là: Chúa mong chờ gì nơi ta.
Cuối cùng ra, mục tiêu và mục đích của mọi lời cầu vẫn là đào sâu kết hiệp vào với tương quan ta vẫn có, với Chúa.
Trong nhận thức rõ điều đó, ta lại sẽ hân hoan cát tiếng ca vang chúc tụng, rằng:
“Chiều thơm, du hồn người bềnh bồng.
Chiều không, im gọi người đợi mong.
Chiều trông, cho mềm mây ươm nắng,
Nắng đợi chiều nắng say,
Nắng nhuộm chiều hây hây…”
(Vũ Thành An – Bài Không Tên Số 8)
Nắng đợi chiều, nắng rất say. Người đợi người, cũng hây hây suốt một đời. Đợi người. Suốt đời. Để, ta cùng nhau đi vào tương quan có Chúa. Với người. Trọn cuộc đời.
Lm Phan Đỗ thục Linh
Mai Tá diễn dịch
(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com
hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;
hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com )
No comments:
Post a Comment