Chơi vơi trong khí hậu, chin tầng mây.
Ánh sáng lại sẽ tan vào hư lãng,
Trời linh thiêng; cao cả gợi nồng say.”
(thơ Hàn Mặc Tử)
Lc 16: 19-32
Miệng và hồn, những văng lên trên chín tầng mây. Ánh sáng và trời thiêng, cũng tan vào hư lãng. Vẫn cứ hỏi: thế đó, có là tình tự của nhà thơ? Trời cao cả. Gợi nồng say. Ấy vậy, có là tâm tư của nhà Đạo, như trình thuật thánh sử kể hôm nay?
Trình thuật, nay thánh sử Luca kể về người giàu có, bày yến tiệc. Trong khi đó, Ladarô nghèo hèn, ghẻ lở. Ở trước cổng. Thế mà, Ladarô vẫn được ẵm bế đưa vào lòng Abraham, hưởng phước lạc. Vậy, đâu là giáo huấn của Giáo Hội, vẫn rất thánh?
Thế giới ta sống, nay dẫy đầy nghịch cảnh, rất trớ trêu. Nên, vấn đề đặt ra, chẳng phải là: chúng dân ở cõi trần là ai? Làm gì? Sống ra sao? Mà là, những gì họ có thể làm? Làm được và được làm, để nêu gương. Điểm nhấn trình thuật hôm nay, là: nhiều khi ta sống niềm tin theo cung cách rất cá nhân. Chỉ tập trung vào chính mình. Chẳng nghĩ gì đến ai khác!
Điểm nhấn, thánh sử Luca muốn tạo tác động lên người đọc, là: ơn cứu độ cho mọi người chỉ có thể thành tựu, nếu như mỗi người biết ăn ở cho toàn hảo, toàn thiện. Tức, tránh xa mọi hành vi sai trái, chống đạo đức. Quên thờ Chúa. Hoặc đối xử tàn bạo với người khác. Sống bất toàn về: tính dục, lương thiện, công chính, vv.. Tuy nhiên, đó vẫn không phải là ảnh hình xấu xa, về người giàu có. Sang trọng.
Người giàu sang, có thể sẽ cật vấn lại: sao người bệnh như Ladarô không lo chữa trị bệnh ghẻ lở để còn lao động mà sinh sống? Có thể, người đọc như ta chẳng hiểu tại sao người giàu kia lại trở nên giàu có, đến như thế? Cũng có thể, anh sinh ra từ một gia đình khá giả. Được hưởng gia tài, ai để lại. Cũng có thể, chuyện giàu sang anh tạo được là do làm việc cật lực, nhiều giờ. Như vậy, chuyện ấy đâu có gì là xấu xa, khiến ta nghĩ đến trừng phạt? Tại sao người nghèo hèn bệnh tật như Ladarô lại được thưởng?
Có thể, có người nghĩ: Chúa thương kẻ nghèo, chẳng phải vì người ấy ăn ở tốt, nhưng chỉ vì người ấy “nghèo”, mà thôi. Nghèo, hiểu theo nghĩa bị lấy đi những gì mình cần thiết, hầu sống kiếp người, thích hợp với phẩm cách. Còn, người giàu có? Phải chăng giàu là điều xấu? Hay, vì họ trở thành giàu có, nên bị ghét ghen? Vậy, đâu là lẽ công bằng? Đâu là phải lẽ?
Công bằng của Chúa, là ở chỗ: sao người nghèo cứ mãi nằm dài dưới chân người giàu, chẳng ai dòm ngó. Người giàu, là người chẳng hiểu ý nghĩa thế nào là công bằng, chính trực. Họ chẳng hiểu thế nào là sống ở xã hội phải có tình người. Cũng chẳng thiết gì đến tín ngưỡng, giáo điều. Nhà trọc phú nói ở trình thuật, lâu nay vẫn thấy đầy trong Hội thánh. Hội thánh và thế giới hôm nay, đầy những người hằng tự nhủ: Chúa đâu có nói về mình? Tôi đây nào đã giàu? Vẫn lo toan chạy gạo từng bữa. Vẫn chăm lo cho gia đình, đấy thôi!
Về phương diện cá nhân, có lẽ cũng chẳng có ai giàu. Nhưng nhìn tổng thể, thì: xã hội ta đang sống là một xã hội sung túc. Trong đó, của cải được phân phối, rất không đều. Ta vẫn cứ nên tự kiểm xem mình có sống giống như người nghèo ở trình thuật, không? Tức, những người bị ai đó lấy đi những thứ cần để sống xứng hợp với nhân cách. Hãy tự kiểm xem mình có thờ ơ như người giàu kể trong trình thuật không? Và, thực tế hôm nay, người Công giáo vẫn ơ hờ, trước cảnh tượng có những Ladarô, ở khắp chốn? Trước cửa nhà thờ, chứ?
Về tổng thể, hãy tự hỏi: sao xã hội ta sống vẫn tiếp tục buôn, tiếp tục bán các đồ tiêu dùng cho các nước đang mở mang/kém cỏi, trong đó có cả triệu người vẫn sống dưới mức trung bình. Vẫn bị khai thác/bóc lột, qua đuờng lối mậu dịch “đẹp đẽ”, của ta? Sao xã hội ta mãi phát triển, trong khi xã hội bạn vẫn yếu kém? Đói nghèo? Phải chăng, vì họ lười biếng? Vì kém quản trị?
Người giàu có không biết rằng mọi sự cứ thế diễn tiến, nên van lơn:“Xin tổ phụ sai Ladarô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm anh em nữa.” (Lc 16: 28) Anh van xin, vì e rằng: ở chốn luyện hình, người giàu có như anh rồi cũng hối hận. Bởi thế nên, anh có nhận định rất thực tế, về sự thể là:“Môsê và các ngôn sứ kia mà họ còn không chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng tin.”(Lc 16: 31) Hơn 2,000 năm qua, sứ điệp về giàu sang, và nghèo hèn/túng bấn, vẫn tiếp diễn. Và, vấn đề là: được bao người biết quan tâm đến điều này?
Một điểm khác ở trình thuật, cần tập trung suy nghĩ, là câu:“Ngày ngày yến tiệc linh đình”(Lc
Người giàu có kể ở trình thuật, vẫn chưa biết được rằng: anh phải sẻ san những gì anh có ở tiệc linh đình. Dù rằng, anh vẫn có thể làm được ít nhất hai việc: thứ nhất, là sẻ san/ban phát thuốc men, để điều trị, dù biết rằng người nghèo khó như Ladarô vẫn đủ ăn. Việc này, chính là căn bản của tình thương mà mọi người đều có. Nhưng, đó vẫn không là mục đích của trình thuật.
Thứ đến, là biết quan tâm chăm sóc người khác, tức là: biết “cùng bàn” để sẻ san những gì mình nhận lãnh. Sẻ và san, thực phẩm cũng như nhu cầu cấp thiết theo phương cách đồng đều. Hợp phẩm giá. Không phân biệt về kiến thức, khả năng. Hoặc, mức độ tài sản. Quan tâm chăm sóc, để nhận ra rằng: nhu cầu của mọi người cần được phân phối, cho phải lẽ.
Điều trớ trêu, là: thực tế cuộc đời cho ta thấy: những người thường san sẻ nhiều hơn và tốt hơn cho người khác, là người nghèo, chứ không phải người giàu có. Bởi, khi đã giàu rồi, thì người người đều muốn giàu thêm, có thêm. Còn những người nghèo khó, họ chẳng có gì để đến nỗi phải sợ mất. Chẳng có điều gì khiến họ bận tâm cho tương lai, mai ngày. Và, điều mà họ bận tâm hơn cả, là: không muốn người khác rơi vào cảnh túng bấn, khó nghèo như mình. Khó và nghèo, là những chuyện rất khó, rất nghèo. Chẳng ai muốn theo. Chẳng ai muốn xảy đến với mình.
Trong cảm nhận điều Tin Mừng dạy, ta lại sẽ cất lên lời ca vang ngợi khen Chúa, để hát:
“Mừng hát, hỡi những ai lê đời khó nghèo!
Mừng hát, hỡi những ai trơ trụi ngay trên giừng chết!
Vì có Chúa Trời đất đang ở với ta.”
Chúa yêu trần thế.
Đã chết cho đời.
Và đà sống lại.
Hát lên người ơi!...”
(Thành tâm/Sĩ Tín – Hallêluyah, hát lên người ơi)
Vâng. Dù giàu sang, đói nghèo hay khổ đau. Vẫn cứ hát. Hát những lời ngợi khen Thiên Chúa đã bảo ban. Bảo và ban, cho ta những Lời vàng ngọc. Để, ta biết sẻ san với mọi người, là con Chúa. Cùng sống ở cõi trần. Nhiều khác biệt.
Lm Phan Đỗ Thục Linh
Mai Tá diễn dịch.
(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com;
hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;
hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com)
No comments:
Post a Comment