Suy niệm
Lời Ngài Chúa Nhật thứ 17 Thường Niên Năm B 29.7.2012
“Hãy quỳ nán lại: tiếng sao rơi,”
“Khua ánh trăng xanh động khí trời.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Ga 6: 1-15
Quỳ nán lại để khua trăng, là động thái
nhà thơ kêu gọi khiến sao rơi, động khí trời. Quỳ nán lại làm trời động, là tâm
tình nhà Đạo có Chúa ban “Bánh Hằng Sống” như trình thuật mô tả hôm nay, mai
rày.
Trình thuật thánh Gioan, nay tả về Tiệc
Thánh nơi chương 6 Tin Mừng. Ở chương này, thánh sử ghi lại những bốn phần.
Phần đầu, là dẫn nhập một tư duy về “Bánh Sự Sống” theo nghĩa được kể ở Thánh Kinh
người Do thái vẫn đọc. Phần kế tiếp, đi vào mầu nhiệm với ý nghĩa Chúa cho đi
chính mình Ngài, vì mọi người. Phần kết cuộc, hỏi xem ta có tin chuyện đó không,
vẫn là điều luôn rất cần. Cả bốn phần Tin Mừng nay liên kết bốn mốc điểm phụng
vụ Tiệc ta hiện thực, gồm: nhập lễ,
phụng vụ Lời, Phụng vụ Tiệc hiệp thông rước Chúa và kết thúc bằng việc Chúa sai
mọi người ra đi, vì Nước Trời.
Khởi đầu phụng vụ, cộng đoàn thầm lặng
cử hành niềm vui cận kề có Chúa ngự. Bởi, tham dự Tiệc là sự kiện dân con Chúa đến
với nhau với niềm an vui kề cận. Có thế người dự mới sống đời người có tương
lai ngời sáng chốn mai ngày. Cùng đến với nhau mà dự Tiệc, để cảm nghiệm Đức
Kitô Đấng đã trỗi dậy trong ta và với ta. Ở đây. Bây giờ. Dự Tiệc cận kề bên
nhau, để biến đổi cuộc đời thật đúng cách, đạt kết quả khả quan, đẹp đẽ. Ở bên
nhau mà Dự Tiệc, không là cách thức Hội thánh dùng dấu chỉ hoặc ngôn ngữ đầy
biểu trưng, nhưng cố để nguyện cầu hiệp thông có Chúa ở với ta. Tham dự Tiệc, còn
là nghi thức của phụng vụ hiệp thông có thi ca, có cả tâm hồn nghệ sĩ đến nhận
bài sai Chúa vẫn gửi.
Phụng vụ Tiệc, khởi sự bằng nghi
thức nhập định dẫn đưa người dự ra khỏi cảnh trí cuộc đời người để rồi người người
sẽ đi vào cảm nghiệm sâu sắc rất thánh-hoá. Cảm nghiệm ở bên nhau, và với nhau theo
lời mời của Đức Chúa. Tham dự phụng vụ Tiệc Thánh, không đơn thuần chỉ cử hành
lễ tế thầm lặng/tư riêng chỉ dành cho linh mục chủ tế, mà là động thái trải rộng
cho dân con Chúa đến tập họp. Phụng vụ Tiệc, là bài thơ vui khuyến khích mọi
người cất tiếng ca lời đoàn tụ rất vui vầy, đầy sức sống.
Phụng vụ Tiệc, là nhạc bản rất ý nhị
không chỉ do chủ tế hoặc ca đoàn trổi lên hát một mình, nhưng cả cộng đoàn là dàn
nhạc có vị chủ tế tuy không hát cũng chẳng sử dụng nhạc cụ nào hết, nhưng lắng nghe
âm giọng sâu sắc chan hoà điệu hát thành giao-hưởng-khúc rất hài hoà, súc tích.
Theo cách thế này, chủ tế có vai trò khiến cho Tiệc đoàn tụ nên sống động, cả về
tinh thần lẫn thính thị.
Khởi đầu Tiệc,
người tham dự hân hoan tiến vào thánh đường chào mừng hết mọi người, chứ không
chỉ mỗi chủ tế và đoàn tuỳ tùng thừa tác, giúp lễ. Các vị này chỉ đại diện cộng
đoàn đến để cử hành Lễ/Tiệc chứ không là nhân vật then chốt của Tiệc mang nhiều
ý nghĩa. Thứ nhất, các vị trong đoàn bước lên bàn Tiệc ở trên cao có Đấng Thánh
Hiền đợi chờ thực hiện Giao ước Tình Thương giữa Chúa và thánh Hội. Các vị bước
lên bàn Tiệc Thánh, theo tư cách của thành viên đôi bên chứng dám dấu ấn Tình
thương hằn in nơi bàn Tiệc. Và, cộng đoàn bắt đầu cất tiếng hoan ca lời vàng rất
kết đoàn. Và, lời ca cộng đoàn nay vui hát là chủ đề nhiệm mầu của Tiệc hôm đó có
thời khắc đặc biệt trong năm.
Và tiếp đó,
chủ tế bước vào nơi đã định hầu chứng kiến sự việc xảy đến ở trước mặt, rất vui
sống. Chủ tế hướng dẫn cộng đoàn thực hiện dấu ấn thập tự hằn in trên thân mình
mang ý nghĩa Chúa Vượt Qua nỗi chết để rồi Ngài đến với Sự Sống rất Ba Ngôi.
Bằng lời chào trân trọng, chủ tế mời
mọi người tham dự hãy lắng nghe Lời Chúa qua câu chào hỏi trích từ thư thánh
Phaolô gửi đồ đệ Timôthê: “Chúa ở cùng
thần khí anh chị em!” (2Tm 4: 22). Sau đó, chủ tế còn quả quyết: “Ân sủng Đức Kitô, lòng mến của Thiên Chúa
và sự hiệp nhất của Thánh Thần ở cùng anh chị em!” (2Cr 13: 13). Tiếp đến, chủ tế dùng lời chào
của thánh nhân để khẳng định: “Ân sủng và
bình an cho anh chị em do tự Thiên Chúa, Cha chúng ta và Đức Giêsu Kitô” (Êp
1: 2) Theo sau đó, chủ tế nguyện cầu Chúa ngự đến với cộng đoàn và để đáp trả,
cộng đoàn xin Thần Khí Chúa đến với chủ tế nữa.
Kế đến, là nghi thức “hối cải”,
không theo nghĩa tự kiểm lương tâm cũng không là lời cầu sám hối, quyết xưng thú
hoặc xá giải, nhưng là nhận thức mình tuy nhỏ bé vẫn gần cận và được Chúa xót
thương. Bởi, người dự Tiệc nhận mình còn kém cỏi, không làm được gì một mình dù
đã từng làm trong quá khứ. Duy, có Chúa mới làm mọi sự trong họ và cho họ. Nghi
thức hối cải, còn mang ý nghĩa cải thiện và hối tiếc để nhận ra được sự thật là
mọi người nuối tiếc chuyện đã qua.
Tác giả Timothy Radcliffe có lần từng
viết: “Bằng vào động thái lấy dấu ấn thập
tự, người thực thi động tác lấy dấu ấy công nhận sự yếu kém thấp hèn, đi vào
quan hệ đẹp giữa Chúa và loài người. Làm thế, tức diễn tả lòng ta ao ước được về
nhà cùng với Chúa.”
Thành thử, các công thức cũng như
lời cầu và tuyên ngôn xưng thành tiếng ở phụng vụ Tiệc là để nhấn mạnh rằng: ta
đã cùng Chúa về dự Tiệc. Mọi lời lẽ cũng như hình thức trong Tiệc/Lễ không để
nói lên sự kiện người dự sắp sửa làm điều gì mà để cầu Chúa thực hiện những
việc chỉ Ngài làm được để Ngài vẫn xót thương người tham dự. Bằng vào hình thức
phụng vụ Tiệc, ta chứng tỏ mình đang làm rạng danh Đức Kitô là Đức Chúa hằng thương
xót ta.
Bằng kinh Thương Xót, ta kêu cầu
Đấng đã Trỗi Dậy hãy xót thương mọi người, không chừa một ai. Thêm vào đó, kinh
Vinh Danh được trổi lên như hừng đông ló rạng một ngày mới; ngày, Chúa xót
thương con người nên Ngài đem ánh sáng ban mai đến với họ. Sau đó, là một chút lặng
thinh, để rồi Tiệc/Lễ được nối tiếp bằng lời cầu tụ họp người dự Tiệc. Thế nên,
lời cầu này lại gọi là lời cầu thâu thập.
Nay, thì người dự sẵn sáng tham gia
phụng vụ Lời Chúa. Ở đây nữa, tác giả Tom Wright đã phát biểu ở Thượng Hội Đồng
Giám mục Rôma rằng: mọi người chúng ta sẽ học hỏi động thái cùng lời lẽ của Đức
Maria khi Mẹ cất lời “Xin Vâng”, Chúc tụng, Giữ Trong Lòng và lúc Mẹ kề cận
thập giá Chúa .
Xin Vâng, qua Kinh thánh, là ý nghĩa
việc Chúa kêu gọi dân con mọi người hãy vào với tình thương đầy ân lộc. Ngài
trông đợi dân con sẽ đáp trả bằng tiếng “Xin vâng” theo thánh ý của Ngài, để
rồi họ sẽ “Chúc tụng Ngợi khen” mãi mãi:
-Bằng tiếng “xin vâng”, ta dùng sức
mạnh của mình để cử hành Lời trong hoàn cảnh riêng tư, tuy nhiều lo âu/tư lự,
vẫn cứ chúc tụng ngợi khen Chúa mãi suốt đời.
-“Giữ trong lòng”: để rồi những gì
dân Chúa cảm nghiệm trong đời kề cận Chúa sẽ giữ mãi cho mình và cho người tình
thân thương tốt đẹp ấy. Và, “cận kề thập giá” vẫn có Mẹ ở đó học hỏi và vâng
theo ý Chúa trong mọi tình huống sầu buồn trong đời người.
Xem thế thì, bằng vào bốn động thái
trong đời, con dân người người đã khởi sự yêu thương Chúa trong mọi lúc vẫn
“xin vâng”, hết lòng hết sức chúc tụng ngợi khen ơn Ngài ban phát; và bằng tấm
lòng gìn giữ trân trọng mọi ân lộc để cùng tin rằng: cả vào lúc gần cận thập
giá ta vẫn có Chúa phù trợ rất liên hồi.
Xem như thế, hãy lắng nghe Lời bằng
sự kiên nhẫn vẫn có để Lời Ngài xuyên suốt tâm can mỗi người và mọi người khiến
ta biết cách mà trân trọng ân lộc Ngài gửi đến qua sự việc lành/dữ rày xảy đến
với ta, mọi ngày.
Xem như thế, hãy trân trọng những gì
khiến ta sẵn sàng lắng tai nghe và tin tưởng vào Chúa, để rồi chờ đợi Lời Ngài
hứa sẽ được hiện thực trong ta và cho mọi người chung sống ở quanh ta. Thế đó, là
khởi đầu của những gì xảy đến với ta và mọi người. Khởi đầu, một Tiệc Thánh,
cũng rất chung.
Trong tâm tình đó, tưởng cũng nên
ngâm tiếp lời thơ còn bỏ dở, vẫn vang vọng hôm nào:
“Hãy quỳ nán lại: tiếng sao rơi!
Khua ánh trăng xanh,
động khí trời.
Gió thở hay là hoa thở
nhỉ?
Ô hay người ngọc biến
ra hơi.”
(Hàn Mặc Tử - Mơ Hoa)
Biến ra hơi. Mơ hay thực. Vẫn là, sự
thực cuộc đời đầy hoa lá. Thứ lá và hoa Tình Thương khiến người người kề cận bên
nhau để tỏ bày cho nhau những gì cần luyến nhớ. Suốt đời người.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch
No comments:
Post a Comment