Wednesday, 2 June 2021

Suy niệm Lễ Mình Máu Chúa Năm B

 


“Ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giêsu: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu?" Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: "Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: "Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu? Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng: và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta." Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua.” (Mc 14: 12-16, 22-26)

 

Có thay đổi gì không, màu hoa ấy?”

“Mùa hạ qua rồi, lại đến mùa thu.”

(Dẫn từ thơ Xuân Quỳnh)

Màu hoa ấy, là Tình Chúa tặng, nào đổi thay. Hoa màu này, là trân châu ta giữ, chẳng thay đổi cả vào Hạ đến mùa Thu. Thu-Hạ, là xác quyết thánh sử ghi ở trình thuật lễ Mình Máu Chúa, rất hôm nay.

Trình thuật, nay là xác quyết về Tình Chúa yêu thương được Hội thánh đưa vào phụng vụ lễ Mình Máu Chúa, chóp đỉnh của phụng vụ, nhằm giúp con dân trong Đạo biết mà tri ân, cảm tạ. Tri ân, là động thái ràng buộc, không chỉ giúp ta nói lên một lần rồi quên lãng. Tri ân, là trạng thái giúp ta bỏ giờ ra mà cảm kích ơn huệ mình lãnh nhận. Tri ân, là động thái không chỉ xảy ra trong quá khứ, nhưng tiếp tục cả thời hiện tại  lẫn tương lai.

Lễ Mình Máu Chúa, là lễ hội giúp ta không chỉ nhớ lại việc Chúa đã làm vào buổi Tạ Từ, nhưng để giúp ta tái tạo và duy trì sự hiệp thông Chúa khuyến khích tình yêu thương còn tiếp diễn. Tri ân/cảm tạ, là bí tích Phục Sinh Ngài ủy thác cho ta, hệt như Đức Giêsu từng cảm tạ Cha Ngài, buổi Tạ Từ. Trước khi cầm chén uống, Ngài cũng cảm tạ và nhủ khuyên đồ đệ hãy làm thế. Ngài cảm tạ, không vì ai đó cho Ngài của ăn/thức uống để tri ân. Ngài cảm tạ, vì Chúa Cha ủy thác cho Ngài hành xử theo cách cho đi chính mình hầu làm của ăn/thức uống, cho mọi người. Của ăn, là sự sống mới Ngài ban phát. Thức uống, là Máu cứu chuộc Ngài tặng trao cho ta nhận lãnh, hầu về với Giao ước có tri ân, tạ từ, cảm kích.

Đây cũng là cung cách người Do thái vẫn làm từ buổi trước, mà họ có thói quen đặt tên cho nó là “toda”, tức động thái cảm kích/tri ân mà mọi người từng làm, kể từ ngày lưu vong nơi xứ người nay quay về. Quay về, với lời ca cảm tạ rất vui tươi, như thánh vịnh 107 còn ghi dấu. Và, tiên tri Giêrêmia cũng đã ghi:

“Người người sẽ nghe tiếng mừng vui/hoan lạc, tiếng cô dâu/chú rể, tiếng những kẻ nói: ‘Hãy cảm tạ Giavê các cơ binh vì Người tốt lành, vì ơn Người miên man vạn đại.”(Gr 33: 14).

Là dân con Đức Chúa, người Công giáo chỉ có thể đạt đến bí tích Thánh Thể khi hiểu được thế nào là lời-ca-cảm-tạ Đức Giêsu đã thực hiện qua việc Ngài cống hiến sự sống, nỗi chết và sống lại của Ngài cho Cha. Như Đức Bênêđíchtô XVI có lần nói: “Tiệc Tạ Từ của Đức Giêsu chính là lời cảm tạ rất “toda” ngay trước khi đi vào cõi chết.” Và tiếp đó, còn có lời dặn của Thày trước khi trỗi dậy:

“Anh em hãy làm việc này như Thày làm hôm nay.”

Suy tư về sự Thống khổ của Chúa ở Tin Mừng, người người sẽ thấy thánh sử qui về thánh vịnh ghi ở Cựu Ước. Như thánh vịnh 22 hàm ngụ ý nghĩa cảm tạ qua cụm từ “toda” của người Do thái. Xem thế thì, niềm thống khổ và nỗi chết của Chúa là động thái cảm tạ Ngài dâng lên Chúa Cha, là Đấng đã định như thế. Từ đó, ta có thể nói mà không sợ sai rằng: Đức Giêsu trỗi dậy từ cõi chết là để tiếp tục nói lời “Tạ ơn Cha” rất cao cả, trong mọi việc. Đó còn là lý do để ta quay nhìn vào ý nghĩa của lễ hội trong năm phụng vụ, rồi cùng Chúa đem lời cảm tạ/tri ân gửi đến mọi người.

Nói lời cảm tạ, sẽ biến ta trở thành loại người đặc biệt đã biến đổi từ động thái tư riêng đi vào quần thể tập hợp ở Tiệc Thánh. Chính đó là quần thể huyền nhiệm. Là, Mình Thánh Đức Kitô. Là, lý do để Hội thánh của ta định ra lễ Mình Máu Chúa thành lễ hội đặc biệt. Mình Máu Chúa, không là xác thể bình thường, mà là “quần thể tập hợp” thiết dựng bằng lời tri ân, cảm tạ. Mình Máu Chúa, là “quần thể tập hợp” rất mới của Mình Máu Chúa đã thiết lập nhờ vào Phục sinh, quang vinh.

Nhìn vào Tiệc Thánh Thể ta mừng kính, người người sẽ nhận ra ý nghĩa của việc mình làm. Tức, đang tri ân, cảm tạ và đang trở thành thể xác rất thánh của Đức Chúa. Đó là ý nghĩa của thánh lễ ta thực hiện. Là, bi hài kịch bốn màn, cũng rất chẵn.

Màn đầu, là khởi nguyên vũ trụ, lúc Thần Khí bay là là trên nước có Lời của Tạo Hoá: “Hãy để trái đất nổi lên khỏi nước mà sinh sản ra vạn vật.” Xem thế thì, Thần Khí là Đấng sinh sản rất màu mỡ. Lời Ngài rất hiệu nghiệm. Bởi, từ nơi không có gì, Thần Khí và Lời tập hợp lại đã khiến cho sự sống trổi sinh khắp chốn. Và như thế, hiện hữu là cung cách để vũ trụ nói lên lời cảm tạ hướng về Đấng Tạo Hoá.

Màn Hai, dấy tràn thời gian tính, nhân ngày Truyền Tin (Lc 1), tức lập nền tảng ngay tức khắc. Cũng một Thần Khí là Đấng phủ tràn làn nước ở thời khởi nguyên, nay đem Đức Nữ Đồng Trinh Maria ở dưới bóng râm màu mỡ ở đó có Lời mặc lấy xác thịt loài người. Nơi cung lòng trinh trong của Đức Nữ Trinh Maria, Thần Khí làm đất trời trổi dậy thật rất mới. Đó là: tính “Người” của Đức Chúa. Bằng vào tính “Người” của Ngài, Đức Giêsu đã nói lời tri ân/cảm tạ dâng lên Cha, rất mật thiết.

Màn Ba, là thánh lễ hôm nay chất đầy lời cảm tạ vẫn tiếp tục thể hiện. Vào thánh lễ, vị chủ tế để tay lên bánh và rượu là dấu hiệu Thần Khí “bay là là” trên thế giới và nơi Đức Nữ Trinh Maria mà tặng ban sự sống, rất Giêsu. Sau đó, chủ tế đọc cũng một lời truyền mà Đức Giêsu khi xưa cất tiếng:

“Này là Mình Ta, Này Máu Ta”, và trong khoảnh khắc ấy, sự-sống-rất-Giêsu nảy sinh đã trồi lên và hướng về phía trước. Bên dưới hình thù Bánh/Rượu, Đức-Chúa-Trỗi-Dậy đích thân hiện diện với và giữa con dân của Ngài. Ngài hiện diện bằng hiện hữu đích thực, rất thật. Đó là hiện diện thực sự, chứ không là biểu tượng.

Sự hiện diện rất thật, tức không do ai đặt để một cách ý thức, vào khoảnh khắc mà chính mình không nắm rõ. Đó không là hiện-diện theo ký ức mà ai đó tưởng nhớ, tức chỉ ở nơi xa xôi không có mặt. Đó không chỉ là hồi-ức có trong đầu của người nào. Đức Kitô có mặt thật sự nơi Tiệc Thánh Thể không chỉ vào lúc ta nhớ đến Ngài, mà cả vào khi ta không nghĩ về Ngài, hoặc như tự hỏi không biết Ngài có đó hay không. Ngài không hiện diện chỉ bằng hành động, như ai đó gửi điện thư cho ta. Mà Ngài đích thân có mặt, bằng chính bản-thể rất “Người” của Ngài. Ngài là tất cả ở đây. Bây giờ.

Khi truyền phép, đã có đổi thay gây kinh ngạc mà thánh Tôma Akinô gọi đó là “Phép lạ lớn lao nhất Chúa từng làm”. Thay đổi này, không có sự tương đương nào trong kinh nghiệm của ta. Bằng vào uy quyền của Thần Khí, đã có sự hữu hiệu của Lời nơi phần sâu thẳm của niềm tin của người dự Tiệc Thánh Thể, thực tại bánh/rượu đã biến thành thực-tại-là-Đức-Kitô. Như Đức Maria đã nói với thần sứ: “Điều ấy làm sao được?” Thật ra, không có câu trả lời nào tuyệt diệu hơn lời thần sứ nói: “Với Chúa, chẳng có gì là không thể!” (Lc 1: 34-35) Lời Chúa là Lời sáng tạo, rất hiệu lực. Lời Ngài tạo thành sự sống đến với Chúa. Lời-trỗi-dậy-từ-cõi-chết, nay đang nói và thành hiện thực. Khi Lời mặc lấy xác phàm, Ngài có nói: “Này là Mình Ta.” thì không ai còn ngờ vực tính xác thực Ngài đang hiện diện ở Tiệc Thánh Thể, nữa.

Màn Bốn: sau Truyền phép là Hiệp thông. Một lần nữa, vị chủ tế nguyện cầu cho quà Thần Khí với câu kinh: Vâng, lạy Cha xin hãy để Thần Khí thể hiện sự tuyệt vời của Tiệc Thánh Thể hiện diện với chúng con, nay đến ban cho chúng con hoa-quả thánh-thiêng và ở mãi với chúng con. Xin ban Thần Khí biến đổi bánh trở thành Thân Mình Đức Kitô, hầu thay đổi tâm can chai đá của chúng con thành con tim đích thực. Để, khi san sẻ cùng một tấm bánh, chúng con trở thành một thân mình trong yêu thương. Và, khi chúng con nhận đón Mình Thánh Chúa vào lòng, xin Thần Khí và Lời hợp lực biến đổi chúng con thành Thân Mình nhiệm màu của Đức Kitô, khiến chúng con thành Hội thánh của Ngài. Xin biến chúng con trở thành trời mới đất mới, làm một trong Thân Mình Chúa.

Thành thử, hiệp thông nhận đón Thánh Thể, có sự sống của Đức Giêsu cắm rễ sâu nơi tâm can mỗi người và mọi người. Sự việc diễn tiến đến ngày Chúa ở trong mọi người và đến lúc mỗi người và mọi người trở nên một. Trở nên thế, có động thái tràn đầy ân-sủng, tức động tác cảm tạ/tri ân rất Thánh Thể, để mọi người cùng chúc tụng ngợi khen Cha đã khiến Mình Thánh Chúa trở thành vĩnh cửu.

Chắc có người sẽ hỏi: sao lại suy tư điều này vào ngày lễ Mình Máu rất thánh của Đức Chúa?

Suy tư, là suy về một thiên đường có động thái tri ân/cảm tạ kéo dài đến vĩnh cửu. Có mọi người làm thế, ở nơi đó. Suy tư như thế, là bởi Tiệc Thánh Thể là Lời mở cho sự-việc này. Phụng vụ, là động thái thưởng-thức-trước sự việc ấy. Bởi, mỗi khi cử hành Tiệc Thánh là ta san sẻ hiệp thông với Thánh Thể. Là, sờ chạm vào Quà Tình Yêu Vĩnh Cửu. Là, ta thực hiện cho bằng được việc tri ân/cảm tạ. Là, hành xử một phẩm bình về văn hoá của mọi thế giới từng xem xét sự việc theo cung cách rất khác biệt.

Tiệc Thánh Thể không là việc lý luận dành cho người chỉ biết lý sự một cách không ý nghĩa. Bởi, lý sự chẳng đem lại ý nghĩa gì đặc biệt. Nhưng, Tiệc Thánh Thể của ta không là áng thơ cũng không là tác phẩm nghệ thuật, đối với người có khiếu thẩm mỹ. Tiệc Thánh Thể, chứng tỏ cho thấy nếu chỉ là người có óc thẩm mỹ thôi, cũng không đẹp. Tiệc Thánh Thể, không là sự kiện tôn giáo. Với người có Đạo, việc ấy cũng không có nghĩa là đã “sốt sắng” đủ. Việc ấy, chỉ cho thấy nếu chỉ mỗi sốt sắng thôi, cũng chưa hẳn là đạo đức đủ. Tiệc Thánh Thể của ta, không là ý niệm hoặc việc sùng bái ta vẫn thích, mà hơn cả cử chỉ phụng thờ. Hơn rất nhiều, vì đó là Tình cho đi. Là nhận lãnh, sẻ san, sống thực. Là cảm tạ, rất đích thực.

Phải chăng, điều đó cũng xa hoa? Vâng. Chính thế. Thực sự, mọi việc tu-đức đều xa hoa! Nhưng, là xa hoa Chúa ban phát mà không thu hồi. Và, ta vẫn quen như thế. Quen, đến độ cứ nghĩ mình có quyền như thế. Quen, đến độ mình không thể gắn bó với nhau mà không có Tiệc Thánh Thể, rất như thế.

Trong cảm nhận điều này, cũng nên ngâm lại lời thơ còn bỏ dở, rằng:

 

            “Có thay đổi gì không màu hoa ấy

            Mùa hạ qua rồi lại đến mùa thu

            Thời gian đi màu hoa cũ về đâu

            Nay trở lại vẫn còn như mới mẻ.”

(Xuân Quỳnh – Hoa Cúc)

 

Màu hoa đổi thay, nay là màu Chúa ban phát. Để ta và người cứ thế trở thành Thân Mình Chúa rất thân thương, nên một. Một thân. Một mình. Rất thánh hoá.

                                                                                

Lm Kevin O’Shea DCCT biên soạn – Mai Tá lược dịch  

No comments: