Em quay về dang dở những cuộc chơi.
Giữa thiên thu, ai đứng gọi tên Người
Nghe trăm hướng, vọng về cơn mưa lũ.”
(thơ Phạm Ngọc)
Ga 8: 1-11
Cuộc vui chơi, em quay về dang dở. Thiên thu ngàn, ta vẫn gọi tên Người. Gọi, để cùng mọi người tham dự lễ Vượt qua. Gọi, để cùng đến với Người, qua thăng trầm một thống khổ.
Trình thuật, nay kể về tâm tình mọi người mới vừa vui xong, đã lại cảm nhận nỗi thống khổ, Chúa ngang qua. Vui và khổ, mỗi người mỗi cảnh, ta cùng nhận ra Đường Chúa chọn. Có vui buồn lẫn lộn, suốt một đời.
Phụng vụ tuần này tập trung vào Sứ vụ của Chúa. Sứ vụ đậm nét cứu độ, Ngài cưu mang bằng Lời dạy và cách hành xử, của Ngài. Phần đầu phụng vụ, là cảnh tình vui tươi trang trọng, được diễn tả qua sắc mầu rực rỡ, áo lễ đỏ. Có kinh kệ. Kiệu lá, cả một đoàn. Phần 2 phụng vụ, là sắc mầu đại thắng đã đi dần vào với thực tế, một khổ não. Ở phần này, có câu nói của vua quan: “Này là Con Người”. Là Người, Ngài cam phận nhận nhục hình, với khổ đau.
Đoàn kiệu rước đi dần vào nhà thờ, có đoàn người cầm lá vận tuế trong tay, miệng hô vang lời chúc tụng, đầy phấn chấn: “Vạn tuế Đức Kitô toàn thắng! Vạn tuế Đức Vua, Đấng trị vì thiên hạ!” Dân chúc tụng. Nhưng bè phái, thì lại dòm chừng/tìm kế để bức hại Ngài. Những người ấy, chỉ muốn kết thúc cuộc đời Ngài, cho mau chóng. Chỉ muốn: Chúa tàn lụi trong thuơng đau. Sầu buồn. Không đất đứng.
Bài đọc 2, thánh Phaolô nêu rõ với với giáo đoàn ở Philíp, miền Bắc nước Hy Lạp, về tâm tình “trút bỏ” mọi sự: “Ngài đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang để mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế.” (Pl 2: 7) Cụm từ “trút bỏ”, là do tự tiếng kenosis bên Hy Lạp, nói lên trọng tâm kinh nghiệm của Chúa, về thống khổ.
Đức Kitô là Chúa, nhưng Ngài vẫn không lộ bản chất thánh thiêng của Ngài, ngay tức thì. Ngài vẫn chứng tỏ tính “phàm nhân”, theo nghĩa trọn vẹn. Giống như ta. Ngài giống ta mọi thứ, ngoại trừ lỗi phạm. Hoặc sơ xuất. Ngài đã đi cho hết đoạn đường gian khổ của phận tôi tớ thấp hèn, rất người phàm. Ngài chấp nhận mức độ cùng tột, của khổ đau. Nhục nhã. Và, chết đi.
Hiểu thấu ý nghĩa đoạn đường khổ nạn, có lẽ ta nên nắm trọn lời thánh Phaolô đề nghị: hãy ra đi mặc lấy cho chính mình “tâm tình của Chúa”. Tâm tình Ngài, là nỗi thống khổ đã được thánh Luca tóm gọn bằng trình thuật Thương Khó, rất hôm nay. Trình thuật, thật Thương thật Khó, rất Thống Khổ ở tuần thánh, có những điểm chủ chốt khiến người đọc và người nghe, cần để ý:
-Tiệc Tạ Từ, là kinh nghiệm sống, cho mọi người. Bởi đó lả tiệc thân thương. Phục vụ.
-Chúa phấn đấu chống khổ đau/đơn độc, ở vườn Dầu, dẫn đến kết cục bình an. Chân chất.
-Thánh Phêrô chối bỏ Chúa, làm mọi người sửng sốt. Cũng là đồ đệ thân thương vừa tiễn biệt Thầy, mà nay vội chối bỏ.
-Bằng vòng tay ôm, Giuđa kéo theo một kết cuộc, rất bi ai. Ân hận. S6àu buồn. Đắng cay.
-Phiên toà lạ, có mặt thủ lĩnh Đạo/đời, lại đã xuất hiện vua quan mê tín, hãi sợ. Như Hêrôđê.
-Dân quân La Mã hành hình/hạ nhục Chúa, là để giảm uy tín của Chúa, Đấng làm người.
-Con đường khổ não nào cũng dẫn đến
-Chúng dân rày vẫn trở mặt. Vui mừng chúc tụng đấy. Rồi cũng phỉ báng chế nhạo ngay thôi.
-Hùng hổ một thời như tên “trộm lành” nọ, được Chúa hứa ban niềm hạnh phúc, nếu hối cải.
-Lời cuối của Chúa: thứ tha. Phó thác cho Cha. Trọn vẹn. Nhờ đó, Thần Khí sẽ đến với ta.
Mỗi sự kiện, trong bi kịch trở thành “Phàm Nhân” của Chúa, là hiện tình cuộc sống ta cần suy .
Suy và nghĩ, để đồng hoá với Ngài. Suy và nghĩ, là thực hiện ý định của Chúa trong đời mình. Bởi, nếu không kinh qua đau khổ, sẽ chẳng thể nào đạt vinh quang, như kế hoạch cứu độ Ngài vạch sẵn. Thương Khó/Thống Khổ Chúa chịu, là tấm gương nhắc nhở mọi người. Mọi lúc.
Trước hết và trên hết, Đức Giêsu đã kinh qua khổ ải, cho đến chết. Kẻ chống Chúa, đã làm nhục Ngài. Đánh đập. Bách hại Ngài. Cả đám dân quân La Mã, cũng dám kết vương miện bằng cỏ gai, choàng lên đầu Ngài, mà chế riễu: “Kính chào Vua dân Do thái!”. Chào, theo cung cách khinh bỉ. Chào, để nhạo báng. Thách thức. Cả đến vua quan Hêrôđê cũng riễu cợt. Phần Philatô, thoạt đầu những muốn thực thi công lý, nhưng ngại ngần. Sợ mất chức. Mất quyền. Âu đó là thói đời đen bạc.
Về phần Ngài, Đức Giêsu không trả đũa. Ngài chẳng kết tội, hoặc trách móc. Một ai. Nhưng, xin Cha Ngài thứ tha cho những kẻ ấy, vì “Họ không biết việc mình làm”. Thoạt nhìn vào, mọi người nghĩ rằng Ngài chỉ là nạn nhân, bất đắc dĩ. Của binh biến. Nhưng kỳ thật, có ngang qua đau đớn. Thống khổ. Ngài mới chứng tỏ Ngài là Đấng Bậc Thầy. Rất riêng tây. Thầy, vì Ngài là Đấng chế ngự mọi tình huống. Thầy, vì Ngài chế ngự được cả chính Ngài. Thực thi ý định của Cha. Trong an hoà.
Dọc hành trình khổ nạn, lễ Vượt Qua và tuần thánh, ta cũng nên nhận xét kỹ về Bậc Thầy Giêsu. Đấng Cứu Độ, của ta. Nhìn và thấy, không chỉ để ngưỡng mộ Ngài, thôi. Nhưng, còn để học hỏi. Thấm nhập vào tâm tư lắng đọng. Nhiều suy tư. Thấm nhập vào động thái rất giá trị của Chúa. Những động thái rất “người”, của Đức Chúa. Nhìn và thấy, để rồi vào lúc nào đó hay mọi lúc, ta sẵn sàng cất bước theo chân Ngài, suốt cuộc đời. Dù khổ đau. Nhọc nhằn. Nhục nhã.
Là đồ đệ đích thực của Chúa, ta cũng nên biết để tai mà lắng nghe lời Ngài gọi mời. Gọi mời ta, biết mà san sẻ nỗi khổ đau. Chấp nhận. Để, ta sẽ học hỏi. Bắt chước. Bắt chước Chúa, trong phục vụ. Mọi người. Phục vụ và yêu thương, dù nhọc nhằn. Khổ đau. Nhục nhã. Học hỏi và bắt chước, vì Ngài yêu ta. Ngài hằng mời ta sống trọn vẹn tình thương. Mời, không để ta tìm thú đau thương. Nhọc nhằn. Nhưng, để ta sống tự do. Sâu sắc. Hạnh phúc. Bởi nếu không, mọi việc, dù có thống khổ/sầu đau cũng chẳng đáng ta để tâm đến. Chẳng đáng ta đoái hoài. Tìm hiểu.
Trong quyết tâm thực hiện điều ấy, ta sẽ hát lên lời ca vui tươi phấn khởi, của hôm trước:
“Tay đan tay nhịp bước đi trong đời,
xin yêu thương hạnh phúc đến cho người,
Người em anh yêu, người anh em mến, Mẹ ơi trông đến.
Như chim kia nhịp cánh trên mây ngàn,
đôi tim con hoà khúc hát huy hoàng.
Trọn đời yêu nhau, dù bao gian khó, có Mẹ đừng lo.”
(Thành Tâm-Diễm Tình Ca 3)
Có Mẹ đừng lo. Huống hồ là có Chúa. Có Mẹ. Dù, đớn đau. Gian khổ. Hay gì nữa, vẫn có Chúa. Có Mẹ. Gần bên. Để nâng đỡ. Hỗ trợ. Ban hạnh phúc.
Lm Phan Đỗ Thục Linh
Mai Tá diễn dịch.
(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com;
hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com; hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com
No comments:
Post a Comment