Saturday, 12 June 2010

“Tình tôi như đoá hoa hồng"


Ở mương oan trái, trong lòng tịch liêu.

Kinh đô cát bụi bay nhiều,

Tìm đâu thấy một người yêu hoa hồng.”

(thơ Nguyễn Bính)

Lc 9: 18-24

Tình của tôi. Và, của mọi người. Đều như đoá hoa hồng. Tịch liêu. Oan trái. Nhiều cát bụi. Tình Chúa cao cả. Lâu rày, thấy muôn nơi. Với muôn người. Như trình thuật, đà diễn tả.

Trình thuật, nay diễn tả tình tự thân thương. Nhiều cung cách. Thân thương, qua nguyện cầu. Một mình. Nguyện cầu, lúc trước khi các biến cố quan trọng, kịp xảy đến. Với Chúa. Ở trần gian, khi thấy Chúa nguyện cầu, chắc có người sẽ thắc mắc tự hỏi: Đức Giêsu đường đường là Con Chúa, sao Ngài lại phải cầu? Ngài cầu, là cầu với ai? Cầu những gì? Hỏi như thế, tức chưa thông hiểu cầu nguyện. Cầu và nguyện, trước nhất là hiệp thông với Cha. Hiệp thông, trong nghe/nhìn và nói năng. Có khi, cũng chẳng bằng lời. Chỉ lặng thinh. Lặng lẽ/làm thinh với môi trường mình đang sống. Có Chúa.

Rõ ràng, Chúa vẫn nguyện cầu cùng Cha. Ngài trân trọng thực hiện ý Cha. Rất trọn vẹn. Thế nên, khi dọn cỗ cho 5000 người ăn xong, quần chúng đã muốn tôn Ngài làm Vua, và Ngài đã lẳng lặng tìm nơi vắng vẻ, mà nguyện cầu. Nguyện cầu lúc đó là cùng với Cha vượt thắng năng lực cám dỗ, từ quần chúng. Ngài dư biết, chuyện ấy không là đường lối Ngài men theo. Trong nguyện cầu, Ngài tiến dâng Cha một thỉnh nguyện. Những thỉnh và nguyện, của người phàm. Là, mong cho sao chúng dân/đồ đệ thực hiện điều Cha muốn.

Và, Chúa hỏi: “Dân chúng nói Thầy là ai?” Đồ đệ thưa: “Họ bảo Thầy là Gioan Tẩy Giả.” Đến khi ấy, Phêrô thánh nhân đứng ra đại diện cho đồng môn tuyên ngôn cùng Thầy: “Thầy là Đấng Mêsia Chúa gửi đến.” (Lc 9: 20) Rõ ràng, bằng vào câu trả lời thật vững chắc, thánh Phêrô nói lên tương quan thật gần giữa đồ đệ Chúa, với Thầy. Không giống như tình huống trong đó quần chúng hoặc Hêrôđê xử tội Chúa, đồ đệ nay nhận ra Thầy là ai. Các thánh, nay đã biết Thầy là Đấng Chí Tôn Chí Thánh, Cha gửi đến. Cứu độ. Mọi người chờ.

Ngay lúc ấy, Chúa căn dặn đồ đệ, đừng quảng bá phát giác đó. Bởi, có nói ra thì chúng dân mọi người cũng chẳng tài nào hiểu được ý nghĩa của sứ vụ, Chúa cưu mang. Cũng chẳng thể nào, mưòng tuợng ra được một Đấng Mêsia mà mọi người chờ, lại không làm những điều mà mọi người kỳ vọng. Là, đánh bại quân thù, của Do Thái. Đem họ về với vinh quang, thời xưa cũ. Chứ họ đâu có nghĩ, Chúa lại bị lên án, rất thất sủng. Còn bị hành hình như tội phạm, rất tầm thường.

Chính vì thế, người nghe mới thấy hỡi ôi, khi Chúa nói: “Con Người sẽ phải chịu nhiều đau khổ. Bị, các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ. Bị giết đi, ngày thứ ba sẽ trỗi dậy.” (Lc 9: 22) Kể từ đó, đồ đệ Chúa mới bắt đầu học biết về Mêsia Cứu Thế, các ngài theo. Xem như thế, Đức Giêsu không còn là anh hung cái thế của thời đại. Cũng chẳng là, nhà quán quân đem hỵ vọng đến cho dân, hầu khởi nghĩa chống ngoại bang, đang áp chế. Ngài cũng đâu là lãnh tụ giải phóng, của chiến tranh. Thời đó.

Ngược lại, Mêsia đây là Đấng bị chính các lãnh đạo của dân mình phế bỏ. Cũng sẽ bị xử tử và hành hình, do thế lực ngoại bang, chuyên chèn ép. Chính vì thế, nên có lẽ đã có một thứ “im lặng dễ sợ” xảy ra ngay sau khi Chúa hỏi. Cả cho đến lúc, Phêrô thánh nhân tỏ bày sự bực tức, mà thánh Luca không ghi chép.

Với Đức Giêsu, vinh quang/toàn thắng sẽ đến, nhờ tình yêu. Bằng vào, trung thành với sự thật. Trung kiên. Vẹn toàn. Không bạo loạn. Như bài đọc 1 quả quyết: “Ta sẽ đổ ơn xuống cho nhà Đavit và dân cư Giêrusalem, giúp chúng biết sống đẹp lòng Ta và tha thiết nguyện cầu.” (Dcr 12: 10) Nguyện cầu, để rồi chính họ và các thế hệ về sau “sẽ ngườc nhìn Ta mà than khóc Đấng chúng đã đâm thâu”. (Dcr 12: 10)

Nhận biết Chúa là Đấng Mêsia. Và, thấy Chúa đau khổ mà tội nghiệp, thôi chưa đủ. Ta còn được mời gọi làm đồ đệ, theo chân Chúa. Hôm nay, Chúa còn kêu gọi mỗi đồ đệ như ta, cần thực hiện: từ bỏ chính mình. Cần lĩnh nhận, thập tự mỗi ngày. Để theo Chúa.

Từ bỏ mình, là điều chẳng ai muốn. Và, khó hiện thực. Trái lại, ai cũng được khuyến khích thăng tiến chính mình. Chấp nhận con người mình. Thế nhưng, thăng tiến cá nhân cũng trăm ngàn cách. Cách tốt, cũng như xấu. Nếu theo cách tự do. Thương yêu. Thật sự. Ta chỉ thực hiện được, tuỳ người khác. Tuỳ môi trường. Nhất là, tuỳ việc tự đánh bại, chính mình. Đánh bại tính vị kỷ. Tính tự cao. Tự đại. Hoặc, tự đánh bóng cá nhân. Và, chấp nhận thân phận bọt bèo. Của mình.

Cách tốt nhất, là mở lòng mình ra mà đón nhận giá trị trong sáng Tin Mừng gửi đến, với ta. Cho ta. Chấp nhận thập giá, không có nghĩa, là: ta cứ đi ra ngoài mà tìm khổ đau. Cùng quẫn. Rối mù. Bởi làm thế, sẽ vạ lây. Rối trí. Hỗn độn. Cách tốt khác, là chấp nhận những gì gửi đến với mình, trong cuộc sống. Rồi, cứ thế mà hành xử theo cung cách tích cực. Dựng xây. Ngõ hầu, thấy được tình yêu và ân sủng Chúa ban, ngang qua kinh nghiệm từng trải. Dù, có phải trải qua nhiều tháng ngày sầu buồn. Khổ đau.

Bất cứ ai biết sống năng động và thực tế, như Chúa dạy, chắc chắn sẽ vui lòng chấp nhận đường lối sống: biết từ bỏ. Kể cả chuyện bị khinh khi. Miệt thị. Như thánh Phaolô từng quả quyết: “Tất cả anh chị em chỉ là một trong Đức Kitô.”(Gl 3: 28). Là một, là chấp nhận cùng nhau làm việc, cho những gì là Chân. Thiện. Mỹ. Để yêu Chúa.

Có như thế, ta mới trở nên như thánh Phaolô gọi, là: “mặc lấy Đức Kitô”. “Trong Đức Kitô”. (Gl 3: 27) Điều này, làm ta nhớ chiếc áo trinh trong ta mặc, ngày thanh tẩy. Bởi, nhờ thanh tẩy, ta đi vào với gia đình mới. Gia đình này, gồm các người anh/người chị là con Chúa. Nơi gia đình này, không có tranh chấp. Kỳ thị. Như thánh Phaolô có nói thêm: “Không còn phân biệt Do thái hay Hy Lạp. Nô lệ hay tự do. Đàn ông hay đàn bà. Nhưng tất cả là một, trong Đức Kitô.” (Gl 3: 28)

Và khi đó, xã hội ta sẽ là xã hội của tình bằng hữu, rất thiết thân. Xã hội giải thoát khỏi mọi định kiến. Cãi tranh. Giành giựt. Nhưng, rất mực yêu thương yêu. Yêu Công lý. Thương hoà bình.

Trong ý thức sự thật, ta hãy cùng hát to với người anh/người chị, lời ca đầy phấn chấn:

“Giọt mưa trên lá bối rối, bồi hồi

Ráo riết, miệt mài, anh biết yêu lần cuối.

Giọt mưa trên lá bỡ ngỡ, xôn xao,

Cuống quít, dạt dào, anh biết yêu lần đầu.”

(Phạm Duy – Giọt Mưa Trên Lá)

Một khi đã yêu, dù lần đầu hay làn cuối, thì anh và tôi, ta vẫn cuống quít. Dạt dào. Ráo riết. Như bao giờ. Cuống quít thương. Miệt mài yêu. Như tình Chúa yêu ta. Đó chính là bài sai, ta cần thực hiện. Cho ta. Cho xã hội, mình sống.

Lm Phan Đỗ Thục Linh

Mai Tá diễn dịch

(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com

hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;

hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com

No comments: