Nhủ lòng tôi chỉ nhìn cây trúc đào.
Nhưng mà không hiểu vì sao,
Gặp người xưa lại nhìn nhau mỉm cười?
(dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Lc 23: 35-43
Tạt qua nhà người xưa thôi, sao nhà thơ đã nhủ lòng. Trúc đào còm cõi cây xanh vẫn nhìn. Lui tới chốn thiêng phụng thờ, nhà Đạo hẳn lòng những quyết tâm? Thập tự đó hiên ngang vội tìm. Nhà thơ hay nhà Đạo, có tìm cũng chẳng thấy Vua vũ trụ, còn đó rất ngóng đợi.
Trình thuật, nay thánh Luca kể về Đức Kitô Vua vũ trụ vẫn một lòng đợi trông, không suy xuyển. Là Vua, Ngài có đủ tư cách của Đấng Cứu Thế, Cao sang. Quyền quý. Lẽ đáng ra, Ngài phải được triều thần thánh trên trời/dưới đất gập mình phục lạy. Nhưng, trớ trêu thay, Vua vũ trụ nay đứng trước triều thần vua quan ở trần gian, cứ hạch hỏi: Ngài là ai? Sao thế này?
Bài đọc hôm nay diễn tả hai ảnh hình đối chọi nhau về Vua Kitô. Bài đọc 2, qua thư gửi cộng đoàn giáo dân ở Côlôssê, ta thấy Đức Vua hiên ngang. Toàn thắng: “Ngài là hình ảnh Thiên Chúa vô hình. Là Trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo… là Đầu của thân thể, là Hội thánh… Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện nơi Ngài, nhờ Ngài mà muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Ngài đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl
Lời cuối thư nối kết Tin Mừng thánh Luca cho thấy ảnh hình khác biệt về Vua Kitô đang hạ mình chết nhục trên thập giá, để những người chế nhạo Ngài, cũng được cứu. Cứ sự thường, người người vẫn thích ảnh hình của một Đức Vua hiển vinh. Toàn thắng. Sáng láng.
Hội thánh, nay chọn ảnh hình rất khác biệt để dân con mừng kính Vua vũ trụ theo ý nghĩa đích thực. Đọc Tin Mừng, mọi người thấy Vua Cứu Độ xứng hợp với ý của Cha, Đấng vẫn chờ vẫn đợi con dân Ngài đến phục lụy.
Nếu Đức Giêsu là Vua vũ trụ, hẳn có người sẽ hỏi: thần dân Ngài đâu? Cận thần, quan đâu không thấy? Cung điện Ngài ở chốn nào? Sao, chỉ thấy mỗi đồi trơ trụi, ở Giêrusalem? Chốn hành quyết. Chết nhục. Chết ở đó, Ngài cũng không có đến một đồ đệ. Bạn bè/người thân, đều khuất lánh. Đồng hành với Ngài, lại là quân trộm cướp, cả hai bên. Còn, bên dưới là đám ô hợp, chỉ nhục mạ.
Chính ở nơi đây, Đức Giêsu đang đi vào giai đoạn vương giả nhất đời Ngài. Giai đoạn quan trọng tối thượng ta được biết. Khi giáng hạ làm người, Ngài ở giữa đám trẻ chăn chiên rất nghèo hèn, bên máng lừa. Để có thể ban tặng họ sự sống đích thực, Ngài đã hy sinh trọn thân mình. Hy sinh, vì người khác. Hy sinh trọn quyền lực. Bởi quyền lực Ngài, là khả năng dâng trọn đời mình để người khác được sống.
Lãnh tụ quanh Ngài, chỉ bêu riếu nhục mạ, chứ không thấy được Ngài, dù có mắt. Trớ trêu thay, cả vương triều quyền uy trên dưới, có mỗi tay tội đồ cùng chung số phận, đã nhìn và thấy, nên mới nói: “Lạy Ông Giêsu, xin nhớ đến tôi khi Ngài về với Nước của Ngài!” (Lc 23: 43). Chỉ mình anh là nhận ra ý nghĩa của tấm biển gỗ ghi trên thập tự “Giêsu Nadarét, Vua Do thái”(Lc
Những kẻ có mặt lúc ấy, đều nhắm mắt chẳng nhìn thấy. Họ chỉ nhạo Đức Vua như người đời: “Hắn cứu ai đâu, chẳng cứu mình.” Nhạo và cười, là bởi họ không hiểu Lời Ngài xưa từng bảo: “Kẻ nào cố tìm sự sống, sẽ đánh mất. Kẻ nào đành mất sự sống vì Ta, sẽ gặp lại.” (Mt 19: 39). “Giả như hạt lúa gieo xuống đất không chết đi, sẽ trơ trọi một mình. Nhưng nếu chết đi, nó mới sai hoa lắm quả.” (Yn 12: 24)
Chính đó, uy quyền của Đức Vua. Quyền tác tạo sự sống, cho mọi người. Là dân con Đức Kitô, Vua vũ trụ, ta được mời gọi dấn bước theo chân Ngài, để cũng làm như thế. Có làm, ta mới là quần thần. Đồ đệ. Và, là bày tôi của Đức Vua muôn loài.
Là Vua, Ngài cũng có vương quốc để trị vì. Nhưng, Vương Quốc Ngài là nơi ta vẫn đến để nguyện cầu, mỗi khi lập lại lời Ngài, khi nguyện kinh “Lạy Cha”. Vương Quốc Ngài được diễn tả rất rõ trong Kinh Tiền Tụng vào Tiệc Thánh hôm nay: “Đây là Vương quốc vĩnh cửu. Toàn cầu. Vương quốc của Sự Thật. Và, Sự Sống. Vương quốc lành thánh của công bằng. Tình thương. Và an bình.”
Có điều, là ta không chỉ là thần dân của Vua Vũ trụ là Ngài, mà thôi. Ta còn là đồng nhiệm trong công trình tác tạo Vưong Quốc ấy, nữa. Vương quốc ấy, nay đã ở với mọi người. Bài đọc 2 còn đó nhắc nhở: “Ngài là Đầu của thân thể, tức Hội thánh.” (2Cl
Bài đọc 2, cũng lại thêm: “Ngài giải thoát ta khỏi quyền lực tăm tối và đưa vào Vương quốc của Con Chí Ái Ngài. Trong Ngài, ta có ơn cứu độ. Và, ơn tha tội.” (Cl 1: 13) nghĩa là, nhờ Ngài và với Ngài, ta đem bình an đến với mọi người nơi địa cầu. Nơi, Ngài từng khai phá nhờ cái chết khổ nhục, trên thập tự. Con đường ta đi vẫn còn dài, trước khi Vương Quốc Ngài nên hiện thực.
Từ nay đến ngày hiện thực Vương Quốc rất bình an của Vua vũ trụ, còn rất nhiều việc phải làm. Để hoà giải. Nhiều công trình kiến tạo hoà bình với trần gian, ta cần hoàn tất. Hoàn tất, cả công tác đem tự do, công lý, tình thương an hoà mà Ngài làm mẫu, để đưa về với muôn dân, ở thế trần.
Tiệc thánh mừng Đức Kitô Vua hôm nay là một thách thức. Là cơ hội, để ta nhận ra được lời ới gọi mời mọi người trở nên đích thực thần dân và đối tác của Đức Kitô Vua vũ trụ. Gọi và mời mọi người, hãy cứ kéo dài Vương Quốc rất bình và rất an của Ngài, để Vương Quốc ấy sẽ tồn tại mãi mãi, nơi mọi người.
Trong tinh thần tỉnh táo nghe lời mời gọi của Đức Kitô Vua vũ trụ, ta cứ hiên ngang hát:
“Nếu… tôi gặp Ngài chiều năm xưa trên đồi ấy,
Chết… treo thập hình vì yêu thương nhân loại tội lỗi.
Như …tên trộm cướp chẳng ai thương nhìn tới,
Nếu tôi gặp rồi, thì xin hỏi: tôi còn tin nữa thôi?
Tôi, vẫn cứ tin luôn, tin rằng: Ngài luôn thương tôi!
Tôi, vẫn cứ tin luôn, cho dù gặp bao gian nguy.”
(Thành Tâm – Nếu)
Ngài là Vua vũ trụ rất thực sự, thì đâu còn chữ “nếu” để hỏi. Vua Kitô đã hy sinh trọn mình Ngài, để thần dân/muôn người được sống. Sự thật ấy, còn gì để ngờ vực. Chân lý ấy, còn gì mà suy nghĩ. Đắn đo. Do dự. Sao ta không hăng hái bước theo chân Ngài mà mở rộng Vướng Quốc Nước Trời. Mở rộng tình thương yêu. Đỡ đần. Phục vụ. Để, nguời người sẽ tung hô: Vạn tuế Vua Giêsu. Vạn tuế Vua vũ trụ. Đến muôn ngàn đời.
Lm Phan Đỗ Thục Linh
MaiTá diễn dịch
(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com;
hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;
hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com)
No comments:
Post a Comment