Suy niệm Chúa Nhật thứ 2 Thường niên năm A 16.01.2011
“Pháo từng chiếc một, đốt liền tay.”
(dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)
Ga 1: 29-34
Có chào hỏi, chắc cũng chẳng đến độ vang lối xóm. Có đốt pháo, chắc cũng chẳng đốt liền tay, đến từng tràng. Lời chào hay tiếng pháo, có vang vọng dân gian chốn người về, cũng chỉ để nghe thánh Gioan giảng. Giảng về Chúa, là giảng về tình huống của Hội thánh thuở ban đầu.
Thuở đầu đời Giáo Hội, các thánh sử ghi nhiều điều lúc thánh Gioan Tiền Hô quả quyết: “Sẽ đến sau, một người đã vượt trước tôi, vì Ngài đã có trước tôi.” (Ga 1: 30) Vượt trước và có trước, bởi Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa. Nơi Ngài, Thần Khí Chúa rất tràn đầy. Và, chính Ngài là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian.” (Ga 1: 19). Chính Ngài đem bình an đến với mọi người.
“Trần gian” đây, không có nghĩa là vũ trụ bao la. Là, toàn thể nhân loại. Trần gian đây, chỉ là: “thế gian này”. Thế gian, đối chọi với “thế giới đang đến”, hoặc “thế giới lẽ đáng ra phải thế!”. Tức, một thế giới dẫy đầy những cảnh chính trị và xã hội, nơi ta sống. Một thế giới, chuyên dụ dỗ ta về sống kiểu phàm tục. Nhiều lỗi phạm.
“Trần gian” thường lại có nghĩa đoàn kết/tập họp những con người chăm lo chống trả lối sống quái gở của thế giới. Một thế giới chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa, Đấng có thực. Thế nên, ta vẫn thấy động thái vô luật, thiếu cẩn trọng vẫn nằm đó. Ta còn thấy cả động thái tập trung vào chính mình, ở trong đó. Vẫn gần gũi với người đời, còn trong đó.
Thay vì gọi “xoá tội trần gian”, đề nghị bà con dùng cụm từ “lý lẽ sự dữ”. Lý lẽ đây, là đường lối suy tư hành động, luôn tiếp diễn. Cứ hết điều này lại đến chuyện khác. Như đứa trẻ hay nói dối. Dù, em biết mình làm điều ấy là không phải. Không nên. Nhưng em không nhận lỗi, lại cứ đổ cho người khác. Làm như thế, tức: em đã nói dối cả với chính mình. Làm như thế, em lại sáng chế tìm ra kiểu nói dối khác, cốt để che đậy cho lời nói dối trước đó. Em thật tình chẳng muốn cha mẹ biết điều này.
Với người lớn, việc này còn tệ hơn. Người lớn nói dối sẽ làm cho chính mình ra mù quáng. Nhượng bộ chính mình được một lần, sẽ lại dẫn đến hành động khác, còn tệ hơn. Quyền lực của “lý lẽ sự xấu” trong chuyện nói dối còn lớn hơn cả chính cá nhân mình. Lý lẽ của sự xấu, là lý lẽ chuyên che đậy. Kinh thánh mô tả việc này bằng từ ngữ “đầu mục của quỷ” (Mt 9: 34). Bằng tên gọi “Satan”, bên tiếng Do thái cốt để chỉ một nghịch ngạo (Mt 4: 10). Còn, “Ma quỉ” bên tiếng Hy Lạp, lại chỉ về sức mạnh cốt để rẽ chia. Phân cách.
Lý lẽ sự xấu của thế gian, còn gọi là thế giới, luôn mang tính huỷ diệt. Hủy và diệt toàn thể nhân loại. Thành thử, cộng đoàn Hội thánh có bổn phận phải đề cao cảnh giác trước những thế lực thù địch ấy. Và làm như thế, sẽ tự thay thế bằng những lý lẽ giúp mình sống thực. Sống, điều Chúa khuyên bảo.
Lý lẽ sống động để thay thế cho “lý lẽ sự xấu”, là lý lẽ của “Tình thương”. Là, động thái đối xử tốt với nhau. Động thái, không chỉ mang tính dung nhượng. Dù, khẳng định rằng mình có khác biệt. Nhưng, nhất định không làm đổ vỡ đường ranh giữa ta và người. Vì, một đổ vỡ như thế dễ đưa đến việc lạm dụng người khác. Muốn người khác làm đúng theo ý mình. Nếu không, mình sẽ không từ nan một động thái nào hết, kể cả bức ép họ để họ không còn khác biệt với ta nữa.
Lý lẽ của tình thương, là ra đi mà gặp gỡ. Gặp gỡ tha nhân với tư cách là tha nhân. Tức: vẫn giữ được sự khác biệt giữa ta và tha nhân. Ra đi, khuyến khích tha nhân sống đúng đường lối mà họ từng quyết định. Sống, theo cung cách mà họ vẫn muốn. Chứ không phải sống giống như ta. Mà là, với ta. Với, tức là: sống chung cùng ta, nhưng không che đậy/khoả lấp những khác biệt giữa ta và họ.
Thật ra, điều đó cũng chẳng là “lý lẽ”. Mà là, Thần Khí. Là, bầu khí. Thánh Gioan Tiền Hô làm nổi bật điều này, khi thánh nhân nói về Đức Giêsu, tức bảo rằng: Thần Khí không chỉ đến mà thôi. Nhưng, sẽ lưu lại mãi nơi Ngài. Và thánh nhân còn bảo: Đức Giêsu sẽ làm cho mọi người dầm mình vào với Thần Khí ấy. Ngài trao tặng Thần Khí ấy cho mọi người để rồi mọi người trở nên sống có Thần Khí. Có, lý lẽ của Chúa. Tức, đầy tràn năng lực của Đức Chúa.
Và một khi, những người được đánh động bằng quyền năng/sức mạnh của Thiên Chúa cũng sẽ ra đi biến đổi thế giới với thế gian để họ trở thành nơi chốn bình an, hạnh phúc đối với người bình thường. Và khi thánh Gioan Tiền Hô nói: Đức Giêsu là Đấng xoá tội trần gian, tức: xoá đi cái lý lẽ của dối gian, khoả lấp. Để rồi, Ngài ban Thần Khí, tức lý lẽ của Tình Thương và sự khẳng định về một khác biệt với người khác.
Chính vì thế, thánh Gioan mới gọi Đức Giêsu là “Chiên Thiên Chúa”. Điều này khiến mọi người nhớ đến Chiên Vượt Qua. Đến, chiên con thầm lặng đi vào lò, làm của lễ. Và, điều này cũng làm ta nhớ lại chiên con ngày Cánh Chung. Ngày, mà mọi người được nhận vinh quang và danh dự, từ Đức Chúa.
Ảnh hình về “chiên con”, còn là ảnh hình về sự tử tế. Thứ tử tế cần có để sống đúng “lý lẽ của Tình Thương”. Chính đó, mới là Đạo Chúa. Chính đó, là ý nghĩa của thanh tẩy. Thanh tẩy được định ra là để biến đổi chúng ta thành những con người như thế. Thanh tẩy, để đánh đổ tầm nhìn về thế giới. Với thế gian. Đánh đổ, hầu biến đổi cả chúng ta lẫn thế giới của ta, nữa. Lẽ ra là như thế.
Hiện nay ta đang sống như thể đang ở trên đường giây giằng co/sai sót giữa hai dĩa kiến tạo khác nhau: một là lý lẽ của dốt trá, khoả lấp. Và dĩa kia, là lý lẽ của tình thương và sự thật. Dân chúng trên toàn quốc và toàn thế giới không biết làm cách nào để nhảy. Không phải là họ không có tình thương. Nhưng, vì họ bị thúc bách phải làm điều gian dối. Phải khoả lấp che đậy cả bản năng yêu thương của chính họ. Có lẽ tuyệt đại quần chúng vẫn cứ thinh lặng. Vẫn luồn lọt để tránh thoát. Vẫn muốn trở thành điều mình cần trở thành. Tức, sống tử tế vẫn còn đó ở trong ta. Nên, ta vẫn cần đến Đức Chúa và những người giống như Ngài, để rồi sẽ chuyển đổi được thế giới. Thế gian.
Mỗi lần đón nhận Mình Chúa, nơi Tiệc Thánh, là ta đã nguyện cầu việc ấy được diễn ra. Chiên Thiên Chúa, Đấng cất đi “lý lẽ sự xấu” để ta sống tử tế với người khác. Chiên Thiên Chúa, Đấng cất đi “lý lẽ của dối trá”, để ta sống trung thực với mọi người. Chiên Thiên Chúa, Đấng cất đi lý lẽ của che đậy, khoả lấp, nhượng bộ, để ta sống hiền hoà với chính mình. Với mọi người.
Lạy Chúa, con nào đáng được thế. Nhưng, xin Ngài hãy phán một lời tặng ban ân huệ, tức khắc hồn con sẽ lành lặn. Chúng con ngợi khen, chúc tụng tạ ơn Chúa suốt cuộc đời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment