“Có tiếng nào, giàu đẹp hơn không?”
(dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)
Mt 6: 24-34
Hoa có héo. Tiếng có giàu, vẫn cứ héo và giàu như loài hoa và tiếng nói rất người phàm. Đâu như Lời Vàng mà thánh sử Mát-thêu ghi chép! Lời Vàng thánh Mát-thêu ghi, là hoa tươi, là tiếng giàu đẹp thánh nhân đưa vào trình thuật truyện kể và bài giảng lấy hứng từ Tin Mừng thánh Mác-cô. Và, đó cũng là điều mà hầu hết các nhà chú giải đều đồng ý. Tuy nhiên, vẫn có những đoạn trình thuật mang tính chất rất riêng tư như thánh Mát-thêu đề cập đến ở Lời Chúa, rất hôm nay.
Điển hình hơn cả, là: đoạn trích được thánh sử rút từ sách Ysaya, nhằm phản ánh truyền thống sống động về sinh hoạt của Đức Giêsu và về Lời dạy rất thánh, của Ngài. Các đoạn trích tập trung nơi Tin mừng thời tiên khởi. Thời này, đã tràn lan xuất hiện các chỉ thảo có từ Sách Tanak như: thánh vịnh, Đệ Nhị Luật và Sách ngôn sứ Ysaya. Xem thế, ta có thể kết luận là: cộng đoàn Mát-thêu ngay từ đầu, đã thủ đắc các phó bản của sách Ysaya này.
Tuy là thế, thánh Mát-thêu vẫn dùng đến sách của các ngôn sứ khác, nhưng chỉ để hỗ trợ cho việc trưng dẫn sách Ysaya, trong chủ đích này. Tin Mừng thánh nhân ghi, tuy không trích dẫn từng lời nói của vị ngôn sứ, nhưng thánh nhân cũng sử dụng nhu liệu làm nền từ vị ngôn sứ này. Vì thế, có thể nói: thánh Mát-thêu nhận ra Đức Giêsu là Đấng đã thực thi những gì được ngôn sứ nói, từ thời Cựu Uớc.
Điều mà thánh nhân nhấn mạnh, là: bảo vệ niềm tin của cộng đoàn mình đặt nơi Chúa. Và từ đó, xác tín rằng chính Đức Giêsu là Đấng Mêsia, như chủ thuyết Giuđa minh định. Ngang qua sách Ysaya, thánh sử có nói về 3 chủ đề chính ngõ hầu hỗ trợ cho lập trường được nhắm đến, là: Tạo Dựng Mới. Tin Mừng Cứu Độ ở nơi Chúa. Và, Trở về từ đất miền lưu đày, ngang qua sa mạc.
Ngoài ra, thánh Mát-thêu còn chứng minh điều mà Đức Giêsu nói: Ngài là Đấng Tạo Thành Mới. Tin Mừng là Tin Vui Cứu Độ gửi đến mọi người. Nếu ai cũng biết đặt mình vào Tạo Dựng Mới, sẽ chẳng còn ai phải lưu đày ở chốn khách này, nữa. Thế nên, thánh nhân coi Tin Mừng do mình viết, là một Khởi Nguyên mới. Là, công việc mới mẻ để mọi người hiểu rằng: Chúa đã và đang thực hiện vai trò Luật gia Torah rất đích thực. Và, những gì khi xưa sách Ysaya xưa đã đề cập, nay thành hiện thực nơi Ngài. Và, sự thực ấy, nay trải dài ở Tin Mừng của thánh nhân, ít là ở 10 bản văn.
Bản văn đầu, về Gia Phả, thánh Mát-thêu muốn minh định: lời ngôn sứ loan: ‘Nhà Đavít có Vị nối dõi tông đường nay đã thể hiện nơi Đức Kitô”. Loan báo, là loan và báo khác hẳn gia phả giòng tộc vua quan khác ở Đamát, Samari và Assyri (Is 7: 10, 9: 11). Vì thế, thánh nhân kể rõ từng chi tiết trong gia phả của Chúa. Và, việc Đức Mẹ đưa Hài Nhi Giêsu qua Ai Cập là để xác chứng rằng lời Chúa hứa giúp dân Do thái thoát khỏi ách nô lệ để trở về, nay đã thành chuyện có thực.
Bản văn thứ hai chứng minh thêm một điều, là: ngôn sứ Ysaya hứa giải cứu dân Do thái thoát ách nô lệ ngoại bang để trở về, nay hiện thực hiện ngay nơi hoang vắng có Chúa nguyện cầu. Đây, còn là chốn miền để Chúa gặp gỡ Cha Ngài. Ở Tin Mừng, thánh Mát-thêu nói nhiều về chốn hoang sơ/sa mạc ở Giuđêa, nơi đó thánh Gioan Tiền Hô từng rao báo những điều đã ghi ở sách Ysaya ở chương 40.
Với Ysaya, dân Do thái trở về, là về từ nơi chốn lưu lạc bên Ai cập, ngang qua chốn hoang vu sa mạc. Và trở về mà hoàn tất ơn cứu độ nhờ Đức Chúa dẫn dắt như vị Chủ chăn. Tổ phụ Môsê, vị chủ chăn từng giúp dân Do thái vượt biên/vượt biển thành công được, cũng nhờ có sự trợ giúp của Thần Khí Chúa. Với Tin Mừng, thánh Mát-thêu kể về việc Chúa chấp nhận dìm mình dưới nước sông Giođan, để rồi dẫn dắt dân con Ngài vào chốn hoang vu, nhờ đó Thần Khí Chúa biến Ngài thành Con Thiên Chúa Hằng Sống. Ở Tin Mừng, Đức Giêsu là Môsê Mới cũng sử dụng lời lẽ từ sách Đệ Nhị Luật để đuổi xua tên cám dỗ sừng sỏ dám thách đố Ngài. Và, Ngài nói đến “chốn núi cao”, như Cựu Ước từng nói.
Bản văn thứ ba, đem đến cho người đọc nguồn ánh sáng chiếu rọi trên dân con Chúa. Họ đón nhận ánh sáng ấy nếu biết ứng dụng Luật Torah theo tinh thần Chúa sáng soi (Is 9: 4). Động lực ‘ánh sáng’ đưa mọi người đến ý nghĩ về “cặp mắt xấu” (tức lòng tham vô đáy) và năng lượng tạo lửa ngọn hực cháy. Tạo nên đá tảng cho an bình nội tâm, càng thêm vững.
Bản văn thứ tư gợi ý nói về Người Tớ Khổ Đau. Tức, tập trung vào nỗi khốn khổ, đớn đau của con người. Từ đó, thánh nhân diễn rộng thành truyền thống coi Chúa là Vị Thày Chữa Lành mọi sự. Các chương 8 và 9 gồm 10 trình thuật nói về việc Chúa chữa lành. Tất cả chia thành hai nhóm, mỗi nhóm gồm 5 trình thuật truyện kể. Mỗi nhóm, nói đến người bị ruồng bỏ. Đến, trẻ nhỏ. Kẻ goá bụa, và cả những người được chữa đến hai lần. Tất cả, nói lên lý lịch của Chúa là Đấng Mêsia, rất đích thực. Rõ nhất, là vai trò Chủ Chăn của Chúa (như vua Đavít), rút từ sách Isaya chương 53. Và từ đó, Chúa nói đến chiên lạc nhà Israel. Rồi, Ngài diễn rộng bằng bài thuyết giảng về sứ vụ rao báo, ngõ hầu giúp tông đồ Ngài trở nên sứ giả chuyên phổ biến Tin Vui An Bình, ngang qua trình thuật kể về nỗi khổ đau của Tôi Tớ Đau Khổ.
Bản thứ năm trích nhiều từ đoạn 42, qua đó người đọc thấy được lý lịch của Chúa như Con Người. Và, như Người Con của Giavê Thiên Chúa, Đấng sẽ đến lại vào ngày Quang Lâm. Đức Chúa của ngày Sabát, là Con vua Đavít, vẫn cao sang hơn đền thánh. Hơn Yôna, Salômôn khôn ngoan/quyền quý mà mọi người quý trọng. Với thánh Mát-thêu, cung cách của Người Tớ Khổ Đau nói ở Cựu Ước được đánh giá cao qua công việc Ngài làm. Việc này, còn được diễn bày rất nhiều, về sau. Nhưng trước mắt, thành công đạt được là nhờ Thần Khí Chúa dẫn dắt. Và thánh Mát-thêu định danh Thần Khí Chúa như Nguồn Mạch chữa lành và trừ tà.
Bản văn thứ sáu, là trình thuật về lời mời gọi Ysaya trở thành ngôn sứ. Lời mời, ăn khớp với việc Chúa quan phòng dẫn dắt dân con Ngài ngang qua lưu đầy, khốn khổ. Thời đó, các nhiệm tích được chuyển tải theo cung cách kín ẩn cho đến khi dân con kết cuộc mọi lưu lạc, trở về thành “hạt giống thánh”. Hạt giống đầm chồi nảy lộc ngay trên đất của mình. “Hạt Giống Thánh Thiêng” đây, là Đấng Mêsia thuộc giòng họ rất Đavít.
Bản văn thứ bảy, rút từ chương 29 được thánh Mát-thêu coi như cảnh tình của dân con mọi người có nghe biết, mà chưa hiểu. Và, thánh nhân diễn rộng điểm này ở chương 6. Ở Isaya 29, toàn bộ thị kiến của ngôn sứ là sách quí dành cho cả người không biết đọc, lẫn người học rộng. Bởi, Chúa giấu kín mọi nhiệm tích khỏi người khôn ngoan. Ngài khiến kẻ điếc được nghe, kẻ mù được thấy, để họ hiểu rõ những gì mình nghe và biết, điều quan trọng hơn là lập đi lập lại giới luật do Pharisêu và Xa-đốc quảng bá. Chính vì thế, thánh Mát-thêu đưa ra các khích bác về Lời của Chúa, cho người thời đại, cả đến hôm nay.
Truyền thống Giáo Hội liên kết các khích bác ấy với trình thuật Chúa làm dấu lạ qua nhân rộng 5 chiếc bánh và hai con cá, cho cả ngàn người no đầy. Đây là chi tiết rất ăn khớp với truyện kể ở Isaya 29, câu 8 khi tác giả sách ngôn sứ kể về người đói bụng chìm trong giấc mơ tuy ăn nhiều nhưng không mãn nguyện. Và, qua trình thuật phép lạ về bánh và cá, thánh Mát-thêu muốn đề cập đến việc Chúa chữa lành cho cả người điếc lẫn người mù, khiến họ thoả mãn, thích thú.
Bản văn thứ 8 là chương 68-69, tóm lược từ đoạn Zakaria 9, được thánh Mát-thêu sử dụng cốt ý nói đến việc Chúa về với Giêrusalem. Chủ đề này, là để đền bù đáp ứng lòng thù hận; lấy xót thương, tử tế, sẻ san nỗi thống khổ mà đoàn dân quay trở về từ đất miền lưu lạc, nay cảm nghiệm. Đavít xưa tuy toàn thắng nhưng vẫn khiêm hạ. Ông quyết ngồi trên lưng lừa, chứ không dùng ngựa, bởi ngựa bị cấm không được trở về với Giêrusalem. Nhất nhất mọi điều nói lên lòng xót thương/khiêm hạ của Đấng chủ chăn cộng đoàn.
Bản văn thứ 9 là từ Ysaya 56 đặt nặng nhu cầu bảo vệ công lý/chính trực cho kẻ thấp cổ bé họng, những người bị bỏ rơi, cô quạnh. Ngài có nói: đền thờ là nơi nguyện cầu, dành cho hết mọi người. Đối nghịch tính đồi bại, nguy hại của thể chế rất thành văn, của tôn giáo. Điều này đuợc nhắc đến ở Gêrêmia 7, là sách nói đến sào huyệt của dân cướp cạn. Bởi, ở nơi đó, họ thực hiện những bất công, cùng tệ nạn sùng bái ngẫu thần và cả chuyện hy sinh giết trẻ nhỏ để tế lễ. Các sự kiện cuối đời hoạt động của Chúa, soi rọi quanh chủ đề cánh chung, ngày Chúa đến lại, trong vinh quang. Mai ngày.
Và, bản văn 10 từ Isaya 53: 4-6, cho chí Is 52: 13 và 53: 12, được thánh Mát-thêu sử dụng để tóm kết đoạn sách Gerêmia 13: 7. Thánh Mát-thêu dùng chương này, cốt để nói lên cố gắng của Chúa Chiên Lành là Đức Giêsu trước âm mưu ám hại Ngài. Chúa vẫn âm thầm, câm nín như chiên con đi vào lò sát sinh. Chủ đề, thấy rõ ở sách ngôn sứ Gêrêmia, qua đó vị chủ chăn bị đánh, chiên con chạy tán loạn. Ở Tin Mừng Mát-thêu, thánh nhân thêm vào đoạn nói ở sách Ysaya, qua đó cho biết Đức Giêsu sẽ trỗi dậy từ cõi chết. Và, Ngài về lại Galilê là để gặp gỡ hết mọi người, cả tông đồ cũng như dân con, hằng mong đời.
Nói cho cùng, hai sách Đệ Nhị Luật và Ysaya gộp lại thành tấn thảm kịch diễn lại sự giải thoát dân Israel, qua Cyrus và dân con người Ba Tư. Nhưng thánh Mát-thêu dùng sách, để trình bày về Đức Giêsu là Đavít Mới. Là, Đức Vua. Là, Thi nhân Đavít Mới quyết đem mọi điều tích cực đến với mọi người. Chứ Ngài không chỉ dành ân huệ cao quí ấy cho mỗi dân Do thái. Đavít không chỉ là vua quan/lãnh chúa, mà còn là “nhà thơ” từng chứng kiến mọi đổi thay nơi dân mình, qua các thánh vịnh do ông sáng tác. Ở đó, có sự nối kết giữa Đavít toàn thắng về binh bị với Đavít chuyên gia âm nhạc và thơ. Tất cả, đều là ý của vị ngôn sứ.
Đức Giêsu, đích thực là hậu duệ của “thi sĩ” Đavít. Ở nơi hoang vu, Ngài học hát những bài ca của Môsê. Là Môsê Mới, Ngài chữa lành hết mọi người bằng thi ca/âm nhạc, biến Giêrusalem là chốn Ngài lấy lại, thành Vương Quốc Nước Trời. Nước Trời, không theo nghĩa của trần gian mà là sự công chính. Vương quốc của Ngài biến thành bài ca/giọng hát, cho muôn người. Trên thập tự, “vương quốc” bình thường đã qua đi. Nhưng, nhờ sống lại, “Nước Trời” ấy trổi lên thành thi ca/âm nhạc vượt quá văn xuôi, rất tầm thường. Từ đó, thánh Mát-thêu đã lấy lại chất thơ rất Ysaya. Bởi, Đức Giêsu đã cấu trúc Giuđêa lại, qua cung cách rất thơ của ngôn sứ Ysaya.
Xem thế, thì Đức Giêsu là hậu duệ của nền thơ Đavít. Thứ thi ca đã kinh qua hoang vắng, và qua cả cốt cách Môsê, rất đổi mới. Ngài là Đấng chiếu sáng muôn dân bằng thơ. Chữa lành mọi người bằng nhạc, chứ không thuần mỗi chính trị, hoặc, binh bị. Cho mọi người. Cả những người đang có, lẫn các kẻ còn thiếu thốn. Nơi Ngài, Nhà Thơ Tối Cao, Thiên Chúa đã đến để lấy lại Giêrusalem vì mục đích cao cả hơn chính trị.
Công lý, hoà bình và ơn cứu độ sẽ theo đó mà về với mọi người, chứ không chỉ với một dân tộc. Dù dân tộc ấy đã được chọn. Trên thập tự, vương quốc của Ngài đã qua đi. Nhưng qua sự sống lại, hồn thơ đã trỗi dậy. Hồn thơ ấy, là sự giải thoát. Là Đức Giêsu, Đấng chữa lành/giải thoát hết mọi dân tộc. Mọi người. Ở đây đó.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá lược dịch
Monday, 21 February 2011
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment