Saturday, 26 February 2011

“Rồi buổi u sầu, em với tôi”


“Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời…”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mt 7: 21-27

U sầu, mà lại nhìn nhau phải chăng là để lãng quên đời? Quên đời mình, thì dù có nhìn trời và nhìn nhau cũng không thể thấy là người người để quên mất ánh mắt tươi, làn môi cười hoặc chính đường lối sống rất mới của Chúa qua Tin Mừng do thánh Mátthêu gửi đến, hết mọi người! Thánh nhân gửi, là gửi lời tâm phúc cũ/mới đáng ta suy tư/nguyện cầu, để rồi sẽ sống theo Lời Chúa nhủ khuyên.

Một trong các đường hướng thánh Mátthêu thực hiện được khi ghi chép Lời Chúa, là nhấn mạnh đến diễn tiến rất liên hồi về các sự kiện liên quan đến hoạt động của Chúa, với dân con. Về, những gì xảy đến trong quá trình lịch sử. Cả những diễn tiến bao gồm những điều mới mẻ về Chúa, ngõ hầu đánh động người đọc. Sự liên tục của quá trình thời cổ sử và sự cải tổ cho thêm mới, đều là thành tựu khó mà tạo được cân bằng. Cái hay của thánh Mátthêu, là thánh nhân đã tin vào những yếu tố mới mẻ nơi Chúa khi viết về diễn tiến lịch sử, tức những đích thực như đã xảy ra, vẫn rất mới.

Ai có kinh nghiệm biết rõ về Công Đồng Vatican II, hẳn sẽ nhận ra được yếu tố này. Vấn đề, là hỏi rằng: Công đồng Vatican II thực chất có gì mới lạ, với Hội thánh? Đó phải chăng chỉ là một trong các Công nghị diễn tiến như bánh xe lịch sử, chẳng gì mới?

Nhìn vào các sự kiện xảy đến trong đời, tựa hồ chuyện hằng ngày ta vẫn thấy, thì sẽ có lúc ta nhận ra rằng: sự kiện lịch sử là một trong các hiện tượng thường kéo theo sau nhiều hệ luỵ, tuy rất chậm. Hệ luỵ, là những hệ quả khiến ta tuỳ thuộc vào diễn biến lịch sử. Hệ luỵ, qua nhiều cách giải thích các sự việc xảy ra, rất từ từ. Chầm chậm. Có thứ, kéo dài cả thập niên. Có thứ, phải mất hằng thế kỷ, mới hiểu được.

Sau thời gian dài như thế, con người mới nhận ra lý do tại sao mình phải trải qua nhiều sự kiện/hiện tượng đến như thế. Tức, muốn hiểu được những gì đã và đang xảy đến, ta phải trải qua các những điều mà có người gọi đó là: “những đối chọi về một giải thích”. Tức, hễ ai quan tâm đến sự kiện này/hiện tượng nọ, đều phải đưa ra lời giải thích đôi lúc trái nghịch nhau. Lời giải thích ấy, đôi khi rất kéo dài. Kéo đến độ sau nhiều bàn luận dài và lâu, người trong cuộc mới chấp nhận sự kiện/hiện tượng đối nghịch ấy và đưa vào với nhóm hội/đoàn thể mình, hầu thực hiện trong đời sống.

Nói cách giản đơn hơn, thì ngày nay có hai khuynh hướng gồm những người đề cao điều mới mẻ về Công Đồng Vatican II, hẳn vẫn coi đó như luồng gió mới, đem niềm tươi mát cho Hội thánh. Với họ, ta phải ngồi nghe suốt hàng giờ, để chờ họ nói về tình hình Hội thánh “trước”/”sau” Công Đồng, theo nghĩa lịch sử tiếp diễn. Kéo dài. Rồi từ đó, mới nhận ra được sự mới mẻ xuất hiện sau khi Công Đồng tụ tập. Bàn luận.

Khuynh hướng kia, chỉ để ý đến tính cánh liên hồi của Công Đồng, tức những gì gắn liền với quá trình mang đặc tính “Công giáo” của Hội thánh, mà thôi. Các vị ấy vẫn muốn đưa đề tài quan trọng nào vốn được Công Đồng đề cập đến trong quá trình dài đằng đẵng. Theo cách đó, các vị này càng ít nhận ra điều mới mẻ ở Công Đồng cho bằng các đấng bậc vị vọng, thuộc nhóm 1. Các đấng bậc này nhận ra được nơi Công Đồng, tính cách liên tục vẫn diễn tiến như trong lịch sử. Vì thế, các vị ấy mới có ý định sửa đổi mọi cố gắng của các nhóm muốn biến Hội thánh thành một thánh hội, hoàn toàn mới mẻ.

Thật ra thì, cả hai nhóm lập trường nói trên vẫn cần có thời gian để định ra được giá trị cho việc sửa đổi trong tương lai, mai ngày. Một số vị chỉ muốn cắt ngắn thời gian cần có, càng ngắn càng tốt. Trong khi đó, một số đấng bậc khác trong Hội thánh xem ra còn muốn cải tổ cả công cuộc đổi mới của Công Đồng nữa. Cuối cùng thì, kết quả đạt được lại tạo sự xa cách đối với các vị có yêu cầu đổi mới. Xa và cách, cả với giới trẻ từng xuất thân và lớn lên trong hoàn cảnh khác biệt.

Nhân kỷ niệm 40 năm nhìn lại những thành tựu của Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Bênêđíchtô XVI có nói:: Vatican II, là Công Đồng chủ trương đường lối mà con người sống trong thế giới, cần thực tiễn. Và nền thần học của Công Đồng, là học về đường lối Chúa sống trong thực tại trần thế mà ta không thể biết rõ cho đến ngày ta về với Ngài, chốn Nước Trời. Nhiều thủ lãnh Giáo hội bị bắt gặp đang còn ngủ quên, ở đâu đó. Và, Công Đồng đã chứng tỏ thành tựu tích cực đối với cuộc sống nhân trần. Với thế giới tự tại. Với việc cho đi những gì là chiến thắng trong vinh quang kiểu trần tục. Với đường lối đa dạng hơn là khuôn thước ngõ hầu thực hiện rất nhiều điều. Từ Công Đồng này đã thấy xuất hiện các áp lực của thế giới thực tại ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn ngõ hầu thúc đẩy Hội thánh theo con đường mà Công Đồng từng vạch mở, để rồi Hội thánh có nhiệm vụ phải đi xa hơn thế nữa.”

Có đúng thế không? Có đúng là tất cả đã thành tựu theo chiều hướng ấy không?

Đó là điều mà sự kiện/hiện tượng về sự “liên tục và dứt đoạn” cứ diễn tiến. Có người chỉ muốn trở về với Giáo hội thời cổ sử kiểu Constantin và của Đức Giáo Tông Piô IX đề ra. Có vị lại cứ muốn Hội thánh biết tổ chức và có được ý niệm về sự kiện/hiện tượng, rất khác hẳn. Muốn, là muốn Hội thánh phải là thánh hội của Tân Ước và của Công Đồng Chung Vatican II.

Từ đó, sẽ có câu hỏi, rằng: nếu vậy, thánh Mátthêu muốn nói với ta điều gì khi ngài ghi chép?

Thật ra, thì thánh Mátthêu đã khám phá ra được một đổi mới tận gốc rễ, nơi Đức Giêsu. Thánh nhân còn khám phá được sự liên tục triệt để nơi đường lối Chúa sống rất trung thực như người Do thái. Và, thánh Mátthêu ghi chép Tin Mừng là để mong cho dân con Hội thánh Chúa sống đời đổi mới như chính Chúa sống. Đồng thời, Ngài vẫn sống theo cung cách rất đúng Luật của người Do thái rất cổ lỗ. Thánh sử tìm cách nhấn mạnh những gì rất mới và cũng như rất “nệ cổ” nơi lối sống người Do thái, qua Đức Giêsu Kitô. Ngài là Đấng có một không hai, qua cung cách sống của người Do thái. Và, tính cách độc đáo ấy giúp Ngài sống một cuộc sống vừa trải dài với truyền thống, vừa “cập-nhật-hoá” cuộc sống của Ngài, theo cung cách độc nhất vô nhị ấy.

Nhìn từ góc độ nào đó, có thể nói: thánh Mátthêu đã kéo ngược giòng lịch sử, để về với sự mới mẻ mà thánh Phaolô và Tin Mừng thánh Mác-cô từng tập trung nhấn mạnh. Thánh nhân vẫn xác tín rằng cộng đoàn Phaolô và Tin Mừng thánh Máccô nhấn mạnh quá nhiều vào tính cách mới mẻ này. Dù các ngài vẫn tin vào sự mới mẻ ở sự sống của Đức Chúa. Thánh nhân từng viết: “Nhưng Ngài lại đích là một người Do thái!”, “Ngài thi hành và sống Luật Torah Do thái theo mức độ mà không người Do thái nào có thể làm được…

Nói cách khác, Luật Torah của Do thái chính là cuộc sống rất đích thực mà Chúa sống. Nói thế, có nghĩa: Do thái giáo đã thay đổi cả và thời về sau. Bởi, chính Chúa đã sống như thế, theo cung cách rất riêng của Ngài. Và, thánh Mátthêu thấy được điều này, nơi Đức Chúa. Và, chính thánh nhân cũng thấy được ngày mai vĩnh cửu của Đạo, nơi người Do thái mình.

Hôm nay, Mùa Chay đang dần dần gần đến. Đây là mùa lễ giúp mọi người bỏ qua một bên, các ý hướng cũng như tâm tưởng, của thánh Mátthêu. Để qua một bên, là bởi: với phụng vụ năm A, là năm ta sẽ còn nghe đọc nhiều đoạn Tin Mừng do thánh Mátthêu viết. Đó, sẽ là một phần trong các ý tưởng chủ lực về kỷ luật của Hội thánh khi cử hành phụng vụ Mùa Chay. Là, quyết tâm tìm ra tương lai mai ngày cho riêng mình. Để rồi, trên hành trình thực hiện cuộc sống có đổi mới như Chúa dạy. Sống trong vòng tay dẫn dắt của Hội thánh khi rong ruổi những kiếm tìm. Bởi, trong hành trình tìm kiếm Chúa, lập trường và đường lối đổi mới do thánh sử Mát-thêu đưa ra, sẽ giúp cho ta rất nhiều điều.

Trong nhận thức tầm quan trọng của lối sống được Chúa chỉ dạy, ta hãy cùng nhà thơ trên, ngâm nga thêm lời ca vang, rằng:

“Rồi buổi u sầu, em với tôi,

Nhìn nhau cũng đủ lãng quên đời.

Vai kề một mái, thơ phong nguyệt,

Hạnh phúc xa xa, mỉm miệng cười.”

(Đinh Hùng – Bài Ca Hạnh Ngộ)

“Vai kề một mái” rất nên thơ. Hết “u sầu”. Cho dẫu đời mình từng lãng quên đường Lối Chúa dạy, thì “Hạnh phúc vẫn mỉm cười, rất xa xa.” Hạnh phúc, là những phúc hạnh Chúa hứa với mọi người từng dấn bước theo chân Ngài. Hạnh phúc, là những phúc hạnh ta đạt được khi thực hiện cả đường lối do Công Đồng qui định. Hạnh phúc cũ/mới sẽ kéo dài mãi, đến sau này.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh

Mai Tá lược dịch.

No comments: