Ta dừng chân nhắm mắt, một đêm nay.”
(dẫn từ thơ Vũ Hoàng Chương)
Ga 9: 6-9, 13-17, 34-38
Với nhà thơ, dừng chân nhắm mắt mỗi đêm nay, vì bước chân dài/vắn, người đã mệt. Với người thường, chân dừng mắt nhắm cả một đời, là bởi thân phận hiu hẩm, chẳng mở ra. Trình thuật thánh Gioan nay cho thấy thân phận hẩm hiu của người mù từ bẩm sinh được Chúa giúp đỡ, đã mở ra cả hai con mắt thể xác, lẫn tinh thần. Chẳng thế mà, anh lại cứ reo vui suốt đời để ngợi khen Chúa.
Trình thuật kể, là kể về nam-nhân Do thái nọ rất mù lòa, do mầm sống bị thoái hoá khiến anh chưa một lần nhìn thấy ánh sáng, từ dạo ấy. Cứ sự thường, người sáng mắt có xác thân thơm tho/lành lặn lại vẫn không ưa gần gũi người có khuyết tật, bệnh hoạn. Chính vì thế, họ đến với Chúa bằng những câu hỏi khá cắc cớ: mù lòa/tật bệnh có do tội của ai đó, không?
Nếu bảo, mù loà/ tật bệnh về thể xác là do tội và lỗi của ta mà ra, thì chắc hẳn các người bệnh trên thế gian này phải chịu thế, cả khi chưa lọt lòng mẹ? Phải chăng, nguyên nhân đích thực gây mù lòa, là do bậc cha mẹ phạm lỗi nặng? Hoặc khi sinh, người thân thuộc đã mắc phải tật/bệnh nghiệt ngã như thế? Người xưa coi tật bệnh thể xác là kết cuộc của những suy đồi về luân lý, đạo đức. Chí ít, là lỗi của ai đó đã đem lại kết quả tệ hại, cho người tật bệnh. Đời nay, chẳng ai dám quyết đoán rằng: mù lòa là hệ quả của lối phạm luật đạo đức, chức năng. Kỳ thực, đó cũng chỉ là trạng huống rất khiếm khuyết nơi cơ năng con người.
Đặc biệt, ngày nay con người không còn lẫn lộn giữa khiếm thị với chứng bệnh hiểm nghèo nào khác, như: SIĐA miễn nhiễm, huyết áp thấp/cao, hoa liễu/nghiện ngập quậy phá tưng bừng trời đất, nữa. Nhất nhất người người đều tin rằng: nguyên nhân dẫn đến mù loà chẳng phải vì cha mẹ bệnh nhân khi xưa từng mắc tội. Bởi nếu không, thì khác gì quan niệm thiếu hiểu biết của người xưa về y khoa hiện đại.
Về mù loà, ta chỉ nên coi đó như một hạn chế/khiếm khuyết nơi con người, mà thôi. Nói cho cùng, là người, ai mà chẳng thấy mình còn hạn chế, về nhiều thứ. Hạn chế trước tiên, là có khiếm khuyết về mầm sống, cũng rất gien. Nghiên cứu kỹ, người người nay thấy DNA của mình chỉ là hợp chất không ‘toàn hảo’.
Bởi thế nên, khi bước vào giai đoạn mới lớn, ai cũng thấy mình có ít nhiều hạn chế mà mình không thể điều khiển được cuộc sống của chính mình, theo đúng cách. Do đó, có suy thoái. Do đó, khó thoát khỏi tật/bệnh. Có khi lại còn bị vi trùng tung hoành đào khoét suốt thân xác mình, kết cuộc dẫn đến tật/bệnh, đến cõi chết. Đời người là thế. Có than có vãn cũng chẳng giúp ích được gì. Thành thử, người người đi đến động thái chỉ sống qua ngày, đợi chờ. Đợi và chờ thứ gì tốt đẹp hơn, sẽ tới. Bao nhiêu nghị lực xưa kia vẫn có, nay cứ thế mất dần. Vì thế, có người để nhiều thì giờ ra mà chăm chút dáng vẻ bề ngoài cho tốt đẹp, kẻo người khác phát giác ra sẽ chẳng còn ưa mình, nữa. Có người lại gặp rắc rối về dục tính. Gặp khó khăn trong tương quan với mọi người. Khó, mà làm hoà với mọi người.
Và từ đó, nhiều người mắc phải tật/bệnh cứ tự hỏi: mình đã làm gì nên tội? Phải chăng, đó là thừa kế các tệ hại từ gia đình giòng họ? Và, lại kéo Chúa vào chuyện riêng tư của mình bằng một lý luận rất viển vông: chắc Chúa giáng phạt mình đây. Cuối cùng, lại sẽ trở thành kẻ bối rối, về Đạo. Và cứ thế, hết bối rối chuyện này đến chuyện khác, như thế.
Sách Sáng Thế Ký, ghi lại câu truyện hình thành vũ trụ mọi loài, có Giavê Thiên Chúa thở hơi sống vào bùn đất đỏ, thành con người. Tiếng Do thái gọi bùn này là Adamah. Thế nên, Thiên Chúa gọi người đàn ông A-Dong là “Bụi đỏ”. Về bụi, hẳn nhiều người lại cứ liên tưởng đến bụi đất nằm ở nơi con người, do thừa kế mầm sống? Vì đó là bụi là đất, nên chẳng ai muốn giữ gìn nó hết. Cứ gạt, và cứ phủi mọi bụi đất. Có khi còn phủi sang người khác, để họ lãnh. Với Giáo hội, ta có thói quen suy tưởng rằng: nhờ Chúa chết trên thập tự, con người mới được cứu rỗi. Thế nên, dù ta có là người tệ bạc, nhưng Chúa không chấp nê. Ngài vẫn thứ tha. Thế nên, hãy yên tâm sống xứng hợp với ơn cứu độ của Chúa.
Lối suy nghĩ này tuy mang dáng vẻ bi quan, hài hước mà ta vẫn cứ phải chấp nhận nó và đưa vào thực tại cuộc sống hay sao? Không. Không hẳn thế. Giả như ta có thể thay đổi câu truyện trên bằng nhiều giả thuyết, bảo rằng: chính Chúa đã quyết định để rớt lại vài ba hạn chế/bất toàn nơi con người, có thế loài người mới tăng trưởng chính mình được. Và, cũng vì có hạn chế, nên người người vẫn từ từ thực hiện việc cải biến chính mình cho hoàn thiện hơn.
Nay, vì hạn chế còn rớt lại nơi con người mình, hãy giáp mặt với sự thật là mình đang đi dần vào cõi chết. Giáp mặt với sự thật ấy, để rồi sẽ nỗ lực cất đi mọi oán giận bạo lực khỏi cái chết của chính mình. Cố gắng biến sự chết trở thành thân cận, mật thiết để chính mình sẽ về với Đức Chúa hiền từ, tử tế vẫn đợi chờ mỗi người và mọi người. Đành rằng, ta vẫn còn nhiều khiếm khuyết, như tật/bệnh, người người hãy làm mọi sự để nhận được sự tiếp tay giúp mình và giúp mọi người thấy được rằng: vẫn còn đó rất nhiều điều tươi vui/hạnh phúc trong cuộc sống, hơn là ngồi đó khoác vào mình cặp kính đen đầy bi đát. Và, khi biết mình là kẻ bất toàn rồi, tự khắc mỗi người sẽ cảm thấy thoải mái chấp nhận bất toàn xảy đến với mình, hơn.
Về lỗi phạm, một khi mình đã vướng mắc, hãy kể cho Chúa nghe sự việc phạm lỗi cách trung thực, tự khắc Ngài sẽ cảm thông, hiểu rõ chính con người mình hơn. Thực ra, thì hành vi phạm lỗi dù rất tội, nhưng nào đã sờ chạm đạt tới Chúa. Tất cả mọi vướng mắc hoặc lỗi phạm chỉ để cho thấy con người vẫn phải đối đầu với hạn chế, mà tăng trưởng. Những lỗi phạm như các hành xử trong giận dữ, hoặc thiếu bác ái vẫn mang ý nghĩa của một hạn chế mà con người phải ngang qua. Có gặp trục trặc/rắc rối trong đời, mình mới có kinh nghiệm để trưởng thành mà gặp Chúa,
Thế nên, hãy quyết tâm sống thư giãn/thoải mái không trách móc bất cứ một ai để tự mình dựng xây, tăng trưởng. Cũng đừng tự trách mình hoặc gia đình mình. Đừng trách Chúa. Và, cũng chẳng nên than phiền trách móc nhà cầm quyền đã không quan tâm giúp đỡ chính mình. Bởi, Chúa đâu dựng nên con người để họ đi tìm ra ai đó mà trách móc. Hãy đọc trình thuật Chúa tạo dựng trời đất, một cách tích cực. Đọc, để hiểu rằng: Giavê Thiên Chúa dựng nên con người là để họ ra đi làm điều gì đó có tính sáng tạo và tích cực. Thế nên, hãy cứ can đảm mà ra đi, dù có phát giác ra rằng mình vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi, một ngày nào đó, tất cả đều sẽ khám phá ra được nhiều điều tốt đẹp hơn. Và khi đó, ta sẽ không còn mù lòa, nhưng rất sáng.
Giống như người mù từ thuở mới sinh ở trình thuật, ta sẽ được Chúa cho mở mắt thấy sáng và nói:“Điều tôi biết, là khi xưa tôi đã mù, và nay tôi được thấy.”(Ga 9: 25) Rồi, một ngày kia, ta cũng sẽ gặp người mù từ thuở bình sinh ở đâu đó, chốn Nước Trời. Và rồi, ta cũng sẽ cùng nhau hẹn ngày tái ngộ, để nói được câu: “Trước đây, tôi không thấy gì nhiều, nhưng mắt tôi nay sẽ thấy nhiều điều tốt đẹp hơn.”
Nói cho cùng, mắt có sáng hay không, vẫn còn đó con đường đằng đẵng dài cả cuộc đời, để mọi người có cơ hội mà nhận xét. Có nhận và xét thêm điều gì đi nữa, hãy cứ như người mù ở trình thuật, hân hoan mà hát mừng sự kiện sáng mắt Chúa phú ban, để rồi ta ngâm nốt câu thơ còn dang dở:
“Kìa một cõi trăm hình, muôn vạn tiếng
đương dần phai dần hiện tắt rồi vang
Ta cố gọi những giác quan lười biếng
để ghi cho hậu thế, phút mơ màng.”
(Vũ Hoàng Chương – Chết Nửa Vời)
Phút mơ màng, là chặng đường dành để cho ta khôn lớn. Lớn mạnh. Lớn rất vững với niềm tin yêu Đức Chúa, như trình thuật thánh Gioan hôm nay, rày nhắm đích.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch.
Saturday, 26 March 2011
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment