Suy Niệm Chúa Nhật Thứ 15 Thuờng niên Năm A 03.07.11
“Làm sao tình vĩnh cửu, không tan?”
“yêu trọn đời này và kiếp tới.”
(dẫn từ thơ Niệm Nhiên)
Mt 13: 1-9
Không vỡ tan, nên tình người vẫn vĩnh cửu. Yêu trọn kiếp, nên đời người còn lưu mãi. Yêu thương vĩnh cửu, là ý nghĩa của dụ ngôn truyện kể ở trình thuật, rất hôm nay.
Trình thuật thánh Mátthêu viết hôm nay, lại vẫn mang dáng dấp của dụ ngôn truyện kể, để nghĩ suy. Suy, là suy những gì gói ghém trong truyện. Nghĩ, là nghĩ làm sao về những gì dụ ngôn nói.
Dụ ngôn hôm nay, là một trong nhiều phong cách để kể về đời sống Đức Kitô, theo kiểu khác. Bằng vào cung cách thuật truyện lạ như thế, thánh Mátthêu còn kể ra một loạt các dụ ngôn, có ngôn từ và hình ảnh để người đọc nắm bắt được bí kíp của cuộc sống.
Trước đó, thánh Máccô cũng đã sử dụng đường lối này để thuật truyện. Bằng vào cách này, thánh Máccô viết: Đức Giêsu nói nhiều đến điều rất khó lòng, để bày tỏ. Chẳng hạn như khi nói: Ngài sẽ không đi nơi đâu ra khỏi nỗi chết. Nỗi chết trên thập tự. Và, Ngài cũng không có chổ để gối đầu. Hãy đến ở lại với Ngài, rồi người người sẽ toả đi muôn nơi. Cả khi bị vùi dập và giết chết, Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi một ai. Ngài vẫn giúp. Hãy tự mình tạo trống rỗng đến mức độ không để lại gì ở nơi mình. Nghe như thế, ít người hiểu được điều Ngài nói, nên mới chống đối giận dữ.
Bằng vào lối viết như thế, thánh Máccô cho thấy Chúa muốn đả kích thái độ của người Do thái đối với cuộc sống. Đả phá mọi ảo tưởng, mộng mơ và những tham vọng vẫn có, nơi họ. Ngài muốn đem họ về với thực tế, dưới đất. Với thánh Máccô, bí kíp để mọi người sống là giáp mặt nhìn thẳng vào khó khăn. Rất cứng cỏi. Bởi, cuộc sống con người đâu có nghĩa luôn thuận lợi, dễ dãi. Và, thoải mái!
Kể về dụ ngôn người gieo giống, thánh Máccô nhắm đến những người sống chệch đường lối Chúa đưa ra. Tức, chỉ phớt qua nơi mặt ngoài, chứ không đặt thẳng trọng tâm đích thực của vấn đề. Họ là những người chỉ muốn thoát khỏi chủ đề chính. Chỉ thích những chuyện khác, bên lề thôi.
Kể về hạt giống rơi bên vệ đường, bị chim chóc bay đến lấy đi, là ý nói đến những người lơ là, không hiểu biết. Kể về những hạt rơi vào nền đất đá, quá nông, không bám sâu vào lòng đất. Nên, đã bị nắng trời thiêu rụi, là ý nói về những người chỉ chú trọng mặt ngoài, không quyền uy sức mạnh để có thể ở lại. Thánh nhân còn nói về những hạt rơi vào bụi gai, dễ chết ngạt. Tức, về những người quá ưu tư về thế giới. Về những cám dỗ ở đời, không để ý gì đến cung cách Chúa dạy, để mà sống. Những gì thánh Máccô đề cập đến hạt giống, là nói về cung cách sống đạo, cho đúng cách.
Dụ ngôn thánh Mátthêu kể, được viết vào thời gian sau thánh Máccô, rất nhiều. Khi kể về cùng một truyện, thánh Mátthêu cũng hiểu những điều mà tiền nhiệm mình từng nói. Hiểu rõ dụng đích của dụ ngôn, theo cách rất khác thường. Và, thánh nhân diễn tả theo phong cách cũng khác. Khác, ở cách nói về cuộc đời. Về tình tiết lẫn ảnh hình, của câu truyện. Dưới ngòi viết của thánh Mátthêu, cuộc đời con người có những cốt cách rất đẹp. Đẹp đến độ ta không thể dùng ngôn ngữ ngày thường để diễn tả. Mà, phải khôn ngoan nắm bắt. Và, thực hiện. Chừng như thánh Mátthêu còn đưa âm nhạc vào trong đó, cùng với ngôn ngữ truyện kể, có hình ảnh. Không dùng lời lẽ thuyết phục người nghe, mà đưa ra luận cứ về luân lý. Nhưng dùng tất cả những thứ nêu trên cốt cho mọi người thấy sự việc tuy tầm thường và bé nhỏ trong cuộc sống vẫn đều có bí kíp, rất tốt đẹp.
Dụ ngôn hôm nay, thánh Mátthêu kể về các loại đất ở nông trại. Và tín thư mà thánh nhân đưa ra, là: hãy sử dụng tất cả để kiến tạo thế giới. Rồi thì, hạt giống tốt lành của Chúa sẽ đổ tràn lên tất cả. Rồi cứ thế, thánh sử viết thêm về cỏ lùng mọc chung quanh lúa tốt, để rồi thánh nhân còn đưa thêm một sứ điệp, là: hãy kiên nhẫn với cỏ lùng. Nhổ nó đi, sẽ gây hoạ cho lúa tốt. Cho mùa gặt. Thánh nhân viết thêm: những gì tuy nhỏ như hạt cải, vẫn có tầm quan trọng của nó, nếu ta biết dùng nó.
Với thánh Mátthêu, ta không tài nào phát hiện được ngọc trai trong vỏ sò, nếu đa vứt bỏ cả vỏ trai lẫn ruột ngọc. Hệt như thế, ta không thể loại bỏ lưới cào, khi bắt cá. Tất cả vật dụng đều hữu ích cho con người. Cả những đồ xưa cũ đáng vứt bỏ. Vẫn có ích. Nếu biết sử dụng truyện kể do thánh Mátthêu ghi, rồi ra người người cũng sẽ nhận thấy tấm lòng bao la, tử tế mà cuộc đời đem lại, cho mỗi người. Với thánh nhân, cuộc đời người vẫn như những điểm sáng rút ra từ dụ ngôn truyện kể theo phong cách người Do thái viết.
Thánh Mátthêu thu thập nhiều điều từ Tin Mừng theo thánh Máccô, và đã biến chúng thành truyện kể, theo phong cách tư riêng của mình đối với những “con người bé nhỏ” như ngôn từ mà thánh nhân vẫn đề cập. Bởi, dù bé nhỏ mọn hèn không bằng ai, những người như thế vẫn nắm bắt được thông điệp thập giá, sự chết và việc Chúa ra đi về nơi vĩnh cửu mà mọi người không hề hay biết. Thánh nhân biết rõ Chúa làm thế để mặc khải cho người bé nhỏ mọn hèn, nên không đả động gì về các nhu cầu triệt để, mà mọi người cần đến. Và, thánh nhân nhìn Phục sinh như một chúc lành Chúa ban cho đường lối thông thường ta vẫn sống. Thánh nhân còn cho ta biết cách mà nhìn và hiểu thấu đáo sự việc để rồi sẽ cảm kích biết ơn Chúa .
Nói cho đúng, các truyện dụ ngôn do thánh Mátthêu ghi thực sự là những truyện kể, đều rất đẹp. Đều mở cho ta thấy bí kíp của cuộc sống bình thường luôn có Chúa cùng sống, rất đẹp.
Thánh Mátthêu tự thôi thúc mình tiến xa hơn, hầu quả quyết rằng: quà tặng Chúa ban cũng dồi dào như thế. Ngài nhấn mạnh đến đất lành trong dụ ngôn người gieo vãi. Đất lành, cho vụ mùa đạt gấp 30, 60 lần. Có khi còn gấp trăm lần mà mọi người hằng trông mong, hy vọng.
Về vụ mùa, thánh nhân không đả động gì đến lúa giống hoặc đất ruộng, cho bằng chỉ nói về đức hạnh đang nảy nở trong con người. Chí ít, là khi ta cảm kích biết ơn được am hiểu thấu đáo những gì tốt đẹp nằm sâu trong cuộc sống. Để rồi, vẫn thích nghe Lời Chúa nói và hiểu rõ những điều Ngài căn dặn. Đó là những Lời được ghi ở Tin Mừng. Đặc biệt, là: Tin Mừng theo thánh Luca. Và cả Tin Mừng do chính thánh nhân ghi lại nữa. Và, lời lẽ ở Tin Mừng còn là Lời về Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Lời, tỏ lộ cho Mẹ biết là Mẹ được chúc phúc vì đã nghe và giữ lại trong lòng. Và rồi, Mẹ thực thi Lời Ngài dạy bằng động thái thân yêu, tích cực.
Tham dự Tiệc thánh có dụ ngôn người gieo giống hôm nay, ta cũng nên yêu cầu Mẹ chỉ cho mình con đường để sống nhân từ. Độ lượng. Sống làm sao, chỉ thấy những gì tích cực, ở phía trước. Để rồi, sẽ mỉm cười chấp nhận. Thực hiện. Bao lâu mình còn làm được.
Trong tinh thần đó, hãy cứ ngâm vang lời thơ nhẹ của người nghệ sĩ còn viết thêm:
“Làm sao tình vĩnh cửu, không tan?
Yêu trọn đời này và kiếp tới
lời huyền thoại, chàng hứa với nàng
lửa thiêu thân xác thành tro than
tái sinh từ tro, tình vẫn nồng nàn.”
(Niệm Nhiên – Ngụ Ngôn Tình Yêu)
Tình yêu, với ngụ ngôn. Vẫn là tình không tan. Không thành tro bụi. Dù là huyền thoaị, hay vĩnh cửu. Vẫn nồng nàn, như tình Chúa với người đời. Suốt đời người.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá luợc dịch
No comments:
Post a Comment