Suy niệm Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Thường Niên Năm B 29.01.2012
“Anh gục
đầu lên trang sách ước,”
“Chờ nghe máu chuyển một dư thanh.”
(dẫn từ
thơ Đinh Hùng)
Mc 1: 21-28
Sách ước năm xưa, anh gục đầu. Dư
thanh máu chảy, chờ nghe mãi. Sách ước năm này, Thày định ước. Ghi vào trình
thuật, rất sử xanh.
Sử xanh, thánh nhân ghi là ghi lại
Lời Chúa dạy có quyền uy toả sáng từ nơi Ngài. Lời Chúa dạy, là giáo huấn Ngài
tích tụ không từ một trường lớp/sách vở nào, nhưng là bẩm sinh do tự Cha. Ngay
từ đầu, giáo huấn của Đức Chúa do tự Cha là những điều mới mẻ khiến người nghe
sửng sốt đến kinh ngạc. Và, người người xưa nay công nhận mình chưa từng nghe
biết những điều như thế.
Biết như thế, nhưng vẫn tự hỏi giáo
huấn mọi người học được nơi Ngài gồm những gì? Đó có là những điều được thánh Máccô
trình thuật lại trong Tin Mừng vào bốn thập niên sau ngày Chúa chết và sống lại
chăng?
Ngay từ đầu thế kỷ, điều Chúa huấn dạy
được phổ biến rộng sâu qua hình thức truyền khẩu như chứng tích đáng tin cậy
không thua gì lề luật viết thành văn. Và còn là, bằng chứng hiển nhiên, hiếm
hoi và quí giá như tài liệu giáo dục do các bậc thày nhà Đạo chuyên huấn tập trí
tuệ để giúp người nghe ghi tạc lời Ngài như án lệ mà các bậc thức giả trong Đạo
từng chỉ dẫn, lẫn dắt dìu. Nên nhớ rằng, dân con thánh hội thời tiên khởi hầu
hết đều là các vị chưa biết đọc cũng chẳng biết viết cho phải phép, nên truyền
khẩu chính là hình thức chuyển tải phù hợp nhất với mọi người.
Nhiều bằng chứng cho thấy, ngay đến thánh
Phaolô cũng gửi đến dân con nhà Đạo hai bản văn quan trọng để giáo dục thành
viên cộng đoàn Corinthô biết đường hồi hướng trở về qua phương thức học thuộc
lòng những điều thánh nhân dỗ dạy. Đó là lúc thánh nhân sử dụng nhiều phạm trù
truyền thống năng nổ như: cụm từ “truyền lại”
và “lãnh nhận”, hệt như trong thư gửi
giáo đoàn Corinthô, có nói: “Trước hết,
tôi truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là:
Đức Kitô đã chết vì lỗi tội của chúng ta, như lời Kinh Thánh viết, Ngài được
mai táng và ngày thứ ba đã trỗi dậy và hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười
Hai như Sách Thánh từng ghi chép.” (1Cr 15: 3-5)
Trong cùng chiều hướng như thế, khi thánh
nhân trích dẫn lời Kinh Thánh đều vẫn nhấn mạnh: “Như Kinh Sách từng viết”. Cụ thể như, đoạn thánh nhân nói về “Tiệc
Thánh Thể”, sau đây: “Thật vậy, điều tôi
lãnh nhận từ Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em, là: trong đêm bị nộp, Chúa
Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em hãy
cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thày, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thày vừa
làm để tưởng nhớ đến Thày." Cũng thế, cuối bữa ăn, Ngài nâng chén nói:
"Đây là chén Máu Thày, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em
hãy làm như Thày vừa làm để nhớ đến Thày." (1Cr 11: 23 -25)
Hai đoạn trên, được coi như khẳng
định căn bản của lòng tin và như chứng từ nền tảng cho mọi nghi thức phụng vụ.
Đó là ký ức truyền khẩu về giáo huấn Chúa từng dạy. Thế nhưng, vấn đề là: giáo
huấn Chúa dạy các thánh thuộc loại hình nào?
Rõ ràng, phương thức Chúa dùng để
giáo huấn dân con mọi người lại đã không đạt tầm hiểu biết của người nghe ở
Caphanaum như thánh sử Máccô xác nhận: “Thiên
hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Ngài, vì Ngài giảng dạy như Đấng có thẩm
quyền, chứ không như các kinh sư.” (Mc 1: 22). Khi giảng dạy, Ngài không
làm như mọi người là: trích dẫn lời của ai, về bất cứ việc gì. Ngài sử dụng
chính Lời lẽ/ý tưởng của riêng Ngài. Đó là nguồn tư tưởng có một không hai, xuất
tự nơi Ngài. Là, phương thức Ngài chuyển tải chính Con Người Ngài.
Cụ thể hơn, khi thánh Máccô viết: “Ngài giảng dạy như Đấng có thẩm quyền” thánh
nhân sử dụng cụm từ bên tiếng Hy Lạp “exousia”
có nghĩa như một “trợ lực”, đồng thời lại hàm ngụ ý nghĩa “Từ khởi thuỷ…” như trong sách Khởi
Nguyên vẫn thấy viết. Nơi giáo huấn của
Ngài, điểm độc đáo ít thấy là cung cách truyền lực cho người nghe có khả năng
thực thi điều mình nhận lãnh răn dạy. Giáo huấn Ngài dạy, không thể xếp hạng
theo tiêu chuẩn nào hết. Cũng không có hình thức lẫn khuôn khổ nào giống như
thế. Bởi, Ngài không giảng dạy bất cứ truyền thống nào vẫn có xưa nay. Ngài chỉ
liên hệ đến người nghe, là con dân mọi thời tức chúng ta. Tất cả, vẫn chỉ là
“lời dạy tiên khởi” trước sau không thấy ai từng làm thế. Cũng chẳng bắt chước
từ mô hình nào hết. Tư tưởng Ngài đưa ra, vẫn là ý tưởng độc đáo không ai có.
Trình thuật, nay thánh sử cho thấy
chuyện xảy ra là ở Caphanaum. Caphanaum ư? Nói thế, có nghĩa rằng: phải chăng
Đức Chúa và/hoặc thánh sử Máccô từng sống ở Caphanaum sao? Có thể lắm. Gần đây,
nhiều nhà chú giải cho rằng thánh Matthêu, Máccô và chính Đức Giêsu có lúc cũng
từng dừng lại ở Caphanaum. Caphanaum tức Kefer Nahum- là thôn làng mang tên
ngôn sứ Nahum, có chừng không đầy 1500 người sống ở đó. Thánh Phêro từng sống ở
đó, và Đức Giêsu cũng thường lưu lại và có thể cũng có căn hộ ở tại đây. Chính
vì thế, Ngài gọi đó là thôn xóm của Ngài. Chính thực ra, Ngài là Giêsu thành
Caphanaum, cũng rất đúng.
Nhiều chứng tích cho thấy: vào thế
kỷ đầu đời, dân con Chúa sinh sống ở đó cũng rất lâu. Ngay nhà của thánh Phêrô
có lẽ là nơi hội họp/gặp gỡ cũng rất thường của dân con đi Đạo vào đầu thế kỷ,
chung quanh thập niên 60, thôi. Khai quật Qumran
cũng phát hiện ra một vài bình vại tẩy uế có niện da95i từ cuối thế kỷ thứ hai
và đầu thế kỷ thứ ba. Và, cũng thấy có nền móng cơ ngơi xuất hiện ngay từ thế
kỷ đầu. Và, có nhiều kỷ vật có đề tên “Phêrô” nữa.
Đọc Tin
Mừng, người đọc sẽ ngạc nhiên không ít khi thấy 90% nội dung trình thuật thánh
Máccô đều thấy có trong Tin Mừng Mátthêu. Nói đúng hơn, 50% nội dung Tin Mứng
thánh Mátthêu đã ghi rõ từng lời được viết trong Tin Mừng thánh Máccô, là bản
văn viết sớm nhất trong các Tin Mừng. Vậy, nếu thánh Mátthêu là người Do thái
nói được tiếng Hy Lạp theo thổ âm Caphanaum, thì sao thánh nhân giữ được văn vẻ
của thánh Máccô là nguồn gốc Tin Mừng? Phải chăng thánh Máccô nối kết nhiều với
Caphanaum? Các nhà chú giải như F. Moloney công nhận rất có thể là như thế. Tác
giả cho biết Caphanaum là chốn miền gấn với Giêrusalem, theo nghĩa này.
“Người đến dùng bữa tại nhà ông…” (Mc 2: 15 ), tiếng Hy Lạp viết: “en to oikia autou”. Nhà đây là nào vậy?
Nhà của Lêvi hay của Chúa? Điều này được thừa nhận không phải như lời kể mà như
một khẳng định bảo rằng Đức Giêsu cũng có nơi ăn chốn ở tại thôn làng này. Các
nhà chú giải lại bảo đó là nhà của Lêvi, nhưng xem ra các vị nói như thế là do ảnh
hưởng từ Tin Mừng thánh Luca. Tuy nhiên, Lêvi để lại hết mọi thứ, trước khi lên
đường theo chân Chúa! Theo ngôn từ ở Tin Mừng thánh Máccô, người đọc được
khuyến khích để tin rằng Đức Giêsu đã lập buổi tiệc chào đón ngay tại nhà Ngài.
Caphanaum chắc chắn là trung tâm mọi sinh hoạt mục vụ tại Galilê –căn cứ điạ
mọi hoạt động mang tính mục vụ.
Thánh
Mátthêu và thánh Luca lại vẫn nói: Chúa không có đến chốn miền nào để gối đầu.
Có lẽ hai thánh sử khẳng định như thế là muốn nói đến giai đoạn cuối trong hành
trình rao giảng của Chúa. Là thợ mộc ngành thủ công, có thể là Chúa có công
việc đặt địa bàn cơ sở ở Caphanaum. Và, có lẽ cũng ở nơi đó, Ngài đã gặp đồ đệ
Ngài.
Xem thế
thì, khi mọi người đục một lỗ trên mái nhà để đưa người liệt xuống cho Chúa
chữa, thử hỏi nhà ấy có phải là nhà của Chúa không? Khái niệm về Đức Giêsu như
công nhân nghèo lang thang đây đó để giảng rao, có lẽ không đúng lắm. Đọc Tin
Mừng về nơi ăn chốn ở của Đức Chúa, có lẽ cũng nên thận trọng đừng đem ý niệm
sở hữu tài sản ra khỏi nhận thức về các gia đình đông con vẫn thấy có nơi các
nền văn hoá Trung Đông, vào thời đó.
Nói cho
cùng, có lẽ ít ra cũng nên nghĩ rằng: Chúa cũng có nơi chốn bình thường để Ngài
lưu lại sau những ngày rong ruổi giảng rao. Và, nơi Ngài ở, chắc chắn được dân
chúng biết rõ.
Nói cho
cùng, thật cũng khó mà trở thành nhà giảng dạy độc đáo. Có quyền uy. Nhất thứ
là khi đấng bậc chuyên giảng dạy lại cư ngụ gần gũi với người nghe. Bởi thế
nên, trường hợp của Đấng Giảng Dạy như Đức Giêsu, đích thực là như thế. Rất đặc
biệt. Độc đáo. Có một không hai.
Trong tâm
tình cảm nghiệm như thế, có lẽ cũng nên về với thi ca mà ngâm nga những lời,
rằng:
“Ngào ngạt hương tay một vĩ đàn,
Bàn
tay hoa nở trắng không gian,
Bước
chân Người tám thu hò hẹn,
Ôi
đoá hồn say, phím ngọc lan.”
(Đinh Hùng
– Đàn Thu Tay Ngọc)
Thi ca hay
Tin Mừng, hẳn vẫn nói lên những tình tự vĩ đại của các đấng bậc có “bàn tay nở trắng không gian”. Có “bước chân người tám thu hò hẹn”, tức “những đoá hồn say phím ngọc lan”. Phím
ngọc lan hay lan ngọc, vẫn là tình tự được giảng dạy xưa nay, rất mai ngày. Ở
mọi nơi. Mọi thời. Mọi nơi chốn rất thiên thu. Nghìn trùng.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá phỏng
dịch.
No comments:
Post a Comment