Friday, 30 March 2012

“Rêu tần ngần, tuyết in phong”

[if gte mso 9]> Normal 0 MicrosoftInternetExplorer4
Suy niệm Chúa Nhật Lễ Phục Sinh 08.4.2012

Rêu tần ngần, tuyết in phong
“Sóng phơi trường mộng, từ trong dậy nguồn.”
(dẫn từ thơ Bùi Giáng)
Ga 20: 1-9
Dậy nguồn từ trong, hẳn là lời thơ mà thi sĩ nhà ta ngâm nga chỉ một chốc! Dậy nguồn từ nỗi chết, là sự thật Chúa sống lại hằn in rõ ở trình thuật. Trình thuật Chúa “Dậy Nguồn” sống lại gồm các đặc trưng vẫn được lập đi lập lại ở Phúc Âm, như: “Galilê”, “viên đá”, “bắt đầu tin”, “và từ đó”

Galilê với tác giả Máccô: “Ngài sẽ đi trước các ông đến Galilê, ở đó các ông sẽ thấy Ngài.” (Mc16: 7)  
Còn với Mát-thêu, thì: “Ngài đi trước các ngươi đến Galilê. Ở đó các ngươi sẽ thấy Ngài.” (Mt 28:7)
Luca lại nói: “Ngài không có đây nhưng đã sống lại; hãy nhớ lời Ngài nói lúc còn ở Galilê.” (Lc 24:6)
Và Gioan:“Ta lên cùng Cha và cũng là Cha của các ngươi”. (Ga 20: 17). 

Xem như thế, đi Galilê là đi và đến với Cha.

“Galilê” đây, không mang tính không gian/địa dư/nơi chốn, mà là biểu tượng rất nghĩa bóng. Galilê, có nghĩa là “đất lành” của người nghèo. Của những ai có cuộc sống đầy đặn. Tuy là như thế, nhưng cũng đừng đến nơi ấy, để rồi cứ ngồi đó mà chờ Chúa hiện hình, hoặc bàn tán Chúa sống lại, mà phải có “hành động” nào mang mục đích sống thực. 

“Hành động” đây, là làm những gì?
Là, thực hiện điều Chúa làm ở đó. Là, lấy đi những gì gây chết chóc, trầm thống, đói khổ. Để, người người được an vui, lành thánh và hy vọng, ngõ hầu đưa họ đi dần vào Thứ Bẩy Thánh, để rồi tiến thẳng vào chốn “không-gian-cộng-thời-gian” đầy sự sống. Nói cách khác, hãy giúp nâng nhấc mọi người để họ có thể rời nỗi buồn rất chết chóc. Có làm thế, người người mới hiểu được thế nào là phục sinh. Thế nào là sự sống quang vinh. Và, có làm thế mới cảm nghiệm được sức mạnh Phục Sinh năng động ở trong ta, như thánh Phaolô từng căn dặn: điều cần thiết là ta biết Chúa và sức mạnh phục sinh của Ngài.

“Viên đá”, nói trong câu: “Ai là người vần viên đá lăn khỏi mồ Thày?” (Mc 16: 3) “Đá“ đây, nên hiểu là những “trở ngại” cản ngăn ta làm điều tốt đẹp cho đời mình. “Đá”, còn là thành viên gia đình. Là, thủ trưởng nơi sở làm. Là bạn bè, niềm đơn côi, tật bệnh; là thế gian, đầy những khủng hoảng. Là, đá tảng trên đó có ghi chữ “giả như”, giống hệt giòng chữ nguệch ngoạc trên tường, xoá nó đi bờ tường sẽ sạch đẹp. “Đá”, là người vẫn cứ quấy rầy, quậy phá khiến ta khó quyết tâm thực hiện dứt bỏ mọi khó khăn rất không đẹp. 

Thần thoại Hy Lạp, có nhân vật Sisiphus dùng mỗi đôi bàn tay thôi cũng lăn được viên đá rất to cồng kềnh lên đỉnh đồi, để rồi chính “đá” lại lăn đè vào người ông. Thử nghĩ, “giả như” các nữ phụ hôm ấy lăn được “đá viên che mộ Thầy mình”, thì các bà sẽ thấy được những gì ở phía bên kia đá tảng có là thi hài của người chết cần xức dầu/tẩm liệm thêm cho kỹ? Đó là điều, khiến các bà nghĩ phải làm khi có người trợ giúp lăn đá mở cửa mồ cho Chúa; sau đó, nhờ người ấy lăn về chốn cũ.

Về “đá tảng còn lăn”, ám chỉ chính “cái chết” là “đá” thực thụ khả dĩ cản ngăn mọi người chúng ta. Cất bỏ “đá-tảng-sự-chết”, tức: tìm cách chối bỏ cái chết không nhân nhượng. Thật ra, ta vẫn muốn cất bỏ những gì gây phiền toái/chết chóc cứ lảng vảng ở quanh mình trong khi ta hiện hữu. Đó là lý do khiến ta cứ phải “đi” bác sĩ, nhờ y tá giúp hoặc trông cậy vào phương pháp vật lý trị liệu, tập tạ, đi bộ cho thật xa, kiểm tra sức khoẻ, bỏ hút thuốc, cữ uống rượu, vv... “Đá” đây, còn là kinh nghiệm bản thân về những hạn chế/sút giảm trong đời mình khiến ta hiểu lầm cuộc sống, nên vẫn muốn cái chết cứ chậm đến với ta.

Về “đá tảng vẫn cứ lăn”, là cá tính khó đổi của mọi người. Bởi, đá tảng hoặc đá vẫn lăn hiện diện ở đâu đó, chẳng phải để ta đổi dời, hoặc chuyển lăn. Tin Mừng Nhất Lãm đều nói đến “đá lăn”. Còn thánh Gioan lại vẫn viết: đá ấy được “lấy đi”. Tựu chung thì, có chuyển lăn hay được lấy đi, cũng chẳng có gì làm ta hãi sợ. Điều, khiến ta hãi sợ lại là những “đá và sỏi” nằm trong đầu/trong óc của mỗi người. Những đã tảng nằm im đó, cũng rất to, nên khó lòng mà rời lăn nó ra khỏi đầu óc con người. 

“Bắt đầu tin”. Ngay khi ấy, mọi người đã thấy ‘sợ’. Sợ, vì nghĩ rằng có sự sống đâu đó ở ngoài đây, chốn này. “Bắt đầu tin”, là khởi đầu sống một cuộc sống không hãi sợ nỗi chết. Cuộc sống, không nỗi sợ và cũng không bao gồm chỉ một hạn chế. Cuộc sống ấy, không do ta thiết lập mà là quà tặng. Quà sự Sống, khiến ta kinh ngạc, hồ hởi. Bởi thế, cũng đừng nên kiếm tìm sự sống nơi cõi chết. Nhưng, hãy cứ sống và sống ngay tại đây, chốn này!

Người cứu hộ, bao giờ cũng hứa hẹn nhiều điều như thế. Thế gian, ngập tràn khốn khó để có được người cứu hộ như thế. Tuy nhiên, họ là người chỉ biết nói năng hoặc giùm giúp, nhưng không tặng sự sống có “dậy nguồn”. Đức Giêsu mới đích thực là Đấng Nhân Hiền duy nhất trao ban hết mọi sự. Ngài ban hết tất cả. Trao và ban, cả thân mình Ngài. Chính đó là Phục Sinh quang vinh cho mọi người.

Tin Mừng thánh Gioan, vẫn quan tâm đến “hừng đông” của niềm tin rất thực, nhờ đó khiến người người thêm phấn khởi. Khi viết lên những giòng chữ đầy vui mừng: “Bấy giờ môn đồ kia, người đã tới mộ trước tiên, cũng đi vào. Ông đã thấy, và đã tin.” (Ga 20: 8) Bản Hy Lạp không rõ ràng, dứt khoát với câu: “Ông đã thấy, và bắt đầu tin…”  Tức, ông chưa đạt niềm tin trọn vẹn cho đến khi Đức Chúa chợt đến vào xế hôm Chủ nhật Phục Sinh ấy và ban cho họ Thần Khí Ngài. Chính Thần Khí mới là Đấng khiến “đồ đệ tin một cách thực tình” vào Sự Sống.      

“Và từ đó…” tức: từ đó về sau, đến với Galilê là để cất nhắc người nào đó khỏi nỗi chết. Để, ta hiểu rằng: dù sao đi nữa, cũng chẳng nên nói chỉ mỗi sự sống tốt đẹp, thôi. Nhưng hãy cứ tin vào sự sống. Sống cuộc sống đích thực. San sẻ cuộc sống thực, để rồi sức mạnh của phục sinh tràn đầy sẽ đổ dồn vào với niềm tin ta đang sống, ngõ hầu lấy đi mọi “đá tảng” cản ngăn sự sống rất đích thực. Và nâng nhấc mọi người để họ cũng sống đích thực như ta. Thế nên, hãy đem đến cho mọi người phục sinh đích thực vào trong cuộc sống có trỗi dậy, phấn khởi.

Thời trước, người người có truyền thống cổ mang tính chất cũng rất “Gioan” qua đó còn bàn luận: có thể, Giêsu Đức Chúa chưa hoàn toàn sống lại thật! Cũng có người lại cho rằng: Ngài sẽ còn trỗi dậy ngày một nhiều hơn, để rồi ngang qua động tác trỗi dậy, ta nâng nhấc người người khỏi tính chất rất chết chóc của họ. Có làm thế vào Tiệc Thánh, ta mới chứng minh được rằng Chúa đã sống lại thật. Có làm thế, người người mới không còn thắc mắc và tin chắc rằng Ngài vẫn trỗi dậy ngay trong gia đình, cộng đoàn mình đang sống. Sống rất thực, ở nơi này nhiều hơn nơi khác. Có làm thế, người người sẽ không tập trung vào việc so sánh, ganh đua, tị nạnh để chỉ chú trọng vào việc nâng nhấc hết mọi người.

Nhiều truyền thống trong Đạo vẫn cứ coi thời buổi hôm nay, bắt đầu từ chủ nhật Chúa Phục Sinh đến chủ nhật Chúa Thánh Thần Hiện đến vào ngày Ngũ Tuần, là thời điểm của Thần Khí mới Chúa phú ban, cũng rất đúng. Chay mùa kiêng khem và tuần lễ thánh xưa nay vẫn là mùa của tháng ngày cần “vượt qua”. Lễ Thánh Thần Ngự đến, mới là kỷ niệm tính hiệu năng của phục sinh, trỗi dậy. Có quan niệm như thế, rồi ra ta sẽ nguyện cầu Phục Sinh thể hiện đúng cách cứ đến mãi, với mọi người.

Trong tâm tình ấy, tưởng cũng nên ngâm tiếp lời thơ vừa trích dẫn, vẫn kéo dài:

“Rập rờn đầu liễu xanh buông,
Mùa trăng nước đẩy, xô buồn đi xa.
Trang hồng kim rải ra hoa,
Trổ bông mùa phượng, cũ đà hồ phai.”
(Bùi Giáng – Mùa Phượng cũ)

Phượng cũ, là những gì rất cũ và rất cổ với nhà thơ. Là, cuộc sống có thói tật và nỗi chết. “Xô buồn đi xa”, là xô đẩy cả nỗi chết rất buồn vào cõi hết, để “mùa phượng cũ”, sẽ “trổ bông” nếp sống cũ nay “đà hồ phai”. Hồ có phai và thay đổi, mới là đích điểm của Phục sinh mùa trỗi dậy, với mọi người. Ở đời.
            
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch

No comments: