Suy niệm
Lễ Chúa Ba Ngôi Năm B 03.6.2012
“Cả trời bỗng tiêu diêu như báu
vỡ:
“Nên tiếng vang thầm dội đến thâm tâm.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mt 28: 16-20
Tiêu diêu như báu vỡ, vẫn cứ là bầu
trời huyền nhiệm chốn không gian. Thầm dội đến thâm tâm, nay lại là nhiệm tích Chúa
tỏ bày với nhân trần. Như trình thuật lâu nay, rày ghi chép.
Trình thuật, nay ghi chép về huyền
nhiệm Chúa Ba Ngôi linh thiêng, khó diễn giải. Huyền nhiệm, là nhiệm tích cao cả
tỏ cho dân con nào không cảm nghiệm được để rồi sống. Thế nên, thánh sử Mát-thêu
phải dùng ảnh hình chiếc thang của thế giới hầu đạt tới huyền nhiệm, mà cảm
kích.
Buổi đầu, vũ trụ ở độ tuổi 13 tỷ
năm, vẫn đắm chìm trong tăm tối, kịp đến khi Chúa sờ chạm, nguồn sáng đã trỗi
dậy toả ánh thiều quang, rộn sức sống. Thiều quang, là tập hợp các phân tử ánh sáng
cứ lăn tăn dội sóng, không phương hướng.
Vào lúc ấy, Chúa bèn định hướng để tạo
thành có được năng lượng tràn đầy, mà hướng về đằng trước phía có nhân gian vũ
trụ vạn vật. Và từ đó, vũ trụ tuân thủ đường hướng Chúa định đoạt rất phân
minh, thành đạt. Trong khoảnh khắc rất nhanh, vũ trụ đã kịp hoà tan/chan hoà vào
với nhau phản ảnh phương hướng Chúa đề bạt. Rồi từ đó, sản sinh nên sự sống mới
ở đó có sự sống con người, rất trổi bật.
Sự sống Chúa tặng cho vũ trụ, là những
“sự” rất sống và rất động, luôn rực chiếu ánh lung linh về hướng trước, nơi có
Chúa ngự trị theo phương cách rất Ba Ngôi, vẫn rạng ngời.
Ở với vũ trụ, con người là tạo vật gây
nhiều thích thú. Con người không là loài vật chỉ đặc biệt mỗi trí khôn mà thôi,
nhưng còn có khả năng mơ ước đặc trưng/biểu tượng để kết chặt với nhau bằng
truyện kể đượm mầu thần linh rất kinh ngạc, đáng sợ. Thần linh nhiệm mầu cần “la-bàn
định-hướng” hầu dẫn dắt con dân loài người kinh qua chốn miền đầy tâm tưởng. Và
thọ tạo “người” cứ hỏi: không biết mình có nên thần phục thần linh, hay không? Không
biết mình có tự do chọn quan hệ chỉ với một số vị thần, mà thôi không?
Thiên Chúa lại ban cho con người “la-bàn”
ấy. Bằng vào “la-bàn định hướng”, Ngài thiết lập “Giao ước” với con người. Điều
đó có nghĩa: Chúa quan hệ với con người không theo cung cách khuynh loát/thống
trị, huyễn hoặc hay không tưởng. Ngài chẳng cần ai thần phục Ngài. Nhưng điều
Ngài cần hơn cả, là con người nên thực thi tương quan hai chiều. Có được tương
quan ấy, con người sẽ tin tưởng vào Chúa là Đấng giúp cho con người có được tự
do. Về với lịch sử, con người hiểu biết nhiều sự việc, và từ đó biết tỏ lòng cảm
kích, ghi ơn Ngài.
Khám phá ra điều này, có người vẫn
chưa biết cách chan hoà/nhào quyện với những người không được như mình, dù họ có
tìm mọi cách để tìm hiểu khám phá ấy. Họ đành chọn một trong hai phương cách: hoặc
tách riêng sống chỉ một mình, hoặc hợp lực/cộng tác với người khác. Thật ra, thì
họ rất cần “la-bàn định-hướng” Chúa ban tặng. Và, Chúa lại tặng ban “la-bàn
định hướng” ấy, thêm lần nữa.
La-bàn Chúa tặng, là quà “hiệp thông”/tương quan giúp con người
sống hài hoà với người khác mình, nhưng không làm mất đi bản chất tư-riêng của chính
mình. Nhờ “Hiệp thông”, con người học được cách yêu thương sống hài hoà với người
khác, ngõ hầu trở nên giống mình hơn. Nhờ vào hiệp thông, con người còn có trách
nhiệm với thế giới rộng lớn hơn, tức: có trách nhiệm với những người chưa biết hoà
mình/trộn lẫn với ai khác. Thế nên, ta cũng hãy nên bắt đầu sử dụng quà “Hiệp
thông” Chúa đã ban.
Khi xử sự, con người bắt đầu biết kinh
ngạc và tự hỏi: không biết mình có nên kéo dài tương quan hài hoà ấy mãi lâu
ngày, hay không? Hoặc, ta chỉ nên kiến tạo thêm cung cách mới cho đời mình? Cung
cách mới, tức không phải của người thụ động cứ ngồi đó đợi chờ hoặc nhận lãnh
ơn huệ đính hướng? Nhưng, cũng nên bắt đầu kiến tạo mọi việc chung cùng Chúa? Kiến
tạo, là diễn lại những gì xảy ra trong quá khứ, hoặc đem lại những gì mới mẻ cho
tương lai của chính mình? Muốn được thế, con người cần đến “la-bàn định hướng”
Chúa tặng ban, một lần nữa. Và, Chúa lại đã tặng thêm cho con người thứ “la-bàn
định hưóng” mới là “Thần Khí” của Ngài, để con người biết mà chan hoà quá khứ
với tương lai, hầu biến nó thành hiện tại. Một hiện tại mang ý nghĩa rất “quà
tặng”.
Quà tặng Thần-Khí-Chúa, là quà hiếm
quí rất hiện tại nhưng khó diễn bày hoặc nói đến. Bởi, Thần Khí Chúa vượt quá mọi
ngôn ngữ. Thần-Khí-Chúa là Hơi Thở đẩy lùi mọi ngọn gió của ngôn ngữ được con
người sử dụng để diễn tả mọi chuyện. Ngược lại, Thần Khí vẫn nâng nhấc con
người lên, để họ đạt chốn an lành, mà định hướng bước tới về phía trước.
Quà tặng Chúa gửi đến với con người,
không đơn thuần chỉ mỗi giống giòng Israel dân Chúa chọn. Cũng không thuần
khiết chỉ mỗi Đức Giêsu và/hoặc Hội thánh. Nhưng, “Giao ước” Chúa gửi đến với ta qua dân Do thái, chính là sự “Hiệp thông” Ngài đặt để qua Đức Giêsu,
Con Ngài. Và Thần-Khí-Chúa đến với ta ngang qua Thánh Hội, Chúa gửi gắm. Quà Ngài
gửi, là để dân con của Ngài có thể đến với người khác, nhóm khác có văn hoá, sắc
tộc và đạo giáo rất khác biệt. Quà Chúa gửi, là để con người tạo được ý nghĩa
nhân bản cho luồng sáng, thời gian và năng lượng toàn vũ trụ. Quà Chúa tặng, khiến
cho con người có được tự do, biết ứng đáp cách sáng tạo, nhạy bén và đổi mới.
Quà Chúa gửi tặng, là cách để Thiên-Chúa-là-Cha
trao ban chính Mình Ngài là Đức Chúa cho con người như Giao ước, Hiệp thông và Thần
Khí. Chính đó là Chúa Ba Ngôi, vẫn rất thực.
May cho ta, là con người đã nhận ra
rằng quà tặng Chúa gửi là do Ngài tặng ban chính Mình Ngài vẫn còn tiếp tục được
như thế. Quà-tặng-là-Thần-Khí-Chúa, vẫn hiện diện bên ta, ở đây. Ngay lúc này. Điều
không may khác, đó là: con người lâu nay hay gặp rắc rối về những khuynh
loát/áp đặt và về sự tự do Chúa ban cho nữa. Con người gặp rắc rồi, vì ý tưởng
nảy sinh khiến họ phải đi đến quyết định: hoặc xa cách/tách rời
“Quà-Tặng-là-Thần-Khí-Chúa hoặc hợp lực/cộng tác với “Quà” của Chúa. Đó, là ý tưởng
về việc duy trì quá khứ và kiến tạo tương lai, để rồi mỗi khi ta nhận thức được
rằng: Thiên-Chúa-là-Cha, Chúa Con là Lời và Thần-Khí-là-Tình-Yêu đang sờ chạm vào
ta cốt để tỏ cho ta biết phương cách mà đến được với Ngài.
Không phải chỉ bây giờ, ta mới về lại
với lịch sử để có được cảm giác về Huyền Nhiệm. Nhưng từ đầu, có người lại được
thần hứng sử dụng ngôn ngữ trần gian để tỏ bày về Huyền Nhiệm này, dù trước đó họ
chẳng bao giờ biết đến Huyền Nhiệm ấy. Và, họ cũng đã tìm hiểu lịch sử vũ trụ
xem có gì được đặt thêm vào đó không. Họ tỏ bày về “Danh” Chúa. Về, “Huyền Nhiệm”
Chúa Ba Ngôi. Và, về “Tình yêu” của Chúa. Họ gọi Chúa là Cha. Gọi Đức Giêsu là
“Con”-của-Chúa-Cha, Đấng gần gũi mật thiết với Cha; và gọi Ngài là “Lời” của
Cha.
Họ gọi Tình-Yêu-Thiên-Chúa là Thần-Khí
vẫn thổi đầy sinh lực ở nơi Chúa, vào ta và tạo nguồn thần hứng cho ta. Kể từ đó,
nhiều vị thức giả trong cộng đoàn dân Chúa lại tìm cách diễn tả Huyền Nhiệm Chúa
Ba Ngôi cho những ai tìm hiểu triết lý Hy Lạp, đều biết rằng: ở nơi Chúa, chỉ có
một Bản chất duy nhất nhưng nơi Ngài bao gồm ba Nhân Vật: một là Chúa Cha, một là
Chúa Con hoặc Ngôi Lời, và một là Thần-Khí-Chúa. Các ngài đều quả quyết rằng Ba
Ngôi/tức Nhân Vật vẫn chỉ là Một, có quan hệ hỗ tương. Và, Thiên-Chúa-là-Cha đã
gửi đến với ta Con Một của Ngài để ta có thể liên hệ cách mật thiết với Ngài.
Để, Ngài hướng dẫn cuộc sống của ta ở thế trần, rồi đem ta về với Cha.
Nhưng vấn đề là: không biết Thiên
Chúa có thực sự giống thế không? Kitô hữu thời xưa không hiểu rõ điều đó và
cũng chẳng chứng mình được gì, nhưng tư tưởng này đáp ứng ý nghĩa của Thiên
Chúa mà mọi người dựa vào đó để sống. Vì thế nên, công thức này cũng thánh
thiêng/linh đao, vẫn đan kết với truyền thống Giáo hội.
Ngày nay, nếu hỏi rằng ta làm được
gì khá hơn không để diễn tả Huyền Nhiệm Chúa Ba Ngôi? Có thể không. Không bao
giờ. Nhưng, có thể có. Có, qua cung cách nhận thức phát hiện được những điều
Chúa Ba Ngôi vẫn thực hiện trong trần thế. Có thể, ta cũng nghĩ là mình có
nhiều nhu cầu hiểu biết và diễn nghĩa hơn đồng đạo thời xưa trước. Có thể là,
trong tương lai, ta lại có được cảm nghĩ và cảm nghiệm nhiều hơn về công việc
của Chúa Ba Ngôi. Đó cũng là điều hay, để hy vọng.
Và rồi, ai ai cũng sẽ ra đi rời bỏ
thế giới nhân trần này, để về với Ba Ngôi Thiên Chúa. Và khi đó, mọi người đều
sẽ trực diện Chúa biết Ngài là ai? Đấng nào? Và mọi sự có ý nghĩa gì? Trong
thời gian chờ đợi đến ngày đó, ta vẫn phải sống với niềm tin mình đang có. Sống
chung và cùng với nhóm người đang sử dụng ngôn ngữ Chúa tặng ban. Những người
có kinh nghiệm về những ân huệ Chúa gửi đến hầu thúc giục ta cùng với Chúa
hướng về phía trước để ta càng nhân bản hơn; càng cùng chung với Chúa, trong
mọi việc. Cuối cùng, có lẽ đó là những gì Chúa thực lòng muốn có khi Ngài tỏ rõ
cho ta biết Chúa là Cha của ta. Đức Giêsu là Con Một của Thiên-Chúa-Là-Cha, và
Thần-Khí-là-Tình-Yêu Ngài hằng ban cho ta.
Để cảm nhận điều này, cũng nên ngâm
tiếp lời thơ trên từng diễn tả:
“Cả trời bỗng tiêu diêu như báu vỡ;
Nên tiếng vang thầm dội đến thâm tâm,
Mà ta ngỡ D(ấng Tiên Tri muôn thuở
Giữa đêm nay còn đứng giảng Phúc Âm.”
(Hàn Mặc Tử - Nguồn Thơm)
Đấng Tiên
Tri, nay vẫn đứng giảng Phúc Âm Lời Chúa đấy chứ. Giảng, để biết rằng tất cả
không là “tiếng vang thầm dội đến thâm tâm”; mà là, tiếng Chúa/tiếng người qua
ngôn ngữ diễn bày một huyền nhiệm rất Ba Ngôi. Theo cung cách rất thiêng, và
cũng rất người.
Lm Nuyễn Đức Vinh Sanh,
Mai Tá phỏng dịch