Suy niệm
Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên Năm B 20.5.2012
“Hồn hỡi hồn, lên nữa, quá thinh gian,”
“Tìm tới chốn chiêm bao ngoài sự thực.”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mc 16: 15-20
Hồn tìm chốn chiêm bao chờ đón Chúa
lên cao, lên cao nữa, “quá thinh gian”. Ngoài sự thực. Sự rất thực, nay được
thánh Máccô xác quyết ở trình thuật rất hôm nay.
Trình thuật thánh Máccô nay kể,
khiến người đọc liên tưởng đến huyền thoại La Mã nói nhiều về Hoàng đế Caesar
được thần thánh hoá, đã lui về chốn thiên đường, sau cái chết. Nhưng, Đức Chúa
thực thụ của vũ trụ lại không là Caesar rất đế chế, mà là Đức Kitô đã Phục Sinh.
Lại nữa, thăng thiên hôm nay lại cũng giống như Phục Sinh quang vinh năm nào, nếu
ta nhìn từ góc độ nay đảo ngược. Bởi, Đức Giêsu đã trỗi dậy rời khỏi cõi chết, để rồi Ngài “cứ
lên cao, lên cao nữa” hầu đi vào chốn
“thinh gian” nghịch chống động thái chôn vùi, trì trệ. Suy cho kỹ, “chốn thinh
gian” nay mang ý nghĩa của “vũ trụ vạn vật” rất bao la.
Ở nơi vũ trụ vạn vật, nay có động
lực dũng mãnh với uy quyền trên con người. Nay, có niềm khích lệ để vững mãi trong
khổ hạnh và linh thiêng hầu vững chãi vượt thắng mọi uy lực của thần thiêng. Để
hoàn thành việc này, cũng cần đến ngoan cường, nên Đức Giêsu thực hiện điều này
bằng việc thăng thiên đi vào chốn vũ trụ có Cha có Chúa, để Ngài rồi sẽ
ban phát khôn ngoan/bình an cho thánh Hội, ở thế trần. Và từ đó, Hội thánh sẽ là
không gian bảo bọc mọi người con khỏi sức mạnh vẫn đè bẹp, nhờ vào chúc lành
của Đức Chúa nay thăng thiên đi vào vũ trụ vạn vật. Thực chất của sự
việc nói lên một việc, là: nơi chúng ta, ơn đặc sủng không cần môi giới. Bởi, Đức
Giêsu đã trực chỉ thẳng đến chúng ta và vũ trụ, cách trực tiếp.
Suy như thế, ta lại sẽ rút ra được
nhận thức vẫn có từ hai bức thư của thánh Phaolô Tông đồ gửi giáo đoàn Colôsê
và Êphêsô. Từ thư này, các nhà chú giải lại đã thắc mắc không biết thánh Phaolô
có là tác giả của thư này hay không? Chừng như, cả hai thư được gửi vào thời khắc
sau khi thánh nhân khuất dạng. Nhưng ý tứ trong thư là điều thánh nhân vẫn xác
quyết. Và, để tránh mọi tranh luận/bàn cãi, hãy coi đây là thư do chính thánh
nhân hoặc đệ tử mình viết qua tư cách của một Phaolô trẻ sau thời kỳ thánh nhân
nổi danh. Nhất nhất các điều kể trong thư đều về Đức Giêsu “lên cao/lên cao nữa”
để về với Cha.
Đức Chúa thăng thiên, là ảnh hình của
vũ trụ vạn vật trong đó ta thấy được nhiều thứ chứ không chỉ mỗi việc “lên
cao/lên cao” xảy đến, rất rõ ràng. Có được ảnh hình vũ trụ vạn vật rất “lên
cao”, ta lại sẽ nhìn thẳng vào đó và thấy có vũ trụ. Vũ trụ, không theo nghĩa thể
lý, vật chất, nhưng là thực tại trọn vẹn. Trọn vẹn tính vũ trụ vạn vật mà mỗi
thành phần trong đó đều mang ảnh hình khác lạ khiến ta kinh ngạc, đến thích
thú. Đức Chúa “lên cao/lên cao nữa” đi vào với vũ trụ là ảnh hình chính vũ
trụ ấy đã để cho ta thấy trọn vẹn ý nghĩa “lên cao” của chính nó. Hãy nhìn Ngài
“lên cao lên cao” mãi rồi sẽ thấy Ngài trổi dậy và cứ thế “lên cao” đi vào
phần sâu thẳm và sâu sắc của “mọi sự”.
Cứ thử nhìn ảnh hình nào đó, tự khắc
sẽ thấy ảnh hình ấy đang nhìn trở lại chính người nhìn. Tựa hồ khi ta ngắm bức truyền
thần nổi tiếng “Mona Lisa” của Leonardo da Vinci, cứ nhìn mãi như thế, rồi ra ta
sẽ thấy ảnh hình ấy cũng thấy được nhiều điều/nhiều “sự” ở nơi ta. Hệt như thế,
khi ta nhìn ngắm Chúa “lên cao/lên cao” đi vào vũ-trụ chốn sâu thẳm, ta
biết được là Ngài đang nhìn vào chốn thẳm sâu ở nơi ta. Và, Ngài thấy cả bản
thể của ta. Cả sự việc, ta từ đâu đến? Ta làm được gì, từ đó. Và khi ấy, ta
biết là Ngài đang nhìn vào chính tương lai của ta nữa.
Sách Công vụ kể rằng: đồ đệ Chúa, cứ
mải chiêm ngưỡng sự việc Thày “lên cao/lên cao nữa” để rồi Thày cũng nhìn vào
tương lai/mai ngày của các ngài, là Hội thánh. Chúa “lên cao/lên cao nữa”,
chính là sự “khởi đầu” mà tiếng Do thái khi xưa không chỉ nói rõ một “khởi sự”
của mọi sự thôi. Nhưng khởi đầu mọi sự, là năng lực vẫn tiến hành và diễn biến
vào mọi lúc. Nơi vũ trụ vạn vật có Chúa nhập vào hồn, luôn có sự khởi đầu và
năng lực rất mới mẻ.
Tư tưởng này, tiếng Hy Lạp dịch là “arche”, tức một “khởi sự” tương tự như khởi
động một sự “lên cao/lên cao nữa” của Đức Chúa. Và, dân gian người người không
thể có được sự ký thác rất mực vào với Chúa, nếu như người người lại cứ cột mình
vào với bùn đất, chất nhiều dĩ vãng mà không khởi đầu “sự” gì mới mẻ, rất “khởi
sự”.
Nếu phải diễn dịch sự kiện “khởi đầu
mọi sự”, thì tốt hơn, ta nên dịch và diễn ý nghĩa của sự việc Chúa “lên cao/lên
cao nữa” khi ta đã, đang và sẽ có một “khởi sự” nơi Ngài rồi thì ta cũng đã,
đang và sẽ có Chúa làm điều gì đó rất mới, nơi “vũ trụ vạn vật”. Tựa như Tin
Mừng thứ tư trong đó thánh Gioan khởi sự bằng những chữ, như: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn
hướng về Thiên Chúa…” (Ga 1: 1) Điều này có nghĩa: ở đâu có sự khởi đầu, ở
đó luôn có ý nghĩa: Đức Chúa Đấng Khởi Đầu đã nên Lời.
Đàng khác, khi Chúa “lên cao/lên cao
nữa” đi vào với vũ trụ vạn vật, Ngài chính là sự “tràn đầy” hiểu theo
cụm từ “Pleroma” tiếng Hy Lạp. Tràn
Đầy, là sự viên mãn hoàn tất, rất đích thật. Khi xưa, dân con nhà Đạo thường
dùng cụm từ này để kể về Lời tiên tri, do các ngôn sứ nói. Tức, những gì xảy
đến với con người đều mang ý nghĩa tràn đầy, trọn vẹn nơi lời lẽ hoặc sự thể
diễn ra trong quá khứ, nhưng lại mở ra sự tràn đầy/viên mãn mà chẳng ai đoán
trước được. Chính đó là sự “hoàn thành”. Là, ứng nghịệm cách trọn vẹn, đầy tràn
điều ngôn sứ khi xưa thường vẫn nói.
Tựa như Tin Mừng thánh Mát-thêu cũng
trích dẫn 10 điều ứng nghiệm xảy đến đúng như lời tiên tri, khi trước. Ở đây
nữa, Thiên Chúa vẫn trung thành với Lời Ngài từng hứa sẽ đổi mới tận thâm căn
hết mọi sự, vì ta và cho ta. Vì ơn cứu độ Ngài dành để cho ta, cho hết mọi
loài. Cuối cùng ra, đó là sự tràn đầy/viên mãn, tức: sự trọn vẹn của Thiên Chúa
nay thành hiện thực.
Chúa “lên cao/lên cao nữa”, là Ngài
khởi sự cùng đến với nhau mà tiếng Hy Lạp gọi là “Katallassein” mà bản tiếng Anh và tiếng Việt vẫn gọi là “giao hoà”. Kinh thánh tiếng Hy Lạp diễn
ta sự việc này, bằng cụm từ “Allos”, tức
“cái gì khác”, “không giống thế”, rất đa dạng. Tiếng Hy Lạp lại dùng cụm từ “Kata” để chỉ “theo như”, “cùng một hàng với”.
Khi ta đã thấy mọi sự trong trời đất/vũ trụ “cùng đến với nhau” trong lúc duy trì sự khác biệt/đa đạng ở đó, thì
đó là lúc ta có được sự “hài hoà” như một thứ “cầu vồng”.
Có thể là, ngày buổi đầu khi Đức
Giêsu “lên cao/lên cao nữa” Ngài thẩm nhập đi vào với vũ trụ, chắc lúc
ấy mọi người đều thấy “cầu vồng” tuyệt mỹ. Đó cũng là cảm nghiệm mà ông Nôê đã có
khi cơn lụt đại hồng thủy đã qua đi. Đó, cũng là dấu chỉ về một giao ước, không
chỉ mỗi giao và ước giữa Thiên Chúa và loài người thôi, mà còn là giao ước đã
có giữa Thiên Chúa với và trong mỗi trụ cột nơi tạo dựng.
Cũng nên hiểu việc Chúa “lên cao/lên
cao nữa” theo ngôn từ mà bản kinh sách tiếng Hy Lạp dùng qua cụm từ “Sunestiken” để diễn tả ý tưởng mang ý nghĩa:
nơi Ngài, mọi sự được hiện thực “chung cùng nhau”, nhưng mọi sự vẫn ở trong nhau,
gìn giữ nhau. Điều này còn có nghĩa: mọi sự đạt tới điểm là: mọi sự cứ thế vẫn cộng
thêm, mà không đi ngược về vị trí cũ và không còn vỡ đổ nữa. Đây là điều chắc
chắn. Qua sự việc “Chúa lên cao/lên cao nữa”, ta hiểu rằng mình có đi đâu, đến nơi
nào đi nữa đều có Chúa lo toan, giữ trong đầu. Chắc chắn ta sẽ đạt tới đó,
không còn quay lại chốn cũ nữa.
Chúa” lên cao/lên cao nữa”, còn là
sự bình an im ắng của vũ trụ vạn vật. Bình an của Chúa vượt quá mọi hiểu biết
nắm vững, bởi Thiên Chúa của Bình an đang ở với ta, và trong ta. Đó là ý nghĩa
của lời chào “Shalom” tiếng Do thái
có nghĩa: bình an cho anh em. Bình an
cho sức khoẻ, cho tính tích cực và ơn cứu độ của anh em. Bình an, là sự hiện
diện gần gũi với Chúa, được Chúa thăng thiên đem đến cho ta. Rõ ràng, sự bình
an này đã và vẫn có ở cộng đoàn tín hữu của Chúa, như hoa trái của Thần Khí. Ta
sống trong tin tưởng và tận hiến cho Chúa qua nguyện cầu cảm tạ, và biết được
sự bình an không ai hiểu nổi.
Chúa “lên cao/lên cao nữa”, Ngài là
Vị Trưởng Tử, như cụm từ Hy Lạp“Prototokos”
từng diễn tả. Đức Giêsu là Đấng Trỗi dậy “ngay từ đầu”. Ngài là Hoa trái đầu
của những ai còn thiếp ngủ. Bởi thế nên, ta trổi dậy cùng với Ngài, và trong
Ngài. Và, mọi hoa trái của sự kiện Sống Lại nay thuộc về ta. Đức Giêsu và chỉ
mình Ngài là Con Một Thiên Chúa. Nhờ Ngài và qua Ngài, ta được thẩm nhập vào
với Ngài. Vì Ngài là Trưởng Tử, tức Đấng Bậc Đầu của đàn con của Thiên Chúa, có
chúng ta. Về việc này, thánh Phaolô gọi đó là tình huống “tái tháp nhập” vào
với Đấng đích thực là thế, ở mọi thời.
Ngài là thế, trong ý nghĩa tràn đầy
của sự chúc lành, không hạn chế. Bằng vào sự kiện Ngài “lên cao/lên cao nữa” đi
vào với vũ trụ, Đức Giêsu đã chúc lành cho vạn vật. Làm thế, là Ngài lại đã
chúc tụng Thiên Chúa, có vũ trụ vạn vật nghe được tiếng Ngài. Và, Ngài cùng với
vũ trụ, tất cả cùng nhau cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa. Và, Chúa đã làm thế.
Làm thế, để ta được lên cao cùng với Chúa hầu cất tiếng ngợi ca cùng với Đức
Chúa “lên cao/lên cao nữa”, rất thăng thiên. Nhân hiền. Cùng ngợi ca sự kiện “khởi
đầu” đi vào làm hoà với vũ trụ, rất vạn vật.
Trong tâm tình ấy, ta lại sẽ ngâm
lên lời thơ vang nhiều ý nghĩa, hát rằng:
“Hồn hỡi hồn, lên nữa, quá thinh gian,
Tìm tới chốn chiêm bao
ngoài sự thực.
Mộng là mộng tràn trề
muôn vạn ức,
Tình thơm tho như ngấn
lệ còn nguyên.”
(Hàn Mặc Tử - Ngoài Vũ Trụ)
Là như thế, Đức Chúa nay lên cao lên
cao vút, quá thinh gian. Để người người, tràn trề muôn vạn ức, vẫn rất tình.
Tình thơm tho, có Chúa cho tháp nhập với Tình Cha-Con có Thánh Thần Chúa ở giữa,
rất đích thật, một sự thực. Sư thực ấy, đàn con Chúa nay đã hiểu và đã giữ
trong lòng, mãi mãi. Rất muôn đời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch
No comments:
Post a Comment