Suy niệm
Lời Ngài Chúa Nhật thứ 12 Thường Niên Năm B 24.6.2012
“Anh chắp tay van, dáng tượng sầu,”
“Người em mây toả, gót chân đau.”
(dẫn từ thờ Đinh Hùng)
Lc 1: 57-66, 80
Nhà thơ, nay chắp tay van người em
có gót chân đau, dáng tượng sầu, cho mây toả. Nhà đạo mình, tay này cũng chắp nhưng chỉ để ngợi ca/tuyên dương đấng thánh nhiệm mầu, ở trình thuật.
Trình thuật, thánh Luca không cho thấy
đấng thánh ngợi ca riêng người nào. Nhưng, chỉ ghi đôi điều để dân con Chúa sẽ
mãi tuyên dương đấng thánh Tiền Hô/Tẩy rửa, rất tưng bừng ngày lễ hội
Hội lễ hôm nay, con dân Chúa lại đã
thấy phụng vụ mừng kính thánh Gioan Tiền Hô những hai lần. Một, vào ngày sinh dịp
tháng 6. Và ngày kia, là ngày tử thánh nhân bị Hêrôđê truyền lệnh chém đầu theo
yêu cầu của “Hêrôđia”, một nữ phụ tội lỗi. Phụng vụ, lại cũng đề cao vai trò
của thánh nhân loan báo tin vui Cứu Độ Chúa thiết lập với cộng đoàn lành thánh,
có anh em. Trình thuật về thánh Gioan Tiền Hô/Tẩy rửa xuất hiện ở nhiều tài
liệu lịch sử cũng như Tin Mừng.
Theo tài liệu của Josephus, thánh
Gioan Tiền hô được tả qua nhận xét của người Do thái lúc bấy giờ. Với họ, Gioan
Tiền Hô là đấng thánh liên tục mời gọi mọi người sống đời đạo hạnh biết kính
Chúa và chứng tỏ tình thân thương mình có với mọi người, và với nhau. Thánh nhân
cũng mời mọi người hãy đến bên giòng chảy Gio-đan để rửa lòng cho sạch, để chẳng
còn phải vương vấn gì. Nhưng, tài liệu này không đả động gì đến ngày sinh, cũng
như lý lịch gia đình của thánh Gioan hết.
Tin Mừng thánh Máccô lại đã ghi thêm
đôi điều về đời khắc khổ của thánh nhân vốn chọn con đường khổ ải vùng hoang vu/sa
mạc hầu lôi kéo nhiều người bước vào chốn tẩy rửa, nguyện cầu. Thánh Mác-cô gọi
thánh Gioan Tiền Hô/Tẩy Rửa là ngôn sứ hiếm có sau nhiều thế kỷ vắng bóng trong
đạo. Theo thánh Mác-cô, thì Đấng thánh Tiền Hô lại đã mang đến cho những người dấn
bước theo ngài thông điệp hằn sâu nơi sự việc người Do thái khi xưa trở về từ chốn
lưu vong, khắc khổ. Đặc biệt hơn, thánh Mác-cô còn tả thánh Gioan Tiền hô như đấng
bậc dám bước chân vào chốn nguyện cầu khắc khổ ở sa mạc, trước Đức Chúa. Tuy thế,
thánh sử không ghi gì thêm về thuở thiếu thời của đấng thánh Tiền Hô, rất chân
chất.
Trong khi đó, tác giả Tin Mừng thứ
tư lại đặt đấng thánh Tiền hô ở vào vị trí khiêm tốn, mọn hèn. Thánh sử Gioan Tông
đồ ghi mỗi sự kiện về đấng thánh Tiền hô đã có mặt rất sớm ở Tin Mừng của ngài.
Làm thế để minh chứng Đức Giêsu là ai? Đấng nào? Và, thánh Gioan vẫn thẩm định
rằng: mình không là Đấng Mêsia, cũng chẳng phải Êlya, mà chỉ là ngôn sứ kiểu
Môsẽ chân truyền, ai cũng biết. Rõ ràng, Tin Mừng thứ tư cũng chẳng ghi gì về
thời thơ ấu và niên thiếu của đấng thánh Tiền hô và Đức Giệsu, hết.
Riêng thánh sử Mát-thêu lại có đoạn ghi
thân thế của thánh Gioan Tiền hô, nhiều hơn ai hết. Thánh Mátthêu đặt đấng thánh
Tiền hô nơi Tin Mừng của ngài để công khai loan báo cũng cùng một sứ mạng như Đức
Giêsu nhận lãnh, cũng một văn phong, thể loại như khi tác giả tả về Thày Chí Ái.
Ngôn từ thánh sử dùng chỉ đơn giản gồm mỗi thế này: Nước Chúa đã gần kề. Anh em
hãy thay đổi tầm nhìn và thái độ về thế gian, để xứng đáng với tình huống lịch
sử ‘có một không hai’ Chúa diễn lộ.
Nhưng nhân
vật Tiền hô/Tẩy rửa ở Tin Mừng Mát-thêu lại quá tập trung vào việc ứng đáp và
chi tiết phán xét của Giavê hơn động thái hiền hoà Đức Giêsu vẫn hành xử. Đọc
Tin Mừng Mátthêu, người đọc sẽ thấy thánh Gioan Tiền Hô trông giống nhà giảng thuyết
hùng hồn giảng lớn tiếng. Thánh Mátthêu còn ghi chú thêm, là: người Do thái bình
thường đã chấp nhận đấng thánh Tiền Hô thôi, riêng nhóm Pharisêu và Sađuxê, thì
không thế. Chính vì vậy, thánh Mát-thêu mới đặt để nơi miệng Chúa lời khẳng
định về điều Ngài từng quả quyết: “Xét
người phàm, chẳng ai sánh tày Gioan Tẩy giả, nhưng kẻ nhỏ nhất trong những người bé nhỏ ở Nước Trời lại cao cả hơn
thánh nhân”. Nói chung, thánh Mát-thêu cũng không quan tâm đến nguồn gốc
của thánh Gioan.
Thánh Luca thì khác. Thánh Luca coi thánh
Gioan Tiền Hô là đấng thánh kiểu xưa/cũ, tức: chuyên lập cầu ráp nối giữa cái
cũ và cái mới. Thánh nhân chính là điểm khởi đầu để cho Đức Giêsu được nổi bật hơn.
Ở Tin Mừng Luca, thánh Gioan Tiền Hô là đấng bậc hiền hoà đem đến cho mọi người
thông điệp rất rõ: “Hãy sẻ san của
ăn/thức uống mình có và chỉ nên thu gom cho mình những gì cần thiết, đúng mức; chớ
bức ép người đồng loại; và, bằng lòng với lương tiền/lợi lộc dành cho mình
trong cuộc sống. Hãy nhận ơn thanh tẩy, ở giòng sông Gio-đan.”
Ngược lại, thông điệp của Chúa còn
cao cả hơn. Thông điệp Ngài lại mang tính chất toàn cầu, vượt dân nước Do thái.
Thông điệp Ngài tóm gọn nơi dụ ngôn về Người Samaritanô nhân hậu và truyện
“Người con đi hoang”, cũng rất rõ. Thông điệp Ngài, loan báo cuộc tẩy sạch hết
dân gian gửi đến tất cả mọi người trên hoàn vũ, chứ không ở giòng sông nhỏ mang
tên Gio-đan, mà là ơn lành thanh tẩy từ Thần Khí Chúa, là Đấng sẽ hiện đến vào
lễ Ngũ Tuần và cứ thế tiếp tục mãi.
Ở Tin Mừng thánh Luca, ta nhận ra đôi
điều về xuất xứ của đấng thánh Tiền Hô/Tẩy rửa. Thật ra, khi cử hành mừng kính
sinh nhật của thánh Gioan, nhiều người thường nghĩ về thánh nhân như đấng bậc
“thanh tẩy” như phụng vụ Hội thánh vẫn làm. Thật sự, thánh nhân không chỉ làm mỗi
việc ấy. Ngài còn tập hợp mọi người bên sông Gio-đan, đưa họ vào giòng nước để có
kinh nghiệm đầm mình trong đó, như một sàng lọc, để rồi từ đó tới đất hứa đòi lại
những gì Chúa ban. Đất Chúa hứa, từng bị Đế quốc La Mã tiếm quyền, chiếm ngự.
Và, thánh Gioan tổ chức nghi tiết có đoàn người kéo nhau đòi lại đất cho người Do
thái. Đây là động thái mang tính chính trị nhằm chống lại sức ép của Đế quốc.
Thánh Gioan là khuôn mặt chính trị và là người sáng lập ra nghi tiết chống đối mang
ý nghĩa châm chích, rất đau lòng.
Chỉ mỗi thánh Luca là kể về sự cưu
mang và sinh nở của thánh Gioan thôi. Một phần truyện kể là về Đức Maria, Mẹ của
Chúa đi thăm bà Êlizabeth, thân mẫu của thánh Gioan Tiền hô để Mẹ hát bài ca
“Xin Vâng” theo lời thần sứ khuyên. Có lẽ nên nhận ra nơi đây hai bài chúc tụng
cùng chung ý nghĩa và mục đích nói lên sự vui mừng của thánh Gioan Tiền Hô, lẫn
Đức Mẹ.
Viết như thế, thánh Luca hàm ngụ ý
nghĩa một động thái mang tính chính trị của người Do thái có niềm tin rất vững
vào lời ca mà Đức Maria, Mẹ của Chúa đã sáng tác cho ta, lúc Mẹ mang thai. Cả
Mẹ nữa, cũng đi vào với chính trị của Chúa. Chính trị đó, ta gọi là bài ca “Xin
Vâng”, qua đó Mẹ tuyên dương Chúa đã làm nhiều việc qua Con Một Ngài là Đức
Giêsu, tức đã hoàn thành ý định của Cha Ngài:
-
ra
tay biểu dương sức mạnh làm tan tác bè lũ kiêu căng lòng trí
-
hạ
bệ những kẻ quyền thế khỏi ngôi báu
-
nâng
cao mọi kẻ khiêm hạ
-
cho
kẻ đói nghèo được no phỉ sự lành
-
xua
đuổi về không những kẻ giàu có.
Thế đó, không là tư duy về lòng đạo rất sốt sắng mà là
thực chất bộc phá nền chính trị. Tựa hồ các vấn đề thời đại ngày nay ta vẫn có,
như:
-
tính
ngạo mạn, kiêu căng
-
bè
lũ thống trị vô liêm sỉ, thiếu công bằng
-
áp
bức người khiêm hạ ở dưới thấp và những kẻ đói khát
-
đám
nhà giàu mải mê bòn mót tiền bạc và của cải của người khác.
Đó là chủ đề Tin Mừng thánh Luca có
lời cung chúc rất “Xin Vâng”. Có cả chương đoạn kể về thời thơ ấu của hai Đấng.
Tin Mừng đó, không là văn phong của trẻ nhỏ. Nhưng, là chính trị của người lớn.
Chính vì thế, có lẽ ta cũng nên cân nhắc những điều được nói để đem ra khỏi lễ
hội Giáng Sinh, đình đám. Bởi, không thể đặt Đức Kitô vào với Giáng sinh cho
đến khi nào ta đưa nền chính trị của người lớn rất Kitô vào với cảnh trí thế
giới của riêng mình.
Mỗi thánh lễ ta tham dự đều mang ý
nghĩa như một tuyên xưng quyết nói lên, rằng: kẻ nắm giữ mọi quyền bính phải
nhận ra rằng của cải/bạc tiền trên thế giới thuộc về dân nước sống trong đó. Họ
có bổn phận phân phát cho người dân, thật đều. Và, ưu tiên cho những người còn
nghèo còn đói, bị bỏ rơi ngoài phố chợ. Đó, mới là thứ chính trị mang lợi ích
đến những người có nhu cầu cấp bách, rất trông mong.
Tuần vừa qua, ta suy niệm về cộng
đoàn khác thường được nói ở dụ ngôn, vượt quá gia đình cũng như nhóm hội Chúa
thiết lập. Truyện kể về ngày sinh của thánh Gioan Tiền Hô hôm nay, là bản dạo
đầu cho “gia đình” khác thường ấy. Truyện kể về thánh Gioan, cũng nói trước về nền
chính trị mang tính dụ ngôn của cộng đoàn khác thường. Và, đó là cung cách viết
Tin Mừng của thánh Mác-cô. Thế nên, sống theo đường lối của thánh Mác-cô cũng
cần để có được một nền chính trị đích thực theo kiểu thánh Luca mà tạo ảnh
hưởng lên thế giới, rất gian trần.
Trong cảm nghiệm này, cũng nên ngâm
lại lời thơ vừa trích, mà ca lên:
“Anh chắp tay van, dáng tượng sầu,
Người em mây tỏa, gót
chân đau.
Xin cho da thịt là
sương khói,
Quyền phép đôi ta vẫn
nhiệm mầu.”
(Đinh Hùng – Trái Tim Hồng Ngọc)
Quyền phép hôm nay, thánh nhân đã
hoá giải. Để, người người nhờ đó sẽ ca vang bài “Xin Vâng” như Đức Maria từng
cất tiếng. Mẹ cất tiếng ca vang để người người lại sẽ có được “trái tim hồng
ngọc”, lời hứa Chúa phú ban gửi đến mọi người, suốt mọi thời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh -
Mai Tá phỏng dịch
No comments:
Post a Comment