Suy niệm Lời Ngài Chúa Nhật thứ 13 Thường Niên Năm B 01.7.2012
“Sao bông
phượng nở trong màu huyết,”
“Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?”
(dẫn từ thơ
Hàn Mặc Tử)
Mc
5: 21-43
Phượng vẫn đỏ, nhỏ một
màu huyết. Nhỏ xuống lòng người những giọt châu! Có lẽ, đây cũng là ý tưởng được
thánh Máccô đưa vào trình thuật kể về hoạt động của Chúa, đầy trân châu. Màu
huyết!
Trình
thuật, thánh Máccô ghi là ghi về đời hoạt động của Chúa rất công khai, sinh
động. Hoạt động của Ngài, là sinh hoạt sống động rất tính người, mở ra với mọi người;
để rồi sẽ đánh động những người quần quanh bên Chúa. Chí ít, là các tông đồ,
thừa tác viên, và nữ phụ. Tất cả đều hợp lòng cùng Chúa ra đi rao báo Nước Trời,
ở trần thế.
Trích đoạn
hôm nay lại cũng nói về cháu nhỏ là con gái ông Gia-ia sắp sửa ra đi hay đã chết.
Câu chuyện được phối kết với truyện kể về một nữ phụ không rõ danh tánh đang bị
chứng xuất huyết. Và cũng phối hợp với truyện người cha của cô gái nhỏ đang lâm
bệnh khiến ông cứ tìm cách loanh quanh ở gần Chúa. Vai trò và chức năng của ông
được tả là một chức sắc lo việc đền thờ, tuy không là đấng bậc cao siêu ở huyện
thành, nhưng cũng được Chúa đoái hoài.
Sở dĩ Đức
Giêsu quyết định đến thăm ông, là vì tình trạng nguy ngập của người con nhỏ.
Khi tin tức được loan đi về cái chết của cháu bé, những người thân cận với Gia-ia
đã khuyên Chúa đừng đến chữa cho cháu nhỏ kẻo rắc rối. Có điều lạ, là: thói
quen của người phương Đông, thì đó là cách hay nhất để khích bác Chúa ra đi tìm
đến nơi nào nhiều rối rắm mà giải quyết theo cung cách của Đấng Bậc cao cả. Kết
quả là, Chúa quyết đến với nơi nào thường gây phiền toái để chữa trị cho cháu bé
còn nhỏ, dù cô là con gái của chức sắc đền thờ. Quả là, ngôn từ người phương Đông
thích chọn cung cách nghịch ngạo che giấu những gì mình mong muốn, tựa như câu
nói mà nhiều người vẫn nghe như: “Anh cứ
hẹn, nhưng anh đừng có đến…” Hoặc: “Xin
Chúa hãy rời xa tôi…”, nhưng kỳ thực vẫn muốn anh, muốn Chúa đến gần.
Cũng tựa
như thái độ của nữ phụ bị xuất huyết những muốn đạt điều mình mong ước được Chúa
đoái hoài chấp nhận lời van nài, khẩn khoản. Nhằm đạt kết quả, bà lại đã sử
dụng phương cách khích bác của người phương Đông và sự khôn khéo của nữ giới
với những kỹ năng khác lạ, là sờ chạm gấu áo của Ngài. Bà thừa hiểu rằng bà
không thể đạt yêu cầu mà lại không đánh động lòng xót thương của Đức Chúa. Nói
cách khác, bà muốn Chúa biết sự việc bà làm. Và, biết cả ước nguyện của bà là đạt
thành quả từ Ngài, không chỉ mỗi chữa chạy thể xác, nhưng điều bà cần hơn, là: chữa
lành niềm tin khiến bà lành lặn trở về, để yên hàn. Điều này chứng tỏ bà biết
cách hành xử sao cho kết quả hầu đạt trọn vẹn lòng xót thương, có từ Chúa.
Cách kể
truyện theo kiểu trên là văn phong độc đáo của thánh Mác-cô. Ở đây, cũng nên
biết, là: động thái Chúa làm cho các nữ phụ trong Tin Mừng theo thánh Máccô thường
kể về động thái cho thấy sự khôn khéo của các nữ phụ phương Đông vẫn quyết tâm làm
điều lạ kỳ để đạt kết quả mình mong ước, như: ở đoạn trước đó, thánh sử kể về
tài khéo léo của Hêrôđia đã lấy được đầu của thánh Gioan Tiền hô đặt trên dĩa,
và phân nửa đất nước do Hêrôđê chiếm giữ. Chương 7 Tin Mừng thánh Máccô còn kể
về sự kiện nữ phụ Syro-phênixy bị quỉ ám cũng có tài thuyết phục Chúa ra tay
chữa lành cho con gái của bà, tức những điều Chúa không định làm vào lúc đầu.
Nhiều
truyện kể tương tự trong Cựu Ước cũng nhấn mạnh đến uy lực và tài khéo léo của
phụ nữ đã giúp các bà đạt kết quả về những gì các bà quyết tâm. Sách Giuđita kể
truyện dân Chúa chọn đã chiến thắng quân thù nhờ vào sự can thiệp của phụ nữ.
Bà Giuđita đã vượt thắng tính hèn nhát của dân con trong nước, dám quở trách
lãnh tụ lúc đó thiếu lòng tin. Bằng vào nguyện cầu, bà chạy đến với tướng Hôlôphênê
rồi dùng nhan sắc cùng tài trí khôn ngoan của nữ giới đã cắt được đầu của ông
tướng. Bà Esther cũng từng làm thế, khi tướng A-man tìm cách bóp nghẹt sự sống
của dân Do thái đang sống đời lưu lạc bên xứ Syria. Thoạt thấy bà, nhà vua đã nói:
“Thiên Chúa đã biến đổi lòng trí ta, đem thần khí sống động đến với dân con đất
nước của ta để họ an lành…”
Ở đây nữa,
cũng nên nhìn vào diện mạo của Đức Giêsu được thánh Máccô tả rõ ở Tin Mừng. Thánh
sử không hề viết một chữ về việc Chúa giáng hạ và thời thơ ấu của Ngài. Với Tin
Mừng thánh Máccô, người đọc chỉ biết đến Chúa vào lúc Ngài công khai hoạt động
vì con người, với con người. Đó là lúc Ngài trưởng thành, phát triển và học
được tính chất rất “người” từ hoàn cảnh của đời người. Ngài không là hữu thể trên
cao nay mặc hình hài bên ngoài của con người, nhưng đã sống thực tận trong lòng
của con người, Ngài nhận thức rõ những gì đang xảy đến và những gì Ngài sắp làm.
Ngài rất mạnh, nhưng đôi lúc cũng không nắm chắc chỉ đôi điều. Tức, Ngài không
rõ những gì Ngài làm có khiến người khác khuynh loát Ngài theo cung cách không
định trước, không. Nhiều người thấy Ngài giống người bình thường như ta.
Có thể
nói, ở nơi Ngài, có cả tính duy thực lẫn tâm tánh dịu hiền ở cung cách. Đức
Giêsu ở Tin Mừng thánh Máccô là nhân vật thánh thiêng sống trong hoàn cảnh đầy bão
táp, mưa sa rất hiện thực. Ngài không có vóc dáng của bậc vĩ nhân ở trần thế.
Ngài là Đấng Bậc chẳng mang dáng vẻ gì của vị anh hùng cái thế giống giòng La
Mã, Hy Lạp hoặc Do thái. Ngài ít khi là người thắng cuộc, thực rõ ràng. Với những
ai trông mong nơi Ngài tính chất cao cả của bậc vĩ nhân, thì Ngài lại mang đến cho
họ sự thất vọng, chán chường, có khi còn sững sờ vì Ngài không có khả năng
khống chế hết mọi người. Với họ, ngôn từ Ngài sử dụng ra như bối rối, phức tạp.
Ngài như khiến cho đồ đệ mình lẫn lộn nhiều thứ đến thâm căn.
Với những người
hằng trông mong Ngài trở thành người con dễ thuần thục hoặc theo đúng qui ước sáng
chói trong chiến thắng lẫy lừng đầy dũng cảm, thì họ không dễ dàng chấp nhận một
con người như Đức Giêsu. Nhưng, Ngài lại là người có óc thực tế rất cao vời, như
chưa có người nào được như thế. Ngài nhìn thẳng mặt vào uy lực của sự chết,
nhưng không nhất quyết chinh phục lực hút ấy. Thật sự, ta thấy nơi Ngài có sự
hiền dịu, nhào quyện với sự bất toàn trong việc đứng lên hành động chống đối,
vào nhiều lúc. Nơi Ngài, ta thấy chính sự hiền dịu bằng xương bằng thịt đã trỗi
dậy từ sự chết… Nơi Ngài, chừng như có hai diện mạo, và Ngài ra như không biết
cách hoà quyện hai diện mạo ấy thành chính con người của Ngài.
Ở Tin Mừng
thánh Máccô, Đức Giêsu vừa “chạnh lòng thương” (tiếng Hy Lạp là Splanchnistheis) kẻ ngã qụy (Mc 6: 34,
8: 2 và 9: 22-23) và dễ “nổi giận” (tiếng Hy Lạp là orgistheis) khi con người không tin Ngài (Mc 3: 5 và 9: 23). Và tiếng Hy Lạp, khi tả về động thái “chạnh
lòng thương” được dịch là “thấy xúc động
tận tâm can”. Còn “dễ nổi giận” được
dịch là: “ở vào trạng thái bùng nổ”
đến điên cuồng mà tiếng Việt gọi là “giận điên” lên không thể kềm chế.
Có điều
lạ, là: người cuối cùng chép Tin Mừng thánh Máccô lại bỏ loại trừ cụm từ ấy, có
lẽ vì vị ấy không muốn Đức Giêsu mang tâm tính tồi tệ của con người. Và, cũng
chẳng muốn đấng bậc thần thánh như Ngài mà lại có thái độ, không xứng đáng. Xem
thế thì, dân con Đạo Chúa phần đông thấy có nhu cầu biến Đức Giêsu ít hiện thực
và ít chất “người” hơn Ngài là thế. Họ còn muốn Ngài “hội nhập” nhiều hơn nữa.
Họ chẳng bao giờ muốn để phụ nữ khuynh loát, lèo lái tính nhân hiền tử tế của
Ngài. Thành thử, nhiều lúc, Ngài cũng chẳng biết sau đó phải làm sao cho vừa
lòng người.
Ở Tin Mừng
thánh Máccô, Đức Giêsu là ngôn sứ “chuyền chéo” rất Galilê, và việc Ngài thăm
Giuđêa được coi như động thái quyết đạt giai đoạn thách thức thập giá của La
Mã. Viết Tin Mừng, thánh Máccô không gộp chung các sự kiện này vào với nhau.
Nhưng, điều mà thánh sử cần tả, là: việc Chúa hoà quyện với chúng dân và nhiều
lúc dám để họ dẫn Ngài vào con đường mà Ngài không có khả năng đảm trách riêng một
mình. Đấng biết mình chết cho con người, không nhất thiết phải là người cần hội
nhập với cuộc sống đầy cảm xúc như Ngài.
Thật ra,
đó không là đòi hỏi hỏi của phục sinh. Là, dân con Đức Chúa, chúng ta cũng
không buộc phải làm thế. Như Đức Giêsu, ta vẫn có thể đến với mọi người bằng tư
cách của chính mình, mà vẫn được cất nhắc khỏi sự chết. Nói cho cùng, theo văn
phong/thể loại của thánh Máccô, thì chừng như Đức Giêsu là người cởi mở để nữ
giới lãnh đạo và dẫn dắt. Thật ra, có thể nói, Ngài bị giới/phái hiền lành tử
tế hơn một lần từng khuynh loát Ngài. Nhưng có khuynh loát hay không, điểm tới
vẫn ở trước mặt cho cả lãnh tụ lẫn người bị dẫn dụ, khuynh loát.
Trong tâm
tình đó, có lẽ cũng nên cùng với nhà thơ ta ngâm nốt lời thơ, mà rằng:
“Tôi
vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai
đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao
bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ
xuống lòng tôi những giọt châu?”
(Hàn Mặc Tử - Những Giọt Lệ)
Giọt châu
hay giọt máu đào cũng là giọt lệ. Của nữ giới vẫn cứ đem nhà thơ “bỏ dưới trời
sâu.” Ở nơi đó, nhà thơ cùng người người lại sẽ thấy bông phượng nở trong màu
huyết, có Đấng Hiền Dịu cũng một tâm
trạng như đàn con từng nhỏ giọt trân châu đỏ, lẫn máu đào, để thương nhau mãi suốt
một đời.
Lm
Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá
phỏng dịch
No comments:
Post a Comment