Saturday, 27 October 2012

“Anh bâng khuâng, nghe Lời Tình réo gọi,”



Suy niệm Lời Ngài vào Chúa Nhật thứ 31 Thường Niên Năm B 4.11.2012

“Anh bâng khuâng, nghe Lời Tình réo gọi,”
“Xoáy buồng tim, giọng hờn ngập không ghian.”
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tâm Hàn)
Mc 112: 28-34
            Tình réo gọi hôm  nay, là cuộc tình Chúa vẫn rong ruổi, ở Nước Trời. Tình Chúa rong ruổi, để người người thực hiện thứ Tình Ngài trông ngóng dân con mọi người rày đáp trả.   
Trình thuật thánh Máccô, nay tiếp tục bàn về các thắc mắc của bạn đạo xin Chúa lời dạy hầu thi hành luật Do thái, rất Torah. Luật Torah, ghi nhiều điều rất chi tiết khó mà nhớ hết, nên bạn đạo nọ vẫn hỏi: “Điều nào cao trọng nhất trong các giới lệnh của Đạo?” Để đáp trả, Chúa tóm gọn bằng lời khuyên răn để đời: “Là, yêu Chúa và thương người”.
Yêu Chúa và thương người, giải phóng ta và đảm bảo cho ta một đời nhẹ êm, phúc hạnh, nhiều hy vọng. Lại nữa, khi suy tư chuyện này, giới lệnh của Chúa đã bảo đảm cho cả hiện tại lẫn tương lai mai ngày, chứ không chỉ là hy vọng thôi. Nhận thức như thế, thì chuyện Chúa dạy hôm, không ai có thể cưỡng chống được. Đó là điều, mà tôn giáo nào cũng coi đó như phương án giải phóng/cứu độ dựng xây trên nền tảng thương yêu. Thương yêu Chúa, là Đấng muốn ta làm thế, suốt mọi ngày. Trong đời.
Yêu thương Chúa, bắt đầu bằng việc “lắng tai nghe”, hệt như cụm từ “Shema” bên tiếng A-ram,  từng diễn tả. Tức là động thái mở tai và mở cả lòng mình ra mà nhận thức. Đây, là câu đầu của giới lệnh được ban hành trước tiên. Có lắng tai nghe Lời Chúa dạy, người người mới có thể đi vào quan hệ mật thiết với Chúa. Xem Chúa nói điều gì, để ta nghe theo. Và, ta có đáp trả theo cung cách rất riêng của mỗi người, không? Và, yêu thương Chúa, là yêu cầu đòi ta phải thực thi vào mọi lúc. Cả những lúc, Thiên Chúa là Tình Yêu đã đi bước trước để yêu ta. 
Yêu thương Chúa, là chọn lựa vốn có tự đáy lòng, vẫn thôi thúc ta có được ước ao những điều cao cả, ta chưa từng làm. Tức, biết yêu và đương yêu hết mọi người. Thông thường, ta vẫn chọn người tốt đẹp và đáng yêu nhất là chính Chúa, để làm trước. Yêu thương Chúa, còn là vào với tình bằng hữu Chúa dành để cho ta, và mọi người.
Nói cách khác, yêu thương Chúa không có nghĩa cứ bỏ cả đời ra mà “kiếm tìm” Chúa khắp nơi. Cho bằng, cứ để Chúa tìm đến với mình như gương mẫu cho mọi người bắt chước. Sự thật thì, trước khi ta đi tìm Ngài để yêu thương Ngài, thì chính Ngài đã quan tâm tìm đến ta và Ngài sẽ làm thế mãi muôn đời. Ta chẳng cần tìm, mà chỉ cần cảm tạ Chúa là hơn cả. Và cách hay nhất, cuối cùng là hết lòng cảm tạ vì Ngài vẫn thương ta, dù ta đã không làm thế.
Yêu thương Chúa, là thương yêu hết mọi người. Cả người cận lân, lẫn kẻ xa lạ. Yêu thương như thế, sẽ đưa ta vào với thứ tự của lòng bác ái, rất thưong yêu. Đưa ta vào hệ cấp/phẩm trật của mọi thứ rất đáng thương, ở đời người. Yêu thương như thế, tức biết đặt thứ tự trên/ dưới, trước/sau cho các loại tình mà mình đương yêu. Yêu thương Chúa, là yêu bằng tình yêu đặt trên mọi danh sách, mọi thứ tình, ở đời. Là, đi thẳng vào trọng tâm của mọi sự, để rồi ta sẽ thong dong không còn ưu tư/lo lắng về mọi chi tiết lề luật. Thong dong, cả với Lề Luật, rất Torah nữa.
Ở đây, đó lại là điều lạ kỳ, rất lớn lao. Lạ và kỳ, là ở chỗ: giới luật Yêu Thương Chúa, không chỉ là luật yêu thương người đồng loại trước nhất. Mà là, yêu thương chính mình trước đã, rồi mới thương yêu người đồng loại. Bởi, thương yêu chính mình, là ví dụ cụ thể. Là, chứng minh rằng mình có khả năng yêu thương người nào khác hơn là chỉ mỗi mình. Là, yêu bất cứ ai. Đó, chính là ý nghĩa của lời dạy: hãy yêu thương người khác, như thương yêu chính mình. Sự thật thì, ta chẳng thể yêu ai khác, nếu không thương mình trước đã. Cũng, không thể thương yêu họ theo kiểu Chúa thương ta.
Theo thiển ý, yêu thương Chúa là biết lắng nghe và đối thoại bằng tình bạn. Lắng tai nghe, để còn biết tình Chúa thương ta, không là tình ích kỷ hoặc thứ tình của Narcis “chỉ biết mỗi mình”. Đó, là tình bạn mà Đức Chúa, Đấng đã bỏ cả thời gian vĩnh hằng để thương ta. Để làm ta vui. Điều này, như có nói ở trình thuật, là thứ trò chơi khác hẳn luật lệ, hoặc nghi lễ tế tự, cầu nguyện.
Chúa thấy người bạn ở trình thuật nhận ra được thông điệp Ngài chuyển cho anh, nên Ngài bảo: “Anh không xa Vương Quốc Nước Trời là mấy!” điều này cũng giống như Lời Ngài còn nói với tay tội đồ bên thập giá: “Hôm nay anh sẽ cùng tôi về nơi Thiên Quốc.”
Yêu thương Chúa. Thương yêu chính mình, còn là yêu tất cả bạn bè người thân rất gần cận. Đây, còn là bài sai Chúa đưa ra. Là, giới lệnh mà đôi lúc ta thấy ngại khi yêu cầu mọi người yêu thương nhau như họ từng thương yêu chính họ. Nói như thế, là bởi ta không chắc họ có yêu chính họ rất nhiều, hay không.
Ở đời, nhiều người vẫn cứ tìm cách không yêu thương chính mình, sợ rằng thứ tình yêu ấy chỉ có với người lành thánh, mà thôi. Thật ra, không phải thế. Hãy yêu thương chính mình trước đã, rồi ra mình cũng sẽ nhận thức rằng: Chúa rất yêu ta. Và, Chúa sẽ cùng ta thương yêu những người gần cận, rất nhân loại.
Nhiều người nay lại dấy lên một thứ luật lệ về “trút sạch” để trói mình vào với yêu cầu biến mình nên “trống rỗng”, tức trở thành thứ “sắc sắc/không không”, hư vô, vô bổ. Thật ra, ta đã cảm kích thứ tình rất hay này rồi. Nhưng, mỗi khi ta ra đi mặc lấy cho mình cách này thì cuộc sống dần dà rất ít theo kiểu “trút sạch” hoặc “trống rỗng/hư vô”. Làm thế tức là ta đã khám phá ra rằng: nơi ta, đã có rất nhiều điều/nhiều thứ, mình không biết. Điều ấy, thứ ấy coó thể là: Chúa vẫn yêu ta. Ta và Chúa cũng đang yêu thương hết mọi người, rất đương yêu.
Rất nhiều người, lại vẫn cảm kích/khích động về bí nhiệm của Chúa. Nhưng, huyền nhiệm nơi Ngài là sự thể cho thấy: tất cả những gì Chúa sở hữu, đều là và chỉ là chuyện Ngài đương yêu ta và ta được bao gộp vào với đối tượng của Tình Ngài với ta, và thế giới. Bên dưới tất cả những chuyển nhượng tình của ta đối với mình, và tình mình với mọi người, đó là Thiên Chúa, Đấng thuộc về ta rất vô hạn định trong bản-thể-rất-thánh mà Ngài ban cho ta.
Thương yêu chính mình, là cứ để như thế, vì Chúa. Cứ để Chúa yêu ta, rồi ra ta sẽ đạt mọi chuyện. Đôi khi, ta lại nghĩ: đó là giới lệnh trước nhất rất cao cả, so với mọi giới lệnh. Hiểu được thế rồi, ta sẽ vượt thắng mọi tranh cãi/biện luận về tính cách tự-hy-sinh hoặc tự-phát để trở thành sự thể đời mình. Tất cả không là gì khác, ngoài chuyện đó. Đó, là điều ta sở hữu nhiều hơn chuyện tự bằng lòng về những gì là tầm thường. Và, đó cũng là sự thể để ta lướt vượt mọi bận tâm có thể có khi cái chết đến gần với ta. Lướt vượt cả mọi cấm đoán, huý kỵ và hạn chế trong đời người.
Trong tâm tình cảm thông sự việc cần biết và cần hiểu, cũng nên ngâm tiếp lời ca trong bài thơ rất mộng ở trên, rằng:

            “ Anh bâng khuân nghe lời tình réo gọi,
            Xoáy buồng tim, giọng hờn ngập không gian.
            Âm mơ hồ vọng tự cõi xa xăm,
            Tiếng réo gọi trả mình thời hoa mộng.”
            (Nguyễn Tâm Hàn – Âm Vọng)

Âm vọng của nhà thơ vẫn lờ mờ, nhưng vẫn thích. Âm vọng của bạn đạo từng hỏi, là vọng âm của tình tiết lặng câm, vẫn nằm trong lòng, nay xuất thành lời. Lời hỏi han. Lời vàng Chúa dạy, rất tình tiết.
                          
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá phỏng dịch

No comments: