Suy niệm
Lời Ngài vào Chúa Nhật thứ 28 Thường Niên Năm B 14.10.2012
“Này em, có nghe gì trong lời buồn
của gió,”
“Có cảm gì tiếng xào xạc của cây?”
(dẫn từ thơ Nguyễn Tâm Hàn)
Mc 10: 17-30
Buồn của gió, nay lại cứ len lỏi
ngập hồn anh. Bởi, anh đã lạnh lùng gạt bỏ lời mời của Chúa, như chàng trai
buồn ở Phúc Âm. Lời mời da diết Chúa gửi đến hết mọi người. Cả người giàu, lẫn
kẻ nghèo, lâu rày nhiều tình tiết.
Lời Chúa, nay bàn tiếp về lối sống
“như con trẻ” để trở thành đồ đệ Chúa. Lời Chúa, trước nhất gửi người thanh
niên giàu có đại diện cộng cho đoàn dân con Do thái chuyên giữ luật Torah, tức:
những người vẫn giúp cô nhi, quả phụ hoặc kẻ nghèo bằng của dư của để, mình vẫn
có. Nhưng, vấn đề Chúa đặt ra với chàng trai giàu, không có nghĩa cho đi hay
tiếp nhận của cải, mà là: có nên chấp nhận lời mời “theo chân Chúa”. Và, có sống
“như con trẻ” vẫn vui vẻ mà cho đi hay không?
Trước nhất, “theo chân Chúa”, là tin
vào Đức Giêsu và mọi giá trị cũng như nếp sống Ngài trù định. “Theo chân Chúa”,
là trao cho Ngài mọi sáng kiến về hướng đi của mình, từ bây giờ. Là, chấp nhận
mọi cảnh tình xấu/tốt xảy đến khi dấn bước theo Ngài. Và, cứ để Ngài đi trước
mà định vị, rồi đưa ra đòi hỏi để tự làm. Và ở đây, chàng trai giàu biết luật
đã thực thi mọi sự như luật buộc, lại vẫn muốn tự mình định đoạt đường lối cho
đời mình, nên thấy khó nếu bỏ hết tất cả để bước đi theo.
Với ngôn ngữ đời thường, thì “bước đi
theo Ngài” sẽ mang nhiều ý nghĩa, rất điển tích. Như ngôn sứ Êlya có lần nói:
ông cũng từng “bước theo Ngài.” Và, cái khó của việc này, không là: tìm hiểu
xem Ngài là thần thánh hay Đức Chúa rất thực/hư, mà tự hỏi xem mình có đủ thực
lực khi quyết định “bước đi theo Ngài” cho đến mút cùng cuộc đời? Đó chính là
vấn đề.
Vấn đề, như nội dung truyện “Anh em
nhà Karamazov” của Dostoievsky, trong đó có vấn nạn của tay tội đồ đưa ra với
Chúa: “Phúc Âm của Ngài, ôi lạy Chúa, sao
đưa ra quá nhiều đòi hỏi đến thế? Đòi hỏi ấy, chỉ nên đem đến với giới tuyển
lựa hoặc nhóm/hội ở cấp cao chỉ muốn điều tuyệt đối, không khuyết điểm. Đòi hỏi
này, không dành để cho người thường. Và, đó là lý do khiến bọn tôi sắp đổ ụp xô
nước lên đầu họ. Bọn tôi sẽ loại bỏ chủ thuyết quyết liệt từng khiến nhiều
người hãi sợ. Bọn tôi còn tính dìm sâu thứ ấy xuống mức độ chỉ những người hững
hờ, lờ vờ mới chấp nhận, thôi. Bọn tôi cũng quyết tâm khiến thế giới chối bỏ đòi
hỏi này, nhân danh tình thương của mọi người. Và sẽ không để sự thế này quấy
rầy làm mất đi sự êm ắng vẫn có.”
Trình thuật, nay cho thấy đòi hỏi
của Chúa thật cũng cao so với người giàu và cả những người Do thái sủng mộ rất
đức độ từng bỏ hết mọi sự, để “bước đi theo Ngài”.
Có truyện kể về người trẻ nọ cũng
khá giàu, từng nghe đấng bậc vị vọng trong Đạo vẫn khuyên mọi người đừng sống đời
cao sang, ngạo mạn nhưng cứ khiêm nhu, dễ bảo như con trẻ. Anh nghĩ đó là động
thái dễ coi rẻ, chẳng bận tâm. Nghe mãi cũng nhàm tai, cuối cùng anh rời Đạo
Chúa trước nay mình từng đi theo. Ít năm sau đó, anh như một số người ở trong
nước, cũng đầu quân tham gia cuộc chiến khốc liệt ở Việt Nam, để thi hành nghĩa vụ người dân như
dân quân trong nước.
Buổi tối trời nọ, anh được giao
trọng trách phải thức suốt, hầu canh gác cho đồng đội ngủ/nghỉ. Quá buồn chán
với lối sống không lộ hé tương lai ngời sáng, anh bị bệnh trầm thống và căng
thẳng đến độ đã ra tay giết người, cách vô cớ. Tối hôm đó, anh rơi vào cảnh
tình tối tăm, mọn hèn bèn tự hỏi: “Chúa đâu rồi, sao không đến cứu con khỏi
tình huống kiệt quệ và rất quẫn này? Cứ thế, rồi anh lang thang, lan man chốn
vô định rồi nghĩ quẩn: sẽ có ngày anh cũng bị đồng đội giết chết. Nghĩ thế rồi,
anh bèn theo đường khác để sống sót. Con đường anh tìm gặp, là cảnh huống biết
tuân phục, xót thương người đồng loại và rất mực công chính, khác với kiểu cách
mà xã hội lâu nay dẫn dụ anh đi theo.
Từ đó về sau, anh sống tốt lành như thời
trẻ, rất hồn nhiên/vui vẻ với mọi người. Thế rồi, nhờ ơn lành đến từ đâu đó,
anh trở về sống giống mọi người được dạy hãy “bước đi theo Ngài” như đấng bậc
hiền từ, biết hy sinh mọi sướng vui vật chất hầu thuyết phục thế giới trở thành
chốn an vui, lành mạnh.
Trình thuật hôm nay, cũng mô tả việc
Chúa kêu mời những người “bước theo Ngài” biết nhận đón đám trẻ bé, rất vui
tươi. Có lẽ, thánh Máccô khi viết trình thuật hôm này, là muốn bảo với người
đọc rằng: hãy đáp ứng lời mời của Chúa mà từ bỏ lối sống nhiều đắng cay, sai
sót của người lớn. Hãy đáp ứng, trở về với cách sống đầy tin tưởng như trẻ nhỏ.
Tin tưởng như trẻ nhỏ, là có tâm tình vẫn cứ tin vào người khác, chẳng bận tâm chuyện
thực/hư, hơn/thiệt. Tin như trẻ nhỏ, là cứ để người lớn dẫn dắt mình rồi dấn bước,
chẳng nghĩ suy.
Về với thực tế, có hai yếu tố quan
trọng cần chú ý: một là, cứ nghĩ suy như thể mình không là nhân vật quan trọng,
ở trần thế. Nghĩ như thế, cũng là điều tốt vì sẽ giúp ta biết hoà mình với người
khác qua thực hành. Và, cũng là điều tốt, vì biết rằng mọi người quan trọng hơn
ta. Thứ hai nữa, hãy để người khác kể cho ta biết con đường tốt/xấu, mà quyết
định thực hiện; thay vì cứ bị những hướng chiều và cảnh tình không quan yếu
khiến ta sống cứng ngắc. Hai yếu tố này, giúp ta hiểu rõ và chấp nhận rằng: dù mình
có là đấng nào đi nữa, chẳng ai là người trọn lành, toàn thiện vào mọi lúc.
Trẻ bé nhỏ, vẫn hồn nhiên thực hiện
những gì chúng thấy vui tươi thích thú. Chỉ người lớn mới là người lúc nào cũng
thấy mọi sư ra khó khăn, dễ tự kỷ ám thị để rồi mãi mãi bị ám ảnh mình đã tốt
lành rồi, chẳng cần đổi thay, biến cải để nên trẻ bé hồn nhiên, vui tươi.
Ví dụ điển hình kể ra ở đây, là trường
hợp của một người khá giàu, nhưng đã cho đi tất cả để rồi nghe theo tiếng mời
gọi của Đức Chúa mà làm việc thiện, là Lm Helder Camera, ở Brazil. Ông nay cũng đã trăm tuổi, nếu kể
về ngày sinh. Ông được hấp thụ một nền giáo dục bảo thủ, chuyên chăm đạo đức khá
chính thống, vẫn được khuyến khích trở thành linh mục Dòng, và sau đó làm Giám
mục khá trổi trang. Ông khám phá ra nước Brazil mình khá nghèo khổ, khốn khó. Kể từ
đó, ông đã nghe theo tiếng Chúa mời gọi ông “bước đi theo Ngài” mà sống giữa
người nghèo, để phục vụ họ.
Cũng vì sống chung đụng với người
nghèo khó, nên ông đã trở thành tiếng nói của họ, cho họ; tức: đã đại diện cho
những người không có tiếng nói. Không dám nói. Ông đã ngả về phía người nghèo
bằng và qua tư cách của ngôn sứ. Ông đòi hỏi mọi người đem đến cho người nghèo
không chỉ mỗi tấm lòng bác ái thôi, nhưng cả sự công bằng nữa. Ông tập trung
nhấn mạnh vào sự công chính như điều kiện để được bình an. Ông sống rất năng
động nhưng không bạo loạn. Ông hoạt động năng nổ nhưng không nổ dòn, để lấy
tiếng.
Cứ từ từ, ông gầy dựng tình huynh đệ
nơi những người có tính nhân bản, để họ gia nhập nhóm/hội người nghèo, như kẻ
nghèo. Ông gần gũi những người bị coi như đồ bỏ; giúp họ trỗi dậy tìm giải pháp
cho các khó khăn họ vẫn gặp. Ông thiết lập một thứ “ngân hàng thiên định”
chuyên chăm lo cho những người có nhu cầu bức thiết qua “tín dụng vĩ mô” để họ
sở hữu những gì tối thiểu hầu sống theo cung cách có tình người, mà chung sống.
Ông từng nói và chứng tỏ cho người nghèo thấy một số chức sắc trong Đạo vẫn
muốn mọi người quên đi cuộc sống và tiếng nói của ông. Đức Gioan Phaolô đệ Nhị vẫn
coi ông như người anh em của kẻ nghèo và như huynh đệ đích thực của ngài.
Thật rất dễ, để nghĩ rằng mình đang
“bước đi theo Ngài” nếu cứ tưởng tượng Chúa đã nói với mình trong giấc mơ.
Nhưng, như thế không là “bước đi theo Ngài” cách đích thực. Quả thật, Đức Giêsu
đã đi theo và đi đến với người nghèo. Ngài quay về phía ta để yêu cầu ta cũng bước
đi theo Ngài mà gia nhập nhóm/hội người nghèo. Chỉ khi đó, ta mới nhận ra được sự
thật nơi Lời Ngài từng nói: Thật khó cho anh nhà giàu làm được chuyện ấy. Khó cho
anh, dám bỏ mọi sự mà dấn bước theo Ngài. Thế nhưng, với ta, tất cả chẳng có gì
khó vì Chúa vẫn giúp ta, hỗ trợ ta nếu ta biết sống như trẻ bé, vui tươi, và sẵn
sàng. Đó là khả năng tiềm ẩn nơi con trẻ dám dấn bước dõi theo sự thật, dù rất
nghèo.
Trong tâm tình đó, có lẽ cũng nên
ngâm thêm lời thơ vừa vang vọng ở trên, để hát rằng:
“Em biết chăng, giấc thuỷ tinh vỡ tan từ
buổi đó.
Lúc cúi đầu lặng lẽ
bước chân đi.
Chút loạn cuồng xa lạ
nẻo đường về.
Trong lồng ngực anh
nghe tim rạn nứt, ô hay nhỉ…”
(Nguyễn Tâm Hàn – Này em)
Giấc thủy tinh có vỡ tan, anh vẫn
lặng lẽ “bước đi theo Ngài”. Theo Ngài, là theo người nghèo có Chúa trong họ.
Nơi lồng ngực vỡ tan, rạn nứt. Bởi, tim của người nghèo là con tim bé bỏng rất
cao sang. Yên hàn. Rộng mở.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh –
Mai Tá phỏng dịch
No comments:
Post a Comment