Suy niệm
Lời Ngài vào Chúa Nhật thứ 27 Thường Niên Năm B 7.10.2012
“Người ở đâu rồi? Thời bé nhỏ,”
“Ai làm dâu biển những ước mơ.”
(dẫn từ thơ Vương Ngọc Long)
Mc 10: 2-16
Thời bé nhỏ, vẫn cứ u hoài một giấc
mơ, làm dâu biển. Giấc mơ, là mơ một ước vọng “thành trẻ bé”, để Chúa dạy. Rồi
từ đó sẽ dắt díu nhau cùng về với Nước Trời, như trình thuật từng ghi.
Trình thuật thánh Máccô nay ghi, là ghi
về chủ đề “thành trẻ bé” suốt nhiều tuần. Bằng vào chủ đề này, thánh sử nói về qui
cách “thành trẻ bé”, để mọi người hành xử như Chúa dạy khi Ngài tạo dựng trời mới/đất
mới, ngõ hầu con dân Ngài lấy đó mà “ứng xử” như Ngài. Ứng xử, không chỉ cầu hoặc
xin Chúa thôi, mà còn trở nên xứng hợp với đường lối Chúa đưa ra. Tức, ứng xử
theo cách Chúa đối xử rất hiền từ. Để rồi,
Ngài tiếp tục công cuộc tạo dựng khiến mọi người sống cùng kiểu như Ngài.
Thực tế đời người, ta thấy Chúa “ứng
xử” tử tế với mọi sự, mọi người. Ngài ứng xử tử tế cả với đất đá, bông hoa, thú
vật cùng loài người. Mỗi động tác, đều thể hiện trạng huống xuất từ một nguồn
duy nhất. Ứng xử tử tế, là quan hệ với Bản Thể Chúa theo cung cách thi đua/khác
biệt, có khi còn đối kháng. Nhưng mỗi loài và mọi loài, đều đáp ứng/xử sự với quà
tặng Chúa ban, hầu trở thành “vũ trụ” hợp nhất mang ý nghĩa rất chung tình.
Ứng xử gây kinh ngạc ở trời mới/đất
mới, là ứng xử tử tế giữa hai bản thể tuy riêng rẽ/khác biệt, nhưng lại vẫn chọn
sống chung và sống cùng cả triệu năm. Chọn cách sống, nếu không sống chung sống
cùng, sẽ không thể sống tốt đẹp. Chọn cách sống ứng xử,hỗ tương khá lạ kỳ, là công
tác Chúa vẫn làm với dân gian người phàm, mãi đến hôm nay.
Chúa tạo dựng, Ngài trao quà có chọn
lựa cho nam nhân đầu đời, vẫn ngủ mê. Quà Ngài tặng, là bậc nữ-lưu xuất từ thân
mình nam-nhân được nam nhân đồng thuận. Sách Sáng Thế Do thái gọi việc này bằng
cụm từ “Kenegdo” cốt diễn tả người
nào đó vừa giống nam-nhân ở thế trần, vừa khác biệt; tựa hồ nữ-phụ đầu đời giống
nam-nhân, am hiểu việc Chúa tạo dựng, nên đã chịu kết hợp hai thân mình trở
thành một tổng hợp gồm hai hữu thể.
Nam-nhân đầu đời khác với giống đực ở
mọi loài, đã tiếp-cận đối-tác khác biệt do Chúa tặng để trở nên một, như nhận
định của học giả Do thái nọ có nói: “Là nam nhân, ai cũng ao ước vợ mình ở lại
mãi với mình hầu nên một.” Cụm từ “vợ mình”, để chỉ vị nữ-lưu chuyên chăm giúp
chồng “ứng xử”. “Vợ mình”, là người biết đáp-ứng cách xứng-hợp với tình thế đơn
độc của người chồng và đáp ứng cách tương-xứng với hiện trạng đang diễn tiến.
Đồng thời, hai người phối-ngẫu sẽ
kết hợp tạo dựng một tương lai ngời sáng. Một tạo dựng, mà nếu không có
nữ-lưu-vợ-mình hợp tác, e rằng vai trò của nữ phụ sẽ không thành hiện thực. Vốn
đồng thuận với sứ vụ Chúa giao phó, nữ-lưu-vợ-mình thực sự đem nhân loại vào
với trần thế; để qua đó, lần đầu tiên ở đời, con-người được gọi là người-con
của đất trời. Và cuộc sống lứa đôi, được Chúa chọn để Ngài bày tỏ chính mình Ngài.
Tỏ bày bí mật thâm sâu cuộc sống của Ngài, của mọi người và mọi loài.
Chính ở đây, nam-nhân và nữ-phụ, biết
rõ sự việc tạo dựng Chúa giao phó không chỉ có con nối dõi mà thôi, nhưng để “thành
trẻ bé”. Biết thế rồi, cả hai quyết định không chỉ sống ứng-xử như một kết hợp giữa
hai người thôi, mà còn tiến thêm và tiến tới hầu cảm nghiệm mình vốn bất xứng.
Tiến thêm bước, là vượt lằn ranh phiền toái giữa hai người. Tiến bước, giúp họ
nhận ra rằng: điều đó không tồn tại nơi họ theo cách riêng rẽ mà ở lại nơi
người phiá bên kia, tức người từng ứng-xử với bất toàn hiện-hữu thấy rất rõ nơi
người bất toàn.
Điều này không chỉ xuất hiện nơi lập
trường của nam-nhân thôi, mà cả ở lập trường của nữ-phụ nữa. Sách Sáng Thế đã nói
lên điều này: ngay từ đầu, nếu nam-nhân đầu đời được tạo dựng chỉ cho riêng mình
thôi, thì nữ-phụ đầu đời là Eva sẽ chẳng được kiến tạo thành hữu-thể lẻ loi.
Với con dân trong Đạo, nữ-lưu hiện hữu là sự hiện diện ở đất trời như hữu-thể
khác biệt, để bổ túc cho nam-nhân thành một kết hợp tuyệt vời. Bởi, nếu không
thì nữ-phụ sẽ chẳng bao giờ hiện hữu. Thế nên, ở nữ phụ, luôn có nhu cầu tuỳ
thuộc vào người khác. Một tuỳ thuộc, thẳm sâu hơn bao giờ. Và, đó là thực trạng
của sự thể bổ sung, bổ sức, rất trợ lực.
Đây là lý lẽ khiến có sự gãy đổ,
thoái thác và thu hồi sự hỗ tương nam nữ trong hôn nhân không được chấp nhận ở
Kinh Sách. Đó là vi phạm kết hợp hài hoà rất nền tảng. Là, phá vỡ giao-ước có
từ thuở đầu. Cũng thế, giả như ta phá bỏ/huỷ hoại bí mật và thực trạng phối kết
nam nữ do Chúa lập như luật Torah nói “cho phép ly dị”, và họ có làm thế cũng
chỉ như một trong các thể-lệ được Chúa cho phép, chứ chẳng vì họ muốn làm. Dĩ
nhiên, việc này tạo nỗi buồn sâu sắc trong lòng Chúa. Và, việc này có xảy đến
cũng do con tim của nam-nhân và nữ-phụ đã chai đá, cứng cỏi. Sự cứng cỏi, do
tâm can/tự sự vẫn muốn thoải mái hơn là chấp nhận quà của Chúa, tức mãi mãi sống
chung cùng nhau, vui bên nhau.
Đây còn là lý do khiến truyền thống Giáo
Hội qui trách nhiệm lên những người không có khả năng tiếp tục cuộc sống lý
tưởng. Truyền thống Giáo Hội không ngần ngại gọi tình cảnh rẽ chia là “tội”
hoặc “lỗi” mang tính khách quan. Bởi, tội lỗi vẫn cách ly. Ân lộc mới nối kết.
Chính vì lý do này, mà truyền thống Giáo Hội nói hôn nhân là ân lộc. Là, bí
tích thánh thiêng, huyền nhiệm, vinh hiển.
Hôn nhân chứng tỏ Thiên Chúa đích thực
là sự kết hợp hài-hoà, hệt như thế. Đó là mạc khải về sự kết hợp Chúa Ba Ngôi.
Chính sự kết hợp thánh thiêng này nói lên điều Chúa muốn nói, là: Thiên Chúa
thực tình phối-kết với nhân loại mà không muốn cách chia, phân rẽ. Hôn nhân
đích thực là dấu hiệu của bí nhiệm này. Chính nhờ vào ánh sáng của phối kết,
con người hiểu được thể nào là “nhập thể” và thế nào là “biến hình”. Nhớ đó, cũng
hiểu được chính mình.
Chẳng là quá đáng nếu nghĩ rằng:
chính sự tháp nhập vào với nhau để nên một, xứng hợp với ý tưởng “thành trẻ
bé”. Điều đó nói lên rằng: có thấy bất-xứng mới không hãi sợ chuyện gần gũi
người kia/người khác và khám phá ra rằng sự sống đích thực nằm ở sự việc này.
Thánh Phaolô hỗ trợ ý tưởng này và ngài
còn tiến xa hơn thần học Do thái về vấn đề đó. Thánh nhân thấy rõ sự kết hợp hỗ
tương nơi hôn nhân là gia nhập/hiệp thông với đối tác cả vào sự thể mà ta thường
gọi là sự mỏng dòn/dễ vỡ nhưng lại mang tính phục-sinh nơi người phối ngẫu phiá
bên kia. Nam-nhân và nữ-phụ, cả hai đều sợ chết, nhưng mỗi người phối ngẫu phiá
bên kia mới bảo đảm mình không sợ chết, mà chỉ bắt đầu trỗi dậy, nên yên tâm.
Thánh Phaolô thấy ở nơi người phiá bên kia không như người khác, mà như thành
phần của thân mình Chúa sống lại.
Thật phức tạp khi nhận ra rằng: thái
độ của thánh Phaolô về thân xác, dục tình, thịt da cùng người phối ngẫu “phía
bên kia” không tiếp tục đi sâu và trọn vẹn vào sự Đạo đang diễn tiến. Họ bao
gộp sự tự do và cảm thông hỗ tương mà ngày nay ít người phổ biến. Riêng các sử
gia lại nghĩ: từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 5, Hội thánh từ từ lấy lại từ người
La Mã và văn hoá ngoại giáo thái độ “phải lẽ” với thân xác, gia đình, hôn nhân,
cùng trinh tiết và cả đến việc tiết giảm dục tình nữa. Điều này, khác với động
cơ thúc đẩy và cung cách thực hiện vẫn có do trường phái kiểu thánh Phaolô mang
tới.
Có thể, Kitô-hữu thời tiên khởi
không giống cộng đoàn Phaolô, tức không có tự do đủ để vui hưởng cuộc sống như
thánh nhân dạy. Có lẽ đây là lý do khiến họ tiến tới khuynh hướng khắc kỷ, tức
nghiêng về đạo-giáo Đông phương; và từ đó, kéo theo chuyện các Kitô-hữu nay
thành người ghét bỏ xác thịt, dục tính và tình dục; và coi thường người khác
phái “phía bên kia”. Nhà thần học luân lý nào đặt nặng tính lịch sử vào
đạo-giáo sẽ làm rõ nghĩa vấn đề này hơn.
Quả, thánh Phaolô chú tâm nhiều việc
hai người phối ngẫu san sẻ sự mỏng dòn trước sự chết và sống lại, nên đã lạc lõng
cách nào đó. Lạc lõng, cả trong thần học Đạo Chúa, mãi sau này. Nền thần học ấy
quyết nhấn mạnh rằng: cá nhân con người vẫn làm được điều tốt đẹp cho mình nếu
biết tự mình giúp mình. Qua nhận thức sự mỏng dòn, thường thì họ tự cho mình là
người chín chắn, trưởng thành, chẳng cần lo. Nhưng lại không hiểu rằng chính
mình cũng mỏng dòn với người khác và mọi người.
Có thể trong con người của ta, đã có
chủ thuyết tự-hào cá-nhân chưa nhận rằng mình không hoàn hảo như trẻ bé vẫn hoàn
hảo hơn người lớn. Có thể, là do ta nhìn vào sự trỗi dậy có giúp đỡ của người
bạn đường chuyên giùm giúp, rất hết mình.
Trong tâm tình tập trung vào sự trổi
dậy/giúp đỡ, cũng nên ngâm lên lời thơ còn vang vọng:
“Người ở đâu rồi, thời bé nhỏ,
Ai làm dâu biển những ước mơ.
Năm tháng xa người gầy thương nhớ,
Tình riêng tôi, một kiếp thẫn thờ.”
(Vương Ngọc Long – Thuở Tình Xanh)
Nói cho cùng, thời trẻ bé có những
ước mơ còn bé nhỏ và là mơ ước của mọi người. Chí ít, là người lớn. Lớn xác.
Lớn thịt. Nhưng không lớn phần tâm linh như tính tình của bé em rất trẻ, từng biến
“dâu biển” thành giấc mơ trong đời. Suốt mọi thời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch
No comments:
Post a Comment