Saturday, 15 September 2012

“Nguồn thơ ứa mãi hai hàng lệ,”



Suy niệm Lời Ngài vào Chúa Nhật thứ 25 Thường Niên Năm B 23.9.2012

“Nguồn thơ ứa mãi hai hàng lệ,”
“Tờ giấy hoa tiên cũng ướt mèm”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Mc 9: 30-37

            Thơ ứa lệ, tờ giấy cũng ướt mèm. Giấy hoa tiên, nhạc láng ứa nguồn thơ, ở trình thuật. Trình thuật, thánh Máccô nay ghi, là ghi về nguồn thơ trổi điệu thướt tha có Lời Chúa nhắn nhủ đàn con bé bỏng tin vào Chúa vẫn lưu lạc chốn gian trần, nay còn nhớ. Nhớ, bài đọc rút từ sách Dân Số nói về vị ngôn sứ không thuộc đám dân con được chọn nhưng lời lẽ của vị ấy lại được Chúa chấp nhận.
Tin Mừng thánh Máccô, nay cũng nói đến lời lẽ tông đồ chiến đấu chống thần dữ xấu xa, đạt kết quả. Nhưng, trên đường đến Caphanaum các ngài cứ tranh luận xem ai lớn ai nhỏ, ở Nước Trời. Thời Chúa sống, cụm từ “bé nhỏ” là để chỉ kẻ nghèo hèn, túng bấn rất khó khăn. Ở đây nữa, thánh Máccô vẫn mong đợi người đọc trở nên nhỏ bé, khó nghèo. Với thánh nhân, trừ phi con người nên nhỏ bé/khó nghèo, bằng không cũng chẳng được Chúa cứu độ. Nói như thế, thánh nhân không chỉ khuyên người đọc cứ ra tay bố thí kẻ nghèo đói thôi, nhưng còn khuyên răn mọi người hãy nguyện cầu nhiều cho họ.
            Điều thánh nhân nhấn mạnh, chỉ là: mọi người hãy sống khiêm nhu/nghèo túng nhưng nghèo cách thanh tao, sảng khoái. Thánh nhân thừa biết rằng, trên thực tế, mọi người khó có thể sống thực điều đó nếu không sẵn sàng cho đi. Cho, cả vào khi đã khó nghèo đến độ không còn gì để cho nữa. Tuy nhiên, trên thực tế, người đời thường chỉ muốn có và có thêm thôi. Ở đây nữa, thánh sử tập trung nhấn mạnh vào nét đẹp của trẻ bé nhỏ dù bé em tuy đã nghèo và cũng hèn nhưng vẫn cho. Cho, tất cả những gì mình có để người khác sống vui.
Điều này xem ra khá nghịch thường. Bởi, một khi đã nghèo hèn/tùng kém, ta không còn muốn cho đi, mà chỉ có thể gia nhập nhóm người nghèo yếu ấy mà thôi. Và khi đã nghèo rồi, ta không còn sở hữu thứ gì để cho đi hết. Lúc đó, cũng chẳng còn sợ một ai hay điều gì sẽ sở hữu chính mình. Khi đó, cũng chẳng còn lo sợ sẽ trở thành vật sở hữu hoặc khí cụ của một ai. Chẳng còn lo ngại người nào toan tính bóc lột mình thêm nữa. Điều này nghe chói tai, nhưng rất thật.
Nghèo, là cảnh tình của người chẳng còn gì để cho những thứ mà người giàu chỉ muốn rút rỉa hoặc chiếm hữu. Thế nên, người người gọi họ là trẻ bé/khó nghèo, rất túng bấn. Tệ hơn nữa, trẻ bé rất nghèo là người bị bỏ bê ở xó xỉnh, cô đơn, vò võ chẳng ai ỏ ê. Chẳng ai muốn quan hệ với, nếu có cũng lạnh nhạt. Tự thân, người nghèo chẳng muốn quan hệ với người giàu sang, phú quý nên vẫn nghèo. Càng nghèo hơn, khi mọi người biết rõ cảnh tình của họ có khác nên làm ngơ. Đây là sự thể bất tương xứng giữa người giàu và kẻ nghèo hèn, bé nhỏ.
Và, đó còn là điều cho thấy trẻ bé/khó nghèo vẫn cống hiến/sẻ san với người bị coi là khùng điên luôn tìm cách tham gia giới nghèo để trở thành một trong những người như họ. Và, đó là sự tồi tệ mà chẳng ai muốn kiếm tìm do hãi sợ. Sợ, rơi vào tình cảnh chẳng ai ưa. Sợ, vì chẳng ai muốn đến gần.
Tin Mừng hôm nay kể về Đấng Thánh Hiền vượt trội nỗi hãi sợ tương tự. Và, Ngài dám tham gia giới trẻ bé/cùng khổ từng bị người khác bỏ rơi, chê bai. Ngài là Đấng Thánh, con người bằng xương bằng thịt, dám thực hiện cuộc sống khó nghèo như trẻ bé vẫn chui rúc ở hang cùng ngõ hẻm ở đâu đó, chẳng ai đoái hoài, ỏ ê.
Trình thuật thánh Máccô nay tô đậm sắc màu và ảnh hình về “trẻ bé” nhằm diễn tả ý tưởng về cảnh tình nghèo hèn, túng thiếu rất truân chuyên. Thánh nhân tả sự kiện Chúa chịu trở thành kẻ thấp hèn như thế là vì con người. Ngài dám choàng tay ôm kẻ bé bỏng/nghèo hèn để nói cho người lớn biết họ phải trở thành người như thế mới có thể gia nhập Nước Trời. Trở nên bé nhỏ là biến đổi thành kẻ đói nghèo và bất xứng cả trong cung cách ăn nói, lẫn lề lối đối sự. Cái nghèo của “trẻ bé” tuy rất nghèo nhưng vẫn sáng như ban ngày. Sáng lộ ra bên ngoài, nhưng nào ai biết đến.
Tin Mừng thánh Máccô, chỉ cho xuất hiện duy nhất một nhân vật nhỏ bé vào hôm ấy. Bé nhỏ thế, mà chẳng có được người đi kèm để ngó ngàng, giùm giúp hết mọi sự. Với thánh sử, trẻ bé đây là kẻ vẫn khóc than kêu gào một tương tác cho đúng mức, mà đời thường ít thấy xảy đến. Thường ở đời, không dễ gì xảy ra tình huống rất như thế.
Lẽ thường ở đời, người người đều tỏ cho thấy mình phải tự cáng đáng đời mình. Tự lo cho mình mà chẳng cần đấng bậc ở trên cao ngó ngàng, giùm giúp. Mọi người cứ phải tái tạo thế giới mới để sống chung. Bởi, bên trong mỗi con người vẫn có lực đẩy xuất tự bên trong cho biết tất cả đều xứng hợp. Ở đời thường, người người phải dùng kính hiển vi mới thấy được thế giới mình sống sẽ là trường đời nhiễu nhương nhưng vẫn làm được điều mình muốn làm. Nếu làm chưa xong, chưa được lại sẽ làm mãi suốt cuộc đời. Luôn khởi động, để có thể cải tân việc mình muốn ngõ hầu tạo tương lai tươi sáng ngay khi đó. Trở nên trẻ bé, sẽ không thế. Không như sự thể vốn là tình thế của cuộc đời.
Thời ấu thơ của trẻ bé/nghèo hèn tuy tương tác không xứng hợp với đời thường nhưng vẫn lệ thuộc vào nhau để giúp lẫn nhau, đó mới lạ. Trẻ bé/khó nghèo không tương tác với người ngoài nhóm, nhưng vẫn xả thân với người dám sống như mình. Trẻ bé/khó nghèo mọi mặt, là người biết rõ tên gọi của trò chơi ở đời. Tuy bé/nghèo, họ vẫn giúp người khác tiến tới. Vẫn phát triển kỹ năng san sẻ để trao cho nhau kinh nghiệm tạo tự do cần có. Tự do thuộc về nhau. Tự do sẻ san, giúp đỡ rất rõ.
Có một sẻ san/tưong tác khác mà đám trẻ bé/khó nghèo vẫn biết đến, là: Chúa gần gũi họ. Ở giữa họ. Ngài là câu đáp trả xứng hợp với lời nguyện cầu của họ ở bất cứ đâu. Ngài ở với họ, vì Ngài đã chọn cho Ngài lối sống tự do rất sẻ san. Ngài quyết như thế, là để ai không biết nguyện cầu vẫn có thể sống cuộc sống liên lỉ nguyện cầu. Cầu, bằng cuộc sống bé bỏng/hèn kém của mình. Nguyện, bằng sự hiệp thông với Đức Chúa cũng khó nghèo như mình. Ngài tỏ hiện nơi trẻ bé/khó nghèo qua động tác giúp đỡ nhau sống như Chúa dạy, cũng luôn nghèo.
Người đời nhìn sự việc, có thể vẫn chưa tin vào lối suy tư thần học, được như thế. Bởi, thần học khó lòng giúp con người tin tưởng chỉ phân nửa việc Chúa dạy mình sống. Thế nên, mới có chuyện Chúa nhập thể làm người để trở nên nghèo kém, sống rất nghèo. Thế nên, mỗi khi người người quan tâm đến kẻ bé/nghèo, sẽ chẳng cần đến thần học nào khác ngoài việc quan tâm sờ chạm chính Chúa. Xem như thế, Chúa có nhập thể cũng chỉ để sống giữa họ, và với họ. Ngài luôn yêu cầu đồ đệ sống như thế, mới xứng đáng làm dân con của Ngài.
Nhiều vị từng sống giống như thế. Và nhờ đó, tất cả chúng ta mới được tặng ban chứng cứ hiển nhiên rằng: Thiên Chúa vẫn hiện diện nơi Đức Giêsu, Ngài chưa từng xa rời đường lối cũ Ngài chủ trương. Bởi, Ngài vẫn sống giống trẻ bé/khó nghèo. Ngài là kẻ nghèo bằng xương bằng thịt mà người đời không biết đến. Dù, người đời có gọi trẻ bé/khó nghèo là kẻ sống lề đường xó chợ, nhưng thật sự họ là người tốt lành hơn ai hết dám nói lên điều Chúa muốn nói, muốn trở nên trẻ bé/khó nghèo, hãy nhìn vào cung cách Con Thiên Chúa đã sống và vẫn sống như lời Ngài khuyên dạy.
Về lại câu hỏi vẫn đặt ra, là: “Ta phải làm gì để có được cuộc sống đích thực, ở đây bây giờ?” Có lẽ câu trả lời hay nhất, là: hãy quên đi chủ từ “tôi” hoặc “ta đây”. Bởi, còn xưng hô như thế là còn giàu sang nên mới đặt câu hỏi tương tự. Thật sự, thì câu hỏi đúng ra phải thế này: “Là trẻ bé/khó nghèo và bất tương xứng, làm sao ở với nhau cho phải phép hầu chung bước. Để rồi, từ đó khám phá ra tương quan cần thiết để cho đi chính con người mình. Cho, tương quan mật thiết giữa Cha và Con ở mọi thời?
Đó, là lời dẫn và đại ý của nền thần học giáo lý tóm gọn ở trình thuật thánh Máccô, hôm nay.
Trong tâm tình cảm nghiệm điều này, ta cũng nên về với thi ca ở đời từng ngâm vang câu hát:

“Chiều xưa khúc nhạc nóng ran lên,
Không có ai đi để lỗi thuyền.
Nguồn thơ ứa mãi hai hàng lệ,”
Tờ giấy hoa tiên cũng ướt mèm.”
(Hàn Mặc Tử - Buồn Ở Đây)

Nhạc buồn, nguồn thơ úa giấy hoa tiên, vần còn đó ghi nhớ lời Chúa nói. Chúa vẫn nói và vẫn gọi mọi người hãy trở nên trẻ bé, rất khó nghèo. Bé/nghèo, theo nghĩa “ướt mèm hai hàng lệ” để tham gia nhóm người chung sống, ở đây. Bây giờ.                            

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch

No comments: