Suy niệm Chúa Nhật Thứ 7 Thường Niên Năm B 12.02.2012
“Lững thững sườn non, chiếc cáng
điều,”
“Ngàn thông còn đắm, mộng thân yêu.”
(dẫn từ thơ Lưu Trọng Lư)
Mc 2: 1-12
Cáng đưa người bệnh xuyên mái nhà ngày
hôm ấy để Chúa chữa, có là cáng điều không, cũng chẳng rõ. Chỉ rõ một điều, cáng
bệnh đây là truyện kể để nói lên tình Chúa thương yêu, rất bọc điều.
Nếu cứ hỏi: người khỏi bệnh có nhớ quay
lại mà cảm tạ Đấng Thánh chữa cho mình, không? Có hối cải, để về lại với cuộc
sống gần cận Chúa hay không, cũng chẳng rõ. Nếu cứ thắc mắc: không biết Chúa có
yêu cầu người lành bệnh hoặc hối nhân được tha có biết sám hối hay không, cũng
đành chịu.
Thời Chúa sống, ngôn ngữ dân gian thường
sử dụng cụm từ “đám người xấu” không cố ý chỉ dân thường ở huyện, mà chỉ muốn
nói: không thấy sức ép người lành bệnh hoặc đã được tha phải ăn năn, hối lỗi về
những gì mình làm trong quá khứ; hoặc, đổi thay lối sống, cho phải phép! Đặc
biệt hơn, khi chữa lành hoặc thứ tha, Chúa chỉ muốn những người đã lành sạch phải
có tâm tình đổi mới, chứ không cần bà con mọi người tổ chức nghi thức rầm rộ chứng
tỏ mình đã hối cải. Nhất định thế!
Tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa trình
thuật, một số nhà chú giải thấy rõ: tiếng Aram xưa vẫn sử dụng động từ “Shub” để diễn tả một hối tiếc về động
thái mình làm. Và danh từ “Teshuva” chỉ
sự hối hận, rất ăn năn. Theo nghĩa đen, hai từ này đều diễn tả một trở về. Về,
để quyết tâm quay lại sống sao cho phù hợp với giao ước mà người người thiết
lập với Chúa. Điều này gồm việc hồi hướng trở về như đã ước hẹn. Và qua đó, ám
chỉ mình sẽ quay lưng chống ác thần/sự dữ. Đó là cung cách rất mới. Cung cách sống
hài hoà mà người Do thái muốn biến nó thành hiện thực. Nói cách khác, mọi người
đều đồng ý cải hối, từ lâu rồi.
Thật ra thì, văn chương thời đó không
nói nhiều về chuyện này và coi đó như sự đã rồi. Tức, sự thể được chấp nhận
cách nhưng-không, chẳng cãi vã. Có điều là, mọi lý luận như thế đều hàm ngụ
tiêu chuẩn đạo đức lâu nay rày vẫn thấy. Bản Bẩy Mươi Hy Lạp đã dịch động từ “Shub” thành “Epistrepsein”, trong khi các thánh sử lại chuyển ngữ từ ấy thành “Metanoiein”, tức nói rất ít về điều tốt
đẹp. Tóm lại, sự thể có thế nào đi nữa cũng đều qui về việc cải hối, ăn năn và trở
về.
Về cải hối, người Do thái ở thế kỷ
đầu, vẫn biểu lộ điều mà họ coi là không thể thiếu khi hồi hướng trở về. Mức độ
cải hối sẽ tuỳ nơi chốn mình sinh hoạt. Nhiều tài liệu cho thấy: khi đến đền
thờ, người người thường mải ưu tư/lo lắng quá mức những chuyện tế hiến với hy
sinh, nên quên mất sự thể buộc mình phải sống trong nguyện cầu để được thứ tha.
Chính đó là chuyện cần thiết rất chính yếu. Nói như thế, là để nhắn nhủ mọi
người hãy bớt đặt nặng việc tế hiến hy sinh, cho bằng: hãy đặt trọng tâm vào cuộc
sống rất Đạo, tức: nguyện cầu. Nguyện cầu, như phần lớn các văn thư/văn bản Hội
thánh gửi dân con trong Đạo sống ở ngoài Palestine, vẫn xác chứng. Tuy nhiên, nhiều lời
cầu dâng lên Chúa lại hướng vào bậc tiên tổ, trong đó có cả Abraham và các
thánh, chứ không chỉ muốn được Chúa đoái hoài, thứ tha thôi.
Rõ ràng là, khi trích dẫn lời khuyên
của Chúa, cả 4 Tin Mừng đều không nói nhiều đến việc tế hiến lẫn hy sinh hoặc
nghi thức rườm ra cho bằng phản ánh điều Chúa muốn nối kết với đường lối của
thánh Gioan Tiền Hô chuyên loại bỏ tính chất rất riêng của Do thái, tức: dân
được chọn. Trình thuật, nay thánh sử viết về việc Chúa đề cập đến tiệc cánh
chung, tức Tiệc Thánh trong đó Do thái không phải chủ yếu.
Qua thực hiện điều cần thiết như thế,
Chúa đưa ra động lực mới để những ai nguyện Chúa thứ tha đều biết là: họ được
tha, chẳng phải vì họ là dân được chọn. Nhưng, là do động thái nguyện cầu mọi
người cần chứng tỏ. Chứng tỏ rằng nhất định mình sẽ thứ tha hết mọi người. Thứ
tha đây, đòi hỏi người tập trung nguyện cầu
phải thực hiện động tác hỗ tương/hai chiều, nếu muốn được Chúa đoái thương,
nhậm lời.
Việc này khác với đường lối Hội thánh
thời tiên khởi cho rằng: sở dĩ mọi người được ơn tha thứ là vì mình đã gia nhập
nghi thức thanh tẩy và tham dự mọi bí tích rất lành thánh. Sự thật, lại trái
ngược. Hành động thứ tha Chúa đề ra, rất ư là mới mẻ. Thứ tha đây, không để
nhận lãnh những gì tốt đẹp mình ao ước, mà là cho đi. Cho, những gì mình
muốn có cho riêng mình mà thôi. Cho, cả điều mình ao ước cho người của mình
hoặc dân được chọn của mình, là Do thái mà thôi.
Song song với hành động tha thứ, là
động thái lâu nay vẫn thấy đi kèm động thái nguyện cầu, như: quỳ gối, đứng dậy,
cúi gập mình, đưa tay đỡ, là hành xử vẫn thấy vào mùa chay. Chay kiêng mùa
phụng vụ, vẫn là thói quen buộc người Do thái thực hiện vào các buổi cầu nguyện
mà họ gọi là “Yom Kippur”. Chay
kiêng, còn kéo theo tập tục xé áo, mặc đồ nóng nảy, ngồi trên tro, bứt râu tóc,
hoặc khóc lóc nghiến răng tựa hồ trong nhà có kẻ quá vãng.
Chúa không chủ trương chay kiêng giống
như thế. Dù, Hội thánh thời tiên khởi vẫn cứ yêu cầu con dân mình thực hiện như
thế khi cầu nguyện. Và Tin Mừng còn cho thấy, Chúa chẳng bao giờ làm những việc
như vậy, để thị oai. Thánh Gioan cũng ăn chay kiêng cữ, theo cung cách tương tự.
Nhưng đó là tập tục của riêng ông. Riêng phần Chúa duy Ngài cũng thực hiện việc
chay tịnh, nhưng Ngài vẫn không theo kiểu cách ấy. Thái độ của Chúa nhằm vào
chay tịnh nào mang tính tự nguyện. Ngài muốn dân con mọi người đổi thay phong
cách thời xưa thánh hội mình vẫn cứ chủ trương. Ngài muốn dân con nhà Đạo sống đời
đạo hạnh, nhưng tuyệt nhiên không đượm tính màu mè phô trương bề thế, đến như vậy.
Thánh Máccô cũng nói đến động lực
thúc đẩy mọi người thực hiện động thái chay kiêng là làm việc ấy trong mừng vui
của ngày cưới. Chúa không chủ trương bắt mọi người khóc lóc/ỉ ôi khi nguyện cầu,
sám hối. Đúng hơn, Ngài khích lệ dân con mọi người hành xử theo cung cách tươi vui
kiểu Nước Trời. Như “chàng rể và cô dâu vẫn cứ vui vẻ vào ngày cưới”. Tức, có làm
gì thì làm vẫn cứ làm trong tươi vui, hệt như tâm trạng của quan viên hai họ trong
ngày cưới. Có thế thôi.
Tựa như dụ ngôn Chúa nói về người
thu thuế và đám Pharisêu ở Tin Mừng Luca đoạn 18, ta vẫn đọc và nhớ rất kỹ. Hôm
ấy, người thu thuế đã hối cải rồi đập thùm thụp vào ngực mình quyết ăn năn sám
hối để mưu cầu Chúa xót thương phận tồi tàn của mình. Và nhất quyết, khi trở về
sẽ tự chỉnh sửa mọi hành xử, theo đúng ý định của Chúa. Ở Tin Mừng, không thấy có
chương đoạn nào ghi rõ hành xử của người thu thuế hoặc kẻ lỗi phạm tự kiểm và
quyết hứa sẽ cải hối theo cung cách hệt như thế. Cung cách hệt như thế, là kiểu
cách khúm núm ở đền thờ mà đấm ngực nhận lỗi, rồi tuyên hứa, sẽ sửa sai.
Lại nữa, có người còn hỏi: phải
chăng ý định của tác giả Tin Mừng khi viết về hành xử khúm núm với đập ngực là
cốt để minh chứng sự kiện lịch sử đã khách quan xảy đến chăng? Trả lời cho rõ
ràng, các nhà chú giải khuyên người đọc nên qui về lịch sử của đời Chúa.
Nhìn vào lịch sử, người người đều
thấy Chúa có lập trường riêng tư mới lạ về cải hối. Ngài không đòi mọi người
chứng tỏ mình đã hối cải bằng các nghi thức truyền thống, rất nhiêu khê. Nghi
thức ấy, thật ra chẳng ăn khớp/thích hợp với sứ điệp Chúa vẫn dạy. Chúa dạy mọi
người về những gì cần làm khi được Ngài thứ tha. Ngài tha thứ, không vì ta có
gốc nguồn là dân được chọn rất Do thái. Mà chỉ một lời khuyên: hãy tha thứ bằng
động thái hoà mình thân mật với người đối xử nặng nhẹ với mình. Chúa còn chủ
trương ngồi cùng bàn ăn uống với tội phạm là để ta đi bước trước thực hiện tham
dự ngồi vào bàn tiệc cánh chung. Tức, cơ hội để mọi người sống phấn khởi, mà quẳng
gánh lo đi.
Riêng người phạm lỗi, cũng nên loại trừ
động thái chứng tỏ mình chỉ hối cải bề ngoài bằng những hành xử khóc lóc,
nghiến răng, sầu buồn, hoặc than vãn lấy lệ. Hối và cải, nhưng chẳng đặt nặng
việc ăn chay kiêng cữ kiểu xưa cũ. Chẳng nên chủ trương ê a đọc thật nhiều kinh
kệ từng kê sẵn ở sách lễ. Tức, chỉ than vãn hoặc kêu gào Chúa ghé mắt nhìn. Trong
khi Chúa chẳng đề nghị nghi thức hoá giải nào để thay thế. Nhưng, Ngài lại cứ khuyên
răn dân con mọi người hãy thứ tha, nguyện cầu Chúa Cha tha thứ. Nguyện cầu rồi quyết
định đến với Cha mà vui hưởng tiệc vui, rất Nước Trời. Ở mọi nơi.
Trình thuật hôm nay, không cho biết Chúa
có dạy người phạm lỗi có phải ăn năn/thống hối bằng nghi thức, lễ lạy không. Trái
lại, trình thuật chỉ nói lên việc Chúa đòi mỗi người và mọi người hãy biết thứ
tha, hoà mình mà sống với Nước Trời, rất tươi vui. Nước Trời đây, là chốn miền
mọi người sinh sống biết tha thứ cho
nhau. Thứ tha và quên đi mọi lầm lỡ rất đáng tội, đối với nhau. Nước Trời đây, còn
là nơi chốn ở đó mọi người chỉ nhằm vào khía cạnh tích cực của cuộc sống để sống,
có thế thôi.
Có lẽ, khi xưa, Hội thánh mình chỉ tổ
chức độc nhất mỗi nghi thức dọn lòng trí để Chúa hiện diện. Bởi, lúc nào Ngài cũng
tha thứ hết mọi người và riêng mình nữa. Tha thứ, để rồi sau đó, mỗi người và
mọi người có thể trổ nóc nhà mà ra đi. Ra đi ngợi ca Chúa Cha nhân từ, đầy lòng
tha thứ. Đó mới là ý nghĩa đích thực của trình thuật được thánh Máccô viết hôm
nay.
Trong cảm nhận những gì thánh sử ghi
lại ở trình thuật, cũng nên ngâm lên lời thơ còn ghi rõ:
“Những
anh phu cáng, đo từng bước,
Tỉ tê cùng
kể, chuyện hoang đường.
Vén riềm,
thiếu nữ tưng bừng ngắm,
Truông núi:
muôn chim gọi rộn ràng.”
(Lưu Trọng Lư – Chiếc Cáng Điều)
Rất có thể, nhà thơ ngoài Đạo chưa
diễn tả đủ trạng huống thứ tha, rặt như thế. Vẫn có thể, nhà Đạo mình hiều
nhiều về tình huống thứ tha, rất tương tự. Tương tự chăng, nay vẫn thấy “muôn chim rộn ràng” ở “truông núi” với Nước Trời. Ở trần gian.Rất
gần gũi.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá phỏng dịch.
No comments:
Post a Comment