Suy niệm Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Chay Năm B 04.3.2012
“Mơ khách đường xa, khách đường xa,”
“Áo em trắng quá, nhìn không ra...”
(dẫn từ thơ Hàn
Mặc Tử)
Mc 9: 2-10
Khách đường xa, ra đi hôm ấy, có là
khách lữ hành bàng quan vẫn cứ nhìn mà không thấy? Có thấy chăng Thầy Chí Ái đang
hiển thị cùng ngôn sứ Êlya và Môsê chốn xa vắng, ở trình thuật?
Trình thuật, thánh Máccô, nay ghi về
tình tự Chúa tỏ hiện ở chốn vắng xa, người không thấy. Thấy sao được, việc hiển
thị thần thánh Chúa giãi bày tâm tư Ngài bước vào chốn cao siêu tỏ hiện, ở núi
thánh. Nơi đó, có Chúa biến hình tỏ hiện cùng các Thánh. Nơi đó, còn có tiếng sấm
từ trời cao gửi đến với dân con một thông điệp nghe rất rõ, chứng tỏ Ngài là Con
Một của Chúa Cha.
Hiển thị, không còn như hang đá lạnh
buồn ngày Chúa Giáng hạ. Nhưng, là Phục Sinh quang vinh và ngày Ngài thẳng tiến
về trời, thật hoành tráng. Quang vinh và hoành tráng, là chứng tích biểu tỏ sứ
điệp vượt quá chuyện hằng ngày mà dân con đà chứng kiến, nhưng không hiểu. Sứ
điệp hiển thị, vượt tầm hiểu biết của dân con mọi thời, tựa như Môsê từng thay
đổi diện mạo khi diện kiến Giavê Thiên Chúa. Diện mạo Chúa hiển thị trên núi sáng
rực như mặt trời. Áo Ngài rạng ngời tợ nắng thuỷ tinh, trinh khiết.
Tin Mừng nay cho thấy: đồ đệ Chúa tỏ
ra kinh khiếp đến độ chẳng biết ứng xử ra sao cho thích hợp. Là thánh nhân, nhưng
các ngài lại bắt đầu nói năng vụng về, đòi dựng ba lều lớn để Đấng Thánh Hiền
trú ngụ nơi đó nhiều ngày. Chắc chắn một điều, là: đề nghị của đồ đệ hôm ấy là chuyện
thường tình xảy đến mỗi khi con người mất quân bình cảnh giác, giống hệt người
phàm ở ngoài đời.
Cảm nghiệm về hiển thị, là chuyện
xảy đến với dân gian mọi ngày ở đời thường, nhiều dẫn chứng. Từ những âu bướm biến
thành bướm sâu sầu buồn đời ngắn ngủi, cho đến cảnh người người ngạc nhiên hơn
khi việc biến đổi/hiển thị xảy đến khi con trẻ được hạ sinh biến hình thành
người mới, lúc chào đời.
Về biến đổi/hiển thị, thánh Augustin
cho rằng đó là nhiệm tích lớn lao hơn cả sự sống lại. Bởi, khi vào với thế giới
qua tư cách của người mới trẻ trung vẫn cao cả hơn là về với sự sống, sau khi chết.
Mỗi ngày và mọi ngày, người người vẫn trực diện nhiều biến đổi/hiển thị ngay
trong đời. Hiển thị trong ta, là biến đổi sự sống rất tư riêng của chính mình. Là,
ấu ấn rất giản đơn nhưng sâu đậm. Ngay bản vị con người cũng biến đổi/hiển thị
hằng ngày về thân xác. Biến và đổi, vẫn là hình ảnh thay đổi về bản vị, thôi.
Rất nhiều lần, Đức Giêsu cũng có
thời khắc yêu thương/nhận thức rất mực. Đó là thời khắc lúc Ngài tăng trưởng nơi
bản thể rất người mà Ngài mặc lấy. Một trong những thời khắc dễ nhận thấy nơi
Ngài là đặc ân/đặc quyền mà đồ đệ vui hưởng, tức sự hiện diện của Ngài ở vào
thời khắc có một không hai ấy. Hiện diện, để nhận ra cuộc biến hình/đổi dạng ít
khi thấy.
Biến đổi/hiển thị dễ nhận thấy nhất
là thời khắc Chúa thả bộ để đi vào với con đường thường tình mà loài người ít
nghiệm sinh. Thả bộ chầm chậm là tư thế Chúa học hỏi nơi con người về một sự
thể qua thử thách, sai sót xảy đến mỗi ngày. Hầu như mỗi ngày Ngài đều nhận ra
điều mới mẻ của cuộc sống. Mới mẻ, nơi bản vị của Ngài. Mới mẻ, về người đời và
đời người mà Ngài chấp nhận đưa vào với thiên tính. Đức Giêsu là con người thật
có đủ mọi tình cảm bẩy thứ, rất bén nhạy.
Là Đức Chúa biến đổi thành người
thường rất hiển thị, Ngài có được những thời khắc rất tinh tế về cả thương yêu,
lo lắng, hãi sợ cũng như an vui, kinh ngạc, thích thú đến kích ngất. Mỗi lần
tình tự của Người Con Chúa xuất hiện, Chúa đều thấy sự đổi đời ở bên trong. Mỗi
ngày, Ngài đều khởi đầu một đổi mới/biến hình để trở thành bản vị biểu hiện cả
nhân cách lẫn thiên tính, hợp ý Cha.
Thật ra, Đức Giêsu không là thần sứ
linh thiêng gồm thiên binh/âm tưóng chốn thiên đường. Mà, Ngài sống như một
tiên tri cao cả thời Cựu Ước vẫn thể hiện nơi mình Ngài trong nhận thức đích
thực về sự sống. Nhận thức ấy, Chính Chúa Cha đã tặng ban cho riêng Ngài.
Nhưng, Ngài lại không giống như ngôn sứ/tiên tri có bản vị tựa như thế. Nơi
Ngài, là sự thanh sạch ở nội tâm, chẳng mang nơi tâm địa cái gọi là “hội chứng
xấu”. Ngài thích nghi trọn vẹn với thực tại loài người. Thực tại ấy, nằm gọn
nơi niềm vui của bản vị “người”.
Ở đồng hoang chóp núi hôm ấy, Ngài
biết rằng: Ngài hoàn toàn được Cha chấp nhận và trọn vẹn yêu thương như “người”
thật cũng rất “người”. Với Chúa Cha, Ngài không là kẻ lạ đến từ hành tinh khác.
Và Cha cũng chẳng tỏ ra xa lạ, đối với Ngài. Nói nôm na, thì bảo: đối với Cha, Ngài
không là “bạn lâu lắm mới gặp”. Và, Chúa Cha cũng chẳng là “bạn lâu năm xa
cách” nay trở lại với Ngài.
Quan hệ giữa Ngài với Cha và giữa
Cha với Ngài, không là tương quan khi còn/lúc mất, khi trầm/lúc bổng. Nhưng là
sự thật thể hiện nơi nhận thức giữa Ngài và Cha. Đức Giêsu nhận rõ Cha và muốn
trở nên như Chúa. Chúa biết rõ Đức Giêsu và muốn trở nên như Ngài. Đây, đích
thực là đổi thay/biến hình đang diễn tiến. Và, là diễn tiến hai chiều, rất thuận
tiện. Bởi, Đức Giêsu đang mang trong mình đầy Thiên tính như Chúa và Chúa đang
trở thành người thực như Đức Giêsu. Gọi đó là biến hình/hiển thị, hoặc nhập thể
làm người, đều rất đúng. Điều rất đúng, nay biểu hiện/hiển thị nơi tiếng phát
tự đám mây cho đồ đệ nghe thấy, vào buổi ấy: “Ngài là Con Chí Ái Ta, các ngươi hãy nghe lời Ngài.” (Mc 9: 9)
Ngay khi ấy, đồ đệ Thày chưa nắm bắt
được ý nghĩa của câu nói. Nhưng cuối cùng, sau một thời gian dài theo chân
Ngài, đồ đệ Chúa mới nhớ lại và nhận ra được điều ấy có nghĩa gì. Và một lần
nữa, Đức Giêsu lại đã nhắc nhở dân con đồ đệ đừng loan truyền thông tin hoặc
bàn luận gì về việc ấy cho đến ngày Ngài Phục Sinh, quang vinh. Và cuối cùng,
các thánh cũng nhận ra được điều ấy.
Nhận ra điều ấy, cũng phải mất nhiều
ngày dài trong Chay tịnh. Có khi còn lâu hơn. Kịp đến khi các ngài tin vào Lời
Đức Giêsu và Lời của Cha, các thánh mới cảm nhận được kinh nghiệm quý báu này.
Kinh nghiệm, là cảm được một nghiệm sinh quý giá mà chính Đức Giêsu và Cha Ngài
đã chấp nhận và yêu thương các thánh cách trọn vẹn. Yêu thương và tận hưởng tư
thế đồng hành với các ngài. Khi ấy, các thánh mới hiểu ra và yêu thương Đức
Giêsu và Chúa của Ngài theo cách khác nhau, rất riêng biệt. Và các ngài cũng
nhận ra được cuộc sống của các ngài sở dị đạt kết quả tức là đã biến hình/đổi
dạng, rất hiển thị.
Và cuối cùng, các thánh cũng nhận ra
rằng các ngài có thể làm như thế cho nhau, và cho mọi người. Mỗi khi các ngài
hoàn toàn chấp nhận lẫn nhau, và/hoặc yêu thương bất cứ ai trong cộng đoàn Nước
Trời của mình, thì động lực xúc tác lại sẽ bắt đầu hệt như thế. Chính đó là
lúc, mối quan hệ giữa các ngài và mọi người cũng biến hình/đổi dạng, giống như
Chúa. Và như thế, các ngài đã trở nên người anh, người chị có biến đổi, thành
người mới.
Xem thế thì, Chúa nhật Biến Hình hôm
nay chỉ là biểu hiện bất chợt thấy trước về Phục sinh quang vinh. Một thứ thư
giãn buông lỏng sợ rằng Mùa Chay trở nên quá nặng nề với nhiều người. Đó là sứ
điệp. Và, cũng là sứ vụ. Sứ điệp rằng, vì Đức Giêsu, nên dân con mọi người đều
phải đổi thay. Sứ vụ là: nếu ta tin tưởng vào Đức Giêsu, ta là người có thể
biến hình/đổi dạng thành người khác. Chỉ cần thật tình chấp nhận. Thật sự yêu
thương. Và, quyết chí vui hưởng sự hiện diện của nhau, cách thực tình.
Vậy thì, mùa Chay này cũng nên tự
hỏi lòng mình xem mình sẽ làm gì cho người khác. Có nên làm cho người khác biến
hình/đổi dạng thành người mới không? Và, cũng nên tạo sự đổi mới cho chính
mình, như một hiển thị, rất công minh, định hình, trong sáng.
Trong cảm nhận sự cần thiết biến
hình/đổi dạng chính mình, cũng nên về với lời thơ mà ngâm lên:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc
Tử - Đây Thôn Vỹ Dạ)
Áo
em nay biến hình/đổi dạng thành mầu trắng đến độ anh nhìn không ra. Bởi, có
nhìn vào cuộc đời mà đôi ta sống ở cõi trời đầy sương khói đến độ “mờ nhân ảnh”
này, chỉ “tình ai có đậm đà”, mới là người tình nay biến đổi. Có biến và có
đổi, suốt hành trình cuộc đời, mới là người thật được Chúa đồng hành, đỡ nâng,
chấp nhận. Chấp nhận trong yêu thương, rất giùm giúp.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá phỏng dịch.
No comments:
Post a Comment