Suy niệm
Lời Ngài đọc trong tuần thứ Hai mùa thường niên năm C 20.01.2013
“Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm,
“Hây hây thục nữ mắt như thuyền.”
(Dẫn từ thơ Xuân Diệu)
Ga 2: 1-11
Ngừng thêu
gấm, để mừng em lên xe tìm hạnh phúc. Mắt như thuyền, để tôi đi về tìm Lời Chúa
ở bữa tiệc. Như trình thuật thánh sử ghi chép, rất hôm nay.
Trình thuật
thánh sử kể lại hôm nay, là kể về sinh hoạt Chúa hiện diện ở tiệc cưới xứ Cana. Thông thường thì, khi nghe kể về
tiệc vày, người đọc thường liên tưởng đến Đức Nữ Trinh Maria cầu bàu Chúa, khi
hết rượu. Hoặc, chỉ nghĩ đến ơn phúc Chúa gửi đến với hôn nhân. Hoặc, cả đến
tính thánh thiêng của bí tích hôn phối trong Đạo; cũng như nhu cầu cần thực thi
những gì Chúa dạy ở Tin Mừng. Nhưng nay, hãy nghĩ về vai trò ta phải có khi Chúa
thực hiện mọi điều trong thế giới, ta đang sống.
Truyện về
tiệc cưới hôm nay, ta thấy Đức Giêsu đã lớn thành thanh niên trai tráng, rất
trưởng thành. Cana, là xứ miền không xa Nadarét là
mấy, tức thôn làng Chúa sống vào thời ấu thơ. Khi ấy, Chúa tham dự tiệc cưới
theo kiểu Do thái tức tiến trình gồm hai bước, giống như ở một số nơi có đám
hỏi vào năm trước. Sau đó, mới đưa cô dâu về nhà chồng có lễ hội kéo dài những
8 ngày ròng ở thôn làng; có mời mọc bạn bè người thân đến từ làng bên cạnh. Hôm
ấy, Chúa có mặt ở nhà trai lúc có buổi đón dâu rất đình đám. Tiệc cưới ở đây,
bao giờ cũng cần chuẩn bị rất nhiều rượu.
Cạnh thôn làng Chúa sống, lại có nhiều vườn nho được canh tác nhưng rượu
được cất từ trại nho gần đó, lại không có được phẩm chất cao. Trong khi đó,
trách nhiệm của nhà trai là phải chu cấp rượu ngon cho mọi người uống đủ. Nơi
truyện kể, người kể không nói đến danh tánh của đôi trẻ, nên ta có thể đoán
biết quan viên hai họ là những người được Chúa và Đức Mẹ cũng như mọi người
trong làng đều biết đến. Cả đến tên của Mẹ cũng chẳng được người kể nêu tên, mà
chỉ nói :”Mẹ của Đức Giêsu”. Cũng không thấy nói đến tên tuổi của đồ đệ Chúa có
mặt vào hôm ấy.
Điều rất thú vị ở đây, ai cũng thấy
là: Đức Maria là người được mời đến dự tiệc. Và, cả đến Đức Giêsu cũng như đồ
đệ Ngài được mời đến. Và, xem ra Mẹ là chủ gia đình, tức người có thói quen coi
ngó mọi việc nên Mẹ mới biết là: rượu đã cạn. Và, Mẹ đã ra tay hành động, cũng
là giờ của Mẹ. “Giờ” của Mẹ Đức Chúa đã tới ở tiệc cưới hôm ấy, là vì mọi người
trong cuộc đang có nhu cầu được Chúa ra tay giúp đỡ.
Việc Chúa ra tay giúp đỡ là đổ tràn
tình thương Ngài ban phát cho những người có nhu cầu. Ngài nhìn quanh, thấy có
vại nước. Nước, là biểu tượng của tình thương đang đổ tràn lu/vại và bảo mọi
người hãy cứ uống. Thức uống Ngài bảo ban không chỉ là rượu, lại chính là tình
thương đổ tràn lên họ và làm ấm áp tâm can họ. Họ không thể tin vào mắt mình
rằng: còn gì quý bằng được uống nước tình thương đổ tràn trong đó. Ngài biến
nước thành rượu nhưng Ngài biến nó thành biểu tượng của tình thương Ngài ban
phát cho họ. Ngài vẫn còn làm việc đó cho ta mọi ngày.
Thế nhưng, đại ý câu truyện biến
nước thành rượu ở đây là thế nào?
Là, Đức Maria cũng có vai trò trong
việc Chúa thực hiện. Mẹ chỉ cho Chúa cơ hội bằng vàng để tình thương của Chúa
được đổ tràn lên mọi người là những người có nhu cầu đem đến cho họ hơi ấm và
cuộc sống. Mẹ thấy có vấn đề và Mẹ có được con của Mẹ là Chúa giải quyết giúp
đỡ.
Cả ta nữa, cũng có thể làm được như
Mẹ. Không phải để tổ chức tiệc cưới nào hết. Ta cũng không thể biến nước thành
rượu, nhưng vẫn có thể giải quyết các khó khăn, mỗi khi bắt gặp. Ta có thể ra
tay hành động. Và khi làm thế, ta có thể cho Chúa về những người đang có nhu
cầu, như ta biết. Ta kêu cầu Chúa giúp họ. Ta cũng có thể nói với mọi người
những điều như thế. Hãy cứ nói với bạn Đạo. Cả đến chính trị gia, hàng xóm láng
giềng và có thể gọi số cấp cứu 000 hoặc 911, nếu thấy cần.
Điều cần thiết, là: hãy tỏ cho mọi
người biết tình trạng của người cần được giúp và yêu cầu những người dửng dưng
hãy tra tay hành động để phụ giúp. Nhưng, có lẽ thông điệp từ truyện kể hôm nay
là để bảo: hãy làm những gì Chúa bảo. Và có lẽ, cũng nên làm như Mẹ từng làm.
Sống và hành động như Đức Giêsu không có nghĩa là ta chỉ đi đến cửa hàng mua vài
món quà cho ai đó. Nhưng là, đừng cả thẹn/ ngại ngùng khi mình “cho đi” tình
thương yêu để giúp những người túng thiếu/ có nhu cầu. Là, cầu cho có được sự
giúp đỡ thật sự cho người đang có nhu cầu. Hãy cho đi và nhận sự giúp đỡ mỗi
khi cần.
Thành thử, hãy nghe lại thông điệp
này, là: kể cho Chúa nghe một đôi điều và hãy ngạc nhiên khi thấy kết quả. Có
lẽ nhiều người trong Hội thánh sẽ lấy làm lạ khi thấy các phụ nữ nghe được
giọng nói mạnh cho Hội thánh biết những gì đang xảy đến; và, hội thánh cần làm
việc gì đó để giúp đỡ những người cần giúp? Có lẽ cũng là điều thích thú, nếu
Hội thánh triển khai khả năng thiết yếu lắng
nghe và ra tay hành động.
Phụng vụ hôm nay cho thấy: ta sử
dụng bài Tin Mừng này cho mùa lễ quanh năm để hoàn tất mùa Hiển linh, rất lễ hội.
Hiển linh mùa lễ, không chỉ có truyện kể về ba vị đạo sĩ từ phương xa tìm đến,
hoặc truyện Đức Chúa chịu phép rửa từ thánh Gioan. Bất cứ khi nào ta làm việc
gì thực tế hoặc rất hữu dụng cho những ai đang cần đến, thì đó là lễ hội Hiển
Linh với người thời đại, rất hôm nay.
Trong tinh thần hiểu biết rất như
thế, cũng nên ngâm lại câu thơ ở trên, mà rằng:
“Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm.
Hây hây thục nữa mắt
như thuyền.
Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu,
Sắc mạnh huy hoàng áo
trạng nguyên.”
(Xuên Điệu – Thu)
Thục nữ khi xưa, là Mẹ Chúa rất như
thuyền. Mẹ vẫn khuyên dạy Con hãy nhớ đến đàn con hôm nay vẫn cần tình thương
của mọi người, rất thường tình.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment