Suy niệm
Lời Ngài đọc trong tuần có lễ Chúa chịu Phép Rửa năm C 13.01.2013
“Em ban hạnh phúc trầm giai điệu,”
“khi gió nghiêng mình đến ngủ say.”
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Lc 3: 15-16, 21-22
Hạnh phúc em cứ ban, giai điệu trầm. Gió nghiêng mình
say ngủ, tôi vẫn thức. Thức hay ngủ, vẫn để em, để tôi, ta luôn nhớ lời Ngài
được thánh sử ghi rõ ở trình thuật.
Trình
thuật, nay thánh sử Luca kể về nhân vật Giêsu Kitô không còn là Hài nhi bé bỏng
nằm trong nôi nữa. Nhưng, đã là thiếu niên tuổi “teen”. Truyện kể Tin Mừng hôm
nay không còn kể câu truyện về buổi rửa tội cho con trẻ ở nguyện đường hay đâu
đó. Mà là, những gì xảy đến với Đức Giêsu sau thời điểm Ngài được thánh Gioan
thanh tẩy ở sông Giođan.
Nói cách
khác, thánh sử Luca chỉ muốn nói là: sau khi sự việc ở sông này kết thúc. Đức
Giêsu đã có kinh nghiệm rất mới, quan trọng hơn cả lễ hội Giáng Sinh hoặc bất
cứ thứ gì xảy đến trước đó. Kinh nghiệm này tỏ cho thấy sự thể ra sao? Ngài là
ai? Ngài phải làm gì trong đời? Và, Thiên Chúa thực sự như thế nào? Thành thử,
có thể nói: Kinh nghiệm thanh tẩy đôi khi còn được coi như một “Hiển Linh” vinh
hiển mặc khải cho chính Ngài.
Mặc khải đây, là “thực tại.” Ta
thường sử dụng cụm từ thực tế/ thực tại và cụm từ này lại thường dẫn đến thực
tiễn. Nhưng, lại không thích đi thẳng vào khía cạnh thực dụng của sự vật. Bởi,
thực tại cuộc sống không hoàn toàn tốt đẹp, về mọi mặt. Sự sống vẫn có mặt trái
rất “sần sùi” của nó. Như nay có đổ vỡ, chộn rộn, rất bất trắc. Ngày mai, thì
buồn sầu, đau khổ, nhiều thứ cứ giống như địa ngục trần gian hơn thiên đàng
hạnh phúc. Sở dĩ có chuyện đó, là vì tính bài bác, đố kỵ ta đối với nhiều
người. Tính khí ấy, thường khiến nhiều người không thể có được cuộc sống thực
tiễn, cứ kéo họ xuống thấp khiến trở thành loại hình “nửa người nửa ngợm”, không
cho họ có được phẩm cách tư riêng đáng tôn trọng.
Mặc khải Chúa Cha tỏ lộ cho Ngài
ngay trong cuộc sống trưởng thành, là Ngài phải dính dự vào với cuộc sống rất
thực tế, có khi còn ngụp lặn trong đó nữa. Thứ thực tại, còn thực tiễn hơn cả
chính thực tế để biến cải. Đó chính là sứ vụ của Ngài. Điều này được thể hiện
cách đặc trưng/đặc thù nơi lễ hội Thanh tẩy.
“Nước rửa” ở đây, tượng trưng cho
thực tại qua tính chất rất sôi nổi đầy sóng vỗ. “Nước sông Giođan” là biểu
tượng cho chốn miền mà nhiều người thấy mình cứ bị khốn khổ, vì đố kỵ. Ngài đi
thẳng vào giòng nước, chứ không phải chỉ rưới xịt bằng vòi phun, và Ngài đã
ngụp sâu ở trong đó. Sâu lút đầu, như Ngài vẫn sống tại nơi mọi người vẫn sống.
Cùng có cảm nghiệm như mọi người vẫn cảm xúc. Và, Ngài sờ chạm vào thế giới của
họ; và do bởi Ngài cao cả hơn sức mạnh của đố kỵ, nên Ngài đã biến cải nó. Ngài
ra khỏi giòng nước rồi đem mọi người cùng Ngài vào giòng chảy đầy chữa lành và
biến đổi tình huống sống động trong đời họ. Cùng với mọi người, Ngài đã “vượt
qua” tất cả để đi vào cuộc sống cũng rất mới. Để, tất cả có khả năng trở thành
sự hiệp thông phối hợp mọi người đến với nhau, có cuộc sống trân trọng nhau và
không còn tranh chấp/đố kỵ nữa.
Nơi Ngài, đã đổi khác ngay sau đó.
Bởi, từ đó Ngài không còn nhìn vào thể chế hoặc sự kiện mà chú ý nhiều vào con
người. Ngài cho biết ý định mới của Thiên Chúa là mỗi người và mọi người sẽ
sống cuộc sống được tôn trọng, cởi mở, rất tự do. Ngài vẫn dạy rằng: một khi ta
khởi đầu sự sống như thế thì sẽ khám phá ra Thiên Chúa là ai, biết mình và mọi
người là ai và làm sao lại có mặt ở nơi đây, trên quả địa cầu này. Và một khi
Ngài đã làm thế thì ta và mọi người cũng có thể làm được như vậy.
Khi ta gia nhập nghi thức thanh tẩy,
việc đó có nghĩa là ta san sẻ điều gì đó có cảm nghiệm của Đức Giêsu. Dĩ nhiên,
không phải là cảm nghiệm về buổi ấy, mà là sau buổi đó, ngang qua học hỏi dù
kết quả khá chậm của việc trở thành một “Kitô khác” trong Đức Kitô. Qua đó ta
được cảm nghiệm để thấy được lập trường/quan điểm như Ngài từng làm.
Đôi lúc cũng có nhiều vị từng nhận
ra nhiều sự việc giống như Đức Giêsu từng kinh nghiệm. Thế nhưng, thị kiến mà
họ cảm nghiệm lại là kinh nghiệm tư riêng, cần san sẻ. Họ cũng không cần nối
kết với sự khôn lanh, lành lặn có tên gọi là tẩy rửa. Nhưng, lại đã hiểu biết
và sống thực điều đó. Đôi lúc, cũng có người từng sống thực việc tẩy rửa suốt
đời họ. Nhưng, lại chưa từng nghe biết ý nghĩa đại loại như thế. Họ những tưởng
lễ “Chúa chịu phép rửa” chỉ là nghi thức phụng vụ như cử hành việc thanh tẩy
trẻ nhỏ mới hạ sinh hoặc cởi bỏ mọi lỗi tội của tiên tổ hoặc chỉ như ban phúc
lành cho con trẻ, mà thôi.
Nhưng thật ra, lễ hội hôm nay là để
mọi người đến với nhau và đưa nhau vào giòng chảy có kinh nghiệm của cuộc sống.
Rồi sẽ khám phá ra rằng tất cả mọi người đều tìm cách dính dự vào với thực tại
để thay đổi nó, biến cải nó cho nhau và với nhau Và từ đó, sẽ có thánh hội rất
đổi mới. Có cả nhân loại đã biến đổi, cho mọi người.
Làm thế nào để được như thế? Thánh
Luca, trong truyện kể Tin Mừng ngài ghi lại hôm nay, đã có nói: Thần Khí Chúa
đã ở với Đức Giêsu và đã khiến Ngài làm thế. Có lẽ, Thần Khí Chúa cũng sẽ đến
và tỏ bày cho ta biết đường lối như thế. Thành thử, lễ hội “Chúa chịu thanh
tẩy” đối với ta, chỉ có nghĩa, một lần nữa, là để ta khởi sự lên đường thực
hiện sứ vụ đi vào với Thần Khí của Ngài.
Trong tâm tình nhận ra được thực tế
đó, ta lại ngâm lên lời thơ rằng:
“Em ban hạnh phúc trầm giai điệu,
khi gió nghiêng mình
đến ngủ say
mười ngón tay buồn chưa
ráo lệ,
một cung bạch ngọc náo
trường canh.”
(Đinh Hùng – Đàn Thu Tay Ngọc)
Giai điệu hạnh phúc khi xưa do tay
ngọc. Đàn thu nhạc buồn hôm nay, vẫn dẫn đưa mọi người đi vào với thực tế cuộc
đời có Thần Khí Chúa ở cùng, rất ngủ say.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment