Wednesday, 23 January 2013

“Hãy tưới lên hoa giọt lệ nồng,”



Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ Ba mùa thường niên năm C 27.01.2013

“Hãy tưới lên hoa giọt lệ nồng,”
“Đếm từng cánh một mấy lần thương.”
(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Lk 1: 1-4; Lc 4: 14-21
            Lệ tưới lên hoa, lệ nào mà chẳng nồng. Thắm tình giọt lệ, tình nào mà chẳng là tình thương đâu cần đếm. Thương tình nồng, tựa hồ trình thuật nay cảm kích.
            Trình thuật thánh Luca, khởi đầu chương 4, tập trung nói về đời hoạt động của Đức Giêsu. Ở chương này, thánh sử nói rõ ý nghĩa việc Chúa làm bằng thể loại văn chương đầy kịch tính diễn tả toàn bộ ý nghĩa của công cuộc cứu độ.
Viết trình thuật cho mọi người hiểu, thánh Luca không để Chúa sử dụng ngôn từ mà người thời đại hôm nay có khuynh hướng hay dùng đến. Ngài không bảo: Ngài là hướng dẫn viên đưa mọi người ra khỏi thế giới gian trần, khi ta chết, để ta về chốn thiên đường đầy sung sướng. Chúa đến không chỉ để nói cho ta biết những sự thật xảy đến ngoài địa cầu. Ngài cũng chẳng bàn về truyền thống mà mọi người đều biết. Bởi, những gì Ngài khuyên dạy, điều mới mẻ.
Với thánh Luca, Đức Giêsu đến là Ngài sống cho người nghèo. Điều Ngài diễn giảng cho mọi người hiểu là về nghèo túng. Thế nên, vấn đề là mọi người vẫn cứ liên tục chống trả. Thêm vào đó, thánh Luca lại viết về Đức Giêsu từng có lập trường về những người nghe Ngài khuyên dạy lại không thích những chuyện như thế. Và, Chúa thường nói: vẫn còn nhiều người nghèo đói sống quanh ta, mà ta chẳng ngó ngàng gì đến cảnh tình của họ hết. Chẳng ai làm gì để giúp họ cả về luân lý, chính trị lẫn tôn giáo. Nhưng, Thiên Chúa lại cứ chủ trương như thế. Nên, sứ vụ của Đức Chúa là Ngài nói cho biết chuyện nghèo đói và khuyến khích mọi người hãy ra tay giúp đỡ họ.
Với người Do thái, việc ưu tiên số một là phụ giúp hết mọi người nghèo. Chuyện này chẳng có gì mới. Bởi, sách Cựu Ước vẫn có câu: Áp bức người yếu thế là sỉ nhục Đấng tạo thành nên họ, thương xót kẻ khó nghèo là tôn kính Đấng dựng nên người đó.” (Cn 14: 31) Đức Giêsu biết rõ tâm tính của người nghe, nên Ngài mới đề cập đến các chủ đề về: Vương quốc Nước Trời, quay trở về từ nơi lưu lạc, về canh tân giao ước, tái tạo trời mới/đất mới, giải phóng Israel, vv. Và, ưu tiên cao nhất là tập trung lo cho người nghèo. Nhưng, nội dung những chuyện được đề cập ở trên vẫn không coi khó nghèo như vấn đề liên quan đến hệ thống và cũng chẳng quan niệm sứ vụ giúp người nghèo là trọng tâm sinh hoạt trong đời họ. Thế nên, đó là chủ đề chính mà thánh Luca luôn đề cập.
Về chuyện của hệ thống, thì: vào thời Chúa sống, đế quốc La Mã và binh đội của họ, khi chinh phục Palestine, đã tìm cách triệt hạ văn hoá của người Palestine bằng việc xoá bỏ nền kinh tế của họ qua việc áp dụng thuế má cao. Làm như thế, hệ thống cầm quyền lại tạo thêm khó nghèo theo loại hình mới. Loại hình của sự thể: người nghèo vẫn cứ nghèo, là bởi người giàu vẫn khai thác họ. Điều này xảy ra với tất cả mọi xã hội văn minh. Họ coi đó là chuyện thường tình. Đấy là vấn đề. Vấn đề nhũng lạm, bất công, chèn ép. Và Đức Giêsu đến, Ngài chủ trương xoá bỏ mọi bất công, tái lập sự công bằng chính trực. Ngài quyết bênh vực người bị đối xử thiếu công bằng, chính đáng.
Nhân danh Cha Ngài, Đức Giêsu muốn phản bác cung cách áp dụng việc chèn ép những người dấn bước theo Ngài, để rồi thay đổi nền văn hoá nói chung như thánh Luca nhận xét. Với thánh nhân, “Đạo của Chúa” nhằm giải thoát người nghèo khỏi vòng cương toả ức hiếp của người giàu. Chẳng thế mà, những người nghe Ngài giảng dậy ở thôn làng Nadarét chẳng muốn lắng tai nghe Ngài. Và cũng chẳng tỏ bày tâm tình uất hận khi thấy sự thể rõ ràng là như thế. Nói cách khác nếu nghe mà không tỏ bày giận dữ với sự ức hiếp, tức là ta chẳng để tai nghe Ngài chút nào. Và, Đạo của Chúa nhất định chọn đứng về với người nghèo.
Có thể, ta nghĩ rằng thời buổi này ta nghe quá nhiều về chuyện khốn khó với nghèo hèn. Nhưng sự việc đang đổi thay theo hướng tồi tệ hơn. Khó nghèo đang là tình trạng được đưa vào cuộc sống có hệ thống, không qua sức mạnh binh bị nhưng bằng vào chính sách kinh tế, thuế khoá. Hiện nay, thế giới càng có thêm nhiều người nghèo hơn bao giờ hết. Phần lớn trong số họ là trẻ con. Nói đến người nghèo là nói về những người không có khả năng sống đúng tư cách công dân, tức vắng bóng cuộc sống đúng đắn; hoặc nói về những người cần được giúp để giải quyết nhiều khó khăn. Họ là những người chẳng có khả năng sống cho ra sống.
Nói đến người nghèo thời buổi này, là nói về những người đang có vấn đề về sức khoẻ, giáo dục, nhà ở và nhiều vấn đề khác như: thất nghiệp, không có phương tiện di chuyển, và cả đến vấn đề tương quan giao dịch cũng như có lối sống thích hợp. Nói đến người nghèo, là nói về những người đang đau khổ về đổ vỡ hôn nhân, về người mẹ đơn chiếc với đàn con lê lết, sống không ra người, vv. Những chuyện như thế xảy đến, hầu hết là do tiền bạc, phương tiện giải quyết tình trạng tiền cứ đổ dồn vào túi người giàu khiến họ càng giàu thêm, càng có khả năng và phương tiện để khuynh loát giới làm luật cũng như người áp dụng luật trong xã hội đang nhàu nát.
Yêu cầu đặt ra cho các nhóm giáo hội, nhất là Thiên Chúa giáo, là phải tra tay làm việc gì đó có lợi cho người nghèo. Dĩ nhiên trong tình thế hiện tại, không nhóm hội tôn giáo nào lại có khả năng tài chánh khả dĩ xoá bỏ được cảnh nghèo đói trong xã hội. Bởi, tất cả mọi nhóm hội từ-thiện nay lại vẫn tuỳ thuộc vào quỹ tài trợ của công quyền và vẫn chờ chính quyền ra tay can thiệp. Các quỹ tài trợ từ công quyền phụ đỡ người nghèo tuy có gia tăng nhưng vẫn muốn ở thế trung lập, không lệ thuộc vào các cuộc vận động của nhóm hội tôn giáo.
Hơn nữa, lại vẫn thấy khuynh hướng đối xử với người nghèo cũng mới mẻ và khác lạ, đang gia tăng. Khuynh hướng mới này lại cứ coi và liệt người nghèo vào đồng hạng với người có vấn đề ma túy, tội ác hoặc hạnh kiểm xấu. Khuynh hướng mới này coi những người bị như thế là do họ có chọn lựa không đúng cách, hoặc họ bị giới công quyền coi là thành phần thiếu học, kém văn minh, biếng nhác, không kiếm tìm việc làm hoặc đã có việc làm nhưng chẳng muốn sống cực nhọc hoặc vấy bẩn bàn tay sạch.
Với hiện trạng xã hội như thế, lại chồng chất thêm một loại hình kỳ thị mới. Kỳ thị đây, không chỉ về sắc tộc, tôn giáo nhưng còn nhiều thứ nữa. Người nghèo hèn, kẻ thiếu thốn vẫn được liệt vào thành phần sắc tộc mới đó. Nên buồn thay, cái khó của thời hiện tại là bản thân người đi Đạo như ta lại chẳng muốn dính dự vào chuyện tìm cách đổi thay tình trạng của xã hội xấu như thế. Và, đó chính là thiên tai văn hoá mang tính hệ thống mà Đức Giêsu muốn nói với người dân thành Nadarét của Ngài.
Chúa không dạy bảo ta phải chứng tỏ với mọi người là mình có khả năng biến đá sỏi thành cơm bánh. Ngài cũng không khuyên bảo dân con đi Đạo phải gia nhập các trò chính trị để nhượng bộ, hoặc xem ta có khả năng cải thiện được mọi chuyện không. Ngài không chủ trương dân con Ngài trở thành tín hữu đạo đức/sốt sắng luôn kêu cầu Chúa Cha biến đổi tình hình bằng kinh kệ. Thay vào đó, như trình thuật đề cập: ta biết mình phải làm gì.     
Đề nghị được Chúa đưa ra ở trình thuật hôm nay, là: các con hãy đến với người nghèo đói và yêu thương họ. Hãy, thẩm định lại ngôn ngữ của Hội thánh để ta có thể đem đến cho họ một chương trình hành động thực tiễn và có thực. Hãy làm tất để phụ giúp những người còn nghèo và đói hơn ta. Nếu mọi người chúng ta cùng nhau làm thế, thì hệ thống công quyền chuyên khai thác bóc lột người nghèo đói, sẽ phải đổi thay. Vậy hãy ra đi và làm thế. Làm, như thánh Luca từng viết lên lời đề nghị như thế. Vậy thì hôm nay, khi thuật lại Tin Mừng này hội thánh của Chúa cũng cốt ý để dân con mình xử thế hệt như thế. Vậy, hãy ra đi làm như điều thánh sử ghi chép lời đề nghị đanh thép của Chúa. Rồi ra, ta sẽ thấy kết quả đổi thay, ở xã hội.                  
Trong tinh thần nhận lãnh lời đề nghi tích cực ấy, cũng nên ngâm lại lời thơ ở trên, rằng:

            “Hay tưới lên hoa giọt lệ nồng,
            Đếm từng cánh một mấy lần thương.
            Hãy chôn những mảnh xuân tàn tạ,
            Và hãy chon sâu tận đáy lòng.”
            (Hàn Mặc Tử - Mơ Hoa)

Chôn sâu tận đáy lòng, không chỉ những mảnh xuân tàn tạ; mà còn chon cả những ý nghĩ không đúng về tình trạng khốn khổ của người nghèo. Để rồi, người người sẽ “đếm từng cánh một, mấy lần thương.” Thương yêu hết mọi người. Giúp đỡ cả những người cần được thương yêu, đang tàn tạ nhiều mùa xuân.
 
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch

No comments: