Ngón tay thơm vàng phấn bướm đa tình.
Anh sẽ tìm em như tìm một hành tinh,
Mặc trái đất sẽ tan thành mộng ảo.”
(tho Đinh Hùng)
Lc 9: 11-17
Kỷ niệm. Hiền dịu. Ngón tay thơm. Phấn bướm đa tình. Lình xình, như tình người ngoài. Dịu hiền. Trở về. Nắm tay nhau. Mặc trái đất, tan thành mộng ảo. Để anh em ta về mừng Mình Máu Chúa. Rất hiển vinh.
Lễ Thánh Thể, lẽ đáng ra được mừng kính vào Thứ Năm Thánh. Lúc, Chúa căn dặn mọi người trước ngày Ngài chịu nạn. Nay mừng lễ, là để hợp cùng lễ Phục Sinh, sau Chay tịnh. Có nơi cử hành lễ rất trọng thể. Có kiệu rước vui vầy. Quanh phố xá. Nhà thờ. Cũng rất vui. Lễ Tiệc Mình Máu Chúa, ta nên suy về chiều kích cộng đoàn, mừng Tiệc Thánh.
Dự Tiệc Thánh, không còn nặng tính cá nhân riêng lẻ, mỗi cái tôi. Dự Tiệc Thánh, không mang nghĩa xưa, chỉ “đi” lễ. Hoặc, “xem” lễ. Tức, “xem” linh mục làm lễ, có tiến dâng. Cũng chẳng để, nguyện cầu cho linh hồn nào đó, rất một mình. Dự Tiệc Thánh, không mang nghĩa diễn trình đơn độc, có ban hát độc diễn suốt từ đầu. Có người đến trễ. Đi sau. Mà là, có hiện diện hay không, ở buổi Tiệc.
Tiệc Thánh Thể, nằm ở ý nghĩa cộng đoàn, cùng hành động. Có thành viên tham gia sinh động. Sinh và động, để ta nhớ về căn tính người đi Đạo trong hiệp thông vào sự thống khổ, nỗi chết và sự sống lại của Chúa. Căn tính ấy, thể hiện nơi tương quan với Chúa. Với cộng đoàn. Để rồi, ta hiện diện với mọi sinh hoạt mang tính Kitô. Đạo Chúa, không có chỗ cho đơn côi. Riêng lẻ. Tự phát.
Ngày của Chúa, ta dự Tiệc với tư cách cùng là Thân Mình. Một cộng đoàn. Để, cảm tạ Chúa. Bởi, cụm từ “Tiệc Thánh” trước nhất có nghĩa là: cảm tạ. Thành thử, tham dự Tiệc, không phải để tuân giữ điều răn thứ ba. Cho chính mình. Rất sốt sắng. Tham dự Tiệc, không theo cách lo toan chuyện làm ăn. Tư riêng. Chả thế mà, có người chẳng để ý gì việc có đi trễ hay không. Có người còn lo, đi nhiều lễ sẽ không có giờ lặng thinh, để nguyện cầu. Nhưng, nguyện cầu là việc ta có thể làm bất cứ ở đâu. Khi nào. Tham dự Tiệc, là mừng vui bên nhau. Với nhau. Như thành viên của cộng đoàn. Con cái Chúa.
Tham dự Tiệc, còn là thời gian ta tỏ bày sự hiệp nhất qua ăn uống. Cùng ăn và cùng uống Mình Máu Chúa. Tham dự Tiệc, là để ta được ở với Đức Kitô. Trong Đức Kitô. Bởi, như thế mới là yêu. Yêu không chỉ là động thái của một người. Nhưng, là động thái hai chiều, như Chúa nói: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau."(Ga 13: 35) và: “tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha... Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con.” (Ga 1221)
Tiệc Thánh, không là thời gian để ta thiết dựng cộng đoàn. Mà, mừng vui tình cộng đoàn, đã có sẵn. Đó cũng là lý do, để mỗi ngày ta sống tinh thần cộng đoàn, có yêu thương. Tiệc Thánh, không là thời gian giúp ta nên thánh, theo nghĩa tu thân, rất cá thể. Để cứu vớt linh hồn, của riêng ta. Như quan niệm xưa cũ. Thế nên, tham dự Tiệc, không thể đến với tư thế lạnh lùng. Xa cách.
Thêm vào đó, cử chỉ bắt tay nhau trong Tiệc, là cử chỉ hiệp thông. Hài hoà. Huynh đệ. Và mỗi lần chúc bình an cho nhau, ta thấy như có luồng gió ấm, an vui, râm ran truyền đến với hết thảy mọi người. Do đó, khi rước Chúa, ta mang trong mình, tâm tình “cảm tạ”. Cảm tạ, và nhớ rằng: dự Tiệc, là ta đang tham gia tình cộng đoàn anh em đang trao đổi. Sẻ san. Hiệp nhất. Tựa như tâm tình ta tham dự mừng ngày sinh, của ai đó. Đây còn là cảm tạ ban hát và an hem cùng tham gia giúp mình nâng lòng lên với Chúa. Vì thế, không nên đứng một mình trong xó góc, như để thưởng thức món ăn riêng. Nhưng trái lại, cùng hiệp thông. Vui vẻ.
Hơn thế nữa, đến với cộng đoàn hiệp thông tham dự Tiệc, không phải để “nhận” điều gì. Mà là, sẻ san và đón tiếp. Là, cùng ăn Bánh Thánh, là Mình Chúa. Cùng uống rượu thánh, là Máu Chúa. Cùng chung một Tấm Bánh. Cùng uống Chén Rượu Thánh, tượng trưng cho Đức Chúa, trong Thân Mình Phục Sinh. Cùng đón tiếp, không chỉ mình Chúa, mà toàn thể cộng đoàn đang hiện diện. Thế nên, việc sẻ san/đón tiếp, không phải cá nhân một mình Chúa. Với ta. Mà là, Đức Giêsu trong Thân Mình cộng đoàn. Mà trong đó, ta là một thành phần.
Chúa không chỉ hiện diện nơi Bánh Thánh, thôi. Ngài còn hiện diện ở nơi tay vị thừa tác viên trao Mình Thánh. Cả tay người nhận, nữa. Bởi thế nên, khi cúi đầu chào kính Mình Chúa, ta không chỉ cúi chào Bánh Thánh mà thôi. Mà còn chào toàn thể cộng đoàn. Bởi, nơi đó có Chúa hiện diện. Bởi nếu Ngài không hiện diện bằng niềm tin và hành động trong cộng đoàn, thì Tiệc Thánh đâu còn ý nghĩa nào, để mừng kính?
Ở nhiều giáo xứ, nay đã thấy có nhiều thừa tác viên Thánh Thể giúp trao Mình Thánh Chúa. Tức là, nay ta không còn tập trung Tiệc Thánh Thể vào một mình linh mục chủ tế nữa. Vì, làm như thế, giáo dân tham dự sẽ chỉ như khán giả, rất thụ động. Tiệc Thánh, nay tập trung nơi cộng đoàn, có Chúa. Và khi ấy, vị linh mục có vai trò của chủ Tiệc. Ông là tụ điểm của hiệp nhất, qua đó cộng đoàn tụ tập nhau lại. Nhưng, chính cộng đoàn gồm cả linh mục và người tự Tiệc, đồng cử hành mừng Tiệc. Linh mục, chỉ là một trong các thành viên, thôi.
Ngày nay, các thừa tác viên cũng là người đem Mình thánh Chúa đến từng nhà, cho bệnh nhân. Kẻ liệt. Đây là cộng đoàn nối dài. Rất triển nở. Dù, các người anh/người chị của ta đang đau ốm, không thể đi đến bàn Tiệc, mà mừng kính. Nhưng, vẫn được xem là thành viên cộng đoàn, mỗi lần sẻ san Mình Chúa. Sẻ san như thế, giúp cộng đoàn ràng buộc vào với nhau. Hiệp thông cùng nhau. Nói cách khác, không chỉ mình Đức Giêsu đến với cộng đoàn, thôi. Mà, toàn thể cộng đoàn giáo xứ cùng nhau đến.
Hiểu biết như thế, ta lại sẽ hân hoan hát mừng tình cộng đoàn thân thương, mà cất tiếng:
“Ôi ơn đời mãi mãi,
Thoát thai theo đời vun xới.
Bao nhân tình thế giới
Lớn lên trong vườn ân ái muôn đời.”
(Phạm Duy – Tạ Ơn Đời)
Đúng ra, phải tạ ơn Trời. Ơn người. Vì người và Trời, đã vun xới nhân tình thế giới. Để rồi, thế giới trở thành cộng đoàn tình thương, Chúa ở cùng. Mừng Lễ Mình Máu Chúa, là mừng tình cộng đoàn thân thương. Có cảm tạ. Rất như thế.
Lm Phan Đỗ Thục Linh
Mai Tá diễn dịch.
(xem thêm các bài khác, xin mời vào www.suyniemloingai.blogspot.com;
hoặc: www.tranngocmuoihai.blogspot.com;
hoặc: www.giadinhanphong.blogspot.com
No comments:
Post a Comment