Suy niệm
Lời Ngài vào Chúa Nhật thứ 20 Thường Niên Năm B 19.8.2012
“Ta há miệng cho nguồn thơm trào vọt,”
“Đường thơ bay sáng láng như sao sa...”
(dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)
Ga 6: 51-58
Nhà thơ há
miệng, nguồn thơ trào. Nhà đạo mở miệng, đón chào Mình Chúa lúc hiệp thông.
Trình thuật
thánh Gioan, nay tiếp tục bàn về Tiệc Thánh trập trung vào việc nối kết hiệp
thông với thánh Hội. Toàn bộ Tiệc, nay đưa
dẫn người dự đi vào giây phút thánh thiêng, trầm lắng. Đa phần người đến dự đều
hân hoan dự Tiệc để hiệp thông.
Trước khi
đi vào giây phút trầm lắng, phụng vụ Hội thánh cất lời xưng tụng “ngợi ca cao
cả”, cuối lời nguyện. “Lời nguyện Thánh Thể”, chủ trương chúc tụng ngợi ca thật
cao cả, tóm lược toàn bộ tinh thần nguyện cầu để vinh danh và cảm tạ Thiên-Chúa-là-Cha
qua Thần Khí, nhân danh Chúa. Đây là việc cao cả để Hội thánh nói lên tâm tình cảm
tạ Thiên Chúa. Quả là, hiệp thông rước Chúa nói lên hành xử hàm ngụ lời “ngợi
ca rất cao cả” này.
Tuy nhiên, người dự Tiệc có thể chưa cảm kích
đủ về Lời Ngợi Ca này. Cũng có lẽ, những người như thế chưa trải nghiệm đủ toàn
văn của Lời Nguyện, cũng không chừng. Thật ra thì, phần lớn là do truyền thống
Giáo hội ở phương Tây quá đặt nặng vào việc giáo dục dân con rằng Lời Nguyện
Thánh Thể mang ý nghĩa của động thái hiến tế. Có vị lại nghĩ: Đức Giêsu chỉ
thực sự hiện diện khi chủ tế đọc lời truyền phép, thôi. Và, khi chủ tế truyền
phép bánh rượu thành Mình Máu Chúa, Chúa có mặt ngay khi ấy. Và, Chúa chỉ đợi chờ
giây phút này để đến với ta, vào trong ta, qua hiệp thông rước lễ rất thánh-hoá.
Truyền
thống Giáo hội Đông phương lại quan niệm Lời Nguyện Thánh Thể có hơi khác. Dân
con Hội thánh ở bên đó được dạy rằng: toàn bộ Lời Nguyện Thánh Thể là để Chúa
hiện diện ở buổi Lễ cách hiện thực. Khác với phương Tây có thói quen gọi đó là “Lời
Nguyện Hiến Tế”. Giáo hội phương Đông đánh giá Lời Nguyện Thánh Thể nhiều hơn
người phương Tây được dạy. Thế nên, phần cuối Lời Nguyện, tức Lời Ngợi Ca Cao
Cả, khiến người dự Tiệc thấy như đã xong phần lớn của kinh nguyện hiến tế, nên đã
dáp lại bằng lời thưa “Amen” thật lớn tiếng.
Tìm hiểu ý nghĩa đích thực của phụng
vụ hiệp thông, có lẽ cũng nên suy niệm thêm về ý nghĩa của sự hiệp thông đích
thực hơn chỉ nói mỗi ý nghĩa việc rước Chúa vào lòng, thôi. Hiệp thông, theo
nghĩa chữ là: “đến với” -ở đây là: đến với Chúa Ba Ngôi rất thánh, với Chúa
Phục Sinh, với lời nguyện cảm tạ của Ngài, và với cộng đoàn tham dự cùng với lời
tập trung lên tiếng diễn tả lòng cảm kích rất biết ơn. Hiệp thông, theo nghĩa thông
thường, là thành phần cao cả của tập họp cảm thông, nhưng không là tất cả sự
việc chỉ tập trung mỗi tế hiến. Hiệp thông, theo nghĩa cao cả vẫn tiếp diễn không
dừng, còn nghi thức phụng vụ thì lại không thế.
Nói cách
khác, hiệp thông theo đúng nghĩa, là cùng đi với ta theo về nhà, cả khi ta ra
ngoài mà lao động hoặc vui chơi lành mạnh. Tinh thần hiệp thông luôn theo ta
từng bước và từng bước; vẫn ở với ta và cùng ta hiện diện khắp chốn để về với sống
lại nữa.
Tiệc Thánh
Thể, có nhiều nghi thức mang ý nghĩa “hiệp thông” như thế nữa. Thứ nhất, là:
hiệp thông trong nguyện cầu, cùng hợp lòng một ý để dâng lên. Nhất thứ là khi
ta trỗi dậy để đọc kinh “Lạy Cha” mà lời kinh được Chúa hướng dẫn ta hướng về
Chúa Cha, đã thật sự mang ý nghĩa mới khi kinh này nói lên những điều cần nói
và cần thưa, để rồi kết thúc bằng cụm từ “Amen”
thật tuyệt vời.
Lời kinh dâng lên Cha được Chúa
hướng dẫn, vẫn ước nguyện để: Danh Cha được cả sáng (cụm từ “cả sáng” đây đượm ý
nghĩa tuyên dương, cảm tạ; và, nguyện cầu cho: “Nước của Cha”, tức Đường Lối Chúa
hằng đeo đuổi, được ngự đến rất sớm hiểu như sự kiện xảy ra trong hiện tại. Cầu
cho Thánh ý của Cha -là Tình yêu thông hiệp toàn thể vũ trụ- được thể hiện ở nơi
đây, tức trái đất này, cũng như thiên cung vũ trụ vạn vật, vẫn rất rộng.
Lời cầu Chúa hướng dẫn, còn để người
người có cơm bánh hằng ngày -không chỉ mỗi Bánh Thánh ở phụng vụ Tiệc mà thôi, nhưng
còn là cơm/bánh mỗi ngày cần để sống. Cầu như thế, không chỉ đơn thuần dành cho
cộng đoàn đang dự Tiệc thôi, nhưng ở mọi nơi, khắp chốn. Chí ít, là chốn miền
có nhiều người đang cần đến, hầu tồn tại. Bằng vào lời cầu Ngài dẫn dắt con dân
Ngài, Chúa muốn dân con Ngài được ơn tha thứ, những hai chiều. Từ hành xử tích
cực cho đến tâm can thụ động, tức vừa thứ tha vừa đón nhận ơn tha thứ vào Tiệc Thánh
ngày hôm ấy tại nguyện đường ở khắp nơi, hết mọi thời. Và, nguyện cầu gửi đến Chúa
là Cha, còn là thành phần của tiến trình tha thứ, không dừng lại.
Thứ đến, hiệp thông có tha thứ vẫn trải
dài khắp mọi nơi còn mang ý nghĩa lan rộng vào cuộc sống rất thực tế. Điều này
diễn tả qua sự kiện cộng đoàn dân Chúa chúc bình an hôn chào lẫn nhau. Được thế
rồi, lại tiếp tục nhiệm tích hiệp thông suốt cuộc đời ở trần thế. Động thái chào
chúc bình an cho nhau, là để mọi người tồn tại và phấn đấu trong cuộc sống đời
thường, rất cần. Cần, sự bình an khởi từ Tiệc hiệp thông cũng rất lành và rất thánh.
Thứ ba, là sự kiện hiệp thông đan
kết với nhau và vào nhau được diễn tả một cách tượng trưng ở buổi Tiệc rất
Thánh Thể, là tiệc Bẻ Bánh đích thực. Nhưng, động thái này còn bẻ bánh cho vỡ vụn
để hòa trộn vào với nhau qua việc chủ tế bẻ Bánh Thánh ra từng mảnh đem phân
phát cho mọi người. Thêm nữa, sự việc này lại được chủ tế bẻ Bánh Thánh nhỏ bỏ chung
vào với Rượu Thánh để rồi, cả Mình Máu Chúa sẽ chan hoà cho mọi người. Từ sự việc
này, mọi người sẽ trở nên một, tức đã hiệp thông rất lành thánh.
Có chuyên gia phụng vụ lại đã viết: cả
hai động thái truyền phép, một qua việc bánh thánh trở thành Thân Mình Chúa và
rượu thánh trở thánh Máu Châu Báu của Ngài, tức biểu trưng sự chết của Đức Chúa
khi Mình Máu Ngài tách lìa làm hai. Và, tác giả hiểu việc kết hiệp bánh với
rượu nay trở thành biểu trưng cho sự kiện Phục sinh quang vinh. Ý tưởng này tuy
rõ nét, nhưng là giải thích cũng khá mới. Ngày nay, mọi người coi phụng vụ hiệp
lễ theo nghĩa của sự hiệp thông với Chúa Phục sinh rất chính đáng.
Điểm thứ tư, là: hiệp thông trong
vui ca, hát xướng. Toàn thể người dự Tiệc sẽ cùng nhau hát bài “Lạy Chiên Thiên
Chúa, Đấng Cứu Chuộc trần gian” không như động thái “điền vào chỗ trống” khi vị
chủ tế phân phát Mình Chúa cho thừa-tác-viên, nhưng như một hiệp thông vào một cung
giọng của các thánh đang dự Tiệc. Ở kinh Tiền Tụng, phụng vụ cũng đã tuyên
dương quyền uy của Chúa đã chấp nhận sự thuần phục của thụ tạo, để tất cả ca
tụng Hội thánh Chúa ở trần gian cũng như các vị đang ở chốn thiên cung.
Thụ tạo của Chúa đều ngợi ca tôn
vinh Thiên Chúa bằng việc tuân thủ luật vũ trụ. Và tất cả vẫn làm công việc này
một cách vô thức. Chúng ta đây, là Hội thánh ở thế trần vẫn hiểu rõ việc mình
làm là là để tuyên dương ngợi ca Chúa Tể Càn Khôn mà toàn thể vũ trụ đang mắc
nợ Ngài sự hiện hữu. Thế nên, bằng lời ngợi ca cao cả ở Tiệc Thánh, ta cũng hát
lên cho vũ trụ thấy được lời ca tung hô chúc tụng, được làm trước. Đó là phần kết
bản hợp ca đầy cảm tạ vẫn tinh khiết. Chừng như ta vẫn có khả năng lắng nghe lời
Chúa Phục Sinh đang cảm tạ Cha Ngài thay cho ta, bằng bài hát Phục sinh quang
vinh của Ngài.
Bản chất rất hiệp thông của mọi thụ
tạo trong trời đất, đều hàm ngụ trong lời ngợi ca cao cả đó. Bản chất ấy, nay đặc
biệt nối kết với Thần Khí được Cha ban cho ta. Thần Khí Ngài đang hiển thị ở việc
hiệp thông bền chặt. Và, Hội thánh làm thế với Thần Khí và qua Thần Khí; nên,
hiệp thông nối kết, tự bản chất, mang tính kết hiệp thể hiện nơi dân con đang
xếp hàng nhận đón Chúa; và sẽ xếp hàng về với cộng đoàn đang tụ tập trong thinh
lặng, nguyện cầu rất sốt mến.
Không phải Hội thánh yêu cầu Chúa
đến với ta bằng việc Ngài hiện diện ở Tiệc Thánh. Nhưng, chính Ngài đòi hỏi dân
con mọi người phải làm chứng nhân cho Ngài hầu tuân theo đòi hỏi của đời sống đạo
đức, có hiệp thông ở Tiệc Thánh. Giải thích điều này, có tác giả trình bày sự
việc theo dạng thơ văn kịch nghệ như sau:
“Có một thời, mọi người nhận được kịch bản sống động đặt nền tảng trên
nhiệm tích thánh thiêng. Kịch bản này, buộc người nhận phải đưa nó ra ánh sáng,
để mọi người được thấy. Nay, người người lại được tặng ban nhiều kịch bản hơn
để khi nhận, sẽ phải chọn cho mình ít nhất một điều được ghi trong đó. Nếu
không, phận mình chỉ được thủ mỗi vai trò phụ diễn có quan hệ tạm ngõ hầu sống nốt
cuộc đời chẳng đầu đuôi, không mạch lạc. Với chúng ta, là những người đến hiệp
thông trong Tiệc Thánh, tức những người vẫn tiếp tục tin vào nhiệm tích Vượt
Qua trong thế giới đầy nghi kỵ. Ta được kéo vào nhiệm tích ấy đến mức có thể
vượt trên mọi dự trù hoặc cảm thông mỗi khi đón nhận hiệp thông rước Mình Chúa.”
Cảm nghiệm về hiệp thông là như nhà thơ trên dám thốt lên
lời thơ đầy ý nghĩa, để hát rằng:
“Ta há miệng cho nguồn thơ trào vọt:
Đường thơ bay sáng láng như sao sa…
Trên lụa trắng, mười hai hàng chữ
ngọc,
Thêu như thêu rồng phượng kết tinh
hoa.”
(Hàn Mặc Tử - Nguồn Thơm)
Tinh hoa rồng phượng, nay hiệp thông
sáng láng như sao sa, trào vọt. Thơ tuôn trào, để người người sẽ cùng Chúa kết
hiệp với Chúa Cha trong tình thương yêu ngào ngạt, buổi Tiệc Thánh.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá phỏng dịch
No comments:
Post a Comment